"Và này Sang Ho, ông khéo quán chiếu lời tôi nói. Nói chúng sinh không có ngã thì có nghĩa rằng bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều không có ngã. Ví như nói nhà tôi không có tiền tức nói rằng bất cứ ai trong nhà tôi đều không có tiền. Nói chúng sinh có ngã thì có nghĩa rằng không phải bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều có ngã. Như thân ngũ ấm, tâm hư vọng không có ngã. Còn chúng sinh có tự thể chính mình ấy là ngã. Ví như nói nhà tôi có tiền. Không có nghĩa rằng bất cứ ai trong nhà đều có tiền, nhưng trong nhà có người có tiền".
***
Cư sĩ Sang Ho thưa hỏi: Thầy tri kiến cho con biết cách quán chiếu PHẬT TÁNH dưới đây có chỗ nào không hợp lý. Phật tánh của chúng sinh:
***
Cư sĩ Sang Ho thưa hỏi: Thầy tri kiến cho con biết cách quán chiếu PHẬT TÁNH dưới đây có chỗ nào không hợp lý. Phật tánh của chúng sinh:
Phật tánh là tuyệt đối, là bản thể thường hằng, là bản thể vĩnh hằng, là tự tánh chơn ngã, là cái có sẵn. Ví như "bầu trời màu xanh" xem là thường trụ thì "Phật tánh" là cái thường trụ của mỗi chúng sinh. Dụ "màu xanh" của bầu trời là "chơn tâm" bản chất của Phật tánh, "vô minh" là "mây" và "tâm hư vọng" là "gió".
Do màng vô minh che lấp Phật tánh nên chúng sinh mê hoặc, cho mây là của bầu trời. Cho mây là cái thường hằng (mà mây thì có tăng giảm nên không thường hằng), nên tâm hư vọng (là gió) nó dẫn đi hết chỗ này đến chỗ khác, nghĩa là luân hồi. Nhưng bầu trời màu xanh vẫn là bầu trời màu xanh, nghĩa là Phật tánh không thay đổi, không lớn, không nhỏ, không thêm, không bớt, vẫn luôn sẵn có thường hằng ở mỗi chúng sinh, bất sinh bất diệt, dù cho luân hồi bao nhiêu kiếp thì Phật tánh cũng không thay đổi. Vậy Phật tánh là chơn ngã chứ không phải "ngã" hay "vô ngã". Nếu chúng ta đứng về "ngã" mà phản biện là "vô ngã" thì sinh ra có "ngã" hoặc đứng về "vô ngã" mà phản biện "ngã" thì sinh ra có "vô ngã". Như vậy chỉ dừng ở mức độ tương đối mà thôi không có tuyệt đối, mà bản chất của Phật tánh là tuyệt đối. Như vậy Phật tánh là chơn ngã, chơn như bất di bất dịch. Nên chúng sinh có chơn ngã nghĩa chơn thường.
Pháp Không Chân Như đáp: Sang Ho quán chiếu như vậy rất tuyệt. Đã hiểu được Ngã là bản thể thường hằng, không biến đổi, không hư hoại cho dù ngã có tâm hư vọng. Đã hiểu được cho dù ngã có tâm hư vọng nhưng tâm hư vọng không phải của ngã, không làm bất cứ sự thay đổi nào của ngã. Tâm hư vọng là tâm hư vọng, ngã là ngã. Như gió là gió, bầu trời màu xanh là bầu trời màu xanh. Gió không làm cho bầu trời màu xanh thay đổi. Khi nhìn thấy bầu trời có mây, người ta cho rằng bầu trời màu xanh đã bị thay đổi. Thật ra bầu trời màu xanh không thay đổi mà sự thay đổi đó là do cách nhìn là nhìn thông qua mây vậy.
Sang Ho ví dụ như vậy rất hay. Tuy nhiên, tâm hư vọng cũng chính là vô minh vậy. Nên ví mây là thân ngũ ấm thì phù hợp hơn. Vì bầu trời bao la, như ngã trùm khắp Vũ Trụ, nên chỉ thấy mây, tưởng mây là bầu trời, như chúng sinh tưởng thân ngũ ấm là chính mình.
Còn về từ "ngã" và "chân ngã" thì giống nhau. Chỉ vì thế tục thường dùng từ ngã cho những tính bất thiện như ngã mạn, nên hiểu ngã (Phật tánh) như chữ ngã trong ngã mạn. Để tránh hiểu nhầm này, người nói giáo pháp cũng hay thêm từ "chân" vào đó thành "chân ngã" để người nghe biết mà phân biệt vậy.
Như vậy, Sang Ho thấy như thế nào nếu có kẻ nói rằng: "Chúng sinh là vô thường cho nên chúng sinh vô ngã"?
Cư sĩ Sang Ho tri kiến: "Chúng sinh vô thường lẽ ra chúng sinh vô ngã", cách quán mâu thuẫn với "tất cả chúng sinh đều có Phật tánh nghĩa của ngã".
Chúng sinh là ngã có tâm hư vọng, chúng sinh có Phật tánh nhưng Phật tánh không hoàn toàn. Do tâm hư vọng nên chúng sinh ngộ nhận ngũ ấm là mình nên chúng sinh bị luân hồi nên vô thường. Vì chúng sinh là ngã có tâm hư vọng nên ngã không hoàn toàn nhưng ngã không mất đi. Do đó chúng sinh có Phật tánh nghĩa của ngã.
Ví tất cả các loại bánh ngọt đều có vị ngọt. Dụ bánh ngọt là chúng sinh, vị ngọt là Phật tánh, nguyên liệu khác là tâm hư vọng. Bánh ngọt không đồng nhất, không tuyệt đối nên vô thường (chúng sinh vô thường). Còn vị ngọt thì tất cả các bánh ngọt đều có và phải có nên thường (chúng sinh có Phật tánh).
Vậy chúng sinh vô thường nhưng chúng sinh có "ngã". A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như nói: Sang Ho, ông chớ nên nói Phật tánh không hoàn toàn. Phật tánh là thường hằng, không biến đổi, bất tăng bất giảm, trước sau không khác. Mà trước sau không khác thì sao có trường hợp gọi là không hoàn toàn. Vì trước không hoàn toàn và sau lại hoàn toàn thì là trước sau khác nhau.
Sang Ho! Ông hãy khéo nghĩ lời tôi nói. Nếu có kẻ cho rằng "chúng sinh vô thường lẽ ra chúng sinh vô ngã", nói như vậy thì không đúng. Khi thứ gì vô thường thì nghĩa rằng NGUYÊN thứ ấy vô thường chứ chẳng phải thành phần khởi ra thứ đó nhất thiết đều vô thường. Này Sang Ho, ông nên nhớ, không có thứ thường hằng thì không có thứ vô thường. Ví như cái ly thì vô thường nhưng không có nghĩa rằng các tự thể vật chất hợp thành cái ly ấy là vô thường. Nếu không có tự thể vật chất thường hằng thì không có cái ly.
Chúng sinh là ngã có tâm hư vọng, do nghĩa này, chúng sinh có tâm hư vọng nên vô thường. Chúng sinh vô thường không có nghĩa rằng chúng sinh không có thứ thường hằng là ngã. Nếu không có ngã thì không có chúng sinh. Các thành phần khởi ra chúng sinh vô thường có tự thể tánh linh thường hằng đó là ngã.
Và này Sang Ho, ông khéo quán chiếu lời tôi nói. Nói chúng sinh không có ngã thì có nghĩa rằng bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều không có ngã. Ví như nói nhà tôi không có tiền tức nói rằng bất cứ ai trong nhà tôi đều không có tiền. Nói chúng sinh có ngã thì có nghĩa rằng không phải bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều có ngã. Như thân ngũ ấm, tâm hư vọng không có ngã. Còn chúng sinh có tự thể chính mình ấy là ngã. Ví như nói nhà tôi có tiền. Không có nghĩa rằng bất cứ ai trong nhà đều có tiền, nhưng trong nhà có người có tiền.
---
---
Pháp Không Chân Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét