Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

(34) CHI PHẦN NHÂN QUẢ.

Nguyễn Đức Quang: Kính bạch thầy! Thầy cho con hỏi: 
Nhân duyên giữa cha mẹ và con cái trong đời này như thế nào? Tại sao trong gia đình lại có đứa con bất hiếu với cha mẹ, có đứa lại hiếu thảo với cha mẹ?
Sinh con trai hay con gái có phải là do nhân duyên giữa cha mẹ và đứa con đó có ân tình hoặc nợ nần nhiều đời, nhiều kiếp không ạ?
Sinh con theo các phương pháp như khoa học nói và chứng minh trên sách, báo, tạp chí,... Theo cách nhìn nhận của Phật giáo về vấn đề này như thế nào?

(33) LÝ NHÂN DUYÊN CÁC PHÁP

"Tất cả pháp nhờ nhân duyên mà khởi ra. Nếu không nhân thì pháp chẳng thể được khởi ra. Nếu không duyên thì pháp chẳng thể được khởi ra. Ví như cây lúa. Nhân là hạt giống, là chất dinh dưỡng trong đất, là không khí, là ánh sáng, là nước, là công trồng và chăm sóc, là phân bón,... Duyên là tất cả nhân ấy gặp được nhau và kết hợp được nhau. Nếu không nhân thì lúa chẳng có, nếu các nhân không gặp nhau thì lúa chẳng có, nếu các nhân gặp nhau mà không kết hợp được nhau thì lúa chẳng có". (Pháp Không Chân Như)
***

GỬI BẠN TRONG TÔI - NẮM TAY THÀNH CHÂN LÝ

Ba mươi năm ẩn cư trong núi rừng tôi đã tìm thấy “bạn trong tôi”. Thật sự bạn là chân, thiện, mỹ… Bạn có tất cả như “bạn đang là”. Từ mắt không giới hạn: thấy tôi và bạn đều không tên. Bạn đã vận hành qua mọi hình, danh, sắc, tướng… Điều kỳ diệu là bạn không biến mất qua những định đề: “Sabbe Sankhara Anicca” (Các hành là vô thường); hay “Sabbe Dhamma Anattati” (Các pháp là vô ngã).

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

ÁI DỤC

Vạn hữu Vũ Trụ có muôn màu muôn vẻ. Từ cảnh trí thiên nhiên đến vạn vật, con người, mỗi một đều có sắc thái riêng hoặc đáng yêu, hoặc đáng ghét, hoặc không đáng yêu nhưng không đáng ghét. Đối với những hình sắc đang yêu thì khởi tâm tham, bằng mọi cách phải thu về làm sở hữu cho mình. Với những sắc thái đáng ghét thì khởi tâm quyết tâm phá huỷ cho bằng được, với những sắc không yêu cũng không ghét, thì si mê mờ mịt chẳng màng ra sao cũng được. Yêu ghét là hai mặt của tâm dục. Dục là sự ham muốn thôi thúc trong lòng khiến người ta phải hành động để được thoả mãn. Tâm dục đặt trên các sắc tướng gọi là “Sắc dục”.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

(32) CHẾT CHỈ LÀ BẮT ĐẦU CỦA MỘT SỰ SỐNG MỚI.

Nguyễn Ngọc Huyền: Bạch thầy! Nhà con có người anh trai mới qua đời, con rất đau khổ vì thương anh. Trong đầu con, bất kể là ngày hay đêm, hình ảnh anh con lúc còn sống và những kí ức cứ hiện về làm con rất đau khổ. Con xin thầy chỉ dạy cho con phải làm sao để vơi bớt nỗi buồn này ạ? 

(31) NÓI VỀ PHẬT TÁNH

"Ta tu tập để thấy ngũ uẩn (nó) không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là Tự Ngã của ta để ta xả bỏ nó, thoát khỏi nó (ngũ uẩn), thoát khỏi luân hồi sanh tử, đạt đến chánh biến tri thì cũng là lúc ta thấy Phật tánh chính là Ta. Hai cái thấy và hai đối tượng được thấy này khác nhau. Một cái là thấy để xả bỏ, đó chính là ngũ uẩn, là cái thấy xảy ra trước của chúng sinh. Một cái là thấy chính mình đích thực, không phải xả bỏ, mình là Phật tánh, Phật tánh là mình, làm gì có cái gọi là xả bỏ chính mình. Cái thấy này xảy ra sau của chúng sinh, tức là cái thấy của bậc tu hành đã thành tựu." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

KHÔNG AI LÀ TA

Tại sao không ai là TA?

Bạn có thể đổi lại câu: Tại sao Ta không phải là Ai?
Nếu có câu trả lời đến đúng trong bạn thì bạn phải hình thành nghi vấn trước câu hỏi đặt ra.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

TIN SÁNG TỪ ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI MÂY TRẮNG

​Trên đỉnh cao của thượng tầng cảm xúc, trong làn mây trắng xóa giữa trời xanh, lần đầu tôi nhận biết được “CÁI KHÔNG THÂN”.
Sự nhận biết đó như một lằn chớp khi thấy thân mình “bằng Mây trắng”. Khái niệm con người và dáng cách qua cái thấy (chấp hữu) rõ ràng là bụi nước li ti, li ti trắng xóa.

TA LÀ AI

Người đi tìm là kẻ kiếm tìm chính mình.

Loại bỏ tất cả các câu hỏi, ngoại trừ “Ta là ai?”. Xét cho cùng điều duy nhất ông biết chắc chắn là: Ông hiện hữu. Cái “ta là” thì đích thực. Cái “Ta là cái này” thì không phải. Hãy cố gắng tìm ra cái ông là trong thực tế.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

(30) NGHIỆP THÌ KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ CHỌN LỰA.

"Kiếp con người không thể chọn thân thể, nơi chốn được. Thọ thân ở đâu, loài nào là tùy thuộc vào nghiệp đã thành tựu. Nghiệp thì không có cái gọi là chọn lựa. Có thể hiểu nôm na là nó "rất trung thực". Ví như sóng ti vi vậy. Sóng ti vi mang theo dữ liệu ảnh và tiếng của một bộ phim về cuộc đời Đức Phật. Nó không có cái gọi là chọn cái tủ, cái bàn, cái micro,... hay cái ti vi. Mà là khi gặp đối tượng tương ưng là cái ti vi thì nó có thể kết hợp. Khi cái ti vi được bật đúng tần số với nó thì nó kết hợp." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

(29) Phẩm: NÓI VỀ TỤNG KINH

"Chư Phật tử! Những ai tụng kinh với ý nghĩ như sau là đúng pháp. 
Vị ấy nghĩ: Đây là lời Phật, chư đại Bồ tát dạy. Tôi cần phải hiểu rõ lời dạy của chư Ngài. Lời chư Ngài dạy, từng từ, từng cú pháp, từng đoạn, từng đề mục, từng phẩm rất kỹ càng, rất giá trị, không thừa không thiếu, thâm sâu vi diệu. Vì vậy, tôi cần phải đọc kỹ, cần phải suy nghĩ kỹ, cần phải quán chiếu kỹ từng từ, từng cú pháp, từng đoạn, từng đề mục, từng phẩm để hiểu biết đầy đủ, để hiểu biết chính xác.." (Pháp Không Chân Như)
***

(28) Phẩm: NÓI VỀ XÁ LỢI

"Khoa học không thể biết chính xác cấu trúc của Xá Lợi. Đối với họ, Xá Lợi là một vật mà cấu trúc của nó không như những cấu trúc vật chất mà họ đã biết. Nhiều người đã tôn thờ Xá Lợi, cầu xin Xá Lợi như một vị thần, tu pháp Xá Lợi, xem Xá Lợi là một linh thiêng,... vì họ không biết nó là gì. Sự không biết dễ dàng trở nên mê tín." (Pháp Không Chân Như)
***

Người đàn ông kỳ lạ, tai dài, vóc dáng quá uy nghiêm.

 

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=ofAp4OB7xNo&t=561s

(27) Phẩm: NÓI VỀ LINH HỒN

"Sau khi có sự thay đổi lớn, hệ vật chất vi tế còn lại đến lúc đó sẽ rời khỏi thân thể thô sơ phụ thuộc những thứ từ bên ngoài để nuôi sống (để cân bằng ổn định trạng thái). Cái đó, con người gọi là linh hồn. Nó chính là thực thể chúng sinh sau khi chết (sau khi thay đổi lớn). Nó, những gì còn lại của chúng sinh, tức là những gì còn được chấp thủ là của mình, là chính mình, là của tự ngã của mình. Nếu một vị tu hành đắc đạo nhập niết bàn thì Nó không còn là của vị ấy. Nó bị bỏ lại và nó tự tại như chính nó, không có tánh biết để biết mọi thứ và những thứ thuộc về chân tâm." (Pháp Không Chân Như)
***

(26) QUẢNG PHÁP QUÁN XÉT PHÁP.

Quảng Pháp: Thưa thầy Pháp Không Chân Như! Thầy cho đệ tử hỏi đoạn pháp thoại dưới đây có phải là Chánh pháp không?: 
"[Trích] Đường Về Xứ Phật (tập 8) của Trưởng Lão Thích Thông  Lạc: 
Tâm thức còn hay hoại diệt khi người đã chết?
Chơn Thành hỏi: Kính thưa Thầy! Khi xác thân hoại diệt thì tâm thức thường hằng bất biến hay đã hoại diệt hoàn toàn theo thân xác của nó?

(25) SÁU LỢI ÍCH LỚN CHO NGƯỜI ĐẾN CHÙA.

Phật tử Nguyen Thi Quyen bày tỏ: Bạch Thầy! Con đã đọc bài CON CẦU XIN NGÀI. Trong giáo lý nhà Phật, con từng nghe tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhưng vì bị vô minh che lấp nên tâm bất an. Vậy để tâm không còn bất an thì phải tự mình phá đi cái màn vô minh ấy (tự mình đốt đuốc lên mà đi) thì sẽ trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật. Như vậy theo con hiểu đâu thể cầu xin Đức Phật, hoặc cầu xin chính bản thân mình mà được. Nhưng nếu nói như vậy thì tại sao các chúng sanh đến chùa để cầu nguyện? Theo con, đến chùa không phải để cầu nguyện mà để nương theo hạnh Phật và Phật lực của các Ngài, từ đó dần dần sẽ gỡ được cái bức màn vô minh tùy theo bản thân mình có giác ngộ được chưa và tu hành có rốt ráo chưa? Con nghĩ như vậy đúng không Thầy? A Di Đà Phật.

(24) ĐẾN CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?

"Đọc và suy nghĩ, quán chiếu về từng câu từ mà Phật đã dạy để hiểu thấu lời Phật dạy, và từ đó khéo hành trì. Không thể đọc một lần thật nhiều câu kinh mà đọc từng câu và suy nghĩ, quán chiếu từng câu. Hiểu rồi thì mới đọc câu khác. Nếu có gặp khó khăn về văn tự làm cho mình không hiểu hoặc nghĩ hoài mà không hiểu thì nên nhờ quý thầy giảng giải để hiểu. Nếu quý thầy giảng mà mình không hiểu thì phải hỏi lại. Hỏi và nghe giảng cho đến khi nào hiểu mới thôi. Làm như vậy là tụng kinh." (Pháp Không Chân Như)
***

(23) Phẩm: XÁC LẬP NIỀM TIN TAM BẢO

"Niềm tin được xác lập trên hai cơ sở. Một là niềm tin ấy được xác lập trên cơ sở quán xét kỹ. Hai là niềm tin ấy được xác lập trên cơ sở là tin vào lời tuyên nói của vị tỉnh thức như Phật, Bồ tát." (Pháp Không Chân Như)
***

(22) VẤN ĐÁP VỀ QUY Y TAM BẢO

Phật tử Ben Vo hỏi: Tôi không quy y Tam Bảo, tự mình quay lòng làm Phật, vậy có thành Phật không? Không biết một pháp gì, không chấp một pháp gì, tâm không trụ vào bất cứ gì, vậy có phải là Đạo không?

CÁC SƯ THUYẾT PHÁP SAI KHÁC NHAU, ĐẠI CHÚNG HOANG MANG.

Các sư không đồng thảy như nhau về tuệ giác, dầu cho có đồng thảy như nhau thành tựu quả A La Hán, trừ phi đồng thảy thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì sao như vậy? Vì rằng, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là bậc toàn giác, là bậc chánh biến tri, là bậc nhất thiết chủng trí (tất cả chủng trí); Bậc A La Hán mà chưa thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tuệ giác có hạn lượng, biến tri có hạn lượng, chủng trí có hạn lượng. Huống là các bậc chưa thành tựu quả A La Hán, hoặc chưa thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

(21) TAM TỊNH NHỤC: Ý PHẬT VÀ Ý NGƯỜI.

"Có người cho rằng ta có nhu cầu ăn thịt nhưng ta không thấy, ta không nghe, ta không nghi. Người này thật dối trá. Người ăn thịt biết thịt. Biết thịt thì tại sao lại không biết rằng do nhu cầu ăn thịt của mình mà chúng sinh vì ta mà chết. Người có nhu cầu ăn thịt làm sao có thể tự loại mình ra khỏi danh sách khách hàng tiêu thụ của các nhà cung cấp thịt được. Các nhà cung cấp thịt cũng không có lý do gì loại người có nhu cầu ăn thịt ra khỏi danh sách khách hàng tiêu thụ của họ được. Hành vi bắt bớ, giết thịt từ danh sách khách hàng tiêu thụ thịt mà có." (Pháp Không Chân Như)
***

(20) TIỂU NGÃ, ĐẠI NGÃ VÀ PHẬT TÁNH.

"Nếu nói tu để giải thoát khỏi vô thường khổ đau hiện tại mà không thoát khỏi luân hồi khổ đau thì không phải là con đường mà chư Phật đã dạy. Nếu nói tu để giải thoát khỏi vô thường khổ đau và không trở lại trạng thái như vậy nữa, tức không còn luân hồi khổ đau thì đó là con đường mà chư Phật đã dạy." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

(19) LUÂN HỒI

Trong những cái biết hiện tại, trong từng cái biết đó, có cái biết là của Ta, của Phật tánh của ta chưa từng thay đổi, có cái biết được phát sinh, thay thế, tích lũy từ vô thủy đến nay, hiện tại, ngay bây giờ.
Cái được phát sinh, thay thế, tích lũy từ vô thủy đến nay, hiện tại, ngay bây giờ thuộc về tàng thức, thuộc về trung ấm, thuộc về năm uẩn.
Còn cái biết luôn có mặt để những cái biết khác hiện hữu và tồn tại như phát sinh, thay thế, tích lũy từ vô thủy đến nay, hiện tại, ngay bây giờ thì không thuộc về tàng thức, không thuộc năm uẩn. Cái biết này là thường hằng, không bao giờ thay đổi. Cái biết này là của Ta, là của Phật tánh của ta. (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

(18) DIỆT TRỪ VỌNG TÂM.

"Vọng tâm như vi rút phần mềm trong máy vi tính, máy điện thoại di động vậy. Con vi rút này tồn tại và khởi sinh dựa vào suy nghĩ của chúng sinh. Có nghĩa rằng nếu dùng suy nghĩ để diệt trừ nó thì chính là tạo môi trường cho nó tồn tại và khởi sinh. Vì vậy, càng xua đuổi nó, càng muốn diệt trừ nó thì nó càng mạnh hơn.
Vì vậy, các bậc đại thiện tri thức chỉ dạy cho chúng sinh các pháp môn dẫn đến vọng tâm tự nó bị diệt trừ. Khi vọng tâm tự nó bị diệt trừ đồng với chúng sinh thành Phật." (Pháp Không Chân Như)
***

(17) QUÁN CHIẾU PHẬT TÁNH

"Và này Sang Ho, ông khéo quán chiếu lời tôi nói. Nói chúng sinh không có ngã thì có nghĩa rằng bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều không có ngã. Ví như nói nhà tôi không có tiền tức nói rằng bất cứ ai trong nhà tôi đều không có tiền. Nói chúng sinh có ngã thì có nghĩa rằng không phải bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều có ngã. Như thân ngũ ấm, tâm hư vọng không có ngã. Còn chúng sinh có tự thể chính mình ấy là ngã. Ví như nói nhà tôi có tiền. Không có nghĩa rằng bất cứ ai trong nhà đều có tiền, nhưng trong nhà có người có tiền".
***

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

(16) PHẨM THỨ NĂM: PHẬT BIẾT RÕ BẢN TÁNH CỦA BẢN THỂ VẬT CHẤT

Pháp Không Chân Như: Chư Phật tử! Bản tánh của bản thể vật chất thì như thế nào?
Bản tánh của bản thể vật chất là những thuộc tánh cố hữu của bản thể vật chất. Những thuộc tánh này luôn tồn tại cùng với bản thể vật chất nên nói là thuộc tánh cố hữu của nó. Bản tánh của bản thể vật chất là nhân, là duyên sanh ra mọi sự vật hiện tượng trong Vũ Trụ mà chư vị thấy biết. Nói như vậy không có nghĩa rằng loại trừ cái thấy biết không chân thật của chư vị, của chúng sinh.

(15) PHẨM THỨ TƯ: PHẬT BIẾT RÕ BẢN THỂ HỮU TÌNH THÌ NHƯ THẾ NÀO.

Sau khi được nghe phẩm “Phật – A Di Đà – Căn Bổn Bí Mật Tạng”, Phật tử Hưng Long mong muốn được hiểu rõ tường hơn về thể tánh của Như Lai.
Phật tử Hưng Long thưa: Giai thoại này quả là khó hiểu. Ngài có thể chỉ giúp và lấy ví dụ cụ thể để hiển bày chất liệu của bản thể chư Phật được không ạ. Ngài nói về chất liệu của bản thể và bản thể của chư Phật nhưng ngài cũng lại nói “ngôn ngữ của con người không có từ nào có nghĩa về chất liệu này”. Vậy thì phải hiểu như thế nào đây, xin ngài lấy ví dụ để chỉ thế nào là chất liệu của bản thể và bản thể của chư Phật là như thế nào? Xin ngài khai thị cho Hưng Long ạ. Nam mô A Di Đà Phật.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

(14) Phẩm thứ ba: PHẬT BIẾT RÕ BẢN THỂ VẬT CHẤT THÌ NHƯ THẾ NÀO.

Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Hôm nay tôi giảng về món thứ ba: Bản thể vật chất thì như thế nào?
Có nhiều kẻ nghe Phật dạy "Vạn pháp do tâm tạo" rồi từ đó lại hiểu là không có vật chất tồn tại, chỉ do tâm sinh. Hiểu như vậy thì không đúng ý Phật.

(13) Phẩm thứ hai: PHẬT TIẾP XÚC MỌI VỊ TRÍ TRONG VŨ TRỤ.

Pháp Không Chân Như: Thế nào là tiếp xúc mọi vị trí trong Vũ Trụ? Nhat Phu Ho! Mỗi chúng sinh đều có Phật tánh. Mỗi Phật tánh trùm khắp Vũ Trụ. Phật tánh là một thể tánh đầy đặn, nội tại liên tục, chẳng có chỗ trống không. Thể tánh này đồng nhất với Vũ Trụ.

(12) Phẩm thứ nhất: PHẬT TỒN TẠI KHÔNG CẤU UẾ.

Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Thế nào là tồn tại không cấu uế? Một kẻ tồn tại nhưng không bị dính mắc bất cứ thứ gì, kẻ này không còn bám chấp vào bất cứ thứ gì. Tồn tại như vậy gọi là tồn tại không cấu uế. Một kẻ tồn tại không cấu uế, sau khi xả thân sẽ không còn trong lục đạo luân hồi, và được gọi là A La Hán.

MỤC ĐÍCH CỦA TỨ THIỀN (thiền sắc giới).

- Nhiệm vụ của tứ thiền là gì? Huấn luyện tâm, cần được trả lời như vậy.
- Huấn luyện tâm cho đến như thế nào? Tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản, cần được trả lời như vậy.
- Như thế nào là tâm nhu nhuyến, dễ sử dụng? Tâm thuần thục trọn vẹn theo ý, không sai chạy, cần được trả lời như vậy.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

(11) Phẩm mở đầu: THẾ NÀO THÌ MỚI GỌI LÀ PHẬT.

"Thế nào thì mới gọi là Phật. Một kẻ đạt được mười món sau thì mới gọi là Phật:
Một là, tồn tại không cấu uế.
Hai là, tiếp xúc mọi vị trí trong Vũ Trụ.
Ba là, biết rõ bản thể vật chất thì như thế nào.
Bốn là, biết rõ bản thể hữu tình thì như thế nào.
Năm là, biết rõ bản tánh của bản thể vật chất.
Sáu là, biết rõ bản tâm của bản thể hữu tình.
Bảy là, biết rõ nguyên lý hình thành mọi pháp trong Vũ Trụ.
Tám là, biết rõ tác dụng của mọi pháp trong Vũ Trụ.
Chín là, biết rõ tương quan của các pháp.
Mười là, biết dụng pháp". (Pháp không Chân Như)
-o-

(10) TÁNH KHÔNG

"Vì thứ thường hằng có tánh KHÔNG xác định, có bề mặt nhưng KHÔNG thể xác định bề mặt, có hình tướng nhưng KHÔNG thể xác định hình tướng, có xứ sở nhưng KHÔNG thể xác định xứ sở, có thuộc tánh tĩnh nhưng KHÔNG thể tĩnh, có thuộc tánh cân bằng nhưng KHÔNG thể cân bằng, có không gian nhưng KHÔNG có không gian cố định. Cho nên những thứ vô thường khởi ra từ chúng thiếu vắng các đặc tánh xác định. Tánh thiếu vắng các đặc tánh xác định, được gọi là tánh không, hoặc gọi là Không."
(Pháp Không Chân Như)
***

(9) THẬT TƯỚNG VÀ TRÍ HUỆ NHƯ LAI

"Vì trí huệ của Như Lai vô thượng chánh đẳng chánh giác như vậy nên ngôn ngữ chẳng thể phơi bày. Cái nói ra chẳng tròn đầy trí huệ của Như Lai thì chẳng thể nói cái nói ấy do Như Lai nói. Cho nên đức Thích Ca Mâu Ni nói với ngài Đại Huệ: “Ta từ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào Niết-bàn, ở trong khoảng giữa kia không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói, chẳng nói ấy là Phật nói”.
(Pháp Không Chân Như)
***

THỂ TÁNH CỦA NHƯ LAI

Sau khi được nghe phẩm “Phật – A Di Đà – Căn Bổn Bí Mật Tạng”, Phật tử Hưng Long mong muốn được hiểu rõ tường hơn về thể tánh của Như Lai. 
Phật tử Hưng Long thưa: Giai thoại này quả là khó hiểu. Ngài có thể chỉ giúp và lấy ví dụ cụ thể để hiển bày chất liệu của bản thể chư Phật được không ạ. Ngài nói về chất liệu của bản thể và bản thể của chư Phật nhưng ngài cũng lại nói “ngôn ngữ của con người không có từ nào có nghĩa về chất liệu này”. Vậy thì phải hiểu như thế nào đây, xin ngài lấy ví dụ để chỉ thế nào là chất liệu của bản thể và bản thể của chư Phật là như thế nào? Xin ngài khai thị cho Hưng Long ạ. Nam mô A Di Đà Phật.

(8) PHẬT - A DI ĐÀ - CĂN BỔN BÍ MẬT TẠNG

"Phật A Di Đà là vị Phật mà bản thể của Ngài có lượng "chất liệu" vô cùng lớn so với lượng quang (lượng chất liệu) của vô số bản thể Phật, bản thể Phật tánh khác, nên quang minh oai lực của Ngài vô cùng mạnh mẽ không thể luận bàn. Như một vật có khối lượng vô cùng lớn nên năng lượng của vật đó cũng vô cùng lớn so với vô số vật khác vậy." (Pháp Không Chân Như)
***

TRI ƠN PHẬT ĐẢN SINH

Ta có thể là người thích nghe, tin theo những lời nói tà kiến, phi pháp, tư kiến của kẻ bệnh hoạn tâm hồn. Ta chìm trong niềm tin sai lầm và bị kẻ mù dẫn dắt. Ta nào có hay biết đó là kẻ mù. Ta nào có hay biết lời của kẻ ấy đầy cạm bẫy, hiểm nguy. Kẻ ấy còn không biết. Nếu ta rơi vào hoàn cảnh này thì thật đáng thương cho ta biết bao, tội nghiệp cho ta biết bao.

CHÁNH NIỆM

Với ý nghĩa của chánh niệm này, được nhận biết là đặt tâm đúng hướng, tu tập đúng hướng. Với tâm đặt trái nghịch chánh niệm này, được nhận biết là tu tập sai lạc:
- Chánh niệm siêu thế có 6 đặc tính cấu thành, gọi là công thức của chánh niệm siêu thế: vô tham, vô sân, vô si, vô ngã, vô vật, vô thời (không mang giá trị quá khứ, hiện tại hay vị lai).
- Đối tượng khởi điểm của chánh niệm là hiện tướng của hiện tượng (pháp).

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

(7) THÂN TRUNG ẤM VÀ PHẬT TÁNH

"Thân trung ấm là một cá thể riêng biệt có tâm tính và tánh biết, được cấu thành bằng vật chất do một bản thể hữu tình chấp thủ là chính mình, biến đổi vô thường theo thời gian. Bản thể hữu tình là một tồn tại độc lập sở hữu bởi chính nó, tâm tính và tánh biết là thuộc tính sẵn có, không cấu thành, không phân chia, vĩnh hằng chính nó." (Pháp Không Chân Như).

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

(6) THẬP PHƯƠNG PHÁP GIỚI THƯỜNG TRỤ TAM BẢO

Thanh Khan Nguyen: Thưa thầy Pháp Không Chân Như, trong kinh Phật có câu: "Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ, thập phương pháp giới thường trụ tam bảo". Con chưa hiểu về thường trụ tam bảo. Con thấy trong Phật pháp dạy: "Quán thân bất tịnh, quán Pháp vô thường, quán Tâm vô ngã". Vậy có phải chăng Pháp lúc thường, lúc vô thường? Tăng là thân người. Người thì gồm thân ngũ uẩn và Phật tánh. Vậy, ngũ uẩn cũng thường chăng? Kính mong thầy hoan hỉ khai thị!
Sau khi nghe Thầy Thích Giác Hạnh giảng về tam bảo, con đã ngộ. 

(5) KHOA HỌC - PHẬT PHÁP, NGUYÊN TỬ - VI TRẦN, TÂM SỞ.

"Kết quả khoa học là kết quả của quá trình của kiến thức, suy nghĩ và thực nghiệm. Quá trình đó đều dựa trực tiếp từ hiện tượng, tức không có cội gốc. Có hằng hà sa số hiện tượng hiển lộ và biến chuyển liên tục trong toàn thể Vũ Trụ. Các nhà khoa học là những con người trên Trái Đất và họ đã sử dụng quá trình đó để mong tìm thấy thật tướng của Vũ Trụ. 
Bất cứ kẻ nào dựa vào thứ không phải cội gốc và trong một phạm vi vô cùng nhỏ bé trên Trái Đất và xung quanh Trái Đất so với Vũ Trụ để xác quyết về thật tướng của toàn thể Vũ Trụ là hành động thô thiển và điên đảo." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

(4) TIẾN HÓA

"Phật dạy chúng sinh có ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhân, thần, thiên. Nếu tu tập đúng luật, đúng pháp thì được thân của loài cấp cao hơn. Đây chính là tiến hóa. Tiến hóa có ba: một là tâm, hai là tuệ, ba là thân. Tiến hóa tâm dẫn đến tâm giải thoát; tiến hóa tuệ dẫn đến tuệ giải thoát; tiến hóa thân được thân tướng đẹp, nhu nhuyến, dễ sử dụng đưa đến thân giải thoát..." (Pháp Không Chân Như)
***

(3) TÔNG PHÁI KHÔNG PHẢI CỦA TA, CHÁNH KIẾN LÀ CỦA TA.

"Lời dạy của Phật, cho dù được truyền thừa từ phương Bắc hay phương Nam, phương Đông hay phương Tây,... phương trên hay phương dưới, nếu là sự truyền thừa y hệt, thì lời dạy của Phật không bao giờ xảy ra điểm khác biệt không thể dung hòa. Nghĩa rằng, lời Phật dạy không bao giờ có sự mâu thuẫn hoặc phủ định lẫn nhau. Ở đây, có chăng là sự khác biệt. Sự khác biệt nhân đâu mà có? Tùy mục đích của lời dạy, tùy khả năng và phương tiện sẵn có của từng chúng sinh. Sự khác biệt ở đây là gì? Ở đây nói một phần, ở kia nói nhiều phần về một sự thật." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

(2) CÕI NƯỚC VÀ CẢNH GIỚI

‎Chân Như Tuệ Quang: Thưa Thầy, Tây phương cực lạc (cõi nước đức Phật A Di Đà) có không? Vãng sanh tức là giải thoát. Tây phương cực lạc tức là niết bàn. Quán như thế đúng hay sai?

(1) LẬP PHÁP

Pháp Không Chân Như: Sự việc lựa chọn tên miền sẽ do chư vị quyết định, vì nó phục vụ cho chư vị và những người khác. Do vậy nên tôi muốn chư vị quyết định. Để có thể lựa chọn tốt hơn, nhân duyên này tôi trình bày ngắn về phương pháp mà chư Phật và Bồ tát nương tựa để lập pháp.
Muốn giải thoát, trước hết phải đạt được nhất tâm hướng thiện. Vì sao như vậy?

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

CHÚNG TA CÓ THỂ THAY ĐỔI TÂM.

Cấu trúc cơ thể chúng ta dễ bị vật thể lạ xâm nhập và hầu hết không thể hòa hợp. Ví như, khi bị muỗi chích, nước bọt kháng đông máu của con muỗi chính là vật thể lạ xâm nhậm vào cơ thể chúng ta. Khi đó, vết muỗi chích bị sưng và ngứa. Nó làm cho ta có cảm giác khó chịu, khổ đau về thân. Nguyên nhân của khổ đau này là do kháng thể của cơ thể chúng ta đã phản ứng với nước bọt của con muỗi. Ví như, khi có một vật thể lạ bị hít vào trong phổi, thì chúng ta ho rất nhiều. Bởi vì cơ thể của chúng ta đã phản ứng gây ho để tống vật thể lạ ra ngoài…

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

THỐNG NHẤT CÁC LỰC TƯƠNG TÁC.

"Các loại lực tương tác cơ bản như lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ, tương tác mạnh, lực tương tác yếu và những thứ lực tương tác cơ bản khác nếu được nói thêm đều là một lực tương tác duy nhất, đó chính là sức trương nở của chân không theo quy tắc phân bố chân không của hạt".
***