Hiển thị các bài đăng có nhãn QUANG VÔ SẮC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn QUANG VÔ SẮC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

THẾ NÀO THÌ MỚI GỌI LÀ PHẬT

Thế nào thì mới gọi là Phật. Một kẻ đạt được mười món sau thì mới gọi là Phật: 
Một là, tồn tại không cấu uế.
Hai là, tiếp xúc mọi vị trí trong Vũ Trụ.
Ba là, biết rõ bản thể vật chất thì như thế nào.
Bốn là, biết rõ bản thể hữu tình thì như thế nào.
Năm là, biết rõ bản tánh của bản thể vật chất.
Sáu là, biết rõ bản tâm của bản thể hữu tình.
Bảy là, biết rõ nguyên lý hình thành mọi pháp trong Vũ Trụ.
Tám là, biết rõ tác dụng của mọi pháp trong Vũ Trụ.
Chín là, biết rõ tương quan của các pháp.
Mười là, biết dụng pháp. 
(Sư Quang Vô Sắc)

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

MONG CẦU

Do tâm chưa được huân tu tốt lắm, nhiều khi ta mong cầu những thứ mà chính ta không hay biết. Nó khiến ta thực hiện những hành động và lời nói để thỏa mãn sự mong cầu hoặc để tạo dựng những thứ mà ta đang mong cầu. Do vậy, có thể biết ta có đang mong cầu thứ gì hay không, bằng cách quán xét hành động, lời nói và những phản ứng như ý và bất như ý.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

XUẤT GIA ĐỂ LÀM GÌ?

Đạo Phật có nhiều tương đồng với các Thiện Đạo khác, cũng có đặc trưng riêng mà các Đạo khác không có. Mục đích xuất gia chính là đặc trưng riêng của Đạo Phật.
Xuất gia là để hướng đến chấm dứt và chấm dứt sự tái sinh trong ba thế giới, bốn loài, sáu đường.
Ba thế giới là các cõi dục giới, các cõi trời sắc giới và các cõi trời vô sắc giới. Bốn loài là loài sinh từ ẩm thấp, loài sinh từ trứng, loài sinh từ bào thai và loài hóa sinh. Sáu đường là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thần, người và trời.
Ba thế giới, bốn loài, sáu đường, chung quy trong ba thế giới.
1- Các cõi dục giới có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thần, người và một số cõi trời thuộc dục giới như: trời Tứ Vương, trời Ba Mươi Ba (còn gọi là trời Đao Lợi), trời Dạ Ma, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại (trú xứ của thiên ma).

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

Ngồi thiền để làm gì?

Hỏi: Mình ngồi thiền 20 năm rồi nhưng không biết ngồi thiền để làm gì?
Đáp: Mục đích của thiền định là huấn luyện tâm, tu tập tâm để tâm có thể đạt đến trạng thái định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc và bình thản. Với kết quả tâm đạt được như vậy, với tâm như vậy, hành giả hướng đến túc mạng, thiên nhãn và bốn diệu đế. Nhờ tâm như vậy, nhờ quán hướng như vậy, hành giả chứng đạt tam minh và chứng ngộ Giải thoát. Như vậy, đó là mục đích, là vai trò, là vị trí, là tác dụng, là giá trị, là ý nghĩa của thiền định.
(Trả lời dựa theo những lời dạy của đức Quang Vô Sắc).

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA? CHÚNG TA HÃY CÙNG LẮNG NGHE PHẬT DẠY NHƯ SAU:

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Thích Ca, tại thành Ca Tỳ La Vệ, ở khu vườn Ni Câu Luật. Rồi Thích tử Ma Ha Nam đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
Ba pháp trở thành Cư sĩ đệ tử Phật:
-Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?
Này Ma Ha Nam, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Ma Ha Nam, là người nam cư sĩ.
Tám pháp trở thành Cư sĩ có giới, bao gồm cả Tam Quy:

VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP THIỆN VÀ BẤT THIỆN

- Hỏi: Một người vô tình làm chết người. Không ai (người) biết, người đó cũng không biết, “xem như” không có cách chi chi để hành động “nhân” đó thu thành tàng thức để tạo “quả” trong những kiếp sau.
Vậy hỏi người đó có chịu nghiệp không? Nếu có thì nghiệp quả vận hành thế nào?
- Đáp:
Nghiệp của chúng sanh có hai loại. Nghiệp của chúng sanh đó được hình thành trong tâm của chúng sanh đó, gọi tắt là nội nghiệp. Nghiệp của chúng sanh đó được hình thành trong tâm của những kẻ(*) khác, gọi tắt là ngoại nghiệp.
Thế nào là nội nghiệp?

Giương cao ngọn cờ Tam Bảo.

Đức Xá-Lợi-Phất, bậc đại trí tuệ thù thắng không ai ngang bằng, chỉ có chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác mới sánh hơn, là bậc tướng quân chánh pháp của đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, còn thốt lên bài kệ giương cao ngọn cờ Tam Bảo, huống là chúng ta.
Bất cứ lúc nào, hoặc trong hoàn cảnh nào, cũng nên đặt trọn vẹn niềm tin tưởng nơi Tam Bảo, giương cao ngọn cờ Tam Bảo, chứ không nên giương cao ngọn cờ của bất cứ ai khác, để tránh làm nhiễu loạn lòng người đệ tử Phật, xen tạp tà kiến hoang vu ngăn che con đường đến bờ Giải thoát.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

VẤN ĐÁP VỀ PHẬT PHÁP

Chín chuyên đề vấn đáp về Phật pháp được đặc biệt tạo ra để phục vụ cho quý bạn đây ạ.
Mỗi chuyên đề đều có các bậc am hiểu Phật pháp lĩnh vực chuyên đề đó phụ trách đúc kết giải đáp.
Khi tham gia hỏi hoặc chia sẻ, quý bạn sẽ được năm lợi ích lớn:
Nhận được lời giải đáp mãn nguyện, trau dồi sự hiểu biết đúng đắn, mở mang trí tuệ.
Được gột sạch dần các loại tri kiến bất lợi như thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới cấm thủ kiến và kiến thủ kiến.
Được nghe những tri kiến chơn chánh chưa từng được nghe.
Được thân giao với các bậc thiện tri thức cùng nhau tiến bộ.
Hỏi: Nếu người ra lệnh bắn mà không thấy người ta có chết hay bị thương, vì khi thi hành không có nhìn thấy được, vậy có bị nội nghiệp hoặc ngoại nghiệp gì không?
Đức Quang Vô Sắc đáp: Quý Phật tử thương kính!
Với người ra lệnh bắn người khác thì vị ấy đã gây tạo nội nghiệp sát sanh với tâm sát hại, lòng từ bi thương tưởng bị hạn hẹp, và có thể một ngày nào đó, tâm hối hận sẽ trổi dậy có thể do vị ấy ăn năn đối với hành vi sát hại, hay do vì một lý do nào đó làm cho vị ấy thấy biết người mà mình muốn bắn kia là ân nhân hay thân bằng quyến thuộc của mình trong quá khứ. Do tâm hối hận khởi lên, nên vị ấy rơi vào ba đường ác. Tâm sát hại có thể cho quả đọa ba đường ác, nếu được làm người, có thể sống trong sự sát hại và chiến tranh, có thể bị nhiều bệnh tật, thọ mạng ngắn ngủi hoặc bị sát hại.

CÁCH SÁM HỐI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ KẾT QUẢ TỐT NHẤT

Về pháp sám hối, đức Quang Vô Sắc dạy rằng: Sám hối có nghĩa là tự kiểm điểm lỗi lầm, chấp nhận lỗi lầm là lỗi lầm, không cố ý che dấu lỗi lầm, biết hổ thẹn và biết ghê tởm với các lỗi lầm, tự nhắc mình luôn sống tốt hơn theo lời Phật dạy để cho những lỗi lầm như vậy và những lỗi lầm khác không xảy ra nữa.
Song song với việc làm cho tự thân như vậy, thì mình biết thành tâm xin người bị hại và những chúng sinh có liên quan cảm thông tha thứ vì sự si mê của mình, biết tự nhắc mình luôn sống tốt với người ấy, mọi người xung quanh và cả thảy chúng sinh.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

MƯỜI CÔNG ĐỨC GIẢI THOÁT

Có mười loại công đức giải thoát được người tu xây dựng nền tảng căn bản cho mình và tích lũy nâng tầm qua mỗi kiếp sống.
Nó là y cứ mỹ mãn nhất để nhận biết công đức tu hành của một người.
Người có công đức càng lớn thì càng xứng đáng được tôn kính hơn.
Công đức trăm năm tu hành tinh tấn miên mật không đáng kể gì so với vô số kiếp tu hành tinh tấn miên mật, huống là tổng thời gian THỰC TU trong đời này chỉ được vài tháng.

VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP THIỆN VÀ BẤT THIỆN

- Hỏi: Một người vô tình làm chết người. Không ai (người) biết, người đó cũng không biết, “xem như” không có cách chi chi để hành động “nhân” đó thu thành tàng thức để tạo “quả” trong những kiếp sau.
Vậy hỏi người đó có chịu nghiệp không? Nếu có thì nghiệp quả vận hành thế nào?
- Đức Quang Vô Sắc đáp:
Nghiệp của chúng sanh có hai loại. Nghiệp của chúng sanh đó được hình thành trong tâm của chúng sanh đó, gọi tắt là nội nghiệp. Nghiệp của chúng sanh đó được hình thành trong tâm của những kẻ[1] khác, gọi tắt là ngoại nghiệp.
Thế nào là nội nghiệp?

ĐÔI ĐIỀU NHẮN GỬI

- Người không tốt với bạn, không nên để trong lòng. Cuộc đời này, ngoài cha mẹ ra, không ai có nghĩa vụ phải tốt với mình cả. Nếu may mắn được đối xử tốt, nhất định phải biết trân trọng, cảm ơn.
- Sinh mạng hết sức ngắn ngủi. Càng biết quý trọng sinh mạng sớm chừng nào bạn sẽ hưởng được niềm vui cuộc sống nhiều chừng ấy. Cứ cầu mong trường thọ lâu dài, chi bằng trân trọng từng phút giây đang sống, để tạo nên cuộc đời ý nghĩa.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

THỈNH HỎI PHÁP CÔNG PHU NHẬP MÔN

- Bạch đức Quang Vô Sắc! Con Quả Thiện xin thỉnh hỏi về pháp công phu nhập môn dành cho người tu nhất tâm ạ.
Nếu trong lúc đếm hơi thở từ 01 đến 500, con ngồi duỗi chân có được hay không ạ, hay bắt buộc phải ngồi kiết già hoặc bán già, thưa đức Quang Vô Sắc? Bởi vì vào buổi sáng con đã ngồi kiết già để trì 52 biến chú Đại bi, tiếp sau đó, con lại ngồi bán già để tu tập pháp đếm hơi thở, thì con thấy bị tê chân quá ạ!
Bạch đức Quang Vô Sắc, ba thời công phu khác nhau, được hiểu như thế nào ạ? Sáng, chiều, tối, hay có thể thực hành hai thời vào buổi sáng cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ và một thời vào buổi chiều hoặc tối, như vậy có được hay không ạ?
Con kính xin đức Quang Vô Sắc từ bi khai thị cho con ạ.

ĐỨC QUANG VÔ SẮC KHAI THỊ

Bảy đức hạnh của vị Thầy chân chính xứng đáng để tán thán, xứng đáng để tin tưởng, xứng đáng để học tập, xứng đáng để cung kính, xứng đáng để cúng dường: (1) tam quy, (2) tịnh giới, (3) ít ỏi Tà ngữ, (4) ít ỏi lời ác kiến, (5) hòa hợp truyền thống Tăng, (6) tường minh Pháp, (7) tinh tấn.
Tam quy:
Chỉ quy y Đức Toàn Giác mà không quy y chư vị khác, chỉ quy y Pháp do Đức Toàn Giác thuyết giảng mà không quy y pháp do chư vị khác thuyết giảng. Chú trọng giảng giải Pháp do Đức Toàn Giác thuyết giảng, ít chú trọng giảng giải pháp do chư vị khác thuyết giảng. Chỉ chia sẻ các pháp môn do Đức Toàn Giác thuyết giảng, không chia sẻ các pháp môn do chư vị khác tự sáng lập. Tôn kính và nượng tựa bốn đôi tám chúng Thánh đệ tử của Đức Toàn Giác, tức là hội chúng chư vị Dự lưu đạo, Dự lưu quả, Tư đà hàm đạo, Tư đà hàm quả, A na hàm đạo, A na hàm quả, A la hán đạo, A la hán quả.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

CÔNG PHU NHẬP MÔN: Dành Cho Người Tu Nhất Tâm

Dành Cho Người Tu Nhất Tâm
Thầy chào quý Con thương kính của Thầy! Khi bắt đầu, hay trong khi tu tập nhất tâm, hay đã thấy thành tựu nhất tâm, quý Con cần phải biết tự kiểm tra lại định lực của mình.
Thầy có pháp công phu nhập môn này dành cho người tu nhất tâm, với bốn bậc định tâm, quý Con cần phải tu tập.
Pháp công phu nhập môn dành cho người tu nhất tâm, với bốn bậc định là gì? Pháp đếm được năm trăm hơi thở vào ra, là pháp công phu nhập môn bậc định thứ nhất. Pháp đếm được một ngàn hơi thở vào ra, là pháp công phu nhập môn bậc định thứ hai. Pháp đếm được một ngàn năm trăm hơi thở vào ra, là pháp công phu nhập môn bậc định thứ ba. Và pháp đếm được hai ngàn hơi thở vào ra, là pháp công phu nhập môn bậc định thứ tư.