Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

(14) Phẩm thứ ba: PHẬT BIẾT RÕ BẢN THỂ VẬT CHẤT THÌ NHƯ THẾ NÀO.

Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Hôm nay tôi giảng về món thứ ba: Bản thể vật chất thì như thế nào?
Có nhiều kẻ nghe Phật dạy "Vạn pháp do tâm tạo" rồi từ đó lại hiểu là không có vật chất tồn tại, chỉ do tâm sinh. Hiểu như vậy thì không đúng ý Phật.
Những thứ hiện hữu mà con người nhận biết đều thông qua năm uẩn. Năm uẩn gồm thân xác, các cảm thọ, các tưởng, các hành, các thức, gọi tắt là thân tâm. Thân tâm chẳng phải là Tự Ngã của ta, chẳng phải là Ta, chẳng phải là của Ta, mà là vật chất. Con người nhận biết vật chất thông qua thân tâm, mà thân tâm là vật chất nên gọi cái đối tượng được nhận biết đó là sự vật, hiện tượng, và đối tượng được biết đến đó được gọi là pháp. Vì sự nhận biết bằng phương tiện như thế (bằng thân tâm) nên cái đối tượng được nhận biết thì không chân thật. Ví như ta nhìn ngọn đèn và cho nó to bằng nắm tay, đó là nhận biết không chân thật. Vì nhận biết không chân thật nên cái đối tượng được nhận biết thì không có thật. Kết quả không chân thật này là do tâm đã được kết tập tích lũy từ vô thỉ theo sự vật hiện tượng, được định dạng, mặc định cho sự nhận thức, cái thường được gọi là tàng thức. Thông qua thân tâm, các đối tượng được kết luận theo mặc định là như thế này, như thế kia. Và cứ như thế, thông qua vật chất là thân tâm để nhận biết vật chất. Một sự nhận biết không chân thật, kết tập, tích lũy, mặc định, và cứ như thế. Như vậy, kết quả nhận thức không chân thật đều do tâm. Vậy nên mới nói vạn pháp do tâm tạo.
Nếu không có cái chân thật thì sẽ không có cái gọi là không chân thật. Cái không chân thật không tự nhiên mà có, rồi lại chẳng còn gì. Không có sự vật hiện tượng nào mà lại không có cái gốc đang tồn tại. Khi ta nói ngọn đèn to bằng nắm tay là không chân thật thì không có nghĩa rằng cái ngọn đèn to bằng nắm tay đó không có cái gốc đang tồn tại. Ví như ta nói viên bi là không chân thật thì không có nghĩa là viên bi đó không có cái gốc đang tồn tại. Cái gốc đang tồn tại để từ đó ta nhận biết viên bi kia chính là bản thể vật chất. Bản thể vật chất là cái gốc của mọi sự vật hiện tượng.
Bản thể vật chất là gì? Là một thực thể tồn tại vĩnh hằng, và:
Không bao giờ bị phân chia và cũng không bao giờ tự phân chia được;
Không bao giờ sáp nhập với bản thể vật chất khác để trở thành một BẢN THỂ, cũng không bao giờ bị sáp nhập với bản thể khác để trở thành một BẢN THỂ;
Không bao giờ thay đổi tổng giá trị trường nội tại và cũng không bao giờ bị thay đổi tổng giá trị trường nội tại;
Không bao giờ thay đổi thành bản thể khác và cũng không bao giờ bị thay đổi thành bản thể khác;
Không bao giờ tự mất đi và không bao giờ bị mất đi, không còn tồn tại;
Không bao giờ được cái tồn tại khác sinh ra và cũng không bao giờ tự nó sinh ra nó.
Bản thể vật chất là thể dạng gốc rốt ráo của mọi sự vật và hiện tượng.
Vũ Trụ có vô số bản thể vật chất.
Vũ Trụ có vô số bản thể vật chất giống nhau.
Vũ Trụ có vô số bản thể vật chất khác nhau.
Nhờ có chúng, con người nhận biết có cái này, cái kia, hiện tượng này, hiện tượng kia.
Trường nội tại của bản thể vật chất là gì? Nhat Phu Ho! Đó chính là chân không.
Tất cả bản thể vật chất đều như vậy.
Và như thế, tất cả vật chất đều là chân không, không có chi khác.
Thân tâm là chân không. Vàng là chân không. Kim cương là chân không. Đất là chân không. Không khí là chân không... Vậy, xuyên suốt Vũ Trụ đều là chân không, không có chi khác ngoài Phật tánh.
Vũ Trụ này chỉ có hai thứ và duy chỉ có hai thứ: chân không và Phật tánh, hay còn nói là: bản thể vật chất (đều cấu tạo bằng chân không) và Phật tánh (Phật tánh chính là Ta, là Tự Ngã của ta).
Một kẻ đại giác ngộ sẽ thấy trong Vũ Trụ này toàn là chân không, chẳng đem tâm phân biệt có vàng, có kim cương, có nhà, có đất, có xe, có thân tâm,...
Một thể Vũ Trụ đều là chân không như vậy, không có thứ chi khác trong Vũ Trụ ngoài Phật tánh, nên khi thấy như vậy, đặt là Chân Như, đặt là hư không, đặt là Như Như, là chân không.
Nhat Phu Ho: A Di Đà Phật. Bài pháp này quá ư là thâm sâu. Nếu hiểu rõ thì Mạc Na Thức được phá trừ tánh vô minh. Xin Thầy vui lòng cho con chiêm nghiệm thêm được chăng.
Pháp Không Chân Như: Nam mô Phật. Phải như vậy.
Nhat Phu Ho: A Di Đà Phật. Con cám ơn Thầy.
Thùy Dương Thái Thị: Bạch Thầy, cho con xin hỏi: loại Nhất xiển đề, nếu biết nỗ lực tu tập thì có thể đạt được Quả vị Vô thượng không ạ?
Pháp Không Chân Như: Thùy Dương Thái Thị! Bất cứ kẻ nào cũng sẽ thành Phật, không sớm thì muộn. Sớm thì cảm thọ khổ đau ngắn, muộn thì cảm thọ khổ đau dài.
Chân Như Tuệ Quang: Thưa Thầy, ở món thứ ba có đoạn Thầy nói: "Ví như ta nói viên bi là không chân thật thì không có nghĩa là viên bi đó không có cái gốc đang tồn tại. Cái gốc đang tồn tại để từ đó ta nhận biết viên bi kia chính là bản thể vật chất. Bản thể vật chất là cái gốc của mọi sự vật hiện tượng".
"Cái gốc đang tồn tại để từ đó ta nhận biết viên bi kia chính là bản thể vật chất". Vậy hiểu viên bi là bản thể vật chất? Nếu hiểu như thế thì mâu thuẫn.
Con hiểu như vầy có đúng không: Ví như ta nói viên bi là không chân thật thì không có nghĩa là viên bi đó không có cái gốc đang tồn tại. Cái gốc đang tồn tại để từ đó ta nhận biết viên bi kia; chính cái gốc đang tồn tại đó là bản thể vật chất. Bản thể vật chất là cái gốc của mọi sự vật hiện tượng.
Quảng Pháp: Nam mô Phật. Theo tôi, câu trên Thầy nói với câu dưới huynh (Chân Như Tuệ Quang) hiểu vẫn cùng một nghĩa. Huynh (Chân Như Tuệ Quang) hiểu vậy là đúng.
Pháp Không Chân Như: Chân Như Tuệ Quang và Quảng Pháp nói đều đúng.
Chân Như Vô Ngại: Nam mô Phật. Thưa Thầy, con xin hỏi: Như vậy, hiểu nghĩa của từ Chân Như chính là bản thể chân thật, vĩnh hằng của Vũ Trụ, là bản thể vật chất và Phật tánh đúng không ạ?
Pháp Không Chân Như: Không đúng, Chân Như Vô Ngại! Trong Vũ Trụ, về vật chất thì ở đâu cũng là chân không, mọi sự vật và hiện tượng kể cả tất cả bản thể vật chất đều là chân không, toàn thể như vậy, chẳng có thứ chi khác. Một vùng trong sạch như vậy gọi là chân như. Chân như là chân thật mà ở đâu cũng như vậy. Ví như ông nhìn xuống biển, thấy có nước, có băng. Nhưng băng cũng là nước. Nếu không đem cái tâm phân biệt băng và nước, mà chỉ thấy nước, nhìn biển thấy nước, nhìn băng thấy nước, toàn là nước thì khi đó, nước xuyên suốt như vậy gọi là chân như.
Chân như thì bất nhị, chỉ có một, không có hai. Chỉ có một ở đây chính là chân không. Trong Vũ Trụ, về vật chất, mọi vật chất, mọi sự vật và hiện tượng, kể ra như đất, đá, nước, gió, lửa, vàng, bạc, kim cương, châu báu, âm thanh, ánh sáng, thân tâm,… đều chỉ có một nguồn gốc duy nhất là chân không.
Như vậy, về vật chất, tôi nói cho dễ hiểu rằng cái cục Vũ Trụ làm bằng một chất liệu duy nhất là chân không. Nên nói trường nội tại của cái cục Vũ Trụ là chân như, là như như, là chân không, là hư không.
Chân Như Vô Ngại: Dạ vâng. Con hiểu chỗ này rồi.  
Chân Như Tuệ Quang: Thưa Thầy. Nếu nói theo cách dễ hiểu thì ta có thể nói chân như chính là sự thật không có cấu uế của sự vật hiện tượng về Vũ Trụ. 
Pháp Không Chân Như: Nói như Chân Như Tuệ Quang rất khó hiểu. Mà nói theo kiểu đó thì ai cũng nói được, và tệ hơn là ai cũng mê lầm cho là mình hiểu. Đây là kiểu nói của nhiều Tổ trước đây. Phải hiểu thấu và thấy cái chân thật rằng ở đâu, vị trí nào trong Vũ Trụ cũng đều là chân không. Một chân không liên tục và trùm khắp Vũ Trụ, chẳng có thứ vật chất nào khác nằm trong đó thì gọi là chân như.
Quảng Pháp: Nam mô Phật. Thầy giảng về Chân như thì con hiểu được. Còn các câu: "Năm uẩn gồm thân xác, các cảm thọ, các tưởng, các hành, các thức, gọi tắt là thân tâm. Thân tâm chẳng phải là Tự Ngã của ta, chẳng phải là Ta, chẳng phải là của Ta, mà là vật chất." thì con chưa hiểu. Trong thân tâm, nói thân xác là vật chất thì con hiểu được, còn thọ, tưởng, hành, thức là vật chất, con chưa hiểu được. Xin Thầy hoan hỉ giảng giải chỗ này cho chúng con. Nam mô Phật.
Pháp Không Chân Như: Cụ thể thì ý của Quảng Pháp muốn hỏi gì?
Quảng Pháp: Nam mô Phật. Thầy giảng giải cho con: Thọ, tưởng, hành, thức tại sao lại là vật chất?
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp! Theo ông nghĩ, nếu nó không phải là vật chất thì là gì?
Quảng Pháp: Bạch Thầy, ví như thức uẩn của con, theo con hiểu thì là cái biết của con. Ví như con biết có Phật, con biết có Pháp Phật để tu, con biết có những vị Tăng đắc đạo như Thầy để học theo. Vậy sao nói cái biết này của con là vật chất? 
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp! Cái biết có hai loại. Cái biết mà ông nói thì rõ ràng trước đây ông không biết. Cái biết này thay đổi. Cái biết này thuộc thân tâm.
Cái biết biết cái biết. Cái biết đó ông không biết nó. Cái biết đó thường hằng. Cái biết mà ông không biết này không thuộc thân tâm.
Nhat Phu Ho: A Di Đà Phật. Câu hỏi của Quảng Pháp được lý giải như thế này. Bởi do thân xác mà sinh ra Thọ, từ Thọ mà sinh ra Tưởng, từ Tưởng lại sinh ra Thức, do sự khởi đầu là vật chất mà sinh nên cái Thức nhận biết đó cuối cùng cũng thuộc vật chất. Do ta nhận lầm vật chất là mình nên bị dính mắc ở trong đó. Phải không Thầy?
Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Dùng từ "sinh" là không đúng. Suy luận cũng không đúng. Không nên nghĩ rằng cái này duyên ra cái kia mà cái này là như vậy thì cái kia cũng như vậy. Kết luận không sai nhưng lý luận sai. Tôi nói vậy để ông biết phương tiện nào khi dùng. Vì nếu ông giữ thói quen suy luận theo phương pháp như vậy rất bất lợi cho ông khai thông trí tuệ. Suy luận theo phương pháp đó không phải lúc nào cũng đúng. Câu cuối của ông là đúng. 
Câu trả lời câu hỏi của Quảng Pháp không phải luận cho nhiều. Chỉ cần thứ không phải của Phật tánh, không phải là Phật tánh thì thứ đó là vật chất, của vật chất.
Chân Như Bồ Đề: Trong Vũ Trụ, cái gì không phải Ngã đều là vật chất, kể cả thân tâm của tất cả chúng sinh. Nam Mô Phật!
Pháp Không Chân Như: Không phải vậy Chân Như Bồ Đề, mà là, trong Vũ Trụ, thứ gì không phải Ngã, không phải của Ngã thì là vật chất, của vật chất. Ví như ta có một tấm ảnh của ta. Ta nói tấm ảnh đó là của ta. Rồi ta xé nó ra. Ta sẽ nói, các mảnh giấy đó là của tấm ảnh của ta. Như vậy, nếu những mảnh giấy ảnh không phải là tấm ảnh của ta, không phải là của tấm ảnh của ta thì là tấm ảnh của người khác, của tấm ảnh của người khác,... Nói như vậy mới đầy đủ giống như thật tướng của Vũ Trụ.
Tôi đã nhắc nhiều lần rồi, chư vị phải nhớ, chớ để thiếu mất từ nào hay tự ý thay thế từ khác trong câu nói của người khác. Làm như vậy thì có thể dẫn đến hiểu sai ý của họ, đặc biệt nói về thật tướng của Vũ Trụ Nhân Sinh.
Nhưng nhờ Chân Như Bồ Đề nên chư vị lại được nhắc nhở, được nghe thêm những lời ích lợi.
Một sự trớ trêu trong Phật giáo xưa nay nhưng chẳng có ai hay biết. Xưa nay chưa thấy tu sĩ nào nói là không hiểu kinh Vô Ngã Tướng. Có phải vậy không. Nhưng, giờ tôi chỉ ra chỗ mà chư vị tu sĩ không hiểu. Đây, Phật nói ngũ uẩn chẳng phải ta, chẳng phải của ta, chẳng phải tự ngã của ta. Chẳng ai hiểu được vì sao Phật dùng từ CỦA. Nhưng lại tự cho mình hiểu ý Phật, chẳng hạ tâm mình mà cầu Sư phụ học đạo. Rất tội nghiệp.
Như chư vị đây, khi đã có nhân duyên nghe tôi giảng tường tận về Phật tánh, Thể tánh Như Lai, bản thể vật chất, chư vị mới có thể hiểu được tại sao Phật dùng từ của, tôi dùng từ của.
Chư vị! Phật Pháp thâm sâu nên chẳng bao giờ để cái tâm tăng thượng mạn. Nếu bị như vậy thì chắc chắn là kẻ ngu si, tâm trí mờ tối, học được vài chữ của Phật thì cho là hoàn toàn, tâm tánh cống cao ngã mạn, chẳng thèm hạ mình cầu Sư phụ học pháp chân chánh, chưa đắc nói đã đắc, nhận giả làm thiệt, trôi lăn trong lục đạo khổ đau. Rất tội nghiệp.
Chân Như Tuệ Quang: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Sư phụ Pháp Không Chân Như. Những bài pháp mà Sư phụ giảng trước kia thì con đã đọc nhưng con không khắc sâu. Giờ đây con viết tay lại một cách tỉ mỉ và rõ ràng con mới nhận ra được rằng cách dùng từ để giảng giải Phật pháp của Sư phụ thật chuẩn mực và con được hiểu sâu và khắc sâu hơn nữa. Con nguyện đem những bài giảng của Sư phụ trợ duyên cho người hữu duyên.
Nguyện cho Sư phụ ngày càng tăng trưởng tuệ giác sáng suốt để soi đường dẫn lối cho chúng con.
Nhat Phu Ho: A Di Đà Phật. Thưa Sư phụ! Con sẽ dành thời gian quán xét những điều mà Sư phụ đã giảng để hiểu tường tận. Sau đó, con mới học tiếp ạ.
Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Tôi chưa giảng xong món thứ ba. Nếu vậy mà ông quán sát món thứ ba thì không thể nào quán sát được. Nên tôi phải giảng tiếp cho ông nghe về Bản thể vật chất thì như thế nào. Ông có sẵn sàng chưa?
Nhat Phu Ho: Dạ được ạ. 
Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Trường nội tại của bản thể vật chất là một trường chân không liên tục. Mỗi bản thể vật chất sở hữu độc lập một lượng giá trị chân không riêng biệt (hiện nay khoa học thì gọi là khối lượng). Lượng giá trị chân không của mỗi bản thể không bao giờ giảm, không bao giờ tăng, không bao giờ mất đi. Lượng giá trị chân không tại một vị trí trong Vũ Trụ, hoặc là của bản thể này, hoặc là của bản thể kia, không có lượng giá trị chân không nào không thuộc một bản thể nào. Một lượng giá trị chân không thuộc bản thể này thì không thuộc bản thể kia, và ngược lại, một lượng giá trị chân không thuộc bản thể kia thì không thuộc bản thể này.
Lượng giá trị chân không trong một bản thể được phân bố không đồng đều. Lượng giá trị chân không tại một vị trí thuộc bản thể nào thì tôi gọi đó là cường độ chân không tại vị trí đó của bản thể đó.
Lượng giá trị chân không của một bản thể được phân bố theo dạng có khối tâm. Nghĩa là trong bản thể đó, tồn tại một vị trí mà tại đó có đường độ chân không lớn nhất trong bản thể đó. Từ vị trí đó, cường độ chân không trong bản thể sẽ giảm dần khi càng xa vị trí đó.
Ông hãy nhìn tấm ảnh 1 và quán nó. (Chư vị hoan hỉ xem ảnh 1 đính kèm).

Ảnh 1
Quảng Pháp lưu ý đoạn trên vì nó liên quan đến câu hỏi mà ông đã hỏi trong đạo tràng. Ông hãy theo dõi bài giảng này về vật chất thì ông sẽ dễ dàng hiểu được câu hỏi mà ông đã hỏi tôi.
Quảng Pháp: Vâng ạ.
Pháp Không Chân Như: Nhat Phu Ho! Ảnh 2 này (Chư vị hoan hỉ xem ảnh 2 đính kèm) thể hiện một bản thể vật chất, tại khối tâm có cường độ chân không lớn nhất nên nhìn thấy có màu xám đậm đen. Càng ra xa khối tâm thì cường độ càng giảm dần, tức là mật độ chân không giảm dần đến mờ nhạt và không thể nhìn thấy biên của nó vì cường độ chân không rất nhỏ, giống như ta nhìn bằng mắt thường vào không trung thì ta không thấy cái gì ở gần trước mắt ta.


Ảnh 2
Tại vùng tâm của bản thể này có những bản thể vật chất khác bồi tụ như ví dụ về viên bi sắt nằm bên trong bề mặt của quả cầu thủy tinh vậy.
Ảnh này chính là ảnh chụp được hạt nhân của nguyên tử Hê-li. Khoa học nói rằng vùng màu xám là những đám mây electron bao quanh hạt nhân. Hạt nhân thì gồm proton và neutron. Nhưng sự thật không phải vậy. Vùng màu xám chính là trường nội tại của bản thể proton. Trong vùng màu xám này còn có sự có mặt của các electron nhưng ảnh chụp này không thể phân biệt được. Không phân biệt được vì mật độ chân không của eclectron gần như bằng với mật độ chân không của bản thể proton tại vùng mà electron đang trụ xứ. Bản thể proton chính là bản thể chủ của nguyên tử Hê-li. Tức là kích thước của nguyên tử Hê-li chính là kích thước của bản thể proton. Sự thật này, đến nay, khoa học không biết. Vì họ đã kết tập sự nhận biết sai lầm rằng chân không và vật chất là hai thứ khác nhau.
Nhat Phu Ho! Ảnh 3 này (Chư vị hoan hỉ xem ảnh đính kèm), cái vùng màu xanh thể hiện một bản thể vật chất. Cái cục nhỏ lam lỗ màu xanh bên trong là vùng gần khối tâm của nó. Thực tế vì cái bản thể này lớn nên khi nhìn thấy trên ảnh, từ vùng khối tâm ra hết vùng màu xanh, ta thấy trong suốt màu xanh nhạt. Đây là vùng có khoảng cách khá xa tâm, mật độ chân không nhỏ nên ta thấy nó trong suốt như vậy.


Ảnh 3
Nhat Phu Ho! Ảnh 3 này chính là ảnh nhìn từ xa về Trái Đất. Cái cục nhỏ lam lỗ màu xanh chính là Trái Đất. Cái vùng bên ngoài màu xanh nhạt, khoa học nói là bầu khí quyển, là trường điện từ của Trái Đất. Sự thật không phải vậy. Vùng màu xanh nhạt cũng chính là trường nội tại của một bản thể vật chất. Bản thể vật chất này đang chứa bên trong bề mặt của nó cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí. Bản thể này là bản thể chủ của Trái Đất. Cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí là những vật chất (là những bản thể khác bản thể chủ Trái Đất) bồi tụ bên trong bề mặt của bản thể chủ Trái Đất và hình thành cái cục Trái Đất, Mặt Trăng, không khí.
Người ta đã chấp chặt từ vô thỉ, cho rằng chân không và vật chất thì khác nhau nên mới nói cái không trung xung quanh mặt đất chẳng có liên quan gì Trái Đất. Họ nói Trái Đất nằm lơ lửng trong không trung. Sự thật như đã nói, cái cục Trái đất mà người ta nói là Trái đất thì chính là vật chất bồi tụ vùng gần khối tâm của bản thể chủ Trái Đất. Nếu đem loại trừ toàn bộ Mặt Trăng và không khí xung quanh Trái Đất thì phần xung quanh Trái Đất chính là chân không, là trường nội tại của bản thể chủ Trái Đất. Nếu đem loại trừ tất cả vật chất bồi tụ (cát, đất, nước, không khí, Mặt Trăng,...) thì còn lại bản thể chủ Trái Đất. Nó là một bản thể vật chất.
Cứ như vậy, Nhat Phu Ho, cái bản thể này nằm trong bề mặt cái bản thể khác, hoặc nhiều bản thể nằm trong bề mặt bản thể khác. Cứ như thế, tương tự như thế. Vũ Trụ này là vậy. Món thứ ba, tôi đã giảng xong. Nếu ông cần hỏi cho rõ thì ông cứ hỏi. Tôi sẵn lòng giảng tường tận cho ông.
Nhat Phu Ho: A Di Đà Phật. Việc này quá quan trọng. Con không thể hiểu qua loa được. Thầy cho con quán xét thêm.
Pháp Không Chân Như: Chư vị có gì thắc mắc hoặc chưa rõ món thứ ba thì hãy hỏi tại đây luôn nhé.
Quảng Pháp: Sư phụ giảng con đã rõ rồi. Con xin được nghe Sư phụ giảng tiếp. 
Chân Như Tuệ Quang: Thưa Sư phụ! Con xin hỏi: Sư phụ nói cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí là những vật chất (là những bản thể khác bản thể chủ Trái Đất) bồi tụ bên trong bề mặt của bản thể chủ Trái Đất và hình thành cái cục Trái Đất, Mặt Trăng, không khí.
Cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí là những vật chất bồi tụ của những bản thể khác bản thể chủ của Trái Đất. Vậy những vật chất bồi tụ (đất, nước, cát, đá, cây, nhà cửa, không khí,...) có phải là trường tương tục của những bản thể không ạ? 
Pháp Không Chân Như: Tôi không hiểu câu hỏi của Chân Như Tuệ Quang.
Chân Như Tuệ Quang: Sư phụ nói cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí là những vật chất (là những bản thể khác bản thể chủ Trái Đất) bồi tụ bên trong bề mặt của bản thể chủ Trái Đất và hình thành cái cục Trái Đất, Mặt Trăng, không khí.
Cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí là những vật chất bồi tụ của những bản thể khác. Vậy những vật chất bồi tụ (đất, nước, cát, đá, cây, nhà cửa, không khí,....) có phải là chất liệu vật chất của bản thể không ạ?
 Pháp Không Chân Như: Tôi giảng thế nào mà Chân Như Tuệ Quang lại hỏi đất, nước,... có phải là chất liệu của bản thể. Tôi đã tuyên bố chất liệu của bản thể vật chất là chân không, không có chất liệu nào khác.
Đất, nước,... là do những bản thể vật chất hợp thành mà những bản thể này có trường nội tại là chân không. Vậy nên, đất, nước,... cũng chỉ có chân không làm chất liệu, không có thứ chi khác. Những bản thể bồi tụ trong bản thể Trái đất, chúng hợp với nhau thành đất, nước,... mà ông thấy. Những thứ bản thể bồi tụ này, hay nói những thứ đất, nước,... không phải là chất liệu của bản thể chủ Trái đất. Mỗi bản thể có một lượng chất liệu là lượng chân không độc lập. Trong đó, không có bất cứ giá trị nào thuộc bản thể khác.
Muốn thâm nhập thật tướng thì trước hết không chấp trước, tức không nên dựa vào hay căn cứ cái biết trước đây. Chỉ dùng cái biết trước đây như một đối tượng tham chiếu khách quan mà thôi. Nếu chấp trước thì sự hiểu của chư vị sẽ loạn và không hiểu gì hết.
Khi đọc lời giảng của tôi thì cố gắng đọc cho kỹ từng từ, từng câu. Nếu chư vị nghe tôi giảng chỉ để biết giống như đọc báo thì chẳng có lợi ích thật sự. Cố gắng ghi nhớ những lời nhắc của tôi.
Cái cục Trái Đất, Mặt Trăng và không khí là những vật chất (là những bản thể khác bản thể chủ Trái Đất) bồi tụ bên trong bề mặt của bản thể chủ Trái Đất và hình thành cái cục Trái Đất, Mặt Trăng, không khí. Có nghĩa là tôi nói đất, nước, đá,... không khí là những vật chất (tức cũng là những bản thể khác, không phải bản thể chủ Trái đất) bồi tụ vào bản thể chủ Trái đất. Những thứ bồi tụ này hợp thành cục Trái đất, Mặt Trăng, không khí,... đang nằm bên trong bề mặt của bản thể chủ Trái đất. Chúng không phải là chất liệu của bản thể chủ Trái đất. Chúng và bản thể chủ Trái đất là những thứ độc lập với nhau. Ví như viên bi sắt nằm bên trong bề mặt quả cầu thủy tinh (tôi đã ví dụ ở Phẩm mở đầu). Viên bi sắt và quả cầu thủy tinh là hai thứ độc lập với nhau. Viên bi sắt chẳng phải là chất liệu của quả cầu thủy tinh. Viên bi sắt cũng chẳng nằm trong quả cầu thủy tinh. Viên bi sắt dụ cho các bản thể bồi tụ, quả cầu thủy tinh dụ cho bản thể chủ Trái đất. (Chư vị hoan hỉ xem ảnh H17).


Ảnh H17
Chân Như Vô Ngại: Sư phụ giảng giải cho con câu hỏi nào dưới đây đúng:
- Nói "trường tương tục của bản thể Phật tánh là chất liệu Phật tánh" đúng, hay "trường nội tại của bản thể Phật tánh là chất liệu Phật tánh" đúng ạ?
- Nói "trường nội tại của Vũ Trụ là chân không và chất liệu Phật tánh" đúng, hay nói "trường nội tại của Vũ Trụ là chân không" đúng ạ?
Còn khi nói về mỗi Phật tánh và mỗi bản thể vật chất dùng từ trường tương tục thì con hiểu rồi ạ. 
Pháp Không Chân Như: Chân Như Vô Ngại! Nói trường tương tục và trường nội tại thì có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau, tùy thuộc ngữ cảnh mà ta đang dùng. Trường nội tại chỉ cho trường chất liệu thuộc một đối tượng mà ta đang nói đến như Vũ Trụ, một bản thể, một thực thể, một vật thể,... Trường tương tục chỉ cho trường chất liệu tương tục với nhau, không có gián đoạn. Trường tương tục có thể chỉ cho trường nội tại mà trường chất liệu đó tương tục, có thể chỉ cho một vùng không gian có nhiều bản thể, vật thể, thực thể mà trong vùng đó không có gián đoạn.
Trường nội tại có thể gián đoạn nhưng trường tương tục thì không gián đoạn. Trường nội tại chỉ cho vùng nội tại của một đối tượng, còn trường tương tục có thể chỉ cho một đối tượng hoặc một vùng có nhiều đối tượng với điều kiện trường chất liệu trong vùng đó không gián đoạn.
Đối với thật tướng của Vũ Trụ, vì trường nội tại của tất cả bản thể vật chất, hữu tình đều là trường tương tục và trường chân không của Vũ Trụ không có gián đoạn nên có thể nói trường nội tại của Vũ Trụ là trường tương tục, gồm có một trường chân không tương tục và vô số trường chất liệu Phật tánh tương tục. Các trường này đều đồng nhất với nhau. Khi đang nói về vật chất, có thể chỉ nói trường nội tại của Vũ Trụ là chân không.
Nói như sau là đúng:
Trường nội tại của Phật tánh là trường tương tục. Trường nội tại của Phật tánh là chất liệu Phật tánh. Chất liệu Phật tánh là trường tương tục.
Trường nội tại của bản thể vật chất là trường tương tục. Trường nội tại của bản thể vật chất là chân không. Chân không là trường tương tục.
Chân Như Vô Ngại: Dạ. Con đã rõ rồi. Con xin nghe Sư phụ giảng tiếp ạ. 
Pháp Không Chân Như: Chư vị không có nghi ngờ gì chăng? Tại sao lại không có nghi ngờ trong khi văn tự tôi dùng có khác văn tự của Phật đã dùng, và những kết quả khoa học hiện đại hầu như khác với những gì tôi tuyên bố ở đây.
Quảng Pháp: Thưa Sư phụ! Con không có nghi ngờ gì. Từ trước đến nay con vẫn không tin tưởng hoàn toàn vào khoa học. Còn văn tự Sư phụ dùng khác Phật nhưng không trái với lời Phật dạy, con nghĩ là bình thường. Bởi Phật đã nói: Những điều ta biết như lá cây trong rừng, những điều ta nói như lá cây nằm trong bàn tay. 
Chân Như Bồ Đề: Con cũng không có nghi ngờ gì. Với con, văn tự của Phật dùng, và những kết quả khoa học hiện dùng con đều không biết vì con chưa tìm hiểu.
Mong mọi người hoan hỉ ạ. Hiện tại con chỉ biết học, cố gắng hiểu và hành các pháp của Sư Phụ dạy. Con xin tri ân công đức của mọi người. 
Chân Như Vô Ngại: Con xin hỏi thêm Sư phụ về proton và electron. Trong ảnh 2, (ví dụ về nguyên tử Heli), con thấy vùng màu xám là trường nội tại của proton. Vùng màu tím có phải là electron không? Nếu vậy, hai vùng màu tím là 2 electron. Mỗi electron là một bản thể vật chất? Con chưa hiểu chỗ này.
Khoa học nói có rất nhiều proton và rất nhiều electron. Vậy các electron và các proton ở đây có phải là các bản thể có khối lượng gần giống nhau phải không ạ? Các bản thể đó, khoa học không phân biệt được nên gọi chung là proton và electron phải không? Xin Sư phụ chỉ rõ cho. 
Pháp Không Chân Như: Khoa học mô tả như thế nào về nguyên tử, và nguyên tử Heli gồm những gì vậy Chân Như Vô Ngại?
Chân Như Vô Ngại: Con xin trình bày sự hiểu của con về nguyên tử theo khoa học như sau:
- Về khái niệm:
Nguyên tử là thành phần cơ sở hình thành mọi vật chất. Mỗi loại nguyên tử gọi là nguyên tố hóa học.
(Con xin được dùng phép dụ để mọi người không thấy khó hiểu về định nghĩa ạ: Nếu ngôi nhà được hình thành từ các viên gạch thì ngôi nhà dụ cho vật chất được tạo thành, còn mỗi viên gạch dụ cho nguyên tử, là thành phần cơ sở tạo thành ngôi nhà. Mỗi loại gạch dụ cho một nguyên tố).
- Về cấu tạo nguyên tử:
Mỗi một nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt: hạt proton (p), hạt neutron (n) và hạt electron (e). Ba hạt này tạo thành hai vùng (phần) là phần nhân và phần vỏ. Phần nhân cấu tạo bởi hạt p và hạt n. Phần vỏ là các hạt e chuyển động xung quanh nhân.
Trong một nguyên tử, số lượng hạt p luôn bằng số lượng hạt e; hạt p mang điện tích dương, hạt e mang điện tích âm, còn hạt n không mang điện.
Số lượng hạt p, hạt e, hạt n trong nguyên tử là khác nhau thì ứng với các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau.
Hiện nay, có 118 nguyên tố hóa học trên Trái Đất được sắp xếp thứ tự từ 1 đến 118, là chiều tăng dần của số p trong hạt nhân nguyên tử.
Nguyên tố đầu tiên là Hidro (H): nguyên tử có 1 proton.
Nguyên tố thứ 2, là Heli (He): nguyên tử có 2 proton.
Nguyên tố thứ 3, là Liti (Li): nguyên tử có 3 proton.
....
Dưới đây là ảnh mô tả cấu trúc của 2 nguyên tử Heli và nguyên tử Liti (Chư vị hoan hỉ xem ảnh 5).

Ảnh 5

- Về khối lượng:
+ Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của 3 hạt p, n, e
+ Khối lượng của hạt p bằng 1u
+ Khối lượng của hạt n bằng 1u
+ Khối lượng của hạt e bằng 55x10^(-5) (u)
(khối lượng hạt p và hạt n lớn gấp 1386 lần khối lượng hạt e).
Pháp Không Chân Như: Chân Như Vô Ngại! Trước hết, tôi nói cho ông nghe về cái khái niệm khối lượng để tránh hiểu nhầm khi tôi dùng từ khối lượng.
Ở ĐÂY, tổng lượng giá trị nội tại của một bản thể vật chất là một giá trị đặc trưng cho bản thể đó. Giá trị này là lượng chân không của bản thể đó. Mỗi bản thể vật chất có một lượng giá trị nhất định, không bao giờ thay đổi cho dù đặt nó ở đâu và vào lúc nào trong Vũ Trụ. Luôn phải lưu ý điều này.
Đối với con người và khoa học hiện nay, họ dùng khối lượng để chỉ cho lượng giá trị đặc trưng của vật chất. Nói về mặt khái niệm này thì nó có thể áp dụng cho tổng lượng giá trị nội tại của một bản thể vật chất như ở trên. Có nghĩa là có thể dùng khối lượng để chỉ cho lượng giá trị đặc trưng của một bản thể. Hiện nay, cũng chỉ có thể như vậy.
Tuy nhiên, khối lượng hiện nay được xác định trên cơ sở lực hút của Trái đất. Tức là, mọi thiết bị, phương tiện đo lường khối lượng hiện nay dựa trên một nền tảng của khoa học cơ sở là tương quan lực hút của Trái đất với vật thể cần đo khối lượng. Và vì vậy, chỉ số đo khối lượng cho một vật thể nào đó có thể cho ra kết quả khác nhau khi đặt vật thể đó ở Trái đất với khi đặt vật thể đó ở một hành tinh nào đó. Chỉ số đo khối lượng trên cùng một vật thể thay đổi như vậy là do nền tảng lý thuyết tạo ra thiết bị đó chứ không phải lượng giá trị của vật thể đó thay đổi.
Vậy nên, khi tôi dùng từ khối lượng để diễn đạt, thì phải hiểu rằng, nó không thay đổi cho dù dùng thiết bị đo cho thấy sự thay đổi đối với một vật thể hay một bản thể xác định nào đó ở những hành tinh, vị trí khác nhau trong Vũ Trụ. Chứ đừng thấy giá trị đo thay đổi rồi lại nói tôi nói sai. Phương tiện tôi dùng để diễn đạt về lượng giá trị của một bản thể vật chất là khối lượng. Đây là một phương tiện diễn đạt, và hiện nay, cũng chỉ có phương tiện ngôn ngữ này để người nghe dễ hiểu.
Chân Như Vô Ngại! Bây giờ ông hãy nhìn vào mô hình cấu tạo nguyên tử Heli (như ông đã trích dẫn). Tại đó, khoa học cho rằng nguyên tử Heli được cấu tạo bởi các electron quay XUNG QUANH một trung tâm và tại trung tâm đó, họ gọi là HẠT NHÂN. Họ nói hạt nhân bao gồm các hạt proton và neutron. Tức là họ cho rằng hạt proton và neutron thì nằm ở một vùng trung tâm của nguyên tử. Họ nói về nguyên tử là như vậy, hạt nhân là như vậy.
Sự thật không phải như họ đã nhìn thấy. Sự thật, hạt proton không nằm trong nhân của nguyên tử. Cái mà họ gọi là hạt proton nằm tại trung tâm của nguyên tử chỉ là một phần không gian của proton mà thôi. Nghĩa là sự thấy của họ chỉ thấy vùng trung tâm của proton. Và họ kết luận rằng cái mà họ thấy đó chính là proton. Sự thấy này sai sự thật. Sự thấy này của họ giống như sự thấy sai lầm của chư vị về ngọn đèn to bằng nắm tay.
Giới hạn không gian của một nguyên tử chính là giới hạn không gian của proton. Và sự thật là, các electron đang nằm bên trong bề mặt ngoài của proton chứ không phải đang nằm bên ngoài bề mặt ngoài của proton. Họ cho rằng các electron đang quay "xung quanh" hạt nhân, còn hạt nhân thì bao gồm neutron và proton. Không phải vậy. Các electron đang nằm bên trong bề mặt ngoài của proton và không đang nằm trong vùng khối tâm của proton. Cái tri kiến sai lầm là họ cho rằng các electron quay xung quanh hạt nhân giống như cái tri kiến sai lầm rằng họ cho rằng Mặt Trăng quay quanh Trái đất. Sự thật Mặt Trăng đang nằm bên trong bề mặt của bản thể chủ Trái đất, và đang quay quanh khối tâm của bản thể chủ Trái Đất chứ không phải quay quanh Trái Đất. Mặt trăng đang nằm bên trong bề mặt ngoài của bản thể chủ Trái đất, đang chen lấn trường nội tại của bản thể chủ Trái đất.
Giống như chư vị nói chư vị đi xung quanh một ngọn đèn. Sự thật chư vị đang đi xung quanh khối tâm của ngọn đèn và chư vị đang chen lấn trường nội tại của ngọn đèn chứ không phải đang đi xung quanh ngọn đèn.
Chân Như Vô Ngại! Theo ông đã hỏi thì ở khối tâm của hình chụp hạt nhân Heli có 2 cái cục màu tím và 2 cái cục màu hồng. Ở đây ta thấy 4 cục. Sự thật, ở đó có hai cục là hai hạt neutron và 2 cục còn lại là khối tâm của hai hạt proton. Nó không phải là 2 electron. Hình này không thấy được 2 electron. Nguyên nhân không nhìn thấy thì tôi giảng rồi.
Chân Như Vô Ngại! Một electron là một bản thể vật chất. Một proton là một bản thể vật chất. Tôi tuyên bố như thế. Hai bản thể này khác nhau về lượng giá trị.
Trong Vũ Trụ có vô số bản thể vật chất khác nhau về lượng giá trị, từ vô cùng bé đến vô cùng lớn, cũng có vô số bản thể giống nhau về lượng giá trị. Tôi tuyên bố như thế.
Chân Như Vô Ngại: Cảm ơn Sư phụ. Con xin hỏi thêm.
Như vậy, thực tế nguyên tử He được tạo bởi 4 proton và 4 electron. 4 proton và 4 electron này là 8 bản thể vật chất đúng như hình vẽ này của Sư phụ? (Chư vị hoan hỉ xem H13-6).


Ảnh H13-6
Pháp Không Chân Như: Chân Như Vô Ngại nói như vậy là đúng. Nhưng cũng chưa đúng. Nói cấu trúc cơ bản là đúng. Sự thật có thể có một hoặc nhiều bản thể khác tám bản thể đó đang bồi tụ trong nguyên tử như hạt bụi trong bầu khí quyển, chẳng thể luận bàn được.
Chân Như Vô Ngại: Dạ. Con đã hiểu những lời Sư phụ giảng ở trên rồi ạ. 
Nguyên Văn Lộc: Ngôn ngữ chữ viết đều là phương tiện có giới hạn giúp tất cả thành người tốt! Phật pháp không thể nói bằng lời hoặc dùng vật này vật kia để miêu tả! Mà là tâm minh để nhìn ra sự tĩnh lặng SẮC BẤT THỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT THỊ SẮC! A DI ĐÀ PHẬT!
Pháp Không Chân Như: Khẩu Ý muốn nói rằng sắc tức thị không, không tức thị sắc thì trước hết phải hiểu thấu về vật chất trong toàn thể Vũ Trụ. Nếu không, chư vị không nên nhắc đến nữa vì chư vị chẳng bao giờ thấu hiểu được câu đó, dù tu hết kiếp này hay trong vô lượng kiếp sau. Chư vị nên dứt trừ cái thói quen giảng nói cho người khác nghe mà mình chẳng hiểu.
Nguyên Văn Lộc: Con đã thông suốt! Nam mô A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như: Chư Phật tử! Bài này giảng về 10 món của Phật. Trong tất cả các thứ báu nhất của loài người mà lại khó gặp nhất, thì gặp Phật là quý báu nhất, khó gặp nhất. Nghe giảng về 10 món của Phật là thứ quý báu thứ nhì, khó gặp thứ nhì. Nên chư vị hãy nghiêm túc lắng nghe, quán xét, thấu hiểu. Nếu có bất cứ chỗ nào chưa hiểu rõ, chỗ nào nghi ngờ, chỗ nào mà mình thấy không đúng, chưa đúng thì phải hỏi, phải nói, phải phản biện cho đến khi những thắc mắc, nghi ngờ không còn và cho đến khi hiểu thấu. Đừng có xem đây chỉ như lời của quý Sư phụ, lời của nhà khoa học, của nhà thần học, của học giả, của nhà triết học, của các sư Tổ như các vị đã từng biết. Chư vị hãy lĩnh hội tất cả những gì tôi biết. Nam mô Phật.
Chân Như Vô Ngại: Dạ. Con xin làm theo lời Sư phụ dạy. 
Pháp Không Chân Như: Vậy thì hãy hỏi, hãy phản biện cho đến cùng trước khi tôi giảng món tiếp theo.
Chân Như Tuệ Không: Nam mô Phật. Thưa Sư phụ, con xin được hỏi. Về bản thể vật chất, chất liệu của bản thể vật chất là chân không. Lượng chất liệu trong một bản thể phân bố không đều. Con giả dụ chân không có màu xanh. Như vậy một vị Đại Giác ngộ sẽ thấy Vũ Trụ toàn là chân không, tức thấy toàn màu xanh, thì có phải thấy những nơi màu xanh đậm hơn (nơi mật độ chân không cao của một bản thể), thấy những nơi màu xanh nhạt hơn (nơi mật độ chân không thấp của một bản thể) có phải vậy không ạ? Nam mô Phật.
Pháp Không Chân Như: Đúng vậy Chân Như Tuệ Không. Nhưng không phải thấy bằng mắt mà bằng sự tiếp xúc trực tiếp giữa chất liệu Phật tánh và chất liệu vật chất (chân không).
Chân Như Tuệ Không: Thưa Sư phụ, con xin được hỏi tiếp. Trong Vũ Trụ có vô số bản thể vật chất giống nhau, vô số bản thể vật chất khác nhau. Như vậy thì các thể rắn, lỏng, khí được cấu tạo nên bởi các hạt vật chất (gọi là electron và proton), thì tất cả electron đều giống nhau hay khác nhau. Tất cả proton đều giống nhau hay khác nhau, thưa Sư phụ? Và những hạt được gọi electron, proron có mặc định luôn như vậy hay thay đổi tên gọi tùy lúc ạ? Con ví dụ khi hạt A chen lấn vào không gian của hạt B. Thì hạt A là electron, hạt B là proton. Khi hạt B chen lấn vào không gian hạt C, thì hạt B là hạt electron, hạt C là proton. 
Pháp Không Chân Như: Chân Như Tuệ Không! Không thể nói rằng TẤT CẢ các proton giống nhau hay có khác nhau. Khác nhau một lượng giá trị vô cùng bé cũng là khác nhau. Nếu bỏ qua sự sai khác nhỏ thì gọi là giống nhau. Nếu không bỏ qua sự sai khác thì chúng khác nhau. Khi chúng có khối lượng bằng nhau thì gọi là giống nhau. Electron cũng vậy.
Trong Vũ trụ có vô số bản thể, có vô số bản thể giống nhau về khối lượng, có vô số bản thể khác nhau về khối lượng. Sự khác nhau đó giống như những con số vậy. Số 1 và 2 là khác nhau. Số 1 và số 999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999 là khác nhau. Số 1 và số 1,1 là khác nhau. Số 1 và số 1,000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000001 là khác nhau... Sự khác nhau chẳng thể nghĩ bàn như vậy sao lại còn hỏi về nó.
Còn cái tên thì do người ta đặt, muốn đặt sao thì tùy, chúng ta không thể quy ước cho con người được. Tôi gọi bản thể chủ của Mặt trăng là elctron của hệ Trái đất cũng được vậy. Tôi gọi hệ Trái đất là nguyên tử của hệ Mặt trời cũng được vậy. Có ai cấm tôi đặt như thế.
Tôi thấy chư vị chưa biết hỏi về Phật Pháp. Điều cần hỏi lại không hỏi, điều không nên hỏi thì lại hỏi.
Khi ta biết rằng trong Vũ Trụ có vô số bản thể vật chất, có vô số bản thể có khối lượng giống nhau, có vô số bản thể có khối lượng khác nhau. Nghe như vậy thì đã biết không thể nghĩ bàn về số lượng cũng như sự khác nhau như thế nào. Có ai rảnh mà đi đo lường từng hạt như thế, cũng chẳng có ai đủ thời gian để làm việc đó, cũng chẳng có thiết bị nào có thể đo được sự khác nhau vô cùng bé...
Chân Như Tuệ Không: Vâng ạ! Vì chất liệu của hạt vật chất là chân không, chỉ là chân không. Nhưng những vật chất mà con nhìn thấy được, chúng không giống nhau. Nên con có nghi vấn như trên. Giờ con nhận thấy điều này không nên hỏi. Mong Sư phụ hoan hỉ cho con. Nam mô Phật.
Pháp Không Chân Như: Chân Như Tuệ Không nói "Vì chất liệu của hạt vật chất là chân không, chỉ là chân không. Nhưng những vật chất mà con nhìn thấy được, chúng không giống nhau.". Tại sao không dùng câu này để hỏi, chẳng phải rất nên hỏi hay sao?
Chân Như Bồ Đề: Vậy con xin phép hỏi ạ! Vì sao chất liệu của hạt vật chất là chân không? Một trường tương tục như thế, không có gì khác, nhưng con thấy khác, đủ thứ khác nhau hết. Tại sao vậy ạ? Nam Mô Phật!
Pháp Không Chân Như: Sau khi giảng xong món thứ năm thì tôi sẽ trả lời câu hỏi của Chân Như Bồ Đề hoặc là khi tôi giảng món thứ năm thì cũng là câu trả lời cho câu hỏi này.
Nguyên Văn Lộc: Bản thể vật chất và Phật tánh đều có thật, còn các thứ còn lại đều là giả hợp phải không? Mong Sư phụ giảng giải cho con hiểu.
Pháp Không Chân Như: Đúng vậy, Nguyên Văn Lộc. Và bản thể vật chất có thật này cũng chỉ là chân không mà thôi.
(Kết tập: Hoàng Lạc)

Không có nhận xét nào: