Hiển thị các bài đăng có nhãn NGỮ VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGỮ VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

BÀI THƠ GIÚP GHI NHỚ 3000 TỪ TIẾNG ANH.

Hello Xin chào
Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper
Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ
Thấy cô gái đẹp See girl beautiful
I want tôi muốn, kiss hôn
Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah!
Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

NHỚ LƯU LẠI

Google giấu các hệ thống tìm kiếm khác nên chúng ta ít biết về sự tồn tại của chúng. Dưới đây là danh mục những nhà tìm kiếm xuất sắc nhất trên thế giới, chuyên về sách nghiên cứu, học thuật và các thông tin trí tuệ.
Tài nguyên học thuật từ hơn một tỷ nguồn.
Tìm kiếm trong 20 ngàn thư viện trên toàn thế giới.

HAI THỨ

Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.
Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
Sưu tầm

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

MỘT BÀI THƠ KỲ LẠ VỚI 8 CÁCH ĐỌC, Ý NGHĨA VẪN Y NGUYÊN!

Tiếng Việt của chúng ta thật tuyệt vời!
Phải nói là bái phục bài thơ lạ kỳ này, hiện có 1 vài tài liệu cho rằng đây là bài "Mến cảnh xuân" (thơ Đường) của Hàn Mặc Tử.
Ta cùng "chiêm ngưỡng" vẻ độc đáo của bài thơ này nhé:
1. Bài thơ gốc:
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ r.ư.ợ.u chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

BỨC ẢNH CỦA HẠNH PHÚC

Nazim Hikmat, Nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại, đã từng hỏi người bạn Abidin Dino (Họa sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và một họa sĩ nổi tiếng nữa), để vẽ một bức tranh HẠNH PHÚC.
Anh ấy vẽ một bức tranh của cả một gia đình, chật chội trên chiếc giường vỡ, dưới một mái nhà dột dột, trong một căn phòng xơ xơ, nhưng vẫn nở nụ cười trên khuôn mặt của từng thành viên!

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

TIẾNG THUẦN VIỆT MẤT DẦN, DO BỊ CHỤP MŨ LÀ "KỴ HÚY"!

* Đây, đơn cử một trường hợp: người dân miền Nam, và một số tỉnh miền Trung đến nay vẫn quen gọi "BÔNG" (thay vì "hoa"), bị suy diễn là do "kỵ húy" bà vợ vua Minh Mệnh tên "Hoa". Kỳ thực, "BÔNG" là âm thuần Việt, có mặt trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt từ lâu...!

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

QUY LUẬT ÂM DƯƠNG TRONG NGÔN TỪ VIỆT.

Người Việt nói = Nhơn viết (chứ không phải “Tử viết” đâu nha): Âm – Dương là triết lý của người Việt từ ngàn xưa đã ăn vào trong tâm khảm cho nên nó được mang vào trong tiếng nói từ ngàn xưa cũng không có gì lạ! Nay dẫn chứng sơ vài nét để thấy “tính phổ biến” của nó.
Đặc điểm đặc sắc nhất của tiếng Việt là “đơn âm thành nghĩa” (theo khẳng định của các học giả Trung Quốc, khi nghiên cứu ngôn ngữ Bách Việt cổ đại trên lãnh thổ Trung Quốc ngày nay) tức là nói ra một “tiếng” là đã thành một nghĩa hoàn chỉnh, đó chính là một “từ” (theo khẳng định của giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam Cao Xuân Hạo). Một tiếng (phát ra là đơn âm tiết) mà có ngay một nghĩa hoàn chỉnh, đó chính là một “nhất nguyên”. Từ Nhất Nguyên sinh ra Âm – Dương.
Quý bằng hữu đã xem bài viết “Quy tắc tạo từ trong Tiếng Việt” rồi thì đã nắm bắt, bằng hữu nào chưa xem thì xem lại theo link này:

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

ĐẦU NĂM ĐỌC THƠ - TRẦN YÊN THẢO

1. Trần Yên Thảo

Tên thật Trần Ngọc Minh, sinh năm 1940 tại Hàm Tân, Bình Thuận.
Làm thơ viết văn (từ năm 1959), dịch thuật (từ 1982).
Viết trên các tạp chí văn học nghệ thuật miền Nam trước và sau 1975.
Cộng tác trước 1975: Tuần báo Ngàn Khơi, Tiểu thuyết tuần san, Bán nguyệt san Văn, Tạp chí Tiếng Nói, Tình Thương, Nghiên Cứu Văn Học.
Cộng tác sau 1975: Tạp chí Văn, đặc tuyển Thời Văn, Báo Giác Ngộ.

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

VÌ SAO TIẾNG VIỆT THÍCH HỢP DÙNG CHỮ VIẾT LOẠI GHI ÂM CÒN TIẾNG HÁN THÌ KHÔNG?

Đó là do tiếng Việt có cực nhiều âm tiết (syllable). Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Mỗi con chữ trong tiếng Việt thể hiện một âm tiết. Ở đây tôi dùng từ "con chữ" (hoặc "tiếng" hoặc "từ") để tránh nhầm với "chữ". Ví dụ con chữ (tiếng/từ) "Nam" gồm 3 chữ cái: n, a và m; con chữ này thể hiện 1 âm tiết. Nếu thêm dấu thì thành 6 âm tiết: Nam, Nám, Nàm, Nảm, Nãm, Nạm.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

1. Kiều thăm mộ Đạm Tiên

1. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

CÂU TRẢ LỜI CỦA MỘT NHÀ HIỀN TRIẾT.

1. Vật gì sắc bén nhất?
Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim người khác.
2. Nơi nào xa nhất?
Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 
3. Cái gì lớn nhất?
Ham muốn là thứ lớn nhất. Nhiều người trở nên khốn khổ vì họ cho phép ham muốn thoải mái. Hãy cẩn thận với ham muốn. 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

PHÓNG SANH

CON CHIM VỪA ĐƯỢC PHÓNG SANH

BAY RẤT NHANH

NGƯỜI TRỞ VỀ VỚI CÁI LỒNG CỦA MÌNH

---

Người ta thường phóng sanh chim. Tôi cũng phóng sanh chim, có, nhưng chỉ ra chợ mua một cách ngẫu nhiên, rồi thả ngay xuống bờ sông sau khi niệm Phật cho nó "nghe". Với chim thì tôi vào tiệm bán chim, chọn những chú chim sâu nhỏ xíu, giá mềm, vừa túi tiền khiêm tốn của mình. Chim sâu là loại được nuôi để hót nghe vui tai, nó sẽ "ở tù" suốt đời, chính vì vậy tôi mới thả. Tôi bắt từng con rồi nhẹ nhàng buông tay ra. Con chim mừng rỡ bay vút ra khỏi cái lồng chật hẹp. Nhìn đôi cánh nó chấp chới trong ánh sáng mặt trời đẹp như bức tranh. trái tim tôi reo lên một cách lạ lùng.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

CHUYỆN VỀ 3 LOÀI CÁ

Con cá thứ nhất là cá hồi chó.

Cá hồi chó sống ở vùng nước sâu trong đại dương bao la.
Cá hồi chó mẹ sau khi đẻ trứng sẽ đợi ở một bên, trứng sau khi nở thành cá con vẫn chưa thể tự kiếm ăn, chỉ có thể dựa vào thịt của mẹ để lớn.
Cá mẹ nhịn đau đớn không hề kêu ca. Khi cá con lớn lên, cá mẹ chỉ còn lại một đống xương, đó là minh chứng đắt giá nhất cho tình mẹ vĩ đại trên thế giới này.
Cá hồi chó là con cá tượng trưng cho tình mẹ.

Con cá thứ hai là cá lóc Tàu.

Loài cá này sau khi sinh con sẽ bị mất đi khả năng nhìn, không thể kiếm mồi mà chỉ có thể nhịn đói.
Khi trứng nở thành hàng ngàn con cá con, đàn cá con không nỡ nhìn mẹ chết nên từng con, từng con một chút động bơi vào miệng mẹ để giúp mẹ đỡ đói.
Cá mẹ sống lại, lượng cá con còn tồn tại chẳng đáng là bao, chỉ còn chưa đến 1/10, số còn lại vì mẹ mà hy sinh tấm thân non nớt của mình.
Cá lóc tàu là con cá tượng trưng cho sự hiếu thảo của người làm con. 

Con cá thứ ba là cá hồi.

Mỗi năm cứ đến mùa sinh sản, cá hồi lại tính trăm phương ngàn kế để từ đại dương rộng lớn trở về dòng sông trong đất liền.
Bởi lẽ loài cá này không sinh nở ở các vùng biển nước mặn mà di cư bơi về dòng suối ngọt, nơi chúng được sinh ra để tiếp tục đẻ trứng.
Cuộc hành trình di cư thật sự vất vả và gian lao khi chúng phải bơi ngược dòng chảy của tự nhiên để trở về quê hương, trên đường trở về phải đối mặt với bao hiểm nguy thách thức, nào là vượt thác, nào là lo bị gấu xám ăn thịt…
Những con cá không vượt được thác phần lớn sẽ rơi vào bụng gấu. Những con vượt thác thành công cũng sức cùng lực kiệt, vừa phải tiếp tục bơi vừa phải đề phòng loài ó cá kiếm mồi.
Chỉ có một số ít những con cá may mắn vượt qua mọi khó khăn và sự bủa vây để trở về quê hương, hoàn thành việc quan trọng nhất đời mình, đó là tìm con đực, giao hợp, đẻ trứng và cuối cùng là chết một cách yên bình ở chính nơi mình sinh ra.
Và khi mùa xuân đến, đàn cá con lại trôi theo dòng nước ra biển, bắt đầu hành trình cuộc đời mình.
Cá hồi là loài cá tượng trưng cho tình yêu quê hương xứ sở.

Lời bình

Chúng ta hãy thường xuyên nghĩ rằng, trên đời này có ít nhất 3 con cá khiến chúng ta phải cảm động.
Con cá thứ nhất là cha mẹ, người đã cho chúng ta sinh mệnh, luôn dõi theo mọi bước chân ta đi, không trách cứ oán giận, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con cái mà không hề đòi hỏi bất cứ điều gì.
Con cá thứ hai là con cái, từ khi oa oa cất tiếng khóc chào đời, con cái đã hoàn toàn tin cậy và ở bên cha mẹ cho đến già.
Con cá thứ ba là cố hương. Bất luận là đi xa đến đâu, cũng sẽ có một ngày chúng ta tìm cách trở về quê nhà.

(ST)

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Tiếng Việt, chữ Việt cổ, chữ Quốc ngữ và giấc mơ của kẻ hậu thế với thầy Hà Văn Tấn

Tôi chưa có niềm vui được gặp thầy Hà Văn Tấn, nhưng đêm nay giấc mơ kỳ lạ đã cho tôi cái duyên được đọc kỹ hơn, hiểu rõ hơn và viết ra được một phần sự vĩ đại trong tiếc nuối của thầy và những bậc thầy lịch sử đã về nơi xa.

Trong giấc mơ một giọng tường thuật rành rọt: “Anh Tấn, giá như anh rồi thày của anh – (Một người nước Nam kỳ lạ GS Phạm Huy Thông), hay anh Khánh (GS Lê Trọng Khánh) nói về chữ Quốc Ngữ dịp này thì tốt biết bao nhiêu”.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Chùm ảnh: Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ.

Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần (Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An) đã có được nhiều bức ảnh quý giá về Vinh đầu thế kỷ 20.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

VIẾT VÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT (3): VẤN ĐỀ “NGHỆ THUẬT VÌ NGHỆ THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT VÌ NHÂN SINH”

Có ba phái:

1. Phái thứ nhất chủ trương “Vẽ để mà vẽ, hát để mà hát, viết để mà viết” (Văn học khảo luận trang 38). Vẽ, hát, viết, là nghệ thuật [1]. Vì thế nên gọi “nghệ thuật vì nghệ thuật”.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

10 truyện cực ngắn của NHẬT CHIÊU

1. BỨC TRANH
Giữa sa mạc. Để làm dịu cơn khát của mình, chàng hoạ sĩ đã vẽ trên cát một con suối.
Khi chàng bỏ đi, một mạch nước ngầm đã tràn lên bức tranh khe suối ấy.
Đoàn lữ hành đã tìm thấy xác chàng hoạ sĩ cách đó không xa. Dẫu sao đi nữa, họ đã uống nước thoả thuê.

Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn”

Không có gì lạ trong nền giáo dục Việt Nam

Ngày 9 tháng 1 năm 2007, trong trò chơi “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.

Câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

TRUYỆN KIỀU DIỄN NGHĨA

1
Cuốn “Kim Vân Kiều Truyện”
Của Thanh Tâm Tài Nhân
Được Nguyễn Du viết lại
Thành thơ Việt, có vần.

Tức là thơ lục bát,
Ba nghìn hai trăm câu,
Bằng chữ Nôm mộc mạc,
Âm vang mãi trong đầu.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Vô thức trong văn học nghệ thuật

GSTS Nguyễn Hoàng Phương - 
Ảnh: 100years.vnu.edu.vn
Cách đây một thời gian có hai phóng viên báo Sông Hương đến gặp tôi, đó là hai người Huế. Vì thế tôi có ngay những tình cảm rất đẹp, tình đồng hương. Thứ nữa, tôi thầm nghĩ: Chắc là hai phóng viên này muốn trao đổi với mình về đề tài vô thức đây! Và quả thực như thế.

... Là một người nghiên cứu khoa học tự nhiên, tôi xin trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình về bài toán vô cùng hóc búa đó, với khả năng không chuyên về mặt văn học nghệ thuật của mình.