Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH DỊCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH DỊCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Học thuyết Âm Dương

Sự vận động của tự nhiên tuân theo quy luật nào, vận động như thế nào, đó là điều người Trung Hoa tìm hiểu hàng ngàn năm và đúc kết thành một học thuyết độc đáo: Thuyết Âm Dương. Có thể nói đây là lý thuyết chủ đạo, nền tảng, lâu đời nhất, huyền bí nhất và cũng được ứng dụng nhiều nhất trong thế giới quan phương Đông.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Đồ hình bát quái hay 8 quẻ thiên nhiên.


Giữa đồ hình bát Quái này và Lạc đồ có sự tương thông về hình thức và nội dung

Số 1 = độc →đục → đặc , chất đục nặng cô đọng thành đất , đất dày là tượng quẻ khôn .
Số 2 hai → hà – hồ , quẻ Đoài = cái hồ
Số 3 – tam- xám → xẫm , quẻ Khảm = màu đen.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

LUẬN VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NHỮNG CÁCH CẢI SỐ PHẬN

Khoa tử vi phương Đông đã tổng kết và ước lượng số mệnh con người qua hàm số sau: Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh. Thiên mệnh là người sinh ra bị chi phối bởi: ngày, giờ, tháng, năm, các vì sao chiếu lúc sinh ra và phúc của tổ tiên. Theo đó, Địa mệnh là môi trường xã hội và Phong Thủy nơi sinh sống. Nhân mệnh là phần nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tu tâm dưỡng tính của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Dịch học và đồ đồng Đông sơn

B - dịch học và đồ đồng Đông sơn

Truyền tích bánh dày bánh chưng kể rằng :

Vua Hùng đã già nghĩ ra cách để tìm người kế vị. Vua ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

KINH DỊCH VỚI THIỀN CAO ĐÀI


I. KINH DỊCH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ SÁCH BÓI TOÁN, TRIẾT LÝ HAY Y THUẬT 

Thông thường, kinh Dịch vẫn được xem là sách bói toán, hoặc là sách triết lý, trong đó bao gồm vũ trụ quan, nhân sinh quan, sử quan... Ngoài ra, còn một xu hướng nữa là ứng dụng kinh Dịch vào phép dưỡng sinh hay trị bịnh theo y thuật cổ truyền phương đông.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Bài Đồng Dao: Chi chi chành chành

GIẢ THUYẾT 1:

Tìm ngôi mộ Kinh Dương Vương và lý giải trò dân gian"chi chi chành chành"
Tuy là lăng mộ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam nhưng rất nhiều người con đất Việt không hề biết rằng, nằm ngay trong lòng vùng đất Kinh Bắc có ngôi mộ của Kinh Dương Vương - thủy tổ của dòng máu Lạc Hồng.
Kinh Dương Vương - thủy tổ của người Việt

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH

Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề "tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

I. ĐỊNH NGHĨA

Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch

Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch, mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ” nhưng chân lý không phải là dựa vào số đông.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Y HỌC DÂN TỘC: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (Tố Vấn 5) ghi: "Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, Sinh sát chi bản thủy, Thần minh chi phủ dã, Trị bệnh tất cầu kỳ bản" (Âm Dương là quy luật của trời đất, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi biến hóa, Căn cội của sự sinh trưởng và hủy diệt, là kho tàng chứa đựng thần minh, trị bệnh phải tìm rõ căn bản của bệnh).

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

CÂU CHUYỆN TẤM CÁM VÀ TÍNH MINH TRIẾT VIỆT DỊCH


Đọc: Chuyện Tấm Cám trong con mắt Thiền
Có thể nói hầu hết những người ở thế hệ chúng tôi đều đã qua thời thơ ấu trong không gian của truyền thống văn hoá Việt do thế hệ trước truyền lại. Đó chính là những chiếc bánh chưng, bánh dầy, những bức tranh dân gian đầy màu sắc sinh động, các trò chơi trẻ em như “Ô ăn quan”, “Chi chi chành chành”…hoặc những câu chuyện đượm màu huyền thoại như: "Thạch Sanh", "Trương Chi – Mỵ Nương”…..v.v….Tất cả hầu như đều mang một ý nghĩa minh triết Việt.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Giải mã bí ẩn “Kinh dịch”


Tôi thực hiện loạt bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch. Bởi lẽ Kinh dịch có khả năng dự đoán trước được tương lai vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể liễu giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con trước đây vốn chưa có ai nêu ra.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

SƠ LƯỢC VỀ KINH DỊCH

Thật thú vị khi vào cuối thiên niên thứ II sau Công nguyên, một bộ sách ra đời từ thời tối cổ là Kinh dịch lại được đông đảo bạn đọc hăm hở tìm đọc lại. 

Dạo một vòng các hiệu sách lớn, ta thấy hàng loạt cuốn sách mới in mạng tên Dịch học của các nhà cổ học đáng kinh như Phan Bội Châu, Bửu Cẩm, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương… nhìn sang Trung Quốc ta bắt gặp nhiều sách mới lạ như Thần mật bát quái, bát quái với doanh thương, bát quái với y học, bát quái với quân sự, Chu dịch dự đoán và khá nhiều bài khảo cứu quan hệ giữa dịch học với thiên văn, với giáo dục, với văn học, với kiến trúc, với số học… Thú vị nhất là trên lá quốc kỳ của Hà Quốc, một con rồng lực lưỡng mới nổi lên cõi Bắc Á, phấp phới hình đồ bát quái với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm :bất học dịch, bất đắc nhập các": không biết dịch, miễn tham gia chính phủ.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Dịch kinh linh thể

TỰA 
Sử mệnh nói lên sứ mệnh của một dân tộc nhất định phải thi hành trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Sử mệnh vì thế đã được thích nghi với hoàn cảnh, với khu vực và thường được các bậc hiền triết của mỗi dân tộc thấy trực thị rồi diễn đạt qua những trang huyền sử. Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rông hơn nhiều vì bao cả dĩ vãng lẫn tương lai, nên có tính cách siêu thời gian. Vì thế những trang huyền sử là quý nhất trong các di sản thiêng liêng của dân tộc một nước. Nhưng chính vì chỗ thiêng liên, vì chỗ bao la phi thời gian đó nên mung lung như ẩn như hiện, dễ bị con cháu để phai mờ mất ý thức. 
Tài liệu đính kèm: Tải về

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

NHẬT TÂM - KINH DỊCH TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG

Lời nói đầu:
Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân về lịch sử văn hóa các triều đại Hùng Vương và mối liên hệ của nền văn hiến này với các quan niệm về vũ trụ và Kinh Dịch. Đây là cái nhìn hoàn toàn chủ quan của người viết với nỗ lực góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch cũng như Lịch sử hình thành của dân tộc Việt Nam. 

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

So sánh hai Kinh Dịch.

Đến đây, chúng ta hoàn toàn tìm thấy hầu hết các lời giải logic cho những nghi án Kinh Dịch. Kinh Dịch là của người Việt Nam và người Trung Hoa biết điều đó. Với âm mưu đồng hóa và triệt diệt văn hoá Việt, người Trung Hoa đã bắt, giết hầu hết các trí sỹ Việt. Và cuối cùng, dân tộc làm ra Kinh Dịch không còn người hiểu được những nguyên lý Dịch truyền thống. Nhưng ánh sáng chân l‎ý vẫn soi thấu qua màn đêm lịch sử. Với các huyền thoại họ thêu dệt vào Kinh Dịch của họ cộng thêm cái Hậu Thiên Bát Quái luộm thuộm, họ đã tự làm lộ tẩy mình. Vì họ không có cội rễ nên họ không hiểu các đồ hình đó nói cái gì, làm từ đâu, tính toán thế nào nên họ bịa ra những nguyên tắc lố bịch, lủng củng, không nhất quán. Để cuối cùng luận ra một cái Hậu Thiên sai bét!!! Chúng ta hãy cùng nhau so sánh logic của hai Kinh Dịch.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

ĐỌC KINH DỊCH

Hiện nay có rất nhiều sách viết và dịch về Kinh Dịch. Các bạn trẻ lật vài trang xem qua thấy chưa hiểu gì cả, vì vậy, ít bạn chịu khó đọc kinh Dịch. Ngược lại, có bạn đọc ít nhiều sách về Kinh Dịch lại chuyên đem chuyện này ra để loè bè bạn và dự đoán lung tung về số phận từng con người.
Thật ra Kinh Dịch là cái gì vậy?

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Phần đóng góp của Viêm tộc vào việc hình thành kinh điển

Nói đến kinh điển là nói đến phần kết tinh những gì là tinh tuý nhất của một nền văn hóa. Ở trên ta đã định luận phần đó cách tổng quát, ở chương này chúng ta thêm phần chính xác bằng gọi tên một số kinh điển cùng phác họa nội dung trong vài nét lớn và ta có thể nói rằng phần đóng góp của Viêm tộc chính là phần nóng cốt của cả lục kinh: Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của kinh dịch

Ngày nay một số các nhà Dịch học Trung Quốc đã nhận ra rằng đời Thương chưa có Kinh Dịch (Phùng Hữu Lan), hoặc chỉ có dạng quẻ chữ số tương đương với dạng quẻ tượng bát quái với điều kiện phải qua một lần chuyển đổi từ số ra tượng (Trương Chính Lãng) (điều này khó có thể xảy ra), nhiều người xác định Kinh Dịch chỉ có vào khoảng cuối Ân đầu Chu (Cố Hiệt Cương,Lý Kính Trì), có người còn cho rằng Kinh Dịch phát xuất từ dân tộc Tráng (còn gọi là Choang, ở Quảng Tây) .Nói chung nguồn gốc của Kinh Dịch đang bị hoài nghi, nhiều nhà Dịch học Trung Quốc nhận ra rằng cần phải thẩm tra lại.