Để đi vào chủ đề về nhân duyên giữa con người với thiên giới thì chúng ta cùng truy tìm về nguồn gốc của nhân loại trên hành tinh này trước nhé. Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong tâm trí rất nhiều người, tuỳ thuộc vào mỗi Tôn Giáo và các tư tưởng khác nhau mà sẽ có sự giải thích khác nhau. Vậy hãy cùng xem thử việc này sẽ được giải thích như thế nào theo quan điểm Phật Giáo . Để bài viết trở nên dễ hiểu mời các bạn cùng nhìn vào ảnh phía dưới để nắm được sơ qua về vũ trụ quan Phật Giáo. Lưu ý là mình cũng chỉ biết thuật lại theo như trong Kinh Tạng và chú giải nên các bạn có tin hay không thì mình cũng chịu vì nhiệm vụ của mình trong bài viết này chỉ đơn giản là làm mọi thứ trở nên ngắn gọn tối đa hết mức có thể và dễ hiểu hơn hết mức có thể cho các bạn khi đọc mà thôi.
Không đến không đi, Xuyên qua tất cả, Trùm khắp Vũ Trụ, Đó chính là Ta. (Sư Định Quang)
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024
Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023
PHẬT THÍCH CA MÂU NI LÀ ÔNG TỔ CỦA MÔN ĐẠI SỐ
Số học là môn khoa học nghiên cứu về hình thức không gian và quan hệ số lượng của thế giới hiện thực, nó bao gồm thuật toán, đại số, hình học, vi tích phân… Ở đây, Bản Địa Phong Quang muốn nói đến chuyện của 2560 năm trước.
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022
BẢY YẾU TỐ GIÁC NGỘ TRONG ĐẠO PHẬT
1. Niệm Giác Chi:
Khi một người thất niệm thì sẽ để tâm buông theo những hoài niệm quá khứ, những mơ mộng tương lai, hoặc mãi mê lang thang, chìm đắm trong những đối tượng thuận nghịch bên ngoài, mà bỏ quên thực tại nơi chính mình. Từ thất niệm đi đến tạp niệm, tà niệm, vọng tưởng, hoang tưởng... và kết quả chắc chắn là rối loạn, căng thẳng và phân tán năng lực tinh thần bởi những cố gắng tìm tòi vô hiệu, những vấn đề triết lý viễn vong, những nỗi quan hoài bất định.
Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022
CÁI BIẾT KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022
Người đàn ông kỳ lạ, tai dài, vóc dáng quá uy nghiêm.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=ofAp4OB7xNo&t=561s
Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021
Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật
Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021
Chỉ Việc Thở Thôi
Bài pháp cô đọng quá, súc tích quá, tôn giả Ānanda tuy có thể tuyên thuyết lại được, nhưng về hàm lượng ngữ nghĩa để áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày thì còn nhiều thắc mắc.
Lúc gặp riêng bậc chưởng giáo, tôn giả Ānanda hỏi:
- Đầu tiên là bốn lãnh vực quán niệm, nếu nói cạn và sâu, thô và tế thì chúng ta nên đi tuần tự thân, thọ, tâm, pháp, có phải vậy không, hiền huynh?
- Đúng là vậy.
- Bây giờ cho đệ hỏi về thân. Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, co tay, duỗi chân, mặc y, mang bát, nói cười, tắm rửa, đại tiểu tiện... ta phải thường trực chú niệm mọi cử chỉ, mọi động thái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận hành, đang tương tác với ngoại giới; nghĩa là toàn bộ chúng đều được trực thức nhìn ngắm trong hiện tại, hiện tiền mà không nên để cho một sát-na thất niệm, buông lung, phóng dật nào?
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020
THAM SÂN SI
Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham. Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân. Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã kết thúc là mê mờ. (Thiền sư Sayadaw U Tejaniya)
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020
Gương hiếu hạnh Tôn giả Xá Lợi Phất
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Mưa ngâu ngậm ngùi thương nhớ mẹ,
Vu Lan bồi hồi yêu kính cha.
Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng bảy, người con Phật thường về chùa thiết lễ Vu Lan. Có thể nói, Vu Lan đã trở thành lễ hội truyền thống không chỉ riêng người Phật tử, mà còn chung tất cả những người con đất Việt. Là tại vì, khi sinh ra đời ai cũng có cha lẫn mẹ, và phụ mẫu nào cũng gian khổ nhọc nhằn vì con.
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020
Ðạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người
Ðây là một vấn đề quan trọng, vấn đề đạo đức Phật giáo, vì chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau để ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.
Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019
KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía cạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thường được hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trình bày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019
Con Đường “Trung Đạo” Từ Nguyên Thủy Sang Đại Thừa
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật, sau khi tận hưởng cuộc sống dục lạc trong cung điện hoàng gia và trải qua sáu năm thực hành khổ hạnh, Ngài đã đạt được giác ngộ dưới cội cây bồ đề.
Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravada) định nghĩa trung đạo là sự từ bỏ hai cực đoan: hưởng thụ dục lạc và thực hành khổ hạnh. Đây được gọi là căn bản nhất của con đường trung đạo. Một quan điểm khác của Trung đạo là sự xa rời hai quan điểm: thường hằng (āśvata) và đoạn diệt (uccheda).
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019
Vì sao Phật tử không nên tin vào tử vi, tướng số, bói toán, phong thủy
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019
GIÁO LÝ NĂM UẨN
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn. Trước thời Phật,thuật ngữ khandha có ý nghĩa hết sức bình thường, đó là một đống, một bó, một cụm, một khối, một đống thô trọng (ghana)[1] có vẻ rắn chắc bên ngoài, được phân thành năm ‘nhóm’ (rāśi, tụ, đống, hay bó, một thứ kết tụ các mảnh vụn cộng thêm danh hiệu, một khối được hình thành từ năm phần tử khác biệt nhau). Nó cũng được dịch là Ấm với ý nghĩa che đậy, uẩn với nghĩa nghĩa tập hợp, và cũng dịch là trọng đởm với ý nghĩa gắnh nặng. Năm uẩn được gọi như vậy vì chúng là sự cấu thành của năm thành phần tạo nên một tập hợp được gọi là con người đầy đủ hai thành phần danh và sắc (nama-rupa). Trong Kinh Tương Ưng Bộ (Saṃyutta nikāya) năm uẩn định nghĩa như sau: ‘Bất cứ loại hình thức đó là, cho dù trong quá khứ, tương lai, hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay cao thượng, xa hay gần: điều này được gọi là sắc uẩn; bất cứ điều gì có cảm giác là, ‘quá khứ, tương lai, hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay cao thượng, xa hay gần, được gọi là thọ uẩn; và tiếp tục định nghĩa như vậy cho những uẩn kế tiếp.’[2]
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019
6. Trí và Tuệ (nana-panna)
6. Hành tướng [*] của chú tâm và trí tuệ cùng sự khác nhau giữa chúng
Đức vua hỏi tiếp:
- Xin đại đức cho biết hành tướng của chú tâm ra sao?
- Thưa, muốn chú tâm phải cần có hai yếu tố: một là phải có một sự cố gắng, một nỗ lực ở bên trong (ussàhalakkh--ana); hai là phải nắm bắt, chụp bắt, bắt dính được đối tượng (gaharalakkhana).
Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019
3. Đàm thoại như một Trí giả hay như một Vương giả?
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019
NHẬN THỨC LẠI THỦ DÂM
Ở đây bây giờ thầy sẽ nói cho đại chúng nghe để chúng ta, thầy cùng với đai chúng và mọi người có nhân duyênnên ý thức được dưới cái nhìn của một bậc Thánh tăng, dưới cái nhìn của bậc Giác ngộ, Ngài nhìn thấy Nhân như vậy, Duyên như vậy, Quả như vậy, Ngài đã thấy rõ chuyện Nhân - Quả kinh khủng của tà hạnh, dục vọng và chuyệnthủ dâm. Chuyện thủ dâm của người nữ, người nam nó được công nhận là 1 loại tà dâm. Bây giờ mình có thể nói về các chuyện lợi và hại của nó qua khoa học nghiên cứukỹ thuật ở các hiện báo đời này, bởi vì chúng ta "phàm trần mắt thịt" đâu có nhận ra được cái hậu quả thật sự của nó cho nhiều đời sau. Chúng ta không thấy được do u mình che mờ, nhưng may mắn chúng ta là đệ tử của Thế tôn. Những lời dạy của Ngài trong kinh điển thì cái chuyệntà hạnh, thủ dâm của loài người nó tai hại cho kiếp này, kiếp sau nhiều như nào, sau đây xin trích dẫn
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019
Quan điểm của Phật giáo về linh hồn và nghiệp báo
Phật giáo không chấp nhận có một cái linh hồn trước sau như một và càng không chấp nhận cái hồn đó đi đầu thai, như người đời lầm tưởng.
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh. Vấn đề này, có nhiều luận giải quan niệm khác nhau, tùy theo quan niệm giải thích của mỗi tôn giáo và tùy theo niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, người Phật tử khi đặt định niềm tin theo một điều gì, chúng ta cần nên phối kiểm tìm hiểu vấn đề bằng lý trí và qua sự sát nghiệm luận cứ kỹ càng, chứ không nên nghe đâu tin đó. Nhất là đối với những người nói bừa không có một luận cứ vững chắc và không có một niềm tin nào cả. Tốt hơn hết là chúng ta nên cẩn trọng khi nghe người khác nói.
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019
Khái Niệm Về Cái Chết Theo Quan Điểm Phật Giáo
Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ. Trong y học, chết là sự chấm dứt của mọi hoat động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn. Người ta chia chết ra làm hai loại: chết lâm sàng mà các phương pháp khám lâm sàng cho phép xác định là chết (tim ngừng đập, ngừng thở, mất tri giác, vv.); chết thật, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy.[1]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)