Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Thế nào là tồn tại không cấu uế? Một kẻ tồn tại nhưng không bị dính mắc bất cứ thứ gì, kẻ này không còn bám chấp vào bất cứ thứ gì. Tồn tại như vậy gọi là tồn tại không cấu uế. Một kẻ tồn tại không cấu uế, sau khi xả thân sẽ không còn trong lục đạo luân hồi, và được gọi là A La Hán.
Nhat Phu Ho: Vậy Thầy cho con hỏi làm sao đạt được như vậy?
Pháp Không Chân Như: Phải thực hành Bát chánh đạo.
Chân Như Vô Ngại: Con xin hỏi thầy: không dính mắc bất cứ thứ gì, không bám chấp bất cứ thứ gì được hiểu như thế nào cho đúng? Chữ "thứ gì" ở đây có phải là vật chất không?
Pháp Không Chân Như: Chân Như Vô Ngại! Bất cứ thứ gì là tất cả.
Chân Như Vô Ngại: Thưa Thầy, con xin hỏi tiếp:
1. Một kẻ hiểu và làm theo điều người đó cho là đúng, hành động đó có gọi là bám chấp không?
Ví dụ: Kẻ này biết sát sanh là ác pháp. Khi bị người khác ép sát sanh con vật, kẻ đó nhất định không làm. Hành động không làm đó có phải là bám chấp không?
2. Một kẻ không cần đạt được món thứ 3, món thứ 4 trong 10 món để thành Phật mà Thầy nói cũng có thể đạt được tâm không dính mắc, không bám chấp bất cứ thứ gì?
Pháp Không Chân Như: Chân Như Vô Ngại! Trạng thái tâm của ông, trước khi làm, đang làm, sau khi làm không khác thì là tâm không dính mắc, không bám chấp vào cái đó.
Câu hỏi thứ hai cũng là câu trả lời đúng.
Chân Như Vô Ngại: Dạ vâng. Thưa Thầy, con nghĩ thấy trạng thái tâm trước làm, đang làm, sau khi làm không thay đổi chỉ có thể là trạng thái định thôi ạ. Có đúng không Thầy?
Pháp Không Chân Như: Chân Như Vô Ngại! Đó là đang nói không bám chấp một thứ chứ không phải bất cứ thứ gì. Không bám chấp, dính mắc bất cứ thứ gì thì trạng thái này phải vĩnh hằng chứ chẳng phải khi định thì được tịnh mà khi không định thì chẳng tịnh. Lúc uế lúc tịnh thì chẳng phải là tâm của bậc A La Hán.
Chân Như Vô Ngại: Vâng ạ.
Vô Thường: Bạch Thầy, con đã theo dõi bài giảng của Thầy từ đầu đến giờ nhưng có chỗ này con không hiểu mong Thầy hoan hỷ giảng giải cho con.
Thứ nhất, thế nào là trạng thái tâm?
Thứ hai, Thầy có thể cho con một ví dụ về việc làm mà trạng thái tâm trước và sau khi làm khác nhau và một ví dụ về trạng thái tâm trước và sau khi làm giống nhau?
Thứ ba, hiện tại ta đang tu tập theo pháp môn mà ta cho là đúng thì có phải ta đang bám chấp vào pháp không?
Pháp Không Chân Như: Vô Thường! Trạng Thái là một từ đã có nghĩa chính nó, không có định nghĩa trạng thái là gì.
Một kẻ lúc trước khi làm có trạng thái tâm không vui không buồn. Khi được nhiều người khác khen ngợi cũng không vui không buồn. Sau khi hết khen ngợi, cũng không vui không buồn. Trạng thái tâm của quá khứ, hiện tại, vị lai như vậy là không khác.
Vô Thường! Phàm là chúng sinh thì nghiệp chướng sâu dày, không thể không dùng pháp mà buông được pháp, mà phải dùng pháp để buông pháp. Vì lý ấy cho nên chư Phật xuất thế để dạy cho chúng sinh các pháp để tu hành.
Vô Thường: Dạ, con cám ơn Thầy.
Nhat Phu Ho: A Di Đà Phật. Thưa Thầy: Vậy còn món thứ 2 thì sao?
(Kết tập: Hoàng Lạc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét