Hiển thị các bài đăng có nhãn THIỀN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THIỀN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Thiền định là tinh túy của phật giáo.

Định là quy tâm về một mối, là cột Tâm, tập trung tâm lại không cho loạn động. Trong tất cả thiện pháp, định là chủ trì, định là nguyên đỉnh, định là nơi hội tụ, định là tối thắng.
Nếu thành tựu thiền định.
1. Bạn sẽ có nghị lực phi thường.
2. Có trí nhớ phi thường
3. Có sức chịu đựng phi thường
4. Có trí tuệ quảng bác, thâm sâu, sắc bén.
5. Có sức khỏe tốt, thân tâm an lạc, mát mẻ.
6. Tâm luôn bình yên và tích cực.
7. Bạn giải quyết công việc trôi chảy.
8. Tài giỏi nhiều lãnh vực, nhiều khía cạnh. Nhờ định tâm bạn sẽ là người đa năng.
Đây là nguồn hạnh phúc vô tận, dành cho những ai muốn hoàn thiện chính mình. Và đây cũng là việc làm của những bậc đại trí tuệ, vì muốn thành tựu chân thật hạnh phúc.
Lời phật dạy. Nầy các tỳ khưu ! Các thầy hãy chuyên cần tinh tấn, tiến tu thiền định, người nào có thiền định rồi, người ấy sẽ dễ dàng chứng đắc đạo quả, giác ngộ ba minh.
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.
Đây tấm lòng chân thành xin gửi đến các bạn.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Nhân Giới Sanh Định, Nhân Định Phát Tuệ

Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ mối quan hệ nhân quả ấy xảy ra như thế nào. Xin được chia sẻ một ít hiểu biết về vấn đề này.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Chín phép thiền quán về cái chết

Bài viết này được sửa đổi một chút của“Thiền tỉnh thức về cái chết”. Có nhiều phương pháp khác nhau để hành thiền chín phép quán về cái chết. Cách thứ nhất là quán chiếu tất cả chín phép trong một thời hành thiền. Cách thứ hai là thực hành mỗi phép quán cho mỗi thời thiền, lấy chín thời để hoàn thành tất cả các phép quán. Cách thứ ba là dành trọn thời thiền cho mỗi một trong ba phép quán chính. Cái chết là điều không thể tránh khỏi, thời gian chết cũng không biết chắc lúc nào, và sự thực là chỉ có tu tập tâm linh mới có thể giúp ích cho chúng ta lúc lâm chung. Ở đây, bạn có thể tu tập theo bất cứ cách nào bạn muốn.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

NHƯ LAI THIỀN

"Một nếp sống lành mạnh trong sáng,
Một phương pháp giáo dục hướng thượng.".
Hòa thượng Thích Minh Châu
Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên, 1993

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

GIỚI THIỆU VỀ THIỀN VIPASSANA

Vipassana International Academy
Thích Minh Diệu dịch

Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là "thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát"; nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation) .

Cốt tủy của Thiền Minh Sát

Bắt đầu thực tập bằng cách ngồi ngay thẳng và chú tâm. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hay trên ghế. Trước tiên bạn không cần phải quá cố gắng chú tâm. Chỉ cần để ý đến hơi thở ra vào. Nếu cảm thấy rằng niệm Phật có thể giúp cho sự chú tâm của bạn mạnh hơn, bạn có thể niệm "Phật," "Pháp," hay "Tăng" khi bạn quan sát hơi thở ra vào. (Điều quan trọng là phải chú tâm vào hơi thở, niệm Phật chỉ là phương tiện giúp định tâm.)

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

THIỀN LÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH

Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Hiểu đúng Thiền Vipassana

(Trích Trà Đạo - Như Tuệ ghi)
Tác giả: Viên Minh
1. Kính thưa Thầy, khi hành Thiền Vipassanā làm sao để biết mình đang trong Định, cận Định hay sát-na Định. Khi con trình Pháp với Thiền Sư trong khóa tu học, con hiểu là con đã trải nghiệm trạng thái Định một số lần. Kính xin Thầy giải thích con trạng thái cận Định và sát-na Định là như thế nào ạ?

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Tổng hợp tất cả trường phái thiền trên thế giới

Qua nhiều năm phát triển và thay đổi ngồi thiền dần trở thành một thói quen gắn liền với cuộc sống. Có nhiều trường phái vẫn tồn tại hay lãng quên, có cái thay đổi có cái cải tiến nhưng tựu chung chúng đều đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Bài viết này là tổng hợp những phương pháp phổ biến nhất, đặc biệt không có phương pháp “tốt nhất” ở đây nhưng bạn chắc chắn sẽ tìm được phương pháp tốt nhất cho mình.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Người xưa dạy 2 huyệt đạo bí truyền đánh thức khí lực vô hình của cơ thể

Chân Âm là từ ngữ của y học đông phương, ám chỉ khí lực vô hình tiềm tàng của phần âm ở bên dưới cơ thể. Chân Âm sung mãn là điều kiện để não bộ được bền vững, khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

THIỀN QUÁN LÀ GÌ?

Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Ngồi thiền tốt cho thể chất và tâm trí

Trong một trường ca sử thi cổ của Ấn Độ, xuất hiện từ cách đây hàng mấy ngàn năm đã kể rằng: Có một vị tướng trong khi đang đánh đuổi giặc, lúc mệt quá đã tạt vào một hẻm núi ngồi tĩnh tâm thiền định. Một lúc sau, khi sức khỏe hồi phục, tâm trí trở lại sáng suốt, vị tướng đó leo lên chiếc xe chiến mã của mình đuổi theo quân giặc và tiếp tục chiến đấu. Trận đó ông thu được thắng lợi.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

100 Lợi Ích của Thiền Định

1. Hạ thấp sự tiêu thụ oxy
2. Hạ thấp nhịp hô hấp
3. Tăng lưu lượng máu và giảm nhịp tim
5. Dẫn tới mức độ thư giản cơ thể sâu hơn
6. Tốt cho những người bị cao huyết áp
7. Giảm lo lắng bằng cách giảm lượng máu lactate
8. Giảm căng thẳng cơ bắp
9. Giúp các chứng bệnh mãn tính như dị ứng, viêm khớp….

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tập Thiền


Mặc dù rất nhiều (hay đúng hơn là hầu hết) các Phật tử phương Tây muốn hoặc trông đợi được hướng dẫn tập thiền, nhưng đức Dorje Chang III lại không đánh giá cao khía cạnh này trong việc thực hành của những người mới bắt đầu. Ngài đã nhắn nhủ nhiều lần rằng sẽ là vô dụng khi thực hành bất cứ điều gì trong những điều được gọi là “kỹ thuật thiền” mà thiếu đi sự hiểu biết và nhận thức về ý nghĩa thực sự của việc làm đó. Zhaxi Zhuoma rinpoche đã mất một thời gian dài để hiểu được những gì Đạo sư của rinpoche muốn nói khi Ngài dạy “Học thiền không phải là học kỹ thuật.”