Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

TÌM HIỂU VỀ BỐ THÍ

Tôi nghĩ rằng 100% Phật tử mình ai nghe nói bố thí cũng tưởng là mình hiểu, khi tiếp xúc tôi mới biết họ chưa hiểu hoặc hiểu rất cạn. Họ hiểu bố thí là cho ra để kiếp sau được giàu có, hiểu vậy thì nghèo lắm.

Thí ở nghĩa cạn là đem trao ra cái mình có cho người cần. Còn định nghĩa sâu hơn một chút, Thí là việc bắt buộc và đương nhiên phải có ở một người hiểu rõ mình là gì, đời là gì, vạn hữu là gì. Bố thí không phải là pháp tu đặc biệt mà là chuyện đương nhiên.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

ĐỒNG NHẤT THỂ

Lời Nói Đầu 

Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Eninstein từ Tây sang.’

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

CÁCH TÍNH THỜI GIAN

Trong hệ thống tính thời gian của Phật Giáo, từ “kappa” có nghĩa là một “chu kỳ hay một aeon” được dùng để chỉ những giai đoạn thời gian hay thời kỳ nào đó theo thứ tự chu kỳ.

(Bản thân từ tiếng Anh “aeon”, được dùng để dịch từ “kappa” của tiếng Pali, vốn có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, có nghĩa là một khoảng thời gian, một thời kỳ dài vô tận, hơn bất kỳ con số hay sự tưởng tượng của con người. Và xưa nay người ta quen dùng từ “kiếp” để tạm dịch từ này qua tiếng Việt, mặc dù “kiếp” ở đây không phải có nghĩa như chỉ là một “kiếp người” vô cùng ngắn ngủi của chúng ta – ND).

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

CÓ CÁI KHÔNG SINH,..., KHÔNG HỮU VI

Đức Phật:
“Này các Tỷ - kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Kinh Khởi thế nhân bổn

"Này Vàsettha, vị Khattiya, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại."

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

KHẢO VỀ THÂN TRUNG ẤM

Này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt (1).

Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế. Trường hợp Tỳ-kheo Sāti, hiểu sai về sự vận hành của thức (2), Tỳ-kheo Ariṭṭha hiểu sai về pháp (3)… là những ví dụ tiêu biểu.

TÌM HIỂU 12 NHÂN DUYÊN

Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Kinh Phạm Võng

Trích Kinh Phạm Võng (Trung Bộ Kinh Tập 1)

5. - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

PHẨM NGƯỜI NGU

CHƯƠNG BA: BA PHÁP

I. PHẨM NGƯỜI NGU

§ 1-10. NGƯỜI NGU

1. Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khơi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

1. Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng (1), Người Tỉnh Thức Bình Yên (2) soi sáng như thật rằng tự tịnh của năm hợp thể (3) đều là Không (4), liền thoát ly mọi khổ ách.
2. Này người con dòng Sari (5), hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể. Hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc (6), niệm tự (7) và tư duy (8) và ý thức (9) đều là như vậy.
3. Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không, nó không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

BÀI 46. THIỀN NƠI THỰC TẠI

Người thật, việc thật, thành tựu thật. (Lê Thanh Hảo)

Biết bao sự tranh cãi đàm luận về các cảnh giới thiền chứng ,người tu tập nên có nội tâm nhẹ nhàng .... Chứng gọi vậy chứ chẳng chứng gì cái vốn sẵn có do ái dục vô minh che khuất, hết che mờ thì tánh sáng hiện ra. Ai dính mắc tự trói mình. 
Chứng là chứng kiến tiến trình tâm... thật thấy, thật biết, cái thấy biết không nằm trong học cao hiểu rộng, không thuộc ý thức, tưởng, hành suy diễn...

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

MẮT TRẦN, MẮT TRỜI, MẮT TUỆ, MẮT PHÁP VÀ MẮT PHẬT

Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề:
“Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào?Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.”

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

THẤY & BIẾT hay BIẾT & THẤY?

I/ THẤY & BIẾT
Trong kinh điển Pāḷi, “thấy” (passaṃ /passato/passati…) vừa có nghĩa về sự nhận thức tri giác, chẳng hạn, “Sopi phasso aniccoti passati (Vị ấy thấy xúc là vô thường); vừa có nghĩa về sự nhận thức thuộc thị giác: “Tamanugacchanto passati nāgavane mahantaṃ hatthipadaṃ..” (khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi một dấu chân voi lớn…).
Trong khi, “biết” (jānati/jānato/ jānaṃ…) chỉ mang nghĩa về sự nhận thức tri giác. Nên khi kết hợp hai loại từ này với nhau trong một câu, chẳng hạn, “Thấy & Biết” thì thường, chúng sẽ mang ý nghĩa là “thị giác & tri giác”.

Ý NGHĨA CỦA SỰ KHÔNG TRANH BIỆN TRONG PHẬT GIÁO

Các kinh sách, đặc biệt là kinh sách Nam tông, ghi chép rằng vào thời kỳ của Đức Phật không phải chỉ có một trào lưu duy nhất là Phật giáo, trái lại Đức Phật đã sống trong một thời kỳ vô cùng phong phú gồm nhiều truyền thống triết học và tín ngưỡng khác. Có rất nhiều vị Thầy lớn tuổi và nổi tiếng hơn cả Phật, chẳng hạn như vị thầy Bà-la-môn Jina Mahavira mà kinh sách Phật giáo thường nói đến dưới danh hiệu là Nigantha Nathaputta.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

CÂY MUỐN LẶNG, GIÓ CHẲNG NGỪNG

Hôm qua đang làm việc ngoài vườn Chùa thì một Phật tử đến thưa, thưa Thầy có người Mỹ muốn gặp Thầy viện chủ (an Abbot) để tranh luận một vấn đề (to debate a matter of) gì đó. Thôi thì cũng phải nghỉ tay để ‘diện kiến’ một nhân vật nào đó mà có lẽ là một ‘biện lý gia’ hay một nhân vật khác thường với người bình thường cũng nên bởi từ ngữ ‘debate a matter of’ là đã bất thường rồi.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

SƠ LƯỢC THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

THÁNH HẠNH

Bạch Thế-Tôn! Các phái ngoại đạo nhiều cách nói có thường, lạc, ngã, tịnh, nên biết quyết định có thường, lạc, ngã, tịnh. Do nghĩa đó nên các phái ngoại đạo cũng nói được rằng: "Ta có chơn-đế.”

CHÚNG TA HÃY THỬ ĐI TÌM PHẬT.

"L.T.S. Minh Tâm là một bút hiệu khác của Nguyên Phong, tức nhà khoa học nổi tiếng John Vũ ở Mỹ. Theo Thư Viện Hoa Sen, ông đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs). Ông chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng “Hành Trình Về Phương Đông” gần ba thập niên trước, và đó là một trong những tác phẩm hay nhất về phương Đông từ trước đến nay. Giáo sư John Vũ cũng là một người rất quan tâm đến khoa học công nghệ, với trên 10,000 bài viết đã được đăng trên blog Science-Technology.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

PHẨM NGƯỜI NGU

PHẨM NGƯỜI NGU

§ 1-10

1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.