Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

VẬT CHẤT BỒI TỤ không phải là nguyên nhân gây ra hấp dẫn

Osmi được biết đến là kim loại nặng nhất trong số kim loại từng biết với khối lượng riêng khoảng 22,6g/cm^3.
Theo công thức tính lực tương tác của Trái đất với một số chất liệu ( xem hình đăng kèm bài).
Sau khi tính thử trên phần mềm Mathematica với chất liệu là Osmi và số liệu tương tự.
Kết quả tính toán:
Ở bán kính lớn hơn khoảng 118km từ tâm trái đất, vật liệu làm bằng Osmi bị hút.

(62) MỌI CHÚNG SINH ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG ĐẠT TRÍ HUỆ TỐI THƯỢNG NHƯ NHAU

Trần Thế Công: Trong mỗi con người đều hàm chứa một lượng chân lý như nhau, cho dù người ấy biết hay không biết điều đó. Xin hỏi các Thầy và các Đạo Hữu, khẳng định trên có đúng với tinh thần Phật Pháp hay không? Nếu đúng thì kiến giải thế nào, và ứng dụng thế nào?
Rất mong nhận được gợi ý, chia sẻ từ các vị!

(61) TA TÌM TA

Nguyễn Sinh
Thân sinh diệt, Tâm sinh diệt nhưng còn nhìn, sờ, cảm được. Còn cái gọi là TÁNH BIẾT, ai cũng bảo là mình, là bất sinh bất diệt mà tôi bỏ thời gian tìm hoài không thấy. Mong thiện tri thức khai ngộ dùm. Xin dành chút thời gian quý báu gửi thư cho tôi.
Pháp Không Chân Như:
Như hai nhà đối mặt
Không biết thấy lẫn nhau
Cũng không biết chính mình.
Như một nhà ở giữa
Không từng biết có ngoài
Cũng không biết có trong.
Tất cả những thứ ấy
Không lấy đối tượng nào

(60) HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG

Trương Văn Tuấn: Nam mô Phật. Thực sự, con đã đọc nhiều lần các bài viết của sư trên trang web. Con tìm không có nhiều tài liệu nói về Tánh không chi tiết và có diễn giải vật lý như Sư. Con muốn hỏi rằng điều Sư nói thì những người tu tập áp dụng vào cuộc sống thế nào?
Sư Định Quang: Trương Văn Tuấn, ông áp dụng tánh không như thế nào? 
Trương Văn Tuấn: Con chỉ hiểu tất cả pháp mà mình thấy đều được cấu thành từ chân không. Con đi học thiền quán thọ để kinh nghiệm được sự sinh diệt của các cảm thọ. Con chưa thể kinh nghiệm tánh không. Xin Sư chỉ con pháp hành ạ.  

(59) NĂNG LƯỢNG TỐI

Pháp Không Chân Như: Về năng lượng tối thì không có gì để giảng. Con người và các nhà khoa học trên thế giới không biết nguyên nhân nào, nguồn năng lượng nào làm cho Vũ Trụ giãn nở, các thiên hà dần cách xa nhau. Nhưng những người đã nghe các tuyên bố của tôi thì việc trả lời cho thắc mắc đó thì rất đơn giản.

(58) KHÔNG GIAN

Pháp Không Chân Như: Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề không gian. 
Không gian là một khái niệm đã tồn tại trong tâm thức của con người. Nhờ khái niệm không gian, con người mới hiểu biết những thứ xung quanh. Con người rời khỏi khái niệm đó cũng giống như người không có tâm thức. Và con người cũng không thể tự mình dứt trừ khái niệm đó ra khỏi tâm thức của mình.

(57) Phẩm: TẠO NGHIỆP VÀ GIẢI NGHIỆP

(Thuộc ĐẠI TÂM BỘ: NHÂN NGHIỆP QUẢ BÁO LUÂN HỒI)
Chân Như Vô Ngại: Bạch Sư phụ! Con xin có câu hỏi như sau:
1. Con hiểu như vầy, bất kỳ hành động nào, dù gián tiếp hay trực tiếp, vô ý hay cố ý, dẫn đến việc chúng sanh bị giam giữ, bị khổ đau thân xác hoặc bị chết đều là sát sanh, là gây nghiệp sát sanh đúng không ạ? Trước giờ, con thấy có nhiều người nói tâm không cố ý sát sanh mà vô tình giết hại thì không có tội. Nói như vậy là không đúng phải không ạ? Ví như có người lái xe, vô ý lơ là gây tai nạn chết người. Quả báo trên thế gian là người này đã bị pháp luật xử tội chứ chưa nói đến nhân quả.

(56) Phẩm: VẠN PHÁP VÀ CHÚNG SINH.

Thuộc Đại Trí Bộ.
---
Nhân đọc bài “Chư Phật ba đời chẳng bao giờ tuyên thuyết chúng sinh vô ngã”, thầy Thích Phước Trí đã chia sẻ ý kiến: Tôi không đồng ý với biện luận của Pháp Không Chân Như. Có lúc Phật nói từng chi tiết, có khi Phật chỉ nói tổng quát. Đối với bậc thượng căn thì Phật dạy "nhất thiết pháp vô ngã" (bất cứ pháp đều vô ngã). Chúng sinh là gì chứ, chúng sinh nằm ngoài pháp ư, hay Pháp Không Chân Như chưa hiểu từ pháp trong Phật giáo như thế nào?

(55) Phẩm: LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU

Thuộc Đại Trí Bộ.
---
Nguyễn Đức Quang:  Thưa Thầy! Nếu như được nghe những lời thuyết từ một vị Phật quá khứ thì ta có nên tin hay không? Và có nên tin vào các vị đang thuyết giảng pháp rất nhiều như bây giờ hay không? Hay ta chỉ tin vào những thứ ta tự chiêm nghiệm, tự học hỏi, tự giác ngộ. Vậy đâu sẽ là khởi đầu những thắc mắc của Phật tử như chúng con. Kính mong Thầy hoan hỉ giảng giải cho con thông chỗ này.

(54) TU HÀNH

*Truyen Tran:
Tu hành chưa tỉnh phải làm sao? 
Muốn được lặng Tâm có cách nào? 
Chưa biết cửa ra con thọ nạn. 
Nhờ Sư chỉ rõ cách phương nào?

(53) CẦN HIỂU ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG CỦA TU TẬP

"Mỗi thời, con người cũng có những thay đổi về cách nghĩ. Không ít người cần hiểu được mục đích cuối cùng cho những việc họ đang làm là gì? Trong tu hành cũng vậy. Nếu nói tu để giải thoát khỏi vô thường khổ đau hiện tại mà không thoát khỏi luân hồi khổ đau thì không phải là con đường mà chư Phật đã dạy. Nếu nói tu để giải thoát khỏi vô thường khổ đau và không trở lại trạng thái như vậy nữa, tức không còn luân hồi khổ đau thì đó là con đường mà chư Phật đã dạy." (Pháp Không Chân Như)
***

TÂM

Tâm là nơi chứa đựng, nơi sinh khởi, đồng thời cũng là nơi bám víu, dính chấp. Sở dĩ bạn không bật sáng được tâm mình một cách rõ rệt vì bạn đã bám chặt một cái gì đó, bạn đang ghì giữ một cái gì đó. Khi bạn đã bám chặt vào một cái gì đó, chẳng hạn như một tư tưởng, một công việc, một bổn phận, một ý thức trách nhiệm….

(52) Phẩm: VĂN TƯ TU: TRƯỚC KHI BIẾT TRĂNG THÌ PHẢI BIẾT NGÓN TAY CHỈ TRĂNG.

Thuộc Đại Trí Bộ
Pháp Không Chân Như.
---
Thu Minh Truong: Nam mô A Di Đà Phật! Kính bạch Thầy, theo chỗ con hiểu nếu mình còn thấy Ta hóa độ cho Người và Người được Ta hoá độ thì mình vẫn còn chấp Ta với các biến dạng cạn sâu của nó. Chỉ khi nào mình thấy Người và Ta vốn cùng loại bản thể thì lúc đó cùng nhau bước vào cửa Không. Ta chỉ là ý tưởng và vi trần vốn cũng là như vậy. Nhiều vi trần làm nên thế giới. Đập nát thế giới thành ra vi trần. Phi mọi Ý tưởng thì chính là chư Phật. Chính vì vậy mà Phật nói tất cả các pháp đều là Phật pháp. Như vậy có đúng không ạ? Cách hiểu của con còn cạn cợt, có gì không đúng xin Thầy chỉ dạy thêm.

(51) BẢN THỂ VẬT CHẤT VÀ THỂ TÁNH CỦA NHƯ LAI

Hãy quán xét thật kỹ lời giảng của tôi về tánh không và những lời giải thích của tôi. Sau đó, ông hãy dùng trí huệ đó để quán xét nghĩa thâm sâu vi mật của đoạn kệ sau đây trong kinh Hoa Nghiêm:
"Bao nhiêu vi trần trong thế giới
Trong mỗi vi trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh giới tự tại của Như Lai
Vô lượng vô số núi Tu Di
Ðều đem để vào một sợi lông,
Một thế giới để vào tất cả
Tất cả thế giới để vào một,
Thể tướng thế giới vẫn như cũ
Vô đẳng vô lượng đều cùng khắp.
Trong một chân lông đều thấy rõ
Vô số vô lượng chư Như Lai 
Tất cả chân lông đều thế cả
Tôi nay kính lạy tất cả Phật."
(Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

(50) LUYỆN ĐỨC VÀ TRÍ

"Pháp tu đưa hành giả tiến bộ trên con đường giải thoát, tiến gần đến giải thoát, giải thoát chỉ và duy chỉ có phương pháp tự rèn luyện chính mình về đức và trí. Tự rèn luyện mình về đức là hướng đến từ bi và thánh thiện. Hướng đến từ bi và thánh thiện là lộ trình tự rèn luyện tâm đến sự trong sạch và bất loạn. Nghĩa là làm cho nội nghiệp bị xả ly, chân tâm hiển lộ. Tự rèn luyện mình về trí là hướng đến cái biết chân thật. Hướng đến cái biết chân thật là lộ trình tự rèn luyện tâm đến sự trong sạch và vô chấp. Nghĩa là làm cho nội nghiệp bị xả ly, chân tâm hiển lộ." (Pháp Không Chân Như)
---

(49) THỰC HÀNH PHÓNG SINH.

"Phóng sinh là phát tâm từ bi đưa đến hành vi cứu sinh chúng sinh thoát khỏi sự nguy hiểm, nạn bị giam giữ, sự đau khổ thân xác và sự chết. Đối với người thực hành phóng sinh thì phóng sinh là hành vi cứu sinh chúng sinh thoát khỏi sự nguy hiểm, nạn bị giam giữ, sự đau khổ thân xác và sự chết. Hành vi phóng sinh giúp người phóng sinh phát tâm từ bi, tăng trưởng tâm từ bi, đây là kết quả quan trọng bậc nhất. Hành vi phóng sinh giúp người phóng sinh được nhiều phước báu vì những chúng sinh được cứu sinh đó và những chúng sinh có liên quan đem lại cho người phóng sinh, đây là kết quả bậc thứ. Đó là nhân quả của hành vi phóng sinh." (Pháp Không Chân Như)
***

(48) Phẩm: PHÁ THAI.

"Mở rộng từ bi đối với mọi chúng sinh, dù đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời,... Nguyện đem Phật Pháp đến với họ bằng lòng từ bi, nguyện bố thí pháp cho họ bằng lòng từ bi, nguyện hướng dẫn họ, làm cho họ sung mãn thực hành Phật Pháp bằng lòng từ bi. Đó là cách giúp duy nhất.(Pháp Không Chân Như) 
*** 

(47) LÀM SAO ĐỂ GIỮ CHÁNH NIỆM

"Hiểu rõ và đúng lời Phật dạy để làm gì? Là để hành trì đầy đủ theo đúng lời Phật dạy. Đó là mục đích tối thượng của sự mong cầu hiểu rõ, hiểu đúng lời Phật dạy. Nếu hành trì không đầy đủ thì công đức tăng trưởng rất chậm. Ngồi thiền để làm gì? Ngồi thiền có hai mục đích cốt lõi. Đó là định tâm và tuệ quán. Hãy làm như vậy thì công đức sẽ tăng trưởng thấy rõ." (Pháp Không Chân Như)
***

(46) THÀNH TỰU CỦA CƯ SĨ TẠI GIA VÀ TU SĨ

"Tu hành và chứng đắc không có sự chứng nhận hay thừa nhận của kẻ khác, và cũng không cần sự chứng nhận hay thừa nhận của kẻ khác. Chỉ có Phật tánh của kẻ đó chứng nhận mà thôi." (Pháp Không Chân Như)
***

(45) CHỚ CHẠY THEO DANH SẮC

"Đừng để trong tâm ý có niệm người giảng pháp là ai, như thế nào. Khi người nào dứt trừ được niệm này thì con đường giác ngộ sẽ rộng mở đón chào người ấy. Vì khi ấy người đó sẽ nhận biết được các bậc đại thiện tri thức mà trước đây, họ ở trước mắt người đó mà người đó không biết. Người đó không biết vì người đó có tâm phân biệt, chú trọng danh sắc, cống cao ngã mạn. Khi người đó chú trọng danh sắc, cống cao ngã mạn thì người đó không thể nhận thấy được ánh sáng trí huệ phát ra từ kẻ mà người đó xem thường. Khi người đó không chú trọng danh sắc, cống cao ngã mạn mà chỉ vì một lòng cầu pháp chân thật thì ngay lập tức người đó thấy được ánh sáng trí huệ phát ra từ rất nhiều người." (Pháp Không Chân Như)
***

(44) LỢI ÍCH TỐI THƯỢNG

Han Eun Hee: Thưa ngài Pháp Không Chân Như! Ngài cho con xin hỏi: Trong xã hội có nhiều người quan tâm đến Thiền và đã, hoặc đang, hoặc sẽ thực hành Thiền với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng bản chất thật sự của việc thực hành này là gì, hướng tới mục đích gì? 

(43) ĐỐI TRỊ BỆNH THAM

"Tâm sân của ông do THAM mà sanh ra SÂN. Thuốc để đối trị bệnh THAM là kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Vô Ngã Tướng. Ông nên tụng và hành trì thường xuyên, chớ nên buông lung, chớ vội cầu mà được." (Pháp Không Chân Như)
***

(42) NIỆM PHẬT

Thi Hue Chu: Chào Thầy! Xin Thầy cho con hỏi. Con năm nay 23 tuổi. Con chỉ là người bình thường. Trước đây, con chưa theo học đạo giáo nào. Nay học Phật, con hiểu được những tội lỗi con gây ra. Giờ con muốn niệm Phật, làm nhiều việc thiện. Con phải niệm Phật như thế nào cho đúng? Mỗi tháng, con nên ăn chay mấy ngày? Kính mong Thầy chỉ bảo.

(41) SINH KHÔNG CHÂN NHƯ

Chân Như Bửu Hạnh: Thưa Thầy! "Sinh không chân như" là gì?

ĐÔNG VÀ TÂY ĐÃ GẶP NHAU trên hình ảnh toàn đồ (3)

Phương pháp chụp toàn đồ 
Quan điểm sâu sắc nhất của triết học Đông phương: Con Người là một tiểu Vũ Trụ... Thực chất sâu xa của quan điểm này: Đó là tính chất bộ phận có thể mang được thông tin của toàn bộ. Khác với quan điểm trên, người ta vẫn cho rằng bộ phận không thể nào bằng toàn bộ được; chẳng hạn như cánh tay thì không thể nào bằng cả thân thể con người (trừ một số trường hợp về tập vô hạn trong toán học).

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

(40) "VÔ NGÃ" LÀ NHƯ THẾ NÀO?

"Hôm nay cô tu hành, ngày mai cô tu hành, và cứ như vậy, mỗi giây trôi qua cô đã tu hành. Cô tu hành là để dứt trừ mọi cấu uế, dứt trừ sự bám chấp, dứt trừ mọi tham muốn, sân hận, tu tập đưa đến chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh biến tri,.. Đó là lộ trình mà cô dứt trừ bám chấp sai lầm cho rằng ngũ uẩn ngũ uẩn chính là Cô. Khi cô dứt trừ được nó, tức là cô vẫn còn và cô đó chính là Phật tánh của cô. Quá trình tu hành không phải là quá trình tạo dựng một sản phẩm mới để nói rằng nó không khổ đau, nó giải thoát, mà là quá trình xả bỏ những thứ không phải của mình." (Pháp Không Chân Như)
---

(39) NGƯỜI TỈNH THỨC CÓ TRÍ HUỆ CHÂN THẬT.

"Người tỉnh thức không cần làm bất cứ một thí nghiệm, không cần đo đạc, không cần cơ sở lý thuyết, không cần suy luận trên nền tảng lý thuyết, không cần suy nghĩ, không cần phải du hành Vũ Trụ, không cần phải dùng thiết bị khoa học Vũ Trụ, không cần phải áp dụng kiến thức khoa học, nhưng kẻ đó thấu biết một cách chân thực và chính xác tuyệt đối về lĩnh vực mà kẻ đó tỉnh thức." (Pháp Không Chân Như) 
***

(38) "KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA" - AI ĐANG TRÌ THÌ NÊN HỎI NGAY TẠI ĐÂY.

Quảng Pháp: Bạch Thầy! Kinh Chánh Pháp Sanghata đề cao nhiều về công đức của người đọc tụng mà không thấy những điều ứng dụng thực tế trong cuộc sống như Bát Chánh Đạo. Vậy Thầy cho con hỏi, kinh này có thực sự là chánh pháp không? Nếu là chánh pháp thì ta phải hiểu như thế nào cho đúng?

THIỀN LÀ THẤY

Cái khó đối với con người là họ đã không bao giờ quan sát một cội cây, một con chim mà không có sự chia rẽ, phân tách. Bởi vì họ đã không bao giờ quan sát một cách trọn vẹn một cội cây hay con chim, cũng như họ đã không bao giờ chịu quan sát chính mình một cách trọn vẹn.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

(37) SỰ SỐNG

Phùng Truyền: Xin thầy Pháp Không Chân Như vui lòng cho tôi hỏi: 
1. Sự sống từ đâu mà đến? Tại sao cho đến giờ này, các nhà khoa học đương đại vẫn chưa “chế tạo” được một tế bào (sự sống) nào?
2. Tại sao loài khỉ không biết xài tiền, học chữ, đếm số, học tập hoặc lao động như con người?
Thành thật cảm ơn Thầy.

(36) THỜI GIAN ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI HOẰNG PHÁP?

Hoa Thanh Long: Thưa quý thầy, quý cô chú, quý anh chị, quý bạn!
Con có một thắc mắc mà lâu nay chưa rõ. Kính mong quý thầy, quý cô chú cùng quý anh chị và các bạn có thể giúp cho mọi người biết về sự thật - đó là số năm mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoằng pháp độ sanh sau khi Ngài thành đạo 45 năm hay 49 năm?

LÀ ÁNH SÁNG CHO CHÍNH MÌNH

Mỗi người phải được tự do để trở thành ánh sáng cho chính mình. "Ánh sáng cho chính mình". Ánh sáng này không thể nhận được từ người khác, cũng không thể thắp lên bằng ngọn nến của người khác. Nếu bạn thắp bằng ngọn nến của người khác, nó chỉ là ngọn nến, nó có thể bị thổi tắt.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

(35) NGHIỆP

"Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh, nó luôn ảnh hưởng đến thế giới xung quanh huống chi là vận động thô sơ bằng thân thể hoặc thiết bị công nghệ,.. Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh và những vận động của thân hay thiết bị công nghệ,... có những điểm chung tương tự nhau hoặc riêng lẻ. Sự vận động có những điểm chung của đa số ảnh hưởng đến chính bản thân, những chúng sinh xung quanh và thế giới xung quanh. Sự vận động như vậy là nghiệp cộng đồng và chúng sinh nơi đó sẽ nhận kết quả của sự vận động đó." (Pháp Không Chân Như)
***

BẢN THÂN VÀ SỰ SỢ HÃI

Nếu bạn nghĩ rằng sự hiểu biết về chính bản thân là điều quan trọng bởi vì có tôi hoặc người nào đó đã nói với bạn rằng đó là điều quan trọng thì tôi e rằng chúng ta nên ngưng cuộc đối thoại. Nhưng nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng sự tìm hiểu thấu đáo bản thân là điều cần thiết sinh tử, thì đó lại là điều khác hẳn, và chúng ta sẽ cùng nhau khảo sát vấn đề một cách cặn kẽ trong sự vui vẻ, thoải mái và thông suốt.

(34) CHI PHẦN NHÂN QUẢ.

Nguyễn Đức Quang: Kính bạch thầy! Thầy cho con hỏi: 
Nhân duyên giữa cha mẹ và con cái trong đời này như thế nào? Tại sao trong gia đình lại có đứa con bất hiếu với cha mẹ, có đứa lại hiếu thảo với cha mẹ?
Sinh con trai hay con gái có phải là do nhân duyên giữa cha mẹ và đứa con đó có ân tình hoặc nợ nần nhiều đời, nhiều kiếp không ạ?
Sinh con theo các phương pháp như khoa học nói và chứng minh trên sách, báo, tạp chí,... Theo cách nhìn nhận của Phật giáo về vấn đề này như thế nào?

(33) LÝ NHÂN DUYÊN CÁC PHÁP

"Tất cả pháp nhờ nhân duyên mà khởi ra. Nếu không nhân thì pháp chẳng thể được khởi ra. Nếu không duyên thì pháp chẳng thể được khởi ra. Ví như cây lúa. Nhân là hạt giống, là chất dinh dưỡng trong đất, là không khí, là ánh sáng, là nước, là công trồng và chăm sóc, là phân bón,... Duyên là tất cả nhân ấy gặp được nhau và kết hợp được nhau. Nếu không nhân thì lúa chẳng có, nếu các nhân không gặp nhau thì lúa chẳng có, nếu các nhân gặp nhau mà không kết hợp được nhau thì lúa chẳng có". (Pháp Không Chân Như)
***