Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

(40) "VÔ NGÃ" LÀ NHƯ THẾ NÀO?

"Hôm nay cô tu hành, ngày mai cô tu hành, và cứ như vậy, mỗi giây trôi qua cô đã tu hành. Cô tu hành là để dứt trừ mọi cấu uế, dứt trừ sự bám chấp, dứt trừ mọi tham muốn, sân hận, tu tập đưa đến chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh biến tri,.. Đó là lộ trình mà cô dứt trừ bám chấp sai lầm cho rằng ngũ uẩn ngũ uẩn chính là Cô. Khi cô dứt trừ được nó, tức là cô vẫn còn và cô đó chính là Phật tánh của cô. Quá trình tu hành không phải là quá trình tạo dựng một sản phẩm mới để nói rằng nó không khổ đau, nó giải thoát, mà là quá trình xả bỏ những thứ không phải của mình." (Pháp Không Chân Như)
---
Hoa Vô Ưu: Ngài có thể hoan hỉ giải thích giúp con điều này được không ạ? Ngài nói Phật tánh trùm khắp Vũ Trụ, Phật tánh là bản thể rốt ráo của mỗi chúng sanh, là cái thường hằng bất biến của mỗi chúng sanh. Vậy có nghĩa là từ khi bắt đầu tái tục đến khi tử của một kiếp sống, Phật tánh này vẫn luôn thường tồn bất biến trong tâm chúng sanh ấy, có phải vậy không thưa Ngài?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Như lời Hoa Vô Ưu hỏi thì thế nào là tâm chúng sanh và thế nào là trong tâm chúng sanh?
Hoa Vô Ưu: Có nghĩa là Phật tánh là một trong các thứ tâm của chúng sanh hay nó là tâm của chúng sanh, thưa Ngài.
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Như lời Hoa Vô Ưu hỏi thì tôi không hiểu ý nghĩ của Hoa Vô Ưu cho rằng thế nào là tâm của chúng sanh và thế nào là các thứ tâm của chúng sanh. Câu trả lời của tôi chỉ đúng cho câu hỏi của Hoa Vô Ưu khi Hoa Vô Ưu nói cho tôi biết về chúng theo cách nghĩ của Hoa Vô Ưu. Cũng là một từ nhưng đối với Phật thì đúng mà đối với kẻ khác có thể sai vậy. Mong giải thích rõ.
Hoa Vô Ưu: Tâm theo con được biết là sự hay biết cảnh, các thứ tâm là 121 thứ tâm. Con ko biết Phật tánh mà Ngài nói ở đây nó là thứ tâm nào trong 121 tâm đó hay nó là tâm nói chung, chỉ hay biết cảnh. Xin Ngài hoan hỉ giảng giải cho con được mở mang trí tuệ.
Pháp Không Chân Như: Tôi là kẻ thất học Phật pháp nên không biết 121 thứ tâm mà cô nói là những gì. Hoa Vô Ưu! Có phải cô đang quyết định rằng tâm của chúng sanh chính là bộ tứ thọ-tưởng-hành-thức, và các thứ tâm của chúng sanh là thọ, tưởng, hành và thức chăng?
Hoa Vô Ưu: Vâng, thưa Ngài.
Pháp Không Chân Như: Vậy thì Hoa Vô Ưu! Phật tánh không phải là một trong các thứ tâm của chúng sanh, cũng không phải các bộ hợp từ bốn thứ tâm đó, cũng không phải là tâm của chúng sanh như cô quyết định là bộ từ thọ-tưởng-hành-thức. Phật tánh cũng không nằm trong tâm chúng sanh.
Hoa Vô Ưu: Nhưng Ngài nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vậy Phật tánh không phải là tâm thì nó thuộc về thân hay sao, thưa Ngài?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Phật tánh cũng không thuộc về sắc thân.
Hoa Vô Ưu: Thưa Ngài, con không hiểu. Phật tánh không phải danh, không phải sắc. Vậy nó là gì mà bị vô minh che lấp?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Những thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoặc những thứ là bộ hợp từ hai, từ ba, từ bốn hoặc từ năm thứ đó đều vô thường. Nó không phải là cô đích thực, không phải là của cô đích thực, không phải là cái Tôi đích thực của cô. Phật tánh là cái Tôi đích thực. Cô có Phật tánh, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nay và mãi về sau.
Hôm nay cô tu hành, ngày mai cô tu hành, và cứ như vậy, mỗi giây trôi qua cô đã tu hành. Cô tu hành là để dứt trừ mọi cấu uế, dứt trừ sự bám chấp, dứt trừ mọi tham muốn, sân hận, tu tập đưa đến chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh biến tri,... Đó là lộ trình mà cô dứt trừ bám chấp sai lầm cho rằng ngũ uẩn chính là Cô. Khi cô dứt trừ được nó, tức là cô vẫn còn và cô đó chính là Phật tánh của cô. Quá trình tu hành không phải là quá trình tạo dựng một sản phẩm mới để nói rằng nó không khổ đau, nó giải thoát, mà là quá trình xả bỏ những thứ không phải của mình.
Hoa Vô Ưu: Thưa Ngài, hiểu theo cách khác Phật tánh là vô ngã?
Pháp Không Chân Như: Không phải vậy, Hoa Vô Ưu. Ở đây, vô ngã là như thế nào?
Này đây là thân, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Này đây là thọ, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Này đây là tưởng, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Nhẫn đến hành, thức cũng như thế, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Này đây ngũ uẩn, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Như thế là vô ngã, Hoa Vô Ưu. Không phải rằng Phật tánh là vô ngã mà là Phật tánh chính là ngã.
Hoa Vô Ưu: À, vậy thì thưa Ngài mục đích rốt ráo của việc tu tập chính là tìm lại cái Ngã đã bị vô minh che lấp?
Pháp Không Chân Như: Đúng vậy, Hoa Vô Ưu! Thật tốt đẹp đến với cô.
Hoa Vô Ưu: Vậy thì có đi ngược lại với Giáo pháp của Đức Phật không thưa Ngài? Đức Phật nói không có ngã trường tồn, thường hằng, việc thực hành Bát Chánh Đạo là để liễu ngộ Tứ Thánh Đế, thấy được Tam tướng Khổ, Vô thường, Vô ngã nhưng chúng ta lại tu tập để tìm lại cái Ngã? Vậy có phải rơi vào Thường Kiến hay không? Nếu mục đích là để tìm lại cái Ngã thì tại sao còn phải buông xả, không bám chấp?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Trước hết, cô hãy đọc kỹ lại một lần nữa Phẩm Vô ngã tướng mà Đức Thế Tôn đã giảng, và đọc kỹ lại các đoạn mà tôi vừa nói. Sau đó tôi sẽ nói cho cô hiểu đúng ý Phật.
Hoa Vô Ưu: Thưa Ngài con đã đọc rất kĩ. Con có đọc bài kinh trong đó Đức Phật dạy rằng ngoài ngũ uẩn Vũ Trụ không còn gì cả. Tức vạn vật nói cho cùng tột chỉ là tổ hợp của ngũ uẩn (danh, sắc) không có tự ngã. Vậy thì ở đâu ra cái Ngã (Phật tánh) nhưng nằm ngoài danh sắc? Con thấy điều này vô lý. Đã nói tất cả đều vô thường vậy tại sao có cái Ngã thường tồn? Xin Ngài hoan hỉ giảng giải.
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Khi tôi khuyên cô đọc kỹ lại nghĩa là tôi biết cô đọc chưa kỹ, chưa quán xét kỹ từng từ một, từng ngữ một, từng cụm từ, từng câu, từng đoạn mà Thế Tôn đã nói.
Phật Pháp rất thâm sâu nhưng cũng giản dị. Thế Tôn dùng từ ngữ rất chuẩn mực, không thừa không thiếu, nói đúng nội dung, mục đích, dụng ý của Ngài. Nếu ta tự ý bỏ bớt một từ hoặc thêm một từ hoặc chỉ là dấu ngắt hơi của Ngài thì ta có thể hiểu sai ý của Ngài. Khi ta đọc, ta nghĩ, ta quán xét, ta lặp lại thì ta không nên tự ý thêm từ, bớt từ hoặc đổi từ mà Ngài đã dùng. Đây là điều rất quan trọng, cô nên lưu tâm hết mực.
Hoa Vô Ưu: “Không phải vậy, Hoa Vô Ưu. Ở đây, vô ngã là như thế nào?
Này đây là thân, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Này đây là thọ, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Này đây là tưởng, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Nhẫn đến hành, thức cũng như thế, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Này đây ngũ uẩn, nó chẳng phải Ngã (Phật tánh) của ta, chẳng phải là Ta (Phật tánh), chẳng phải của Ngã (Phật tánh) của ta. Vì nó vô thường và vì nó, ta khổ đau.
Như thế là vô ngã, Hoa Vô Ưu. Không phải rằng Phật tánh là vô ngã mà là Phật tánh chính là ngã.”
Theo những gì Ngài nói con hiểu như vầy được chăng? Ngũ uẩn là vô ngã, không phải là ngã của ta, Phật tánh của ta?
Pháp Không Chân Như: Hoa Vô Ưu! Để tôi biết cô hiểu đúng hay sai, trước hết cô hoan hỉ cho tôi biết bộ từ "vô ngã" có nghĩa như thế nào? Là không có ngã, không phải là ngã hay không phải của ngã, hay như thế nào? Nếu cô giải nghĩa như trên thì cô nói "ngũ uẩn là vô ngã" có phải là ngũ uẩn là không có ngã, ngũ uẩn là không phải là ngã, hay ngũ uẩn là không phải là của ngã. Nếu thật vậy, thì tôi không hiểu được các cụm từ này:
- Ngũ uẩn là không có ngã;
- Ngũ uẩn là không phải là ngã;
- Ngũ uẩn là không phải là của ngã.
Nhưng nếu cô hiểu và nói:
- Ngũ uẩn không phải là Phật tánh (Ngũ uẩn không phải là Ngã);
- Ngũ uẩn không phải của Phật tánh (Ngũ uẩn không phải của Ngã);
- Ngũ uẩn không phải là Ta;
- Ngũ uẩn không phải của Ta;
- Ngũ uẩn không phải là Ngã của Ta.
Thì tôi hiểu và như vậy, cô hiểu vậy là đúng.
Hoa Vô Ưu Lời Phật dạy rất nhiều, tôi lại chỉ biết vài ba dòng. Nhưng tôi tuyên bố và khẳng định rằng:
Một là, Thế Tôn chẳng bao giờ nói chúng sinh không có ngã.
Hai là, Thế Tôn chỉ nói: Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta. Nghĩa rằng:
- Sắc thì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.
- Thọ thì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.
- Tưởng thì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.
- Hành thì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.
- Thức thì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.
- Hoặc bộ hợp từ hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm uẩn thì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.
(Trích: Đoạn pháp thoại giữa Thầy Pháp Không Chân Như và Phật tử Hoa Vô Ưu - Ngày 25 tháng 4 năm 2015 đến ngày 26 tháng 4 năm 2015.
Chân Như Vô Ngại tự đặt tựa đề.)
---
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1950046145056720&set=a.604198159641532&type=3&theater

Không có nhận xét nào: