Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH NIKAYA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH NIKAYA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

KINH ĐỊNH - Samadhi Sutta

Này các Tỷ-kheo, thông minh, thường niệm, hãy tu tập vô lượng định. Với ai thông minh thường niệm, tu tập vô lượng định, tự mỗi người ấy khởi lên năm trí. Thế nào là năm?
Định này hiện tại lạc và tương lai có quả dị thục lạc, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
Định này thuộc bậc Thánh, không thuộc vật chất, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2024

NĂM TRIỀN CÁI

1. Như vậy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Có năm chướng ngại triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Thế nào là năm?

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU KINH

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
Kinh Pháp Môn Căn Bản
(Mùlapariyàya sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!". - "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: "Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người "Pháp môn căn bản tất cả pháp". Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

DÙNG CHÁNH PHÁP LÀM NGỌN ĐÈN

Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli, làng Veluva, gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, hãy an cư vào mùa mưa, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết. Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng Veluva này.
Trong mùa an cư ấy, Thế Tôn bị bệnh trầm trọng, cảm thọ đau đớn khốc liệt nhưng Thế Tôn vẫn chánh niệm, tỉnh giác, không than vãn.
Rồi Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ kheo.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

CÁCH HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC ĐẾN NGƯỜI THÂN ĐÃ MẤT

Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (Tirokuddapeta) - Phần 1
Bậc Ðạo sư kể chuyện này trong khi đang trú tại Ràjagaha (Vương Xá).
Chín mươi hai kiếp về trước, có một kinh thành tên là Kàsipuri. Vua Jayasena ngự trị nơi ấy có chánh hậu là Sirimà, vương tử Phussa chứng đắc Vô Thường Chánh Ðẳng Giác, tức là đức Cổ Phật thứ mười tám sau đức Phật Dipankara (Nhiên Ðăng).

PHẨM NGÀY TRAI GIỚI

"...Chớ giết hại loại sanh
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ phi Phạm hạnh
Từ bỏ không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Trải dài đất làm giường
Chính hạnh trai giới này
Ðược gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên

PHƯƠNG PHÁP DIỆT TRỪ NIỆM BẤT THIỆN

"...Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác BẤT THIỆN tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến THIỆN, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát SỰ NGUY HIỂM các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

CHUYỆN ĐỒ ĂN CÚNG CHO NGƯỜI CHẾT

Nếu chúng sinh biết được...,
Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về đồ ăn cúng người chết. Trong thời ấy, nhiều người giết hại nhiều dê cừu... để cúng đồ ăn cho người thân đã mệnh chung. Các Tỷ-kheo thấy họ làm như vậy, hỏi bậc Ðạo Sư:
- Bạch Thế Tôn, nay nhiều người giết hại sinh mạng nhiều loài hữu tình để cúng đồ ăn cho người chết, Bạch Thế Tôn, ở đây có hạnh phúc, lợi ích nào không?
Thế Tôn nói:
- Cúng đồ ăn như vậy cho người chết không có lợi ích gì. Khi đã sát sanh, làm sao có lợi ích được? Thuở xưa, các bậc Hiền trí ngồi giữa hư không thuyết pháp, nói rõ nguy hại của tập tục này, khiến toàn thể dân chúng ở cõi Diêm-phù-đề bỏ hành động ấy. Nhưng nay, bị sanh hữu tích lũy, nên hành động ấy lại khởi lên.
Nói rồi Ngài kể chuyện quá khứ:

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Lòng Tin Bất Động Đối Với Tam Bảo

Có Lòng Tin Bất Động Đối Với Tam Bảo Thì Sẽ Không Rơi Vào Ba Đường Ác. Hãy Khích Lệ, Hướng Dẫn Mọi Người An Trú Lòng Tin Bất Động Đối Với Tam Bảo.
- Này Ananda, với ai, Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai, Thầy nghĩ là họ có thể nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống. Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn họ cần phải an trú trong ba điểm. Thế nào là ba?

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Đời người so với tuổi thọ của chư Thiên cõi Trời dục giới.

- Tứ Thiên Vương: 900.000 năm Trái Đất.
- Chư Thiên cõi Trời Ba mưoi ba (Đao Lợi): 36.000.000 năm Trái Đất.
- Chư Thiên cõi Trời Dạ-ma: 144.000.000 năm Trái Đất.
- Chư Thiên cõi Trời Đâu Suất: 576.000.000 năm Trái Đất.
- Chư Thiên cõi Trời Hóa Lạc: 2.304.000.000 năm Trái Đất.
- Chư Thiên cõi Trời Tha Hóa Tự Tại (Thiên Ma): 9.216.000.000 năm Trái Đất.
(Nguồn: Kinh Các Lễ Bố Tát - Tăng Chi.) 

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

CÁC LẬU VÀ NGHIỆP!

Lậu!
Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông... Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Jeta này, có người mang đi, hoặc đem đốt, hoặc tùy duyên làm một việc gì đối với cỏ, củi, cành và lá, thời các Ông có vì vậy mà nghĩ rằng người ấy mang các Ông đi, đốt các Ông, hay tùy duyên làm một việc gì với các Ông?

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

BA ĐIỀU KHÓ

112.- Khó Tìm Ðược
- Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba?
Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, khó tìm được ở đời.

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

ĐẠI TẠNG KINH PALI

Sau đây là trình bày khái quát về ba tạng Thánh điển Pali đang hiện hành. Ba tạng này được hình thành đầy đủ vào kỳ kết tập thứ III (thế kỷ III BC) và hiện còn nguyên vẹn, trong khi ba tạng Thánh điển tương đương bằng tiếng Sanskrit hiện đã thất truyền, chỉ còn những phiên bản Hán ngữ và Tạng ngữ của nó mà thôi. Theo truyền thống học thuật của Ấn Độ, Pàli tạng ngày xưa được truyền khẩu. Đến thế kỷ I BC, Pàli tạng được chép lên lá bối tại Sri Lanka.

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

KINH ÐẠI DUYÊN

Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trụ tại bộ lạc Kuru (Câu-lâu), ở ấp Kuru tên là Kammāsadhamma (Kiếm-ma-sắt-đàm). Tôn giả Ānanda (A Nan) đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
- Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Kinh Chuyển Pháp Luân

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo:
– Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?
3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Tại sao Đức Phật chọn Câu-thi-la để nhập Niết Bàn?

Nay, Thiền viện xin chia sẻ với Đại chúng một trang lịch sử thế giới mà quý vị không thể tìm thấy trong kho tàng lịch sử thế giới. Nó liên quan đến sự tiến bộ và suy thoái của loài người cũng như thiên nhiên của Trái đất.
Khi Đức Phật sắp diệt độ, ngài A-nan-da đã thỉnh Đức Phật đến các đô thị lớn để diệt độ, chớ có diệt độ nơi đô thị Câu-thi-la nhỏ này. Bởi vì ngài A-nan-da cho rằng những chỗ ấy có đại chúng Sát đế lỵ (vua chúa), có đại chúng Bà la môn, có đại chúng Gia chủ tin tưởng Như Lai, các vị này sẽ cúng dường thân xá-lợi Như Lai.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

NGŨ CĂN

1. Thế nào là ngũ căn
Ngũ căn là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
2. Phân tích
* Tín căn - vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Kinh Đại Hạnh Phúc

(IV) Kinh Điềm Lành Lớn (Kinh Đại Hạnh Phúc - Mahamangala Sutta) (Sn 46)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên nhân, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên nhân ấy với bài kệ bạch Thế Tôn:

Thiên nhân:

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Con đường tu tập cơ bản nhất của Phật giáo

(V. Con đường hành trì) 
(1. Tứ Niệm xứ) 
Lại nữa, này Udayi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Bốn Niệm xứ. Ở đây, này Udayi, vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời, quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên các tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời. Và ở đây, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

43. Ðại kinh Phương quảng (Mahàvedalla sutta)

Các khái niệm cực kỳ quan trọng:
1. Tuệ giác
2. Thức
3. Thọ
4. Tưởng
5. Thắng tri
6. Chánh kiến
7. Hữu
8. Thiền na thứ nhất
9. Năm căn
10. Pháp thọ hành
11. Tâm giải thoát
---