Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Thân bệnh - tâm bệnh - nghiệp bệnh

Bệnh về Nghiệp nặng nhất phải nói là nghiệp Sát (giết người vì thù hằn,vì sân hận, hoặc vì những lý do khác… và giết vật để ăn thịt) tất cả đều là tâm ác, sẽ có quả báo hiện đời này (hiện báo 現報) hoặc đời sau (hậu báo 後報) điều phải trả nghiệp. 

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Phật giáo thuộc về duy vật Khoa học hay duy Tâm?

TTđTD - Duy tâm có thể rơi vào Triết học: Vừa tìm vừa nói. Duy vật có thể rơi vào Khoa học: Vừa nói vừa tìm. Duy tuệ thì phải thấy được như thật rồi mới có thể nói được. Một phen hạ thủ công phu dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ vẹn toàn, chẳng duy tâm mà cũng chẳng duy vật. Phật giáo không đơn thuần thuộc riêng trường phái nào ở trên cả. Mà là Phật giáo là một ngành Triết học cao siêu, Phật giáo là một môn Khoa học phát triển tâm linh, là một ý thức hệ căn bản làm nền tảng của một số tôn giáo khác phát triển từ Ý thức hệ Phật giáo.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

NIỀM TIN

1. Tin là chấp nhận điều gì đó đúng sự thật:

Con người sống trên đời này không thể không có một niềm tin. Niềm tin là chấp nhận có cái gì cao đẹp để ta vươn tới. Có thể niềm tin đó đã được kiểm chứng chắc chắn, và cũng có thể chưa, chỉ là tin suông. Hoặc là ta tin rằng có thần linh theo dõi hành vi thiện ác của con người để thưởng phạt công minh; hoặc ta tin rằng sống trên đời phải biết hy sinh cho đất nước. Trong thái độ ứng xử cũng như trong việc chọn lựa con đường đi cho cuộc đời mình, niềm tin là điều rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả là tin điều gì, tin ai và tin như thế nào?

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG CŨNG LÀ THÔNG TIN

Hiện nay có một số nhà khoa học nghi ngờ rằng vũ trụ là số. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn, bởi vì nếu vũ trụ là số, vậy thì vũ trụ cũng là ảo, nếu là ảo thì nó hoàn toàn tương đồng với thế giới tin học của chúng ta hiện nay, chỉ cao cấp hơn chứ không khác về bản chất. Nếu đúng như vậy thì vũ trụ cũng chỉ là thông tin, nói cách khác vật chất và năng lượng cũng là thông tin, hạt hay sóng thì tất cả cũng chỉ là thông tin. Và như vậy con người có thể điều khiển được vũ trụ.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Phật giảng giải cho Ca Diếp về Thế Lưu Bố Tưởng

Phật giáo nói rằng cuộc sống ở thế gian là thế lưu bố tưởng. Thế lưu bố tưởng 世流布想 là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân. Trong kinh “Đại bát Niết bàn” 大般涅槃经 do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch, Phật nói với Ca Diếp:
一切凡夫有二种想。一者世流布想。二者着想。一切圣人唯有世流布想无有着想。一切凡夫恶觉观故。于世流布生于着想。一切圣人善觉观故。于世流布不生着想。是故凡夫名为倒想。圣人虽知不名倒想。

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

KHOA HỌC LÀ SAI LẦM NỐI TIẾP SAI LẦM

KHOA HỌC LÀ SÁNG ĐÚNG CHIỀU SAI SÁNG MAI LẠI ĐÚNG
Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phương Tây, số phận của con người đã được định sẵn và phụ thuộc và Mặt trời.
Không biết đến bao giờ các nhà khoa học phương Tây mới hết cơn điên loạn. Những nghiên cứu của họ có thể nói ngày càng trở nên bệnh hoạn. 
Xét về khía cạnh nghiên cứu thì đây là một dạng nghiên cứu hoàn toàn cũ rích. Bởi nghiên cứu kiểu này đã từng được các nhà chiêm tinh học phương Đông nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm cách đây cả ngàn năm.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

TÂM VÀ VẬT TRONG PHẬT PHÁP

Kinh điển xưa nói về Tâm và Vật

Tâm và Vật là vấn đề rất lớn của triết học từ xưa đến nay. Vấn đề là : Nền tảng của vũ trụ vạn vật là Tâm (Thức, tinh thần) hay Vật chất?

Các triết học gia cả Đông lẫn Tây đã bàn luận rất nhiều, song không đủ thuyết phục vì họ không thể đưa ra được chứng cứ, chỉ có lý luận suông, hoặc cố đưa ra những dẫn chứng khá mơ hồ, trừu tượng, rất khó hiểu và không đủ sức thuyết phục, chỉ có bậc thượng sĩ (nói theo Đạo Đức Kinh) may ra mới hiểu.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Tiền bạc, Trí tuệ và Cảm xúc

1
Giàu có khác Giàu sang. Làm Giàu đã khó, sống được Giàu sang khó hơn nhiều. Ở trong biệt thự xây như lâu đài trong khu riêng biệt có cổng gác, đi xe Rolls-Royce Phantom, biển số tứ quý, chơi nuôi cả đàn chó Ngao Tây Tạng, thuê chuyên cơ bay sang Macao đánh bài trong VIP room,... đấy là Giàu có. Người Việt có một từ rất hay, đó là Trọc phú, chỉ những kẻ chỉ duy nhất giàu có về tiền bạc,... còn mọi cái đều trọc lốc! Giàu sang là giàu cả ba thứ: giàu có về Tiền bạc, giàu có về Trí tuệ và giàu có về Cảm xúc. Đó mới thực là Giàu Sang.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

LÀM CÁCH NÀO DIỄN GIẢI PHẬT PHÁP CHO DỄ HIỂU

Các vị luận sư ngày xưa có chứng ngộ và họ muốn diễn tả những chứng ngộ đó nhưng họ không có cách diễn tả thích hợp. Tại sao ? Bởi vì muốn giải thích cho người thế gian hiểu, họ phải sử dụng ngôn ngữ và các khái niệm của thế gian. Mà thời xưa khoa học chưa phát triển, nên muốn diễn tả những điều đi trước khoa học hàng ngàn năm, họ không có cách nào để diễn tả cho rõ ràng minh bạch. Họ chỉ có cách dùng lý luận trừu tượng để diễn tả, nên kết quả là các bộ luận rất dài dòng, mơ hồ và khó hiểu.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

BÙA CHÚ DƯỜI GÓC NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đề tài bùa chú để hiểu rõ bùa chú là gì? Và tại sao nhiều người lại tin tưởng, sợ hãi nó đến vậy! 

Bùa chú có nhiều loại và nhiều trường phái khác nhau. Mình là người Phật tử, mình đứng trên quan điểm của đạo Phật thì mình sẽ chú trọng vào cái cốt lõi của nó để nghiên cứu ảnh hưởng của nó và cách hoá giải. Sau đây là một vài trường hợp để chúng ta có thể có được cái nhìn rõ nét hơn : 

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH TAM GIỚI

Tam giới (三界 ba cõi-sa. triloka) theo ý nghĩa của Phật giáo bao gồm Dục giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh có nhiều ham muốn, nhưng cũng bị nhiều hạn chế, điển hình là Thế gian của chúng ta), Sắc giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh ít ham muốn hơn, vì không còn nhu cầu vật chất, không còn thân thể vật chất, chỉ còn hình bóng, đó là Các Cõi trời hay Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, đó là thế giới thông tin hoàn toàn bằng softwares, không có hardwares), Vô Sắc giới (thế giới tinh thần, không còn vật chất, cũng không còn hình bóng, không phải có ý thức, tâm niệm, cũng không phải không có ý thức, tâm niệm, chúng sinh giao tiếp trực tiếp, không cần biểu hiện qua ngôn ngữ hay hình sắc bên ngoài, điển hình là Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Như vậy tam giới bao gồm toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần với vô lượng cõi giới và chúng sinh trong đó. Cụ thể : 

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

NGŨ UẨN GIAI KHÔNG

Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không. Trong bốn từ này có ba từ dễ hiểu, không cần giải thích, mọi người đều có thể mường tượng ý nghĩa của nhóm chữ, chỉ có từ Uẩn là khá khó hiểu.
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp. Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, conciousness, alaya, discrimination).

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Ngũ Minh

Ngũ minh là Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh và Nội minh.

Giáo lý về Ngũ minh này khá quen thuộc với tu sĩ và Phật tử tại gia Việt Nam. Chúng ta không thấy Ngũ minh được đề cập trực tiếp ở các Nikàya và A-hàm. Tuy nhiên, Tam tạng của Phật giáo ở Hán tạng lại ghi rõ và đề cập đến nhiều, bởi lẽ Ngũ minh được phát huy từ khu vực Phật giáo ở Bắc Ấn. Bồ-tát Trì Ðịa Kinh, cuốn 3 và Tây Vực Ký, cuốn 2, của Ðường Huyền Trang có giảng rõ. Xuyên qua các Nikàya và A-hàm chúng ta cũng có thể rọi thấy Ngũ minh được biểu hiện qua các đại đệ tử của Thế Tôn.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

TỪ KHÔNG LƯỢNG TỬ ĐẾN CHÂN NHƯ PHẬT HỌC

Không lượng tử

Lịch sử của sự phát triển khoa học nói với chúng ta rằng cho đến cuối thế kỷ 19 với sự thành công của các nhà khoa học có tầm quan trọng như Galileo và Newton, Copernicus và Kepler, Faraday và Maxwell cùng với những ứng dụng kỹ thuật đáng kinh ngạc, lúc bấy giờ phần đông các nhà khoa học, trong đó có nhà vật lý Lord Kelvin đã tin rằng vũ trụ trong dạng toàn thể của nó đã có thể khám phá và chỉ còn lại những chi tiết nhỏ không đáng kể và ông xác tín một cách lạc quan sớm muộn gì cũng giải quyết xong. Đó là 2 vấn đề:

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC VÀ THẾ GIỚI LƯỢNG TỬ

Thế giới Lượng tử.

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng bị chiếm lĩnh bởi khoa học và công nghệ. Đồng thời với mô hình tư duy do nó tạo ra, lối sống nặng khuynh hướng trục vật. Hơn thế nữa, dường như những trí thức bắt nguồn từ khoa học – công nghệ ngày càng đối lập với trật tự sâu xa của những xác tín ở cái thiêng liêng, ở cái siêu hình và ngôn từ triết học, ngôn từ tôn giáo đã mất đi sức mạnh chân lý như trong thế kỷ trước đây.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ

ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG

Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Quán chiếu ngũ uẩn

Vì vô minh, con người chấp thân ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) làm ngã nên sinh tâm tham ái và chấp thủ. Nhưng bản chất của ngũ uẩn là duyên sinh nên vô thường, vô ngã; con người chấp ngũ uẩn là của mình, là mình, là tự ngã của mình nên khi chúng thay đổi, biến dị theo định luật vô thường thì cảm thấy thất vọng, khổ não…

LUẬT NHÂN QUẢ

1- Nhân Quả là gì?

Nhân Quả là quy luật vận động khách quan trong duyên khởi cuộc đời của mỗi con người. Đây là cặp phạm trù sinh - sinh (Đạo Phật gọi là “Năng sinh” và “Sở sinh”), nghĩa là sinh gì thì sinh lại nấy, gieo gì được nấy - gọi là Nhân nào Quả ấy. Nói dễ hiểu thì gieo lúa được lúa, gieo đỗ được đỗ. Nhân thiện thì Quả thiện, Nhân ác thì Quả ác. Đây là luật khách quan của vũ trụ.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh

Nói đến Phật giáo Đại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Đại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các trào lưu tư tưởng Đại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi. Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Không gian ba chiều của Hỷ xả

Đức Phật dạy Vô thường Vô ngã. Từ bỏ phải hiểu rằng không có của cải nào thực sự là của cải. Không có của cải nào là của cải, dù ở ngay thế giới này hay ở thế giới khác. Của cải đơn giản không trường tồn. Hãy bắt rễ vào trong suy nghĩ, của cải không tồn tại. Jesus gọi là nghèo trong tâm linh. Những người kinh nghiệm cái nghèo của mình trong linh hồn là những người từ bỏ. Họ biết rằng linh hồn đơn giản không có của cải, rằng không có của cải trong linh hồn.