Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

(31) NÓI VỀ PHẬT TÁNH

"Ta tu tập để thấy ngũ uẩn (nó) không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là Tự Ngã của ta để ta xả bỏ nó, thoát khỏi nó (ngũ uẩn), thoát khỏi luân hồi sanh tử, đạt đến chánh biến tri thì cũng là lúc ta thấy Phật tánh chính là Ta. Hai cái thấy và hai đối tượng được thấy này khác nhau. Một cái là thấy để xả bỏ, đó chính là ngũ uẩn, là cái thấy xảy ra trước của chúng sinh. Một cái là thấy chính mình đích thực, không phải xả bỏ, mình là Phật tánh, Phật tánh là mình, làm gì có cái gọi là xả bỏ chính mình. Cái thấy này xảy ra sau của chúng sinh, tức là cái thấy của bậc tu hành đã thành tựu." (Pháp Không Chân Như)
***
Hoa Vô ƯuThưa Ngài, con không hiểu Phật tánh không phải danh, không phải sắc. Vậy nó là gì mà bị vô minh che lấp?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Những thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoặc những thứ là bộ hợp từ hai, từ ba, từ bốn hoặc từ năm thứ đó đều vô thường. Nó không phải là cô đích thực, không phải là của cô đích thực, không phải là cái Tôi đích thực của cô. Phật tánh là cái Tôi đích thực. Cô có Phật tánh, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nay và mãi về sau.
Hôm nay cô tu hành, ngày mai cô tu hành, và cứ như vậy, mỗi giây trôi qua cô đã tu hành. Cô tu hành là để dứt trừ mọi cấu uế, dứt trừ sự bám chấp, dứt trừ mọi tham muốn, sân hận, tu tập đưa đến chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh biến tri,... Đó là lộ trình mà cô dứt trừ bám chấp sai lầm cho rằng ngũ uẩn chính là cô. Khi cô dứt trừ được nó, tức là cô vẫn còn và cô đó chính là Phật tánh của cô. Quá trình tu hành không phải là quá trình tạo dựng một sản phẩm mới để nói rằng nó không khổ đau, nó giải thoát, mà là quá trình xả bỏ những thứ không phải của mình.
Hoa Vô Ưu: Thưa Ngài, hiểu theo cách khác Phật tánh là vô ngã?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Như lời cô nói cái mà chúng sanh chấp lầm là tôi, của tôi, là tự ngã của tôi, đó thực chất chỉ là một tập hợp danh sắc, sinh diệt do duyên, không thật trường tồn. Vì nó sanh diệt do duyên nên vô thường, không một ai đứng sau, làm chủ, điều khiển. Đấy là phi ngã, là lời dạy của Thế Tôn. Lời này cô nói đúng.
Nhưng này, Hoa Vô Ưu! Như lời cô nói không phải là không có cái gì mà là cái mà chúng sanh chấp lầm là tôi, của tôi, là tự ngã của tôi, đó thực chất chỉ là một tập hợp danh sắc, sinh diệt do duyên, không thật trường tồn. Vì nó sanh diệt do duyên nên vô thường, không một ai đứng sau, làm chủ, điều khiển. Đấy là phi ngã, là lời dạy của Thế Tôn. Lời này cô nói không đúng. Vì sao?
Cái mà cô nói chúng sinh chấp lầm là tôi, của tôi, là tự ngã của tôi, đó chính là ngũ uẩn. Cái thứ này, Thế Tôn dạy chúng ta phải xả bỏ, có đúng như vậy không? Chắc chắn là đúng rồi.
Như vậy, này Hoa Vô Ưu! Sau khi đã xả bỏ chúng rồi thì ta được cái gì? Sẽ chẳng còn gì chăng? Nếu sẽ chẳng còn gì thì là đoạn diệt rồi. Chẳng phải vậy hay sao. Nếu còn thì là còn cái gì? Nếu nói cái còn kia là ngũ uẩn hoặc thứ thuộc về ngũ uẩn thì sao lại nói là ta đã xả bỏ. Có vô lý chăng? Cho nên, lời cô đã nói cái còn lại không phải là không có cái gì mà là cái mà chúng sanh chấp lầm là tôi, của tôi, là tự ngã của tôi, đó thực chất chỉ là một tập hợp danh sắc, sinh diệt do duyên, không thật trường tồn. Vì nó sanh diệt do duyên nên vô thường, không một ai đứng sau, làm chủ, điều khiển. Đấy là phi ngã, là lời dạy của Thế Tôn. Lời này cô nói không đúng. Nói như vậy là mâu thuẫn.
Một sự kết luận mâu thuẫn rồi lại đưa đến tri kiến của cô rằng: Nhưng Ngài lại nói là có cái Ngã, Phật tánh thường tồn bất hoại mà chúng sanh phải liễu ngộ. Đây thực sự đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật. Kết luận này của cô không đúng vì cơ sở mà cô cho rằng “Đây thực sự đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật.” dựa trên một kết quả không đúng ở trên.
Cho nên nói có cái Ngã, Phật tánh thường tồn, bất hoại là đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật là không đúng.
Nói có cái ngã, Phật tánh thường tồn, bất hoại không đi ngược lại lời dạy của Thế Tôn.
Hoa Vô Ưu! Cô đã nói rằng sở dĩ chúng sinh khổ đau vì chấp Thân này của ta, có cái Ngã thường tồn bất biến. Nhưng Đức Phật chỉ ra rằng cái ngã ấy không phải ta, không phải của ta, không phải là tự ngã của ta. Lời này cô nói không đúng. Vì sao?
Chúng sinh khổ đau vì chấp thân này, ngũ uẩn này là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Tức là chúng sinh chấp hoặc là sắc, hoặc là thọ…, hoặc là thức, hoặc là bộ hợp từ một, từ hai, từ ba, từ bốn, từ năm uẩn đó là cái ngã thường tồn, bất biến. Chính vì thế Đức Thế Tôn chỉ ra rằng những thứ đó không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta. Chứ không phải vì chúng sinh cho rằng có cái ngã thường tồn bất biến nên Thế Tôn chỉ ra rằng cái ngã thường tồn bất biến này không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta.
Cô nói rằng khi nào chúng sanh thấy được sự sanh diệt vô thường của danh, sắc (ngũ uẩn), liễu ngộ được thực tánh của ngũ uẩn thì lúc đó thấy được ngũ uẩn ấy không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta. Đó là thấy được cái phi ngã, chứ không phải thấy cái ngã như Ngài nói. Lời này cô nói đúng.
Nhưng này Hoa Vô Ưu! Cô lại nói rằng nếu thấy cái ta chính là ta như Ngài nói thì làm sao thoát khỏi ngũ uẩn, thoát khỏi sanh tử luân hồi? Lời này của cô không đúng. Vì sao vậy?
Ở đây, Hoa Vô Ưu! Cái Ta mà tôi nói không phải là ngũ uẩn mà là Phật tánh, là cái chân ngã. Tức là cái Ta mà tôi nói là cái chân ngã chứ không phải là cái ngã giả (ngũ uẩn). Chúng sinh tu hành để thấy cái ngã giả (ngũ uẩn) không phải là Ta, không phải là của Ta, không phải là Tự Ngã của ta để mà xả bỏ nó. Xả bỏ nó ở đây chính là xả bỏ cái ngã giả, là xả bỏ ngũ uẩn chứ không phải xả bỏ cái chân ngã, Phật tánh. Tu hành để thấy cái ngã giả, tức thấy ngũ uẩn không phải là Ta, không phải là của Ta, không phải là Tự Ngã để xả bỏ nó chứ không phải để xả bỏ cái chân ngã, Phật tánh.
Khi ta tu hành thoát khỏi ngũ uẩn, xả bỏ ngũ uẩn, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì ta tồn tại bằng cái chân ngã, Phật tánh của ta chứ không phải hiểu ngược rằng khi ta thấy, tồn tại bằng cái chân ngã, Phật tánh của ta thì làm sao ta thoát khỏi ngũ uẩn, thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Vậy nên, cô nói nếu thấy cái ta chính là ta như Ngài nói thì làm sao thoát khỏi ngũ uẩn, thoát khỏi sanh tử luân hồi? Lời này của cô không đúng.
Hoa Vô Ưu! Cô nói rằng ở đây không có cái gì bị mất để mà phải tìm thưa Ngài. Mục đích của việc tu tập là thấy được bản chất thật của các pháp, để buông bỏ, không dính mắc, không chấp giữ vào nó. Chứ không phải tu tập để thấy nó chính là ta. Lời này của cô nói đúng.
Một là chẳng có cái gì mất mà tìm.
Cái không hề mất ở đây là Phật tánh, là chân ngã. Nó thường tồn, chưa từng bị mất bao giờ. Người ta thường dùng từ tìm, từ trở lại, từ trở về ấy là để cho dễ hiểu mà thôi. Dễ hiểu ở đây chính là đang nói đến thực trạng của ta đây vô minh, bám chấp nhầm lẫn đi đến cái hết vô minh, chẳng còn bám chấp. Lộ trình đó làm cho chân ngã, Phật tánh hiển hiện để ta đây biết nó, tồn tại bằng chính nó, không cấu uế. Lộ trình đó, người ta dùng từ tìm, từ trở về, từ trở lại để thay thế cho dễ hình dung khi nghe mà thôi.
Hai là, như cô nói mục đích của việc tu tập là thấy được bản chất thật của các pháp, để buông bỏ, không dính mắc, không chấp giữ vào nó. Chứ không phải tu tập để thấy nó chính là ta. Đúng như vậy.
Nhưng Hoa Vô Ưu! Phải ghi nhớ rằng, thấy nó ở đây chính là thấy ngũ uẩn. Tu tập để thấy ngũ uẩn (nó) không phải là Ta, không phải của Ta, không phải Tự Ngã của ta. Chứ không phải hiểu rằng, đem từ Phật tánh để thay vào câu nói đó để mà hiểu. Nó ở đây không phải là Phật tánh.
Và này Hoa Vô Ưu! Ta tu tập để thấy ngũ uẩn (nó) không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là Tự Ngã của ta để ta xả bỏ nó, thoát khỏi nó (ngũ uẩn), thoát khỏi luân hồi sanh tử, đạt đến chánh biến tri thì cũng là lúc ta thấy Phật tánh chính là Ta. Hai cái thấy và hai đối tượng được thấy này khác nhau. Một cái là thấy để xả bỏ, đó chính là ngũ uẩn, là cái thấy xảy ra trước của chúng sinh. Một cái là thấy chính mình đích thực, không phải xả bỏ, mình là Phật tánh, Phật tánh là mình, làm gì có cái gọi là xả bỏ chính mình. Cái thấy này xảy ra sau của chúng sinh, tức là cái thấy của bậc tu hành đã thành tựu.
Hoa Vô Ưu! Sau đó, cô lại nói rằng điều này hoàn toàn sai lệch với giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật không dạy chúng sinh phải đi tìm cái ta ấy. Lời nói này rất mâu thuẫn. Vì sao vậy?
Đức Phật không dạy cho chúng sinh đi tìm cái ta ấy, cái ta này là ngũ uẩn. Chứ không phải Đức Phật không dạy cho chúng sinh đi tìm cái Ta đích thực, cái Ta này là Phật tánh, là chân ngã. Cho nên cô kết luận “điều này hoàn toàn sai lệch với giáo pháp của Đức Phật” là không đúng, là mâu thuẫn về đối tượng được nói đến.
Như cô đã nói rằng câu nói cuối cùng của Thế Tôn trước khi nhập Niết Bàn "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường". Căn cứ câu này thì không có cái Ngã thường tồn. Ngoài Niết Bàn là thường, tất cả đều vô thường. Có cái Ngã tất phải có sự sanh diệt. Mà còn sanh diệt làm sao giải thoát được. Hiểu như cô ở đây thì không hợp lý. Vì sao vậy?
Hoa Vô Ưu! Đức Thế Tôn nói tất cả các pháp hữu vi đều vô thường chứ chẳng nói TẤT CẢ CÁC PHÁP đều vô thường, cũng chẳng nói TẤT CẢ đều vô thường. Phật chẳng nói như vậy mà cô chỉ dựa vào câu nói “tất cả các pháp hữu vi đều vô thường” để đi đến kết luận rằng không có cái ngã thường tồn. Phật đã không nói sao cô lại tự quyết định như vậy. Quyết định như vậy là hồ đồ rồi có biết không.
Ví như khi có kẻ nói rằng tất cả mọi người đều không có cánh. Không phải vì nghe nói thế mà ta lại hiểu rằng tất cả mọi loài đều không có cánh. Nếu nghe kẻ đó nói như vậy mà ta quyết định TẤT CẢ mọi loài đều không có cánh, dẫn đến nói chim cũng không có cánh. Quyết định như vậy là hồ đồ rồi có biết không.
Hoa Vô Ưu! Cô dựa vào đâu mà kết luận rằng chỉ có Niết Bàn là thường, tất cả còn lại đều vô thường. Phật chẳng bao giờ nói như thế nhưng cô lại dám quyết như vậy.
Hoa Vô Ưu! Khi Phật nói “tất cả các pháp hữu vi đều vô thường”. Có hợp lý chăng khi ta dựa vào đó để nói rằng “tất cả các pháp đều vô thường” hoặc nói “tất cả đều vô thường”?
Khi Phật nói “tất cả các pháp đều vô ngã”. Có hợp lý chăng khi ta dựa vào đó để nói rằng “tất cả đều vô ngã”?
Tôi đã khuyên cô rồi, chớ nên thêm bớt từ ngữ mà Thế Tôn đã dùng. Nếu Thế Tôn dùng đến được thì Thế Tôn đã dùng, chẳng đến lượt chúng ta thêm bớt. Ngài không dùng đến vì nó chẳng đúng. Nếu nó đúng thì Ngài đã dùng. Đây là lời khuyên chân tình mà tôi dành cho cô. Cô nên lưu tâm để hiểu đúng ý Ngài. Đừng có tự ý sửa ý của Ngài, Cô biết không.
Hoa Vô ƯuNgài nói không nên tự tiện thêm bớt ý kiến của mình rồi cho rằng đó là lời Phật thuyết. Vậy trong kinh Vô Ngã Tướng con không tìm thấy từ nào, chỗ nào Đức Phật nói có cái Chân ngã (Phật tánh) còn lại sau khi đã liễu ngộ tứ thánh đế, thấy được thực tánh của ngũ uẩn.
Pháp Không Chân Như: Phạm giới thêu dệt và nói lời thô ác rồi Hoa Vô Ưu à. Nhân duyên này không phải từ ác tâm mà có, mà từ cố chấp sanh chẳng liễu tri, chẳng liễu tri sanh tâm trí mờ tối, tâm trí mờ tối sanh ý chẳng chánh, ý chẳng chánh sanh lời chẳng chánh, điên đảo ngữ cảnh.
Người tu tập cần phải biết lắng nghe và quán xét tường tận. Biết lắng nghe sanh chánh định. Quán xét tường tận sanh chánh tinh tấn. Chánh định, chánh tinh tấn sanh chánh tư duy. Chánh tư duy sanh chánh kiến. Chánh kiến sanh chánh niệm, chánh niệm sanh chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, đưa đến giải thoát.
Chúng sinh có chân ngã, Phật tánh hay không thì đối với nhân loại, đối với Phật tử, vấn đề này hệ trọng bậc nhất. Vì nó xác định về ta là ai. Và nó xác định mục đích của quá trình tu hành.
Vì hệ trọng như vậy nên nó rất cần được làm rõ.
Vậy nên, rất cần một người là một bậc thiện tri thức đại diện cho những người đã cho rằng chúng sinh chẳng có chân ngã, Phật tánh để đối mặt với tôi một cách nghiêm túc về vấn đề này. Cung thỉnh vì nhân loại. Nam mô Phật.

(Hoàng Lạc: kết tập)

Không có nhận xét nào: