"Vọng tâm như vi rút phần mềm trong máy vi tính, máy điện thoại di động vậy. Con vi rút này tồn tại và khởi sinh dựa vào suy nghĩ của chúng sinh. Có nghĩa rằng nếu dùng suy nghĩ để diệt trừ nó thì chính là tạo môi trường cho nó tồn tại và khởi sinh. Vì vậy, càng xua đuổi nó, càng muốn diệt trừ nó thì nó càng mạnh hơn.
Vì vậy, các bậc đại thiện tri thức chỉ dạy cho chúng sinh các pháp môn dẫn đến vọng tâm tự nó bị diệt trừ. Khi vọng tâm tự nó bị diệt trừ đồng với chúng sinh thành Phật." (Pháp Không Chân Như)
Vì vậy, các bậc đại thiện tri thức chỉ dạy cho chúng sinh các pháp môn dẫn đến vọng tâm tự nó bị diệt trừ. Khi vọng tâm tự nó bị diệt trừ đồng với chúng sinh thành Phật." (Pháp Không Chân Như)
***
Phật tử My Dung Hoang thỉnh pháp: Con có điều chưa thông: "Sum la vạn tượng đều do duyên sinh". Nay con xin hỏi: Suy nghĩ của chúng sinh (trong đó con người là gần gũi nhất với con vì con là con người) cũng không ngoài lý ấy? Vì sao lại có sai khác giữa kẻ ưa thích Phật pháp và kẻ không ưa thích Phật pháp? Kính thỉnh thầy giảng giải cho con được thông! Nam mô A Di Đà Phật.
Phật tử My Dung Hoang thỉnh pháp: Con có điều chưa thông: "Sum la vạn tượng đều do duyên sinh". Nay con xin hỏi: Suy nghĩ của chúng sinh (trong đó con người là gần gũi nhất với con vì con là con người) cũng không ngoài lý ấy? Vì sao lại có sai khác giữa kẻ ưa thích Phật pháp và kẻ không ưa thích Phật pháp? Kính thỉnh thầy giảng giải cho con được thông! Nam mô A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như hỏi: My Dung Hoang! Nhân duyên gì đưa đến sự thắc mắc của cô như vậy?
Phật tử My Dung Hoang thưa: Con quán sát dòng luân chuyển của tư tưởng, thấy chúng sinh diệt chớp nhoáng. Lúc đầu con phân biệt tư tưởng thiện, ác. Đối với tư tưởng ác, con lại sinh lòng chán ghét, đối với tư tưởng thiện con lại sinh lòng ưa thích nên khi tư tưởng đến, con bị mê hoặc trong khoảng thời gian rất lâu (bây giờ nghiệm lại con mới thấy chứ lúc đó con không nhận ra điều này!).
Sau đó, con được học một trong những ý nghĩa của chữ "độ" là dùng tình thương mà chuyển hóa, và con áp dụng. Con vẫn còn phân biệt tư tưởng thiện ác, tuy nhiên khi tư tưởng ác đến, con dùng tình thương mà hóa giải, lần hồi con không còn có lòng chống đối với tư tưởng ác khi nó đến!
Nhân có chuyện nghịch ý với người đời, con áp dụng vào cuộc sống, mỗi khi tiếp xúc với người nghịch ý, thay vì mang lòng bực tức, con hướng tình thương của con vào người ấy, và oan trái được giải quyết! Điều này bắt đầu hình thành trong con mối nghi ngờ về tính ảnh hưởng của tư tưởng một người lên tư tưởng của cá thể khác (và ảnh hưởng này rất nhanh!).
Bây giờ, tư tưởng thiện ác đến với con, con vẫn còn phân biệt nhưng thời gian sinh diệt của chúng có ngắn hơn so với thời điểm ban đầu. Thi thoảng con có cảm giác rằng con luôn nghe tiếng niệm Phật (con niệm Phật A Di Đà) khi con nghe thấy các luồng tư tưởng (con nghĩ rằng do chúng sinh diệt nhanh quá, con không phân biệt được thời gian tách biệt giữa tư tưởng thiện ác và niệm Phật hoặc tồn tại một lý do nào khác mà con chưa bắt kịp!). Đôi lúc con lại nhìn nhận tư tưởng thiện ác cũng y hệt niệm Phật! Đồng thời, con lại không kiểm soát được sinh diệt của tư tưởng con. Ví dụ, đối với một người con rất kính yêu, nhưng thi thoảng con lại có niệm bất thiện với người đó trong khi mối quan hệ vô cùng tốt đẹp. Điều này lại cho con mối nghi rằng bất cứ suy nghĩ nào cũng không phải của con vì con không điều khiển được chúng!
Con nhớ lại câu nói "Sum la vạn tượng đều do duyên sinh" nên con lại có nghi vấn rằng "tư tưởng trong con cũng do duyên sinh". Nếu đều do duyên sinh, thì không hề có sự khác nhau giữa người tin yêu Phật pháp và người không tin yêu Phật Pháp vì trước sau gì tất cả đều cũng tin yêu Phật pháp và sẽ thành Phật. Nhưng tại sao, chúng ta lại có câu nói rằng căn duyên đã đủ? Con một lòng cầu đạo, kính mong Thầy giúp con thấu hiểu! Nam mô A Di Đà Phật!
Pháp Không Chân Như nói: My Dung Hoang! Tôi tán thán cô vì cô đã hành trì tinh tấn. Tôi chúc mừng cô vì cô đã có nhiều công đức được thành tựu. Đó là những thành tựu gì? Một là cô đã tăng trưởng tâm từ, bi, hỷ, xả. Hai là cô đã giảm trừ ngã mạn. Ba là đã chuyển hóa niệm Phật bằng miệng, bằng ý thành tâm niệm.
My Dung Hoang! Như cô đã từng có mối nghi rằng "bất cứ suy nghĩ nào cũng không phải của CON vì con không điều khiển được chúng". "Con" ở đây mà cô muốn nói là Ngã, là Phật tánh của cô hay là con người của cô?
Phật tử My Dung Hoang: Dạ, thưa Thầy, "con" không phải là Phật tánh! Vì con chưa thấy biết Phật tánh. Con chỉ cảm nhận có CÁI GÌ ĐÓ rất vi diệu, thông qua NÓ mà con người con có thể nhận biết được một số thứ! Và NÓ không phải là suy nghĩ (tư tưởng) đến với con.
Pháp Không Chân Như giảng: My Dung Hoang! Nếu cô nghi rằng bất cứ suy nghĩ nào cũng không phải của con người cô thì không đúng. Vì sao vậy? Vì con người cô cũng như thân ngũ uẩn của chúng sinh là hợp thể của vật chất và vọng tâm mà có. Nếu không có vật chất, không có vọng tâm thì không có chúng sinh. Mà vọng tâm sinh vọng niệm. Nên vọng niệm là của chúng sinh. Nghĩa rằng suy nghĩ của cô là của con người cô. My Dung Hoang! Bất cứ suy nghĩ nào của cô đều không phải của Phật tánh của cô. Vì sao vậy? Vì Phật tánh thì thường hằng, không sinh diệt bất cứ thứ gì, trước sau không khác nên Phật tánh không có suy nghĩ, không có tác ý, không có vọng tâm, không có vọng niệm.
Như vậy, My Dung Hoang, cô nghĩ thế nào nếu cô hoặc chúng sinh không có vọng tâm, tức không có vọng niệm? Và cô nghĩ thế nào nếu cô hoặc chúng sinh diệt trừ vọng tâm, tức cũng diệt trừ vọng niệm?
Phật tử My Dung Hoang: Thưa thầy, nếu suy nghĩ là của con người con, vậy tại sao con người con không điều khiển được suy nghĩ, muốn suy nghĩ nào đến thì nó đến, muốn nó đi là nó đi? Khi con ngồi niệm Phật, con càng xua đuổi một ý nghĩ thì nó lại càng đến mạnh hơn!
Con thiết nghĩ vọng tâm chỉ hiện diện nếu trong tâm có định nghĩa vọng tâm. CÁI GÌ ĐÓ nó không có cái định nghĩa vọng tâm, nó có thấy tư tưởng sinh diệt và tư tưởng sinh diệt không là CÁI GÌ ĐÓ. Như vậy nếu không có vọng tâm thì chúng con sẽ là CÁI GÌ ĐÓ.
Dạ, thật lòng hiện tại con không muốn có ý niệm DIỆT bất cứ cái gì! Bởi con nghĩ còn DIỆT chính là nghiệp SÁT, cho dù là ý niệm diệt vọng tâm! Nam mô A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như nói: My Dung Hoang! Đúng vậy, nếu không có vọng tâm thì chúng sinh sẽ là "cái gì đó". "Cái gì đó" chính là Phật tánh. Nếu chúng sinh không có vọng tâm thì chẳng còn gọi là chúng sinh nữa mà là Phật.
My Dung Hoang! Nếu chúng sinh không có vọng tâm thì chẳng phải là chúng sinh, mà là Phật. Này My Dung Hoang! Chúng sinh từ hai thứ mà có. Hai thứ đó là gì? Chính là vật chất và vọng tâm. Nếu không có hai thứ ấy hoặc không có một trong hai thứ ấy thì không có cái gọi là chúng sinh mà chỉ có Phật mà thôi.
My Dung Hoang! Định nghĩa vọng tâm là để hiểu biết về nó. Cho dù có định nghĩa hay không có định nghĩa vọng tâm thì vọng tâm vẫn tồn tại trong chúng sinh.
Vậy nếu chúng sinh diệt trừ vọng tâm thì như thế nào? Này My Dung Hoang! Sẽ không có chúng sinh, chúng sinh không tồn tại. Vì sao vậy? Vì chúng sinh tồn tại bằng vọng tâm. Không có chúng sinh thì không có vọng tâm. Không có vọng tâm thì không có chúng sinh. Vì vậy, My Hoang Dung! Các bậc đại thiện tri thức không dạy cho chúng sinh pháp môn trực tiếp diệt trừ vọng tâm. Vì sao vậy? Vì vọng tâm chính là chúng sinh. Diệt trừ vọng tâm tức chúng sinh diệt trừ chính mình. Việc ấy không thể làm được.
Ví như con người sống bằng bộ não. My Hoang Dung, tôi hỏi cô, có người nào có thể tự dùng tay mình móc hết sạch não trên đầu chăng?
Phật tử My Dung Hoang: Dạ thưa không!
Pháp Không Chân Như giảng tiếp: Cũng như vậy, My Dung Hoang, chúng sinh không thể tự mình trực tiếp diệt mất vọng tâm.
Vọng tâm như vi rút phần mềm trong máy vi tính, máy điện thoại di động vậy. Con vi rút này tồn tại và khởi sinh dựa vào suy nghĩ của chúng sinh. Có nghĩa rằng nếu dùng suy nghĩ để diệt trừ nó thì chính là tạo môi trường cho nó tồn tại và khởi sinh. Vì vậy, My Dung Hoang, càng xua đuổi nó, càng muốn diệt trừ nó thì nó càng mạnh hơn.
Này My Dung Hoang! Vì vậy, các bậc đại thiện tri thức chỉ dạy cho chúng sinh các pháp môn dẫn đến vọng tâm tự nó bị diệt trừ. Khi vọng tâm tự nó bị diệt trừ đồng với chúng sinh thành Phật.
My Dung Hoang! Những gì tôi vừa giảng, cô có nghi vấn, thắc mắc gì chăng? Nếu có thì cứ hỏi. Sau khi giải quyết xong nghi vấn, thắc mắc về nội dung tôi vừa giảng thì tôi sẽ giảng tiếp để giải đáp rốt ráo câu hỏi ban đầu của cô.
Phật tử My Dung Hoang: Dạ, con không có gì thắc mắc.
Pháp Không Chân Như hỏi: My Dung Hoang! Như cô đã nghi vấn rằng "tư tưởng cũng do duyên sinh". Nghi vấn như vậy không đúng. Tôi hỏi cô, theo cô nghĩ thế nào là duyên? Và thế nào là nhân duyên?
Phật tử My Dung Hoang: Dạ thưa, đến bây giờ con nghĩ duyên chính là sự ràng buộc các thứ với nhau. Nhân ở chỗ do con có vọng tâm. Nhân có vọng tâm chứa các thứ, nhờ vào sự ràng buộc, các thứ ấy sẽ hiển hiện thành dòng tư tưởng.
Pháp không Chân Như nói: Vì vậy, My Dung Hoang, tư tưởng do nhân duyên khởi ra. Mọi sự vật và hiện tượng đều do nhân duyên khởi ra.
Nhân thì có nhiều nhân, duyên cũng có nhiều duyên. Nhân giống nhau mà duyên khác nhau thì quả khác nhau. Nhân khác nhau mà duyên giống nhau thì quả cũng khác nhau. Nhân khác nhau và duyên cũng khác nhau thì quả cũng khác nhau. Vậy, My Dung Hoang, cô nghĩ thế nào khi có sự sai khác là có kẻ ưa thích Phật pháp và có kẻ không ưa thích Phật pháp. Có vô lý chăng?
Phật tử My Dung Hoang thưa: Là do nhân duyên khác nhau nên có sự sai khác giữa kẻ ưa thích Phật pháp và kẻ không ưa thích Phật pháp!
Pháp Không Chân Như nhắc: My Dung Hoang, vậy cô có còn nghi vấn gì hoặc có gì chưa hiểu trực tiếp hoặc có liên quan đến các thắc mắc của cô và lời giảng của tôi thì hãy cứ hỏi ngay đây để tâm cô dứt sạch mối nghi và có được trí huệ sáng suốt.
Phật tử My Dung Hoang thưa: Con xin đảnh lễ Thầy, con tri ân lời Pháp nhũ của Thầy giúp con đả thông định kiến sai lầm! Nguyện Tam Bảo gia hộ cho Thầy thân tâm an lạc, truyền dạy cho chúng con những thời Pháp báu! Nguyện cho chúng sinh sớm tròn thành Phật đạo! Nam mô A Di Đà Phật!
Pháp Không Chân Như hỏi: My Dung Hoang, vậy cô hãy liệt kê một số nhân và một số duyên làm cho có sự sai khác là có kẻ ưa thích Phật pháp và có kẻ không ưa thích Phật pháp được chăng?
Phật tử My Dung Hoang đáp: Chỉ xét tại cùng một thời điểm duy nhất:
- Với kẻ ưa thích Phật pháp:
Nhân: thích tư duy, quán sát.
Duyên: có đủ phương tiện tiếp cận Phật, Pháp, Tăng.
- Với kẻ không ưa thích Phật pháp:
Nhân: không thích tư duy, quán sát, chuộng sở hữu hoặc thích tư duy quán sát nhưng duyên chưa đến.
Duyên: không có đủ (hoặc có đủ nhưng thiếu nhân ưa thích Phật Pháp) phương tiện tiếp cận Phật, Pháp, Tăng. Con chỉ nghĩ đến vậy, xin Thầy chỉ dạy!
Pháp Không Chân Như nói: My Dung Hoang, vậy là như lời cô đã nói là cô đã đả thông được định kiến sai lầm. Tôi chúc mừng cô.
My Dung Hoang! Nhân duyên làm cho sai khác là có kẻ ưa thích Phật pháp và có kẻ không ưa thích Phật pháp thì rất nhiều, không thể liệt kê cho hết. Tuy nhiên nhân duyên đó được tổng kết trong bảy món sau đây:
Một là nghiệp thiện cùng bất thiện của kẻ đó đã huân tập ở kiếp này và từ nhiều kiếp trước.
Hai là công đức và phước báu mà kẻ đó đã tích lũy được.
Ba là cộng nghiệp của nơi mà kẻ đó tồn tại.
Bốn là sự phổ cập Phật pháp và tình hình Phật sự ở nơi mà kẻ đó tồn tại.
Năm là môi trường, xã hội, đất nước và thế giới mà kẻ đó tồn tại.
Sáu là điều kiện, phương tiện, hoàn cảnh mà kẻ đó đang có.
Bảy là người thân và bạn bè.
Nguyện cô sớm trọn thành Phật đạo.
Phật tử My Dung Hoang thưa: Nam mô A Di Đà Phật! Vậy con xin tổng kết những ý niệm con có được sau khi nghe thời Pháp của Thầy:
1. Đả thông định kiến:
- Sư phụ chỉ thẳng Phật tánh trong con (cũng như mọi chúng sinh) không hề tồn tại suy nghĩ (và Thầy còn đề cập đến nhiều đặc điểm khác nhưng con chỉ cảm được đặc điểm không có suy nghĩ, những đặc điểm khác con sẽ tiếp tục tư duy, quán sát, có khúc mắc con sẽ thưa thỉnh).
- Suy nghĩ là vọng niệm từ vọng tâm mà sinh, và chúng sinh cũng từ đó mà sinh.
- Mọi sự vật hiện tượng đều từ nhân, nhờ duyên phù hợp mà sinh khởi... Do nhân duyên của sự vật hiện tượng không đồng nên sự vật hiện tượng không đồng nhau.
2. Sau khi đả thông được định kiến sai lầm, con có những ý niệm sau:
- Công đức Thầy không có gì có thể sánh bằng, vì Thầy chỉ cho con cảm cái của báu vô cùng tận trong con: PHẬT TÁNH.
- Để đền ơn Tam Bảo, ơn các vị Thầy, ơn các vị Phụ Mẫu, ơn những chúng sinh mà hiện tại con cho là có ơn với con, con nguyện tinh tấn:
+ Thường nhớ PHẬT TÁNH (con dùng danh hiệu A Di Đà Phật để tri ân chư Phật, và nhớ nghĩ Phật tánh nơi con).
+ Tư duy, quán tưởng sự, lý trong lời Phật dạy để NHÌN THẤU và BUÔNG BỎ.
+ Trợ duyên Phật pháp cho tất cả chúng sinh hữu duyên (để có thể trợ duyên con lại thỉnh Thầy thuyết giảng về "TÙY DUYÊN và PHAN DUYÊN", tuy nhiên để không đi lạc chủ đề, con xin Thầy hoan hỉ cho phép con đặt câu hỏi ở một chủ đề mới).
Nguyện toàn thể chúng sinh đều tròn thành Phật đạo! Nam mô A Di Đà Phật!
Pháp Không Chân Như: Nam mô Phật. Cô đã khéo hiểu lời giảng của tôi. Nguyện cô thành tựu công đức viên mãn.
(Kết tập: Hoàng Lạc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét