Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Phật dạy có mười điều chớ vội tin

Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.

Danh y Hoa Đà truyền lại 4 điều cấm kỵ khi ngủ để không bao giờ ốm đau bệnh tật, ngẫm lại thật đúng

Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm…

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

THIÊN NHIÊN TRONG KINH PHẬT

1. Hoa 
Kinh Pháp Cú có cả một phẩm gọi là Phẩm Hoa trong đó có các câu vừa gần với đời sống vừa bao hàm triết lý đạo đức qua dụ ngôn bằng các loài hoa thật tuyệt vời. Các kinh khác thì (ta) gặp loài hoa Mạn Đà La, hoa Ưu Đàm, hoa Chiên Đàn, hoa Sen vàng, Sen xanh, Sen đỏ, Sen trắng (Kinh A Di Đà). Một bộ kinh siêu việt cả về nội dung triết lý lẫn văn chương đã mang tên loài hoa sen, là bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh...

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

NGƯỜI TẮM NHƯ LAI THÌ CHẲNG PHẢI LÀ ĐỆ TỬ CỦA NHƯ LAI.

Vì sao thần thánh thì cần phải tắm?
Vì thân thể của thần thánh được cấu tạo từ vật chất.
Thân thể được cấu uế từ vật chất thì phải có bài tiết vật chất từ bên trong, có cấu dính với vật chất bên ngoài.
Cho nên thân thể của thần thánh phải bị dơ bẩn và cần phải tắm để cho thân được sạch sẽ.

KHÔNG NÓI HAI LỜI

Trong chúng ngoại đạo có Bà La Môn Xà Đề Thủ Na lên tiếng hỏi: ”Nầy Cù Đàm ngài nói Niết Bàn là pháp thường trụ phải chăng?”
- Nầy Đại Bà La Môn! Đúng như vậy.
- Nếu Cù Đàm nói Niết Bàn là thường trụ thời không đúng nghĩa. Vì như những sự vật trong đời, từ hột sanh ra trái nối luôn chẳng dứt, như từ đất sét làm ra cái bình, từ những sợi chỉ mà có cái áo. Cù Đàm thường nói rằng tu quán tưởng vô thường chứng được Niết Bàn. Nhơn là vô thường sao quả lại thường trụ?

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

PHÁP HỘ NIỆM

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (O)
Nam mô Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát. (O)
Nam mô Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. (O)
Này [Người anh em], này [Người anh em], này [Người anh em]! Ta là Pháp Không Chân Như, bậc đại trí giữa chư thiên và loài người, chứng đạt và an trú vô ngại pháp giới. Người hãy cố gắng nghe ta nói. Này [Người anh em]! Người hãy lắng nghe ta nói.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

TS Nguyễn Mạnh Hùng: Ai bảo đức Phật không dạy làm giàu? Nhưng hãy thôi nghĩ đến việc làm giàu bằng cách vào chùa cầu xin!

Tôi quyết tâm dành thời gian viết bài này bởi có quá nhiều người hỏi: Là doanh nhân thì phải kiếm tiền trong khi Phật tử lại không được tham, ông làm thế nào giải quyết được mâu thuẫn đó?

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Ôm điện thoại vào phòng ngủ; xem ti vi; cởi trần khi ngủ? Sao bạn nỡ "giết" mình bằng cách đấy!

"Đời ơi, em đẹp quá!"

Hồi còn bé, tôi cứ tự hỏi: Tại sao có người giàu kẻ nghèo, người khôn kẻ dại, người khỏe kẻ yếu, người rủi ro kẻ may mắn, người thành đạt người thất bại. Nhà tôi nghèo, tôi học không giỏi, đói ăn, khó khăn chồng chất, nhất là mẹ thì bệnh tật triền miên. Lớn lên, đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, thực hành nghiêm túc và có những trải nghiệm xác thực tôi mới có câu trả lời.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

NGÃ - PHẬT TÁNH - NHƯ LAI TẠNG

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn! Hai mươi lăm cõi có ngã cùng chăng?

Phật dạy: “Nầy Thiện-nam-tử! Ngã tức là nghĩa Như-Lai tạng. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

ANH CHÀNG SAY ĐẠI NÁO TỊNH XÁ PHẬT

Thuở Phật còn tại thế, một đêm, có anh chàng say xâm nhập vào tịnh xá Phật, làm náo loạn cả lên. Anh chàng say ngất ngưởng đến trước Phật và nói rằng:

- Bộ chỉ có ông là Phật thôi sao? Tôi cũng làm Phật được chớ!

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Ở Tây Nguyên vẫn còn có người biết “chữ của người Giao Chỉ”

Thông tin ở Kon Tum có người biết chữ của người Giao Chỉ đã kích thích trí tò mò của tôi trong dịp vào thăm người nhà ở thành phố cao nguyên này.
 Gặp cụ ông 105 tuổi có bàn chân Giao Chỉ
Được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban Chủ nhiệm và các bạn bè ở CLB thơ Ngọc Linh ở thành phố Kon Tum, chúng tôi đã tiếp xúc được với ông Nguyễn Văn Đảm là người biết “chữ của người Giao Chỉ”.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

KINH KALAMA

Thiền sư Sayadaw U Jotika
Người dịch: Sư Tâm Pháp

Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó. 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Kinh Niệm xứ (Satipatthàna sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Ý nghĩa chân tâm và bản tính như thế nào?

Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chân tâm và bản tính. Sao gọi là chân tâm? Sao gọi là bản tính? Vậy giữa chân tâm và bản tính giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tính Phật của mọi người nó bất sinh bất diệt, thế nào là bất sinh bất diệt?

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời như thế nào?

Được coi là “nhân sâm của người nghèo”, đinh lăng là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.
Chữa lành vết thương. Với những vết thương ngoài da, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương, sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.

Nước Việt Cổ Rộng Gấp 10 Lần Bây Giờ!

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

YẾU CHỈ KINH THỦ LĂNG NGHIÊM : CHỦ và KHÁCH ...

Phật dạy: một cái "Động" (phân biệt tiền trần) một cái "Tịnh" (phân biệt pháp trần) đều thuộc về (hình) bóng ở trong gương. Bóng có chỗ trã về (cho hình thật) còn gương thì không có chỗ trã về (vì gương là hình thật chứ không phải bóng). "Khách" có chỗ về "Chủ" không có chỗ về.
Không nhận gương (không nhận chủ) mà nhận bóng (nhận khách) thì Tâm tánh của ông lấy cái gì làm "Chơn Tâm Thường Trụ" ?...

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Giáo sư hàng đầu khẳng định Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới, tiêu diệt tế bào ung thư và sống trường thọ

Hầu như chuyên gia dinh dưỡng nào cũng sẽ nói với chúng ta rằng, “bệnh từ miệng mà vào” nếu như ăn uống đúng cách và lành mạnh thì chẳng bao giờ bị bệnh tật ung thư gì cả.

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

PHẬT TÁNH

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh cũng chính là Ngã, là Như Lai tạng.

Mỗi chúng sanh có một Ngã. Mỗi Ngã là một tồn tại độc lập sở hữu bỡi chính nó. Một Ngã không thể chia tách thành nhiều Ngã. Nhiều Ngã không thể nhập thành một Ngã.

NGÃ CHÂN THẬT

Chào Ben Vo,

Có phải Ben Vo hỏi rằng: Xin cho hỏi thêm, nếu như lấy tâm mình đổi thành gương đại trí, gặp vật liền soi, lòng không nhiễm, tánh rỗng lắng, muôn cảnh khuấy lòng không động, bỏ hết không vật chi trong lòng, tánh như ngọc ma-ni hiện các sắc vậy. Hỏi tánh như vậy là tánh gì?
---

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Bậc thiện tri thức

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn giả A-nan bạch Phật:

- Gọi là bậc thiện tri thức, tức là người có phạm hạnh phân nửa, sẽ hướng dẫn đường lành đến vô vi.

Phật bảo A-nan:

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Không phải ăn uống mà vận động…mới là bí quyết của trường thọ; 18 điều người trẻ nên làm để khỏe hơn từng chút mỗi ngày

Bí quyết trường thọ vốn không phải nằm ở bên ngoài, mà ẩn giấu ở bên trong nội tâm của mỗi người. Bình thản, tích cực, hài hòa… Năng lượng đến từ những tâm thái này, mới thực sự là bí quyết giúp một người sống trường thọ.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

“Yêu” quá sức, phái mạnh dễ nhập viện

Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi tư vấn cho bệnh nhân.

Cấp cứu khi đang quan hệ

Chồng có biểu hiện lạ, da dẻ tái nhợt, chân tay lạnh toát, cơ thể uể oải, hơi thở đuối dần… sau khi ân ái, chị Hoa đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Anh Trung nhập viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong tình trạng da dẻ tái nhợt, chân tay lạnh toát, cơ thể uể oải, hơi thở đuối dần. Chị Hoa, vợ anh Trung cho biết “tai nạn” xảy ra bất ngờ trong khi ân ái. Hai vợ chồng mới cưới nhau, công việc bận rộn nên không có thời gian bên nhau. Cả hai tranh thủ bù đắp, “yêu” nhau với tần suất “không nhớ nổi”. Chỉ đến khi thấy chồng có biểu hiện lạ, vợ mới đưa đến bệnh viện. Bác sĩ thăm khám và kết luận anh Trung bị sốc đột ngột do “hành động” quá sức. 

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Dẫn nhập

Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Bài viết này sẽ cố gắng không đề cập đến quá nhiều những khái niệm phức tạp có thể khó hiểu đối với đa số độc giả, nhưng tất yếu phải đủ bao quát để nêu rõ ý nghĩa của tự lực và tha lực, cũng như chỉ ra các mối tương quan được nhận hiểu như thế nào trong đạo Phật. Do tính chất phức tạp và bao quát đó, ở một số nơi cần thiết chúng tôi sẽ đặt những liên kết để người đọc có thể tùy ý tham khảo thêm nếu thấy một khái niệm nào đó là khó hiểu. Ngoài ra, những thuật ngữ Phật học thông thường đều có thể tra cứu dễ dàng ở đây. Tất cả kinh điển được trích dẫn trong bài viết này đều là trích dẫn trực tiếp từ kinh văn, không trích lại từ nguồn khác, và nếu các đoạn kinh văn nào không ghi người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu đó là bản Việt dịch của người viết bài này.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

THUYẾT TRÌNH VỀ VŨ TRỤ

Phap Khong Chan Nhu Thuyết trình:

1. Sự kiện khởi nguyên vũ trụ
2. Vật chất cơ sở và phi vật chất trong vũ trụ

Sự thật về bong bóng từ trường ở vùng rìa hệ Mặt Trời

Kết quả nghiên cứu mới đây các nhà khoa học cho biết các phi thuyền Voyage 1 và Voyager 2 đã gửi trở lại Trái đất phát hiện đáng kinh ngạc: rìa Hệ mặt trời là vùng bong bóng từ trường, khác xa với các lý thuyết cũ về vùng rìa Hệ mặt trời.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

TRI KIẾN

Đừng bao giờ đứng trong một tông phái để cho tri kiến của tông phái trở thành biên kiến cố thủ của chính mình, tự tạo xây hàng rào bao bọc xung quanh khiến cho mình không thể thấy biết đầy đủ sự thật.
***

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

TU TẬP

LUÔN GIỮ Ý THÁNH THIỆN,
LUÔN GIỮ THÂN THÁNH THIỆN,
LUÔN GIỮ LỜI THÁNH THIỆN,
TÂM NÀY SẼ THÁNH THIỆN.

DÍNH MẮC CÁI TÔI.

Nói về tri kiến, giữa sự thật và những điều đã biết của một người tinh tấn hiểu biết chỉ cách nhau một niệm, mỏng manh như sợi tơ. Vị ấy quán hoài, thiền hoài, tu hoài có thể đến vô lượng kiếp cũng không chạm được sự thật. Nếu được bậc đại trí chỉ điểm, như ánh sáng xuyên vào bóng tối, vị ấy liền rõ thực hư và nghĩ rằng: chỉ đơn giản vậy thôi.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

12 sự thật đầy thú vị về vũ trụ

Trong thời cổ đại, người ta đã từng tin rằng Trái Đất là một mặt phẳng và được 3 con cá voi nâng lên. Đến ngày nay, con người đã biết về vụ nổ Big Bang, các hố đen và sự ‘nở ra’ của các vật chất trong không gian. Tuy nhiên vũ trụ bao la vẫn còn vô số những bí ẩn. Hãy cùng chúng tôi khám phá một số sự thật đầy thú vị sau đây.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

TỰ TÁNH KIM CANG BẤT HOẠI

Kinh Kim Cang có bài kệ:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo 
Bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa:

Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Không thể thấy Như Lai.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

GIẢI ĐÁP VỀ THỦY TRIỀU

Quảng Pháp: Nam mô Phật. Bạch Sư phụ, thầy có thể giảng giải cho chúng con nghe về hiện tượng thủy triều lên xuống không? Vì trước giờ con có nghe khoa học nói hiện tượng đó là do sức hút của Mặt trăng với nước biển. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

"Lý" tức là chơn lý thật tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp tánh hay pháp giới tánh, chơn như tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là "Lý vô ngại pháp giới". Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp thân Bồ Tát.

Chuyện gà trong kinh Phật

Có thể nói, hầu hết các thời thuyết giáo, Đức Phật đều vận dụng những hình ảnh để thí dụ giúp người nghe dễ hiểu, lãnh hội được điều Ngài muốn trao truyền. Trong kho tàng văn học Phật giáo, từ Kinh tạng Nikāya cho đến Chú giải Aṭṭhakathā đều có ghi lại những hình ảnh thí dụ đặc sắc ấy.
Nhân năm mới Đinh Dậu, năm con gà, chúng tôi xin kể về một vài chuyện liên quan đến gà trong kinh và chú giải, nhất là Chú giải chuyện tiền thân (Jātaka-aṭṭhakathā).

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

PHẨM THỨ NĂM: PHẬT BIẾT RÕ BẢN TÁNH CỦA BẢN THỂ VẬT CHẤT

Phap Khong Chan Nhu:
Chư Phật tử! Bản tánh của bản thể vật chất thì như thế nào?
Bản tánh của bản thể vật chất là những thuộc tánh cố hữu của bản thể vật chất. Những thuộc tánh này luôn tồn tại cùng với bản thể vật chất nên nói là thuộc tánh cố hữu của nó. Bản tánh của bản thể vật chất là nhân, là duyên sanh ra mọi sự vật hiện tượng trong Vũ Trụ mà chư vị thấy biết. Nói như vậy không có nghĩa rằng loại trừ cái thấy biết không chân thật của chư vị, của chúng sinh.
Bản tánh của bản thể vật chất được tôi phân chia thành ba bản bánh.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

KINH HOA NGHIÊM: LÝ TƯỞNG BỒ TÁT VÀ PHẬT

1
Nếu chúng ta bước vào Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) [1] sau khi qua Lăng già (Laṅkāvatāra) Kim cang (Vajracchedika), Niết-bàn (Parinirvāṇa), hay sau Pháp hoa (Saddharma-puṇḍarīka) và Vô lượng thọ (Sukhāvatīvyūha), thì đây là một cuộc thay đổi toàn diện trên sân khấu mà tấn kịch tôn giáo vĩ đại của Phật giáo Đại thừa được trình diễn, chúng ta không thấy có cái gì lạnh lùng, xám xịt; không có màu đất khổ, không có vẻ hèn kém của con người; bởi vì, trong Hoa nghiêm, ta chạm đến bất cứ cái gì thì cái đó bừng sáng lên vô cùng tận.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

NGÃ

- Thích Phước Trí: Thưa Pháp Không Chân Như! Chúng ta nên biết Đức Phật thị hiện ở đời là vì chúng sanh, vì an lạc hạnh phúc của chúng sanh. Mà chúng sanh có đủ căn cơ chủng trí khác nhau, có kẻ hạ căn, người thượng căn. Do đó, Phật tùy từng đối tượng mà thuyết pháp, nên giáo pháp của Phật có 5 thừa (Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát thừa). Theo đó, lời dạy của Phật khác nhau.

Nước dừa không chỉ để giải khát mà còn là thuốc chữa mắt tuyệt vời

Đục thủy tinh thể (ĐTTT) khi đến độ không thể đọc sách hay lái xe được thì phải đặt thủy tinh thể nhân tạo (TTTNT). Mắt đã viễn Thị thì phải mang kính viễn và thường phải thay kính do độ viễn ngày càng tăng theo tuổi tác và làm việc nhiều, nhất là trên máy vi tính. Hiện nay Y học đã có kỹ thuật cao với thiết bị hiện đại để giải phẩu đặt TTTNT chỉ trong 10 – 15 phút nhưng cũng phải mất vài chục triêu đồng tùy loại TTTNT do bệnh nhân chọn sau vài ba lần khám. Nay Nước Dừa Tươi có thể làm được việc này.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Tánh Không và bốn pháp giới Hoa Nghiêm

Thế giới Hoa Nghiêm hiện hữu trên nền tảng tánh Không.

Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”.

Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”.

PHẬT VÀ CHÚNG SINH

Hầu hết những người theo Đạo Phật đều cho rằng PHẬT là một vị thần linh, vì theo lời Kinh thì Phật "cứu độ cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới". Tất cả mọi sinh vật hữu tình đều là chúng sinh của Ngài, đều bình đẳng được cứu độ. Vì thế, bất cứ ai, cần gì, thì cứ thành khẩn cầu xin là sẽ được ban cho. Từ suy nghĩ đó, ta thấy khắp nơi đều tạc tượng Phật cho to, cho đẹp, rồi ngày mấy thời thắp hương đặt trước tượng Phật để cầu xin. Khi sống thì tăng phúc, tăng thọ, làm ăn thì gặp may mắn, gia đình hạnh phúc, an vui… Lúc chết thì cầu xin được rước về Tây Phương Cực Lạc. Quan niệm này đã ăn sâu vào các Phật Tử từ bao nhiêu đời nay, muốn thay đổi cũng không phải dễ. Nhưng theo chính Kinh thì Phật có hứa cứu độ cho mọi người hay không? Việc cứu độ đó diễn ra trong điều kiện nào? Làm sao mới được Phật cứu?

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

BA NGÔI BÁU

Trump nay chỉ có một ngôi (nhà trắng)
Ta luôn có cả ba ngôi báu vàng
Nay xin kể thật rõ ràng
Thứ nhất PHẬT BẢO sáng vầng hào quang.

Thứ nhì PHÁP BẢO kinh vàng
Thứ ba TĂNG BẢO y vàng tịnh thân
Duyên lành có PHẬT PHÁP TĂNG
Ba ngôi TAM BẢO tín thâm cuộc đời.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

NIỀM TIN NƠI PHẬT

Niềm tin nơi Phật.
Đến với đạo Phật, chư vị luôn nhớ rằng, nó không phải là tín ngưỡng, cũng không phải là tôn giáo. Đơn giản và chính xác, nó là lộ trình hành động của mình đưa đến an lành tối thượng, trí tuệ tối thượng thông qua sự biết chắc chắn của chính mình về kết quả của hành động. Nếu chư vị làm khác lộ trình này, chư vị không phải đang đến với đạo Phật.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

KINH LIỄU NGHĨA VÀ KINH KHÔNG LIỄU NGHĨA

Liễu Nghĩa là nghĩa lý được giải bày đầy đủ trọn vẹn, tức là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là không (bất) liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (không liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa. Cho nên Phật dạy phải y vào kinh liễu nghĩa (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

Giới - Định - Tuệ là lộ trình tu tập chân chính và có căn bản của Đạo Phật.

Người tu hành phải giữ đúng giới luật, mục đích Đức Phật chế ra các giới luật là để giữ cho thân tâm được trong sạch, thanh tịnh, tránh được các ác pháp và tăng trưởng thiện pháp, để thân tâm không bị dính mắc vào trần cảnh, để diệt trừ các lậu hoặc.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

TRÍ HUỆ

Trí huệ có thể được hiểu một cách đơn giản là khả năng giải quyết bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, trong Đạo Phật nó có một ý nghĩa sâu sắc hơn được thể hiện bởi thuật ngữ tiếng Phạn là “Trí tuệ Bát nhã” (Prajna) nói lên sự liên hệ với trí tuệ hoàn hảo của một vị Phật. Trí huệ là một trong hai điều thiết yếu phải tích lũy để trở thành một vị Phật. Điều thứ hai cần tích lũy là công đức (Xem phần “Phước báu”). Với trí huệ, bạn sẽ có được tâm của một vị Phật và đạt được các năng lực phi thường cũng như các khả năng cần thiết để giúp đỡ chúng sinh.

BỐN ĐIỀU PHẬT KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC

Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?

Phật rằng: “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

LÝ VÀ SỰ!

"LÝ" là lẽ phải, là điều suy luận, là cảnh giải ngộ, thuộc về phần TÁNH. 

"SỰ" là phương tiện, là công hạnh, là hình thức, thuộc về phần TƯỚNG. 

Tuy nhiên, đi đến chỗ cùng, Sự tức là Lý, tánh tức là tướng, đồng một thể như thật tròn sáng dung thông. Trên đường tu, Lý và Sự làm trong ngoài cho nhau, phối hợp nhau, giúp đỡ lẫn nhau để thành tựu.

Có Lý, việc làm mới có căn cứ, có cương lãnh, có mục tiêu để khởi sanh tác dụng.