Hiển thị các bài đăng có nhãn PHÁP HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHÁP HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

TỨ NHƯ Ý TÚC

Như ý có nghĩa là vừa ý, là thỏa mãn ước vọng của mình. Tứ y như túc, tiếng Phạn là rddhi-pāda, còn được gọi là Tứ thần túc tức là bốn phép thần thông (the four psychic powers).
1. DỤC 欲 (chanda)
Dục là muốn. DỤC THẦN TÚC là sức mạnh của ý muốn, phải muốn thật nhiều mới thành công. Muốn đi xuất gia mà chỉ muốn 70% thì không thể thành công được. Ta phải muốn 100% hay 120% thì mới đi xuất gia. Dục là một sức mạnh tâm linh. Muốn ở đây không phải là chuyện xấu, không phải ta muốn danh, muốn lợi hay muốn sắc dục. Muốn là một sức mạnh, tại vì nếu cái muốn đó đủ mạnh rồi thì ta có thể buông bỏ được những cái khác. Nếu cái muốn quá yếu thì ta không buông bỏ được những hệ lụy.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

PHÁP NGỮ GIÁC NGỘ

Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Phương pháp đó không hay. Trái lại, nếu trong khi học mà ta cảm thấy càng ngày càng nhẹ nhàng hơn thì như thế chúng ta đang theo đúng đường. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

TA LÀ AI

Người đi tìm là kẻ kiếm tìm chính mình.

Loại bỏ tất cả các câu hỏi, ngoại trừ “Ta là ai?”. Xét cho cùng điều duy nhất ông biết chắc chắn là: Ông hiện hữu. Cái “ta là” thì đích thực. Cái “Ta là cái này” thì không phải. Hãy cố gắng tìm ra cái ông là trong thực tế.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

“5 CẤP CỦA PHẬT GIÁO”

Có một giáo sư (người thế tục) thường được thỉnh giảng cho Học viện Phật giáo ở Hà Nội, vị này tuy giảng dạy về môn Tôn giáo học, nhưng có cái nhìn sai lệch về Phật giáo. Khi trao đổi với hoà thượng Thích Thái Hoà, được hoà thượng đề nghị nói lên cảm nhận của mình, ông đã phát biểu rằng: “Phật giáo sao lung tung quá! Đến chùa thì có người thắp hương, kẻ thì đốt vàng mã như một mớ hổ lốn. Sự tổ chức trong Phật giáo luộm thuộm quá!…”

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

‘Hình thức cao nhất của Phật giáo có thể là chủ nghĩa cộng sản’

Chủ nghĩa tiêu dùng phương Tây đi ngược lại với tư tưởng Phật học và phương Đông nói chung, với khái niệm Phật học về “phát triển”. Thế giới đang tìm một “con đường phát triển” toàn diện hơn, gồm cả tấm lòng và trí tuệ.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Vài Đặc Điểm Quan Trọng Của Đức Phật

Người Việt Nam, phải đến 90% tự nhận là theo Đạo Phật nhưng 90% trong số đó nghĩ đơn giản theo Đạo Phật là làm thiện, tránh ác rồi tháng 1, 2 lần đến chùa lễ lạt mà chẳng mấy ai thấy cần phải đọc, phải học thì mới thành Phật tử được. Bởi vậy mà ngay cách hiểu về Đức Phật cũng nhiều sai lạc thậm chí biến Đức Phật thành vị thần linh có thể biến hóa, thưởng phạt .... Trong tu tập Phật pháp, đức Tín đứng đầu tiên trong Ngũ căn Ngũ lực. Hiểu không đúng đắn về Đức Phật thì làm sao có đức Tín đúng đắn đối với Giáo pháp mà tu tập.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ NAM TÔNG VÀ PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ BẮC TÔNG

Hôm nay, tôi giảng buổi cuối năm với đề tài Pháp tu căn bản của hệ Nam tông và pháp tu căn bản của hệ Bắc tông. Qua đó, đối chiếu cho quí vị thấy mỗi phái có một hướng nhìn khác nhau, vì vậy chia thành Nam tông, Bắc tông riêng biệt.

ỨNG DỤNG VÀ TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO

Đức Phật chưa từng dạy pháp môn thứ hai nào ngoài Bát chánh đạo. Giảng dạy, tu học và công việc làm đạo theo con đường Bát chánh đạo, tức là không phải tôn vinh mình, đề cao bản ngã mình mà là tôn vinh đức Phật, không phải ca ngợi nhận thức hoặc cách thức làm đạo của mình mà là qua đó để ca ngợi Chánh pháp và phát triển một đạo Phật nguyên gốc với đầy đủ trí tuệ và lòng từ bi.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School). Quan điểm nầy chính xác về phương diện giáo lý, có nhiều điểm tương đồng mạnh mẽ tồn tại giữa Phật giáo Đại Thừa và Đại Chúng Bộ, tuy nhiên về phương diện khác, nhiều tư tưởng quan yếu của Phật giáo Đại Thừa được căn cứ trên giáo lý của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvāstivādin School). Điều này quá hiển nhiên từ sự khảo xác những giáo lý cốt lõi được trình bày trong Đại Trí Độ Luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra) của ngài Long Thọ (Nāgārjuna), phần lớn những tư tưởng cương yếu bắt nguồn từ Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Ngoài ra, một sự kiện nổi bật khác nữa là, Duy Thức Tông (Yogācāra School) đã vay mượn nhiều khái niệm của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Như vậy, rõ ràng Phật giáo Đại Thừa và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ có mối quan hệ lịch sử mật thiết về phương diện giáo lý.

Phật giáo, Y học & Sức khỏe

Theo Đạo Phật, Giáo Pháp tinh khiết và kỳ diệu là loại y dược toàn hảo nhất cho một tâm trí suy nhược, cũng như một cơ thể đau yếu.

I. Mở Đầu

Từ buổi sơ khai ở cõi trần gian, sinh, lão, bệnh, và tử đã không thể nào tránh khỏi. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) biết được chân lý này khi Ngài mạo hiểm vượt ra khỏi cung điện và đến viếng thăm một khu vực nghèo nàn trong thị trấn. Ở nơi đây, giữa những kẻ ăn xin, người bệnh tật, và lớp tuổi già yếu, Ngài đã trực tiếp thấy được những thực tế của cuộc đời. Ngay lập tức, một niệm mong muốn khởi sinh trong tâm để giúp đỡ họ giảm bớt nỗi đau đớn và niềm khốn khổ. Vì thế, Ngài đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa và trở thành một vị đạo sư, với hy vọng rằng bằng chính thiền định và tu dưỡng, Ngài có thể tìm ra giải pháp cho những kẻ nghèo nàn và đau yếu.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

PHẦN MỀM ĐỌC NHỮNG LỜI DẠY NGUYÊN GỐC CỦA ĐỨC PHẬT

Nhận thấy phần mềm Nikaya Reading 3.0 rất hữu ích để học tập những lời dạy nguyên gốc của Đức Phật, xin giới thiệu với các bạn phần mềm này.