Hiển thị các bài đăng có nhãn TUỆ ĐỊNH QUANG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TUỆ ĐỊNH QUANG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

PHI CHÁNH ĐẠO.

Chúng Sinh chúng mình không phải là bậc A La Hán, không phải là bậc A La Hán, Độc Giác Phật, không phải là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Biến Tri... Phật, Thế Tôn.
Mong cho tôi khi về già không có rơi vào tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát; Không xuyên tạc, không hạ thấp giá trị giác ngộ của đức Phật toàn giác Gotama, giáo huấn và chúng Tăng đệ tử của Ngài, để cho chúng mình không rơi vào sự từ bỏ ba ngôi quý báu này mà tin vào tư duy Chúng Sinh của mình để dẫn dắt mình.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

LẮNG DỊU NIỀM ĐAU DO BỆNH, CHẾT.

Hỏi:
- Con kính bạch thầy con có chuyện, con thành kính xin thầy hoan hỉ giúp con ạ! Con có em, cậu đi khám kết quả là ung thư gan. Con đang nghĩ "không biết con phải khuyên em con như thế nào"? Mặc dù tim con nhói đau, nhưng con hiểu mọi chuyện đều vô thường, thưa thầy! Con xin thầy bố thí cho con lời khuyên ạ! Con xin thành kính tri ân công đức của thầy ạ!

HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT.

Hiện đời có một cuốn sách ghi là "Huyền Ký Của Đức Phật", trong đó với văn phong mệnh danh đức Thế Tôn, đang được ông Nguyễn Nhân lưu giữ tại chùa Thiền Tông Tân Diệu. Ông tuyên bố đó là Huyền ký của đức Phật truyền thừa lại từ khi đức Phật tại thế. Việc của ông Nguyễn Nhân và chùa Thiền Tông Tân Diệu thì đó là việc của ông ấy và chùa ấy.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

XÁ LỢI LÀ GÌ?

Trước khi nói về Xá Lợi, tôi đã có chủ ý nói về Linh hồn trước. Vì vậy, sau khi đã nói về Linh Hồn thì nói về Xá Lợi chỉ ngắn gọn thôi. Hiện nay, con người không thể biết được chính xác Xá lợi từ đâu mà có và nó là gì. Có nhiều quan điểm khác nhau và không đi đến thống nhất chung.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

CỘI GỐC SANH TỬ VÀ CỘI GỐC NIẾT BÀN

Thật ra người tu không phải ham tu là tu được, mà đòi hỏi phải thâm nhập Phật pháp cho sâu, sau đó ứng dụng tu mới đạt kết quả tốt. Nếu chỉ biết tu mà không hiểu Phật pháp, đó là một thiếu sót lớn, có thể dẫn đến nguy hại. Bởi người không hiểu Phật pháp dễ đi lệch lạc, rơi vào tà đạo lúc nào không hay. Vì vậy đối với Tăng Ni cũng như Phật tử, hiểu Phật pháp là mấu chốt trọng yếu trên đường tu.

[27] CHÁNH NGỮ

Nếu bạn yêu thương mình, 
Và lo nghĩ cho người,
Xin phát lòng thương xót,
Nói lên điều lợi ích,
Chánh Pháp và chánh Luật,
Giữ gìn lời Từ phụ,

[26] VÔ VI LÀ GÌ?

Tự nhiên, vạn pháp không phải hữu vi mà cũng chẳng phải vô vi. Nó là nó vậy.
Nói có pháp hữu vi, có pháp vô vi, vì rằng có bạn, có tôi, có chúng ta.
Vì rằng với bạn, với tôi, với chúng ta, sáu căn này nhận diện các pháp có sai khác so với sự thật về chính pháp ấy.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

[25] CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI NẾU ĐANG SAI LẦM.

Sống trên đời, chúng ta không chỉ có làm việc kiếm tiền.
Hầu hết chúng ta đều đã đi những bước đi sai lầm trong cuộc đời vì nghiệp cộng đồng.
Từ nhỏ, chúng ta học và chỉ biết học. Hết học, chúng ta chỉ biết làm việc. Xét cho cùng, từ nhỏ đến hiện tại, rồi tiếp theo, đa số chúng ta sống chỉ vì kiếm tiền và phục vụ lục dục. Bởi vì hầu hết thời gian sống trên đời, chúng ta dành cho việc kiếm tiền và ngủ.

[24] GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT TOÀN GIÁC.

Trong thời kỳ có giáo huấn của đức Phật toàn giác.
Khi chúng ta chưa thấy lời dạy của đức Phật toàn giác là tối thượng, không có ngang bằng, không thể thay thế dù ít dù nhiều lời dạy của bất kỳ ai khác(*), chúng ta sẽ không thể thành tựu đạo quả tối hậu và cũng không thể hướng dẫn người khác thành tựu đạo quả tối hậu.

[23] TAI HẠI CỦA TRUYỀN THỐNG DÁN NHÃN TỪ NGỮ.

Áp dụng từ ngữ không phù hợp phạm vi, phạm trù đưa đến nhiều tai hại.
Chấp dính nhãn mác theo truyền thống do tiền bối tự tri kiến dán, quy chụp lên lời khéo thuyết của Thế Tôn là rào cản ngăn che ta hiểu đúng lời dạy của Phật.
Khi đọc, học, tư duy kinh điển, ta nên bám sát từng lời Phật dạy, đừng bao giờ dùng từ ngữ có tính phổ quát hơn hay hạn hẹp hơn lời kinh để dán chồng lên lời kinh.

[22] PHÁP THÂN VÀ HƯ KHÔNG

Xin được chia sẻ một số nội dung trong kinh nghiệm của bản thân, vì cho rằng nó sẽ giúp ích cho rất nhiều hành giả, đặc biệt dành cho các vị có phát nguyện trở thành đức Phật toàn giác.
- Tôi không thấy một pháp nào, dù hữu vi hay vô vi, có xứ bên ngoài Pháp Thân.
- Tôi không thấy một pháp nào khác ngoại trừ Pháp Thân, dù hữu vi hay vô vi, có thể tánh không phải là hư không (cũng là không đại hay chân không). Không gian là tướng hữu vi của hư không.

SỰ KIỆN KHÔNG THỂ XẢY RA.

Đức Phật tuyên bố:
- "Những bậc A La Hán, Chánh đẳng giác* ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế."

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2023

[21] BẢN THỂ CHÂN TÂM

Pháp Thân là Thực Thể Tinh Thần Cội Gốc, là Thực Thể Tâm Linh Cội Gốc, là Thực Thể Tinh Thần Nguyên Thủy, là Thực Thể Tâm Linh Nguyên Thủy, là Bản Thể Chân Tâm của mỗi chúng sanh, là Pháp Thân của chư A La Hán, của chư Phật hữu dư y Niết Bàn, là Bản Thể của chư A La Hán, của chư Phật vô dư y Niết Bàn. 

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

[20] TỊNH HÓA BA NGHIỆP THÂN KHẨU Ý

1. Là Phật tử, nhất định chuyên cần tu tập tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý. Là kẻ phàm phu, không tu tập tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý thì kẻ đó không phải đang tu tập theo đạo của Phật.

[19] NĂM ĐIỀU NÀY KHỞI LÊN THẬT KHÓ TRỪ

Kinh Tăng Chi, Đức Phật khẳng định năm điều này khởi lên thật khó trừ khử.
- Tham khởi lên.
- Sân khởi lên.
- Si khởi lên.
- Ham nói khởi lên.
- Tâm lang thang.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

[18] VÔ MINH.

Chào Thánh chúng chân tử! Thánh chúng đã có một số thắc mắc rất đúng chỗ.
Trong đó:
- Có những thắc mắc mà tôi chưa có thời gian để trình bày.
- Có những thắc mắc mà tôi có thể trình bày.
- Có những thắc mắc mà chính tôi cũng không biết rõ để trình bày (vì tôi chưa phải là bậc Chánh biến tri).

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

[17] VẠN PHÁP, NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO?

- Hỏi:
Xin ý kiến hành giả: Vạn pháp, nhất thiết duy tâm tạo?
- Đáp:
Tất cả pháp do tâm tạo.
Pháp ở đây là pháp hữu vi.
Pháp ở đây có hai.
Nếu chỉ nói nội pháp trong thân ngũ uẩn, thì hầu hết hành giả đều biết tất cả pháp ấy do tâm tạo tác.
Nếu xét tất cả pháp hữu vi. Ở đây, sự thật rằng mỗi chúng sinh nhận biết pháp bằng các căn. Không có các căn đồng như không có pháp nào hiện hữu đối với vị ấy, các pháp đối với vị ấy tự trả về vô vi.
Các căn nhận biết không chính xác khi chúng tiếp xúc với các pháp. Vì tất cả nhận biết đều là gián tiếp và chậm trễ.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023

[16] VẮN TẮT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT.

1. Bốn Thánh đế là nhóm trí tuệ duy nhất đoạn diệt mọi kiết sử, mọi lậu hoặc, mọi khổ đau.
2. Đức A La Hán và Đức Phật Toàn giác giống nhau rằng, đều là Bậc A La Hán, đều chứng ngộ Bốn Thánh đế trong kiếp sống cuối cùng mà thành tựu Quả vị. Nhưng chỉ có Đức Phật Toàn Giác thành tựu đầy đủ 30 Ba La Mật trước khi chứng ngộ Bốn Thánh đế. Thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chỉ có thể xảy ra ngay khi mọi lậu hoặc được đoạn tận.

[15] ĐỨC A LA HÁN

Nay sư phân biệt Đức Toàn Giác, Đức Độc Giác và Đức A La Hán để các bạn được rõ, không cần phải hỏi ai nữa.
1) Đức A La Hán là bực giác ngộ Tứ Diệu Đế, đã đoạn tận mọi lậu hoặc, đoạn tận mọi kiết sử, đoạn tận mọi khổ đau, đoạn tận sinh tử luân hồi. Sau khi mạng chung, thì Niết-bàn, không còn sinh tử nữa. Đây là mục đích cuối cùng của cả thảy chúng sinh hướng thượng.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

[14] THỰC THỂ CHÚNG SINH LÀ GÌ?

Nhận thức của đa số cho biết rõ ràng rằng trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Khi một hữu tình chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác. Tôi nói đây là nhận thức không đúng đắn. Như thế nào là không đúng đắn? Ở đây, trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Chúng là hai thứ khác nhau. Nhận thức chúng là hai thứ khác nhau là không đúng đắn.