E-Rơ-Nơ Mun-Đa-Sép là tiến sĩ y học, giáo sư, Giáo đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga của Bộ Y tế Nga, thầy thuốc Công Huân, huy chương “Vì những cống hiến cho ngành y tế nước nhà”, nhà phẫu thuật thượng hạng, nhà tư vấn danh dự của Đại học Tổng Hợp Lu-In-Svin (Mỹ), viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ, bác sĩ nhãn khoa có bằng của Mê-hi-cô, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần kiện tướng Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết.
Không đến không đi, Xuyên qua tất cả, Trùm khắp Vũ Trụ, Đó chính là Ta. (Sư Định Quang)
Hiển thị các bài đăng có nhãn SÁCH HAY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SÁCH HAY. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019
ĐẠO CỦA VẬT LÝ
TTđTD - Đây là quyển sách hay. Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, một nhà vật lý học hiện đại của phương Tây đã hướng vật lý học sang tâm linh học phương Đông. Mời các Quý vị đọc đoạn trích sau:
... Chương 2: Biết và thấy
Từ vọng tưởng hãy đưa ta về thực tại!
Từ bóng tối hãy đưa ta về ánh sáng!
Từ cái chết hãy đưa ta về bất tử!
Áo nghĩa thư (Brihad-Aranyaka-Upanishad)
Trước khi nghiên cứu về sự song hành giữa nền vật lý hiện đại với nền đạo học phương Đông, ta hãy đi sâu trả lời câu hỏi, làm sao có thể so sánh được hai bên; một bên là một nền khoa học chính xác, dựa trên ngôn ngữ phức tạp của ngành toán học hiện đại và bên kia là một môn tu học tâm thức, chủ yếu dựa trên thiền định quán sát rồi lại còn cho rằng tri kiến của họ không thể dùng ngôn từ để diễn tả.
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019
LÝ THUYẾT NHÂN TÍNH QUA KINH TẠNG PALI
LỜI GIỚI THIỆU
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Ðại học Delhi. Thượng tọa được cấp phát văn bằng Tiến sĩ Triết học trong lễ Tốt nghiệp lần thứ 73, ngày 13 tháng 4 năm 1996. Ngay sau khi được trình bày tại Hội đồng tiền duyệt, luận án được đánh giá rất cao và được yêu cầu xuất bản ngay.
Qua năm phần của luận án, tác giả đã miêu tả, diễn giải và phân tích Giáo lý Duyên khởi của Ðức Phật và trình bày một cách hệ thống khái niệm Nhân tính trong năm bộ kinh Nikàya mà tác giả xem là căn cứ để phát hiện ra rằng vì con người là một vật hữu thể phải chịu chi phối của luật Duyên khởi nên con người chỉ là một tập hợp năm uẩn vốn là Khổ, Vô thường và Vô ngã. Và như thế, cái gọi là Nhân tính không gì khác hơn là một sự vận hành liên tục của năm uẩn và chẳng dính dáng gì đến cái Tôi, cái Của tôi và cái Tự ngã của tôi. Do đó, sự chấp chặt vào một nhân tính bất ổn định và huyễn giả luôn luôn tạo khổ đau và gây lắm phiền hà cho mọi hoạt động của con người. Chính từ quan điểm này, tác giả đề nghị một cái nhìn mới về văn hóa, giáo dục và nêu ra một số giải đáp cho những khủng hoảng hiện nay.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019
Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (1)
Vào Đề
Một trong những loại hình ngôn ngữ khó hiểu và uyên áo nhất trong kho tàng văn, triết học Phật giáo là ngôn ngữ kinh điển (canonical languages). Theo truyền thống, tất cả giáo pháp do Đức Phật truyền dạy cho hàng đệ tử của Ngài đều được gọi là kinh (sùtra) hay kinh điển nói chung. Và kinh là một tạng thư trong ba tạng : Kinh tạng (Sùtra pitaka), Luật tạng (Vinaya pitaka) và Luận tạng (Abhidamma pitaka).
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG I:
ÔNG GIÀ BÁN BÀI HỌC NGÀN VÀNG
Ngày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giới Trung và Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh. Kinh đô Nhục Chi nằm trên sườn núi lớn, cảnh trí rất đẹp, kiến trúc tân kỳ. Hoàng cung và đền đài nằm trên một vị trí cao nhất, rồi đến bộ viện, dinh thự của các công hầu khanh tướng, phía dưới chân núi là nhà dân chúng và phố phường buôn bán tấp nập quanh năm.
Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017
THIỀN LÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH
Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.
Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017
NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ
Trích Chương 3:
KHÔNG GIAN TÂM LINH
Câu chuyện này được hòa thượng Thiền Tâm kể và chúng tôi đã từng thuật lại trong cuốn "Luận về Nhân Quả".
Có lũ trẻ chăn trâu, lùa trâu về ngang qua bờ đất. Chợt một đứa trong đám ngã lăn ra giãy dụa la hét thảm thiết. Những đứa trẻ khác sợ hãi chạy đến giữ tay, giữ chân nó lại. Nhưng nó vẫn gào thét dữ dội. Qua một lúc lâu thì nó mới thôi làm dữ, nhưng khắp người nó nhiều vết cháy xém. Khi được hỏi nguyên do, nó kể rằng khi đi đến bờ đất, chợt nó thấy hiện ra một cổng thành lớn bên trong lửa cháy rừng rực.
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016
Trở Về Từ Cõi Sáng
Cho dù đẹp đẽ hay xấu xa, giàu có hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại thì chúng ta cũng không sao tránh khỏi sự chết. Thần chết luôn luôn theo đuổi chúng ta như bóng với hình. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong TRỞ VỀ TỪ CÕI SÁNG do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật, và nhà sách Làng Văn xuất bản 1995, sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ cho quý vị vài điều bí mật về bên kia cửa tử.
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016
CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ
Đại đức W. Rahula
Thích Nữ Trí Hải dịch
Lời Giới Thiệu
Đại Đức Rahula, người Tích-Lan được đào tạo trong truyền thống Thượng-Tọa Bộ tại các Phật Học Viện (Pirivena), sau vào Đại-Học Tích-Lan đậu bằng B.A. (London) rồi viết luận án Tiến Sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích-Lan và được cấp bằng Tiến Sĩ Triết học (Ph. D.). Sau Đại Đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại-Thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây-Tạng. Cuối cùng Đại-Đức qua Đại Học Đường Sorbonne để nghiên-cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và mai nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy, Đại-Đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại-Đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
Thích Nữ Trí Hải dịch
Lời Giới Thiệu
Đại Đức Rahula, người Tích-Lan được đào tạo trong truyền thống Thượng-Tọa Bộ tại các Phật Học Viện (Pirivena), sau vào Đại-Học Tích-Lan đậu bằng B.A. (London) rồi viết luận án Tiến Sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích-Lan và được cấp bằng Tiến Sĩ Triết học (Ph. D.). Sau Đại Đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại-Thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây-Tạng. Cuối cùng Đại-Đức qua Đại Học Đường Sorbonne để nghiên-cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và mai nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy, Đại-Đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại-Đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
MINH TRIẾT TRONG ĐỜI SỐNG
Darshani Deane là một diễn giả nổi tiếng, đã giúp đỡ nhiều người trên phương diện tâm linh. Cuộc diễn thuyết nào của bà cũng thu hút rất đông quần chúng, sau buổi nói chuyện bà thường dành thời giờ tiếp xúc với thính giả để thảo luận thêm về những đề tài liên quan đến đời sống cá nhân của họ. Chi tiết cuộc tiếp xúc được ghi nhận và in thành sách dưới tựa đề Wisdom, Bliss, and Common Sense (Tạm dịch: Minh Triết Trong Đời Sống). Cuốn sách này đã giúp nhiều người tìm được sự thoải mái trong đời sống tinh thần và là một trong những cuốn sách tâm linh bán chạy nhất năm 1989.
Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016
Tây Tạng Huyền Bí
Lobsang Rampa – Nguyễn Hữu Kiệt dịch
Nhà xuất bản Xuân Thu ấn hành & Nhà xuất bản Tôn Giáo
Thời Thơ Ấu
A ha! Aha! Đã lên tới bốn tuổi rồi mà không ngồi vững trên lưng ngựa! Mi sẽ không bao giờ trở nên một người hùng! Rồi đây cha mi sẽ nói sao?
Vừa nói xong, ông Tzu thẳng tay quất vào mông con ngựa một ngọn roi da, đầu ngọn roi cũng đét luôn cả vào người kỵ mã bất đắc dĩ, và nhổ luôn một bãi nước bọt xuống đất một cách khinh bỉ.
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
Tìm về cội nguồn Kinh Dịch
Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Tài liệu: Tải về
Say sưa miệt mài trên con đường tìm hiểu về nền văn hóa Á Đông, từ tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” rồi “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp” và bây giờ là cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh dường như không biết mệt mỏi, đã cố gắng tham khảo tìm tòi, luận cổ suy kim rồi vắt óc mình mà đưa ra những phát kiến mới lạ trong Dịch học để cống hiến cho mọi người. Thiện chí và công phu của tác giả tưởng đáng nên trân trọng.
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016
PHƯƠNG THỨC SINH RA VŨ TRỤ và CON NGƯỜI theo các câu kinh trong THIỀN THƯ
Khoa học huyền bí đã thay phiên đổi chỗ cho khoa học chính thống và khẳng định rằng có tồn tại những loại vật chất khác, tinh vi hơn vật chất mịn nhất của vật lý. Nó liệt kê ra bảy cấp độ vật chất tinh vi (trong số đó có cõi vật lý); vả lại con số này chỉ là một cách thực tiễn để ấn định khuôn khổ của ý niệm, vì sự phân cấp ra một cách tinh vi từ vật chất vật lý chuyển thành vật chất tinh vi hơn vốn mang tính lũy tiến và liên tục; sao cho cái mà ta có thói quen gọi là các cõi không biểu diễn thành các nấc thang mà đúng ra thì các cõi này tiếp nối nhau thành một dốc thoai thoải giống như một khoảng dốc lài lài dành cho xe của những người bị tàn tật.
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TÂM LINH
Tác giả : J.S.COOPER
Dịch giả: Huỳnh văn Tuất, Nguyễn văn Minh
Dịch giả: Huỳnh văn Tuất, Nguyễn văn Minh
Lời Tựa C. W. LEADBEADTER
Hiện nay, thế giới đang cần một số tác phẩm như quyển sách nầy. Thời kỳ duy vật bế tắc nay đã qua. Vào thời kỳ này, con người tuyên bố một cách đường đột và tự mãn rằng quyền năng và minh triết thiêng liêng chẳng qua là một mớ tin tức sai lầm. Nhưng nay, nhân loại nhìn nhận sự thực tại của một cõi giới siêu hình vượt tầm giác quan con người và muốn tìm hiểu về cõi nầy.
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
THÔNG ĐIỆP CHO TƯƠNG LAI
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Mật Mã Tây Tạng 2 (phần D)
CHÚNG TA BỊ BỘ LẠC ĂN THỊT NGƯỜI BẮT RỒI
Trước mặt năm tên du kích, một nhân vật trông như tế sư mặc áo choàng đen, đội mũ lông chim, trang sức rực rỡ, mặt vẽ đủ thứ màu sắc, tay cầm con dao lóc xương nhọn hoắt, miệng lẩm bẩm niệm chú gì đó. Sau lưng tế sư có một chiếc bàn gỗ, đại khái lớn hơn bàn làm việc một chút, nhưng nhỏ hơn bàn bóng bàn, bên cạnh tế sư còn có mấy gã cao to lực lưỡng đứng ngạo nghễ, tay chắp sau lưng, ngọn lửa đỏ rực chiếu hắt lên làn da màu đồng cổ và cơ thịt rắn chắc của họ.Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
SÁCH PHẬT PHÁP
Đại cương Thiền tông
Cành hoa và nụ cười
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Ðức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng. Tăng chúng đưa mắt ngơ ngẩn nhìn nhau. Trong bầu không khí thinh lặng phân vân, mọi người bỗng thấy trên môi Ðức Phật nở một nụ cười. Ngài mỉm cười vì có một người trong tăng chúng vừa mỉm cười với ngài và với đoá hoa ấy. Người đó là Ca Diếp, kẻ duy nhất mỉm cười và được Ðức Phật cười lại. Rồi ngài nói: "Ta có con mắt chứa chánh pháp, cái tâm nhiệm mầu, tướng thực không tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập thành văn tự, truyền riêng ngoài giáo, nay trao ông Ma-ha Ca-diếp".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)