Hiển thị các bài đăng có nhãn TỨ NIỆM XỨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TỨ NIỆM XỨ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

TÔI CẦN LÀM GÌ ĐỂ THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ?

Hỏi: Tôi cần làm gì để thực hành được thiền Tứ Niệm Xứ?

Đáp: Bạn cần làm trên cả hai phương diện: Pháp Học và Pháp Hành.

A/ Pháp Học:

1/ Đọc và nếu có thể thì học thuộc kinh Đại Niệm Xứ (kinh số 22) Trường Bộ Kinh hoặc kinh Niệm Xứ (kinh số 10) Trung Bộ Kinh.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Thực tập Kinh Quán niệm hơi thở

Quán niệm hơi thở là pháp môn căn bản nhất để giúp chúng sanh giải thoát sinh tử, luân hồi. Chính đức Thế Tôn cũng đã thực tập pháp môn này trong bước đường tu học của ngài mà đạt quả vị Chánh đẳng Chánh giác.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

KINH ĐẠI NIỆM XỨ (Mahàsatipatthana Sutta)

Tôi nghe như vậy. 
1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo.” Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn.” Thế Tôn nói như sau:

CHÁNH PHÁP TỒN TẠI BAO LÂU?

Mỗi Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, có khả năng tế độ một số lượng khoảng 24 a-tăng-kỳ 600 triệu và 100 ngàn chúng sinh được giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya

Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sinh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Ðạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: "Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc với tâm an lạc. Hàng trí tuệ luôn luôn hoan hỷ trong giáo pháp mà các bậc thánh nhân đã tìm ra".

Thiền Tứ Niệm Xứ

Từ Tứ thiền thì pháp Quán có tác dụng lớn hơn, nhờ Thiền định ấy mà tuệ giác của hành giả có thể sinh khởi đủ để đốt cháy các lậu hoặc tham, sân và vô minh. Nhưng thực ra, trước khi vào Sơ thiền, hành giả vẫn nên hành Thiền quán để đối trị dục, tham; từ Sơ thiền đến Tam thiền, Thiền quán giúp hành giả giác tỉnh mạnh để đi ra khỏi Sơ, Nhị và Tam thiền để vào Tứ thiền.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

Thiền Tứ Niệm Xứ

Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ. 
Mục Lục: 
[1] Vài lời cùng bạn đọc 
[2] Mở đầu 
[3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh 
[4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông 
[5] Thiền và Tịnh Ðộ 
[6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo 
[7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ 
[8] Kết luận 
[9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Kinh Niệm xứ (Satipatthàna sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

TỨ NIỆM XỨ: Con đường thẳng đến Bát Nhã

Trong kinh TỨ NIỆM XỨ, ngay vào đầu kinh, đức Phật xác định TỨ NIỆM XỨ là con đường độc nhất để đi đến chứng ngộ NIẾT BÀN như sau: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.”
Nói như thế có nghĩa là không có con đường nào khác để đi đến NIẾT BÀN ngoài TỨ NIỆM XỨ.
Tại sao lại không thể là con đường nào khác? 

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Pháp Quán Niệm Hơi Thở Theo Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

Giới thiệu: Bài Pháp thực hành Thiền Quán Niệm hơi Thở theo 16 Pháp quán niệm hơi thở của Đức Phật được hướng dẫn và thực tập tại Thiền Viện Pháp Thuận – Dharma Meditation Temple 2014-2015; xin trân trọng giới thiệu đến đọc giả và thân hữu gần xa.