Hiển thị các bài đăng có nhãn SỬ VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SỬ VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

THỬ TÌM LẠI BIÊN GIỚI CỔ CỦA VIỆT NAM: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN

"Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán. Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.".

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Nước Văn Lang và dân Lạc Việt

1. Nhớ lại năm xưa, khi còn ở bậc trung học, chúng tôi được một vị thày dạy sử thường khuyên rằng: "Dân tộc ta trải qua trên một ngàn năm bị Tàu đô hộ nên sử Việt đã bị sửa đổi rất nhiều, học sử không phải chỉ ghi nhớ chính sử mà còn phải lưu tâm đến dã sử và đặc biệt là huyền sử". Dã sử là lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian do tư nhân viết. Huyền sử là những truyền thuyết có tính cách tưởng như hoang đường nhưng thực ra là những ẩn dụ tổ tiên muốn trao truyền cho con cháu.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

ĐỊA DANH VIỆT TRÊN ĐẤT TRUNG HOA

Đất nước Trung Hoa gồm có 22 tỉnh, nhưng chỉ có 8 tỉnh được gọi tên theo cú pháp Trung Hoa là: Cam Túc, Hắc Long Giang, Phúc Kiến, An Huy, Thanh Hải, Cát Lâm, Chiết Giang, Quý Châu còn lại 13 tỉnh chiếm đa số lại được đặt tên theo cú pháp Việt: Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Giang Tây, Giang Tô, Hải Nam, Liêu Ninh, không riêng 13 tỉnh này mà còn có cả thành phố Thượng Hải và Khu Tự Trị của dân tộc Choang Quảng Tây nữa cũng đặt tên theo cách nói của người Việt. Tứ Xuyên không kể vì tên đặt với từ số lượng đứng trước thì dân tộc nào cũng làm thế.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Giải mã gen của người Việt cổ

Nhà văn Nga V. Rasputin đã viết “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi”. Vì thế những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? luôn đau đáu trong tâm thức mỗi người dân Việt.

Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nhà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Nhận thức lại về Bách Việt

Hà Văn Thùy

Không biết từ bao giờ, tôi được tiền nhân và sách vở dạy rằng, thoạt kỳ thủy đất của người Hán chỉ ở phía Bắc sông Dương Tử. Còn phía nam là giang sơn của nòi giống Bách Việt, là đất phát tích của trăm dòng Việt từ thời Xích Quỷ, Hồng Bàng tới Nam Việt. Sau đó người Hán xâm chiếm, Hán hóa các tộc Bách Việt, chỉ duy nhất Lạc Việt giữ được giang sơn Việt Nam, làm đất hương hỏa của trăm dòng Bách Việt… Niềm tin thời thơ trẻ được tôi mang theo gần suốt cuộc đời và trong thời gian đầu của hành trình tìm lại nguồn cội, tôi vẫn tin như vậy. Chỉ khi khảo cứu tới tận cùng lịch sử phương Đông, tôi mới nhận ra sự thật không phải thế. Bài này được viết ra để trình với bạn đọc mong sửa chữa sai lầm từ quá khứ.

* * *

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

TRẬT TỰ? TRẬT TỰ GÌ?

Chúng ta nói đến “trật tự mới”, nhưng thế nào là “trật tự” và đâu là trật tự cũ để bây giờ ta nói thế giới đã bước qua trật tự mới? Cái mới vẫn là thế giới vô phương hướng, nhưng mới hơn nữa, mới toanh, là sự xuất hiện của hai tay hảo hán đưa yếu tố cá nhân tính vào trọng điểm của quan hệ quốc tế, dù là “world order” hay là “Peace and war”: Tập và Trump. 

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Nước Việt Cổ Rộng Gấp 10 Lần Bây Giờ!

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Vấn đề dân tộc Việt Nam có “bốn ngàn năm văn hiến” như các nhà văn hóa hiện nay đã tuyên bố khiến cho trong giới thanh niên trí thức thắc mắc và nghi ngờ, không biết hai chữ “văn hiến” có ý nghĩa gì, và căn cứ vào đâu để nói với cả một tin tưởng.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Truy tìm gốc tích người Kinh

Là sắc tộc đa số, giữ vị trí trung tâm của cộng đồng dân cư Việt Nam nên từ cuối thế kỷ XIX, nguồn gốc, văn hóa, lịch sử người Kinh được các học giả nổi tiếng phương Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu. Sau khi giành được độc lập, các học giả người Việt trên cơ bản tiếp tục đường hướng nghiên cứu này. Hơn thế kỷ khảo cứu của nhiều lớp nhà Việt học đem lại kết quả nhất định, tạo nên cái nhìn như hôm nay. Tuy nhiên, với những khám phá mới về nguồn gốc dân tộc Việt, nhiều vấn đề về người Kinh cần được xem xét lại. Bài viết này trình bày một lý giải mới về nguồn gốc người Kinh.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

SỬ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA VIỆT

Theo huyền sử thì bờ cõi Việt là hai châu Kinh và Dương cũng gọi là Xích Quỷ (nước của Lộc Tục cha của Lạc Long Quân) tức miền châu thổ sông Dương Tử và Hoài Giang. Nhiều người cho đó là truyện biến ngôn chứ làm gì nước rộng đến thế.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

SỬ VIỆT KHÔNG CHỈ 5.000 NĂM!

(Trao đổi với học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về sử Việt)
Sau khi được công bố trên anviettoancau.net, bài “Có cần viết lại tên Bách Việt?” được nhiều trang mạng đăng lại. Học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa lên diễn đàn Lý học phương Đông của ông với lời phê bình công phu. Cảm mối thịnh tình của ông, tôi xin thưa lại đôi điều.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

KHÁM PHÁ NGÔI MỘ 6500 NĂM TRƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HÀ NAM TRUNG QUỐC

Tháng Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, ngôi mộ có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây của nó giống như một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ ghép bằng vỏ sò có hình giống hoa mai.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Sơ lược nguồn gốc dân tộc Việt

Theo nghiên cứu của Phạm Việt Châu và Đinh Việt Nhân, Bách Việt là tiếng của người Hán dùng để chỉ tập hợp các sắc dân chủng Việt (phần lớn cư ngụ tại miền Nam sông Dương Tử) mà người Hoa Hán gặp gỡ và tranh đấu khi họ bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của bộ tộc Bách Việt, theo huyền sử, là nước Xích Quỷ dưới quyền vua Kinh Dương, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

Văn Lang thân mến.
Tôi đang viết thì không biết chạm vào nút gì trên máy làm nó tắt mất, làm hỏng cả một bài viết rất dài Bây giờ phải viết lại.
Dưới đây là toàn văn bài viết của Thạc sĩ Đào Tiến Thi, Biên tập viên NXB Giáo dục Việt Nam,Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam .
Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ? Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:
4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán. Các nhà sử học thời hiện đại lúc đầu cũng căn cứ vào các tài liệu sử cũ đó.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

PHẢI CHĂNG NGŨ LĨNH LÀ "BIÊN GIỚI CỔ CỦA TỘC VIỆT"?

Để “Tìm lại biên giới cổ của Việt Nam”, bác sĩ Trần Đại Sỹ bỏ ra khá nhiều tâm lực. Không phải chuyện ngồi nhắp chuột trước màn hình “search maps” mà là cuộc dấn thân trên hàng ngàn cây số, tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực tuổi già cùng tiền bạc.