Nền Văn minh Phương Đông đã trải qua chí ít trên dưới 3000 – 5000 năm hình thành và phát triển, kinh qua cả một chặng đường Lịch sử bền bỉ và lâu dài mà người Phương Đông Cổ đại đã tạo dựng cho mình một Nền tảng vững chắc khó có thể sánh được. Không những vậy, nhiều Trường phải Học thuật của Phương Đông Cổ đại cũng lần lượt được ra đời. Các Trường phái Học thuật đã kế thừa và phát huy Nền tảng Khoa học Lý luận của Triết học Phương Đông để tạo ra những bước ngoặt mới trong từng thời đại của Lịch sử cũng như song song tồn tại và tương trợ cho nhau cùng đạt được những thành quả đáng trân trọng.
Không đến không đi, Xuyên qua tất cả, Trùm khắp Vũ Trụ, Đó chính là Ta. (Sư Định Quang)
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRIẾT VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRIẾT VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018
Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein
Nguyễn Huệ Chi
Đột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn – phương pháp duy lý cổ điển (1) của phương Tây.
Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
CỐT LÕI CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT
Về phương diện văn hóa, cho tới nay, người Việt vẫn là những người sống dật dờ trong dòng văn hóa thế giớị. Bản sắc Việt là gì? Sắc thái Việt là gì? Căn cước Việt là gì? Các nhà làm văn hóa Việt vẫn chưa tìm ra được câu trả lời dứt khoát, vẫn còn nói qua nói lại, ba phải, xàng qua xàng lại, đi chân chữ bát, chia ra nhiều phe phái. Bởi vì các nhà làm văn hóa Việt chưa tìm ra được cái cốt lõi của nền văn hóa Việt, chưa tìm ra được cái sắc thái, cái bản thể riêng biệt, cái căn cước đích thực của người Việt. Từ nhỏ cho tới giờ, tôi được dạy và đọc những điều về văn hóa Việt rất ư là mù mờ, rất ư là mơ hồ, rất ư là tranh cãi. Ông nói một đằng bà nói một nẻo, ông cho ông đúng, bà nói bà không sai. Người nào cũng có lý của người đó.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
Minh Triết Việt
Huyền Sử Hồng Bàng Với Tâm Thức Lưỡng Hợp
Nói đến Triết Việt hẳn trong chúng ta cũng có thể có câu hỏi: Chúng ta có một nền tư tưởng, văn hóa đặc sắc nào khả dĩ gọi được là Triết không? Thế giới có Triết Tây, Triết Đông chứ chưa ai đề cập đến Triết Việt bao giờ. Vâng. Quả thực trước kia chúng ta chưa hề nghe cha ông, các bậc tiền bối nói về hai chữ Triết Việt. Thế nhưng, kể từ những năm 1960 trở đi, tại quê nhà, các sinh viên, trí thức, các vị quan tâm tới văn hóa, đã có một thời xôn xao, khi Cố Triết Gia, Giáo Sư Lương Kim Định, đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng dân tộc Việt có một nền Triết đặc thù. GS. đã tuyên dương nền Triết Việt ấy bằng một bộ sách Triết Lý 32 quyển, viết trong suốt một đời người, kể từ 1960 ở Việt Nam cho tới khi GS. từ trần 1997.
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG HUYỀN VĨ
“Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai”. Đây là một trong những lời tiên đoán nổi tiếng của bà Vanga, nhà tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, mà nhiều người biết. Đọc đến đây, bạn có thể cười “Ồ!” và nói rằng : Chuyện này ai mà chẳng biết. Bà Vanga ở bên Tây thì liên quan gì đến những bí ẩn của văn hóa Đông Phương?
Hà Đồ, Lạc Thư và tranh thờ Ngũ Hổ
Bức tranh dân gian được trình bày ở trang bên chắc không xa lạ với các bậc huynh trưởng. Đó là bức tranh thể hiện tín ngưỡng của người Lạc Việt về một sức mạnh thiên nhiên huyền bí. Những gia đình có thờ “Ông Ba mươi”thường đặt bức tranh này dưới tranh tượng thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Bản thân trong nhà người viết, trước đây cũng có một am hai tầng: tầng trên thờ Phật, tầng dưới thờ Ngũ hổ. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, oản chuối, các cụ còn cúng một miếng thịt heo sống trên ban thờ “Ông Ba mươi” một cách rất tôn kính. Hồi còn nhỏ, người viết đã bị bậc sinh thành rầy la, chỉ vì trước ban thờ các ngài dám phạm húy gọi ngài là “con hổ”.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thân Khôn khọn (khỉ) - phần 6A
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩa là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Ý NGHĨA BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG (2)
Bánh chưng có một nghĩa tượng lửa nằm trong ý nghĩa của cực dương. Để phân biệt bánh loại này nên cột dây đỏ. Về cấu tạo, nhân bánh chưng biểu tượng cho dương thường làm bằng đậu vo tròn rồi ép dẹp xuống thành hình đĩa tròn mặt trời mang ý nghĩa hột, mặt trời, lửa.
Ý NGHĨA BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG (1)
Theo truyền thuyết “sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng : ‘Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi’.
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
1. MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG (I)
Kể từ khi xuất bản cuốn "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" vào năm 2006, sau gần 8 năm tôi mới xuất bản cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", để tiếp tục minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Sau khi xuất bản, cuốn sách đã được sự chú ý của dư luận quan tâm.
Một điều đặc biệt cho lần phát hành này với số lượng 1000 cuốn, là cuốn sách chủ yếu được biếu tặng do sự tài trợ của Cty Văn Hóa - Giáo Dục Việt và số lượng phát hành để bán trên thị trường hầu như không có.
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016
MINH TRIẾT VIỆT MÔ TẢ SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ SAU GIÂY O.
CHƯƠNG V: THÁI CỰC - SỰ KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ THEO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TỪ MINH TRIẾT VIỆT.
Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng.
Di sản văn hóa truyền thống Việt.
MỞ ĐẦU
Như vậy, trong bốn chương liên tiếp của phần II.I, chúng tôi đã chứng minh sự sai lệch về cả hình thức thể hiện lẫn nội dung của câu: "Thị cố dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái" trong bản văn cổ chữ Hán. Đồng thời chúng tôi cũng chứng minh cách giải thích mơ hồ của các nhà nghiên cứu Hán Nho, từ hơn 2000 năm qua, khi cố gắng tìm những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, vốn tự nhận là của họ.
Ngơ ngẩn Lý học Tàu. Thần sầu Minh triết Việt
Hàng ngàn năm trôi qua, nền văn minh Đông phương đã lưu truyền những bản văn chữ Hán nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách mơ hồ và bí ẩn. Cho đến ngày nay, khi xu thế hội nhập toàn cầu đã hội nhập hầu hết những nền văn minh nhân loại thì có thể nói rằng cả thế giới này đã mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành – cốt lõi của nền Lý học Đông phương – thuộc về nền văn hóa Hán. Mặc dù cho đến ngày nay, học thuyết này vẫn chỉ để lại những dấu ấn mơ hồ và sừng sững thách đố trí tuệ của nhân loại.
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016
VŨ TRỤ THUỞ SƠ KHAI
Thuở xưa ở vùng núi Ngọc Ang (1) có ông Rờ Xi, vóc người to lớn như trái núi. Ông đã đi khắp thế gian này, chỗ ông qua nhiều lần mặt đất trở nên lồi lõm và đó là các vùng núi bây giờ. Có một lần, ông Rờ Xi ngồi ăn trầu, rảnh rang mới lấy chân khua mặt đất, lập tức một vùng đồng bằng mênh mông hiện ra. Những dòng sông, dòng suối lớn là vết ngón tay ông Rờ Xi quờ tìm cái đánh lửa. Nếu không có ông thì bầu trời đã chùng xuống trùm sát mặt đất, bởi vì bầu trời là cái chăn lớn giàng căng ra phơi. Ông Rờ Xi đã đứng cúi lưng để đỡ cho bầu trời khỏi chùng. Ông đứng lâu lắm. Một dấu chân hiện còn ở vùng Đak Tam lung (phía tây Trà Mi), còn dấu chân kia nghe nói ở mãi vùng đất Quy Nhơn sát biển.
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015
ĐÂU LÀ VIỆT? ĐÂU LÀ HOA?
Cũng cần nói thêm rằng, chữ Tân trong Tân Mão không có nghĩa“mới” như vị giáo sư đáng kính giảng khiến nhiều bạn trẻ lầm theo! Tân ở đây là cay đắng, tân toan, nhọc nhằn. Điều này dự báo năm nay sẽ chẳng ngọt ngào!
Trong dịp Tết năm nay, trên nhiều diễn đàn lại rộ lên sôi nổi những chuyện “muôn năm cũ” quanh chữ Tết, con Rồng, con Lân, ông Táo… Riêng chuyện Mão-Thỏ đã khiến không ít người nhức đầu, rối trí: “Nhà ngữ học Nguyễn Cung Thông thì cho rằng 12 con giáp đến từ Việt Nam vì “Trong số này có con mèo, trước Việt Nam chọn con mèo, sang kia họ hiếm mèo, nhiều thỏ thì họ thay bằng con thỏ.” Ông Nguyễn Phúc Giác Hải dĩ nhiên tin rằng khoa chiêm tinh 12 con giáp thuộc về văn hóa Trung Quốc. Còn Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ đã nói rằng những lý giải về sự tồn tại năm Mèo và năm Thỏ còn “mập mờ”, ông cho rằng chữ Tân trong Tân Mão có nghĩa là Tân/Mới…
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015
CÂU CHUYỆN VÔ THƯỜNG
Nhập đề
Tài liệu đính kèm: Tải về
Tôi có may mắn làm việc một thời gian dài với một nhà văn am hiểu Trung Quốc là nhà văn Hà Phạm Phú, gần đây lại tiếp xúc với Nhà văn Trần Đình Hiến, người cả đời sống và chiêm nghiệm với nền văn hóa Hán, người dịch Mạc Ngôn trứ danh, nên dần dần hiểu đôi điều về Trung Quốc. Điều đó thoạt tiên có vẻ vu vơ, tình cờ, nhưng sau rồi càng ngẫm càng thấy may mắn, bởi vì trong cuộc sống một con người Việt Nam, nói không ngoa, động đâu cũng thấy hình bóng Trung Hoa. Lịch sử, văn hóa, thương mại, bang giao, xã hội… chỗ nào cũng thấy cái bóng to vật vã mang tên Trung Quốc. Bạn là nhà doanh nghiệp hay nhà buôn ư? Đố bạn không tính đến yếu tố hàng hóa mang giá trị đồng Tệ. Bạn là nhà hoạt động văn hóa xã hội ư? Nếu bạn không hiểu về một dòng chảy lịch sử mang tên Trung Quốc, thì chắc gì đã biết về chính dân tộc Việt.
Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015
Kim Định: Cuộc đời và tư tưởng
Giáo sư Kim Định tên thật là Lương Kim Định, là triết gia, linh mục Công giáo. Sinh ngày 15/6/1915 tại địa phận Bùi Chu, làng Trung Thành, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con trai út trong gia đình, thân phụ mất từ khi ông mới một tháng tuổi. Nhờ công dưỡng dục và nhìn xa trông rộng của người mẹ hiền, ngay từ thưở còn nhỏ, ông được gửi vào chủng viện Bùi Chu. Tại chủng viện Bùi Chu, ông được hưởng một nền giáo dục toàn diện, về đạo đức cũng như về học vấn. Với bản tính ham tìm tòi học hỏi, ngoài những môn học khác và ngôn ngữ La Tinh, ông đã tự học thêm chữ Nho và Pháp văn. Sau những năm tháng say mê và miệt mài học tập, ông được bề trên phân công giảng dạy tiếng La Tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu từ năm 1937 đến năm 1939.
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015
Núi cao chi mấy núi ơi
Tề thiên sau khi nhảy ra khỏi lò bát quái của Lão quân, như mãnh hổ thoát cũi sổ chuồng, mặc sức vận dụng hết phép thần thông tài nghệ đánh phá cung Trời đến nỗi:
Thiên cung đại náo phen này,
Thiên binh thần tướng bó tay chịu lùi.
“Thượng đế bèn sai ngay Du dịch Linh quang và Dực thánh Chân quân sang phương Tây mời Phật tổ tới bắt yêu quái.” Gặp Phật, Tề thiên hỏi, thì “Như lai cười, nói: Ta là Phật A di đà Thích ca Mâu ni...” [TDK I 1982: 169].
Để ý cách xưng hô ở đây rất thâm thúy. Tại sao phải dùng đến bốn danh xưng: Phật tổ, Như lai, A di đà, Thích ca?
Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015
Biểu tượng văn hóa dân tộc qua góc nhìn của Dịch lý
(ĐHVH) - Bản chất văn hoá Việt Nam nằm trong vũ trụ quan truyền thống dân tộc và có chung nguồn gốc với vũ trụ quan truyền thống Á Đông, mà dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần Việt hoá theo dân tộc tính của mình. Muốn trở về cội nguồn để thấy được nền tảng tinh thần dân tộc, chúng ta phải tìm về cái nôi tinh thần văn hoá truyền thống Á Đông.
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
Cân bằng âm dương
Thiên nhiên luôn cân bằng bởi hai sức mạnh vừa đối nghịch nhau vừa bổ xung cho nhau, nằm trong: động vật và thực vật, nước và lửa, nóng và lạnh, sáng và tối, trắng và đen, cứng và mềm, nhanh và chậm, khí thanh và khí trược, sống và chết, nam và nữ, trời và đất,… ở khắp chốn mọi nơi. Hai sức mạnh đối nghịch đó, gọi là Âm và Dương, nhờ đó sự sống được duy trì và tiến hóa. Cân bằng âm dương là quy luật lớn nhất của vũ trụ, và cũng là quy luật sinh tử của mỗi con người. Điều chỉnh cân bằng âm dương hài hòa mới có chất lượng sống tốt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)