Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

GIẢI ĐÁP VỀ THỦY TRIỀU

Quảng Pháp: Nam mô Phật. Bạch Sư phụ, thầy có thể giảng giải cho chúng con nghe về hiện tượng thủy triều lên xuống không? Vì trước giờ con có nghe khoa học nói hiện tượng đó là do sức hút của Mặt trăng với nước biển. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Phap Khong Chan Nhu: Quảng Pháp! Mặt Trăng không thể "hút" nước biển vì các bản thể vật chất của nước biển và bản thể chủ Mặt Trăng không tiếp xúc nhau. Các bản thể vật chất chỉ tương tác nhau ("hút" hoặc "đẩy") khi chúng tiếp xúc với nhau. Thuyết vạn vật hấp dẫn của nhà bác học Issac Newton không đúng trong ba trường hợp. Một là không có sự tiếp xúc nào giữa hai vật. Hai là giữa chúng có sự tiếp xúc nhau nhưng một vật có mật độ khối lượng trung bình nhỏ hơn mật độ khối lượng tại vùng không gian của bản thể khác mà vật đó chiếm chỗ, trường hợp này, vật đó sẽ bị "đẩy" ra xa tâm của bản thể kia. Ba là giữa chúng có sự tiếp xúc nhau nhưng một vật có mật độ khối lượng trung bình bằng mật độ khối lượng tại vùng không gian của bản thể khác mà vật đó chiếm chỗ, trường hợp này, vật đó không bị "đẩy" cũng không bị "hút". Vậy nên kết quả khoa học dựa vào đó để nói Mặt Trăng có thể hút nước biển là sai.
Quảng Pháp! Thủy triều do nhiều đối tượng gây ra chứ không chỉ là đối tượng Mặt Trăng, như Mặt Trời, các hành tinh và vì sao bay qua gần Trái Đất,... Nguyên nhân gây ra thủy triều chính là do mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất ở vùng biển đó bị thay đổi lớn.
Ví như khi Mặt Trăng bay quanh mặt đất. Mặt Trăng có mật độ khối lượng trung bình lớn hơn mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại vùng mà Mặt Trăng chiếm chỗ. Khi Mặt Trăng bay quanh mặt đất, một mặt, cường độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất phân bố lại do cường độ khối lượng tại bề mặt bản thể chủ Mặt Trăng ở phía gần tâm Trái Đất cao hơn cường độ khối lượng của bề mặt của bản thể chủ Trái Đất tiếp xúc với Mặt Trăng. Nghĩa là, mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại vùng giữa Mặt Trăng và mặt biển tăng. Mặt khác, khi Mặt Trăng bay qua, có nghĩa là nó chiếm chỗ không gian của bản thể chủ Trái Đất tại vùng mà Mặt Trăng đang bay qua., và trả lại vùng không gian của bản thể chủ Trái Đất mà Mặt Trăng vừa bay qua. Do đó, mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất giữa Mặt Trăng tại vị trí mới và mặt biển tăng, và mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất giữa vị trí cũ của Mặt Trăng và mặt biển giảm. Nghĩa là mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại vùng giữa Mặt Trăng và tâm Trái Đất có hướng tăng theo hướng quay của Mặt Trăng. Do đó nước biển dịch chuyển theo hướng quay của Mặt Trăng (dịch chuyển từ vùng mật độ khối lượng thấp sang vùng mật độ cao) gây ra hiện tượng thủy triều. Các đối tượng khác gây ra thủy triều cũng tương tự như vậy.
Quảng Pháp! Không phải là nước bị đẩy lên cao. Mật độ khối lượng của nước đang cao hơn mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại mặt biển. Theo tính cân bằng thì nước có khuynh hướng dịch chuyển về vùng mật độ khối lượng cao hơn để đạt được sự cân bằng. Khi Mặt Trăng bay qua, mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại vùng biển tương ứng với vị trí của Mặt Trăng sẽ tăng lên. Do đó nước sẽ dịch chuyển trên mặt biển chạy theo Mặt Trăng. Vì nước dịch chuyển như vậy nên nước bị dồn lại và dâng cao. Khi nước đang dịch chuyển như vậy mà gặp thềm lục địa thì sẽ vỗ vào bờ nếu bờ cao, hoặc tràn qua khỏi bờ lấn vào thềm lục địa.

Chân Như Vô Ngại: Nam mô Phật. 
Bạch Sư phụ. Trong đoạn pháp của Sư phụ:
Quảng Pháp! Không phải là nước bị đẩy lên cao. Mật độ khối lượng của nước đang cao hơn mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại mặt biển. Theo tính cân bằng thì nước có khuynh hướng dịch chuyển về vùng mật độ khối lượng cao hơn để đạt được sự cân bằng. Khi Mặt Trăng bay qua, mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tại vùng biển tương ứng với vị trí của Mặt Trăng sẽ tăng lên. Do đó nước sẽ dịch chuyển trên mặt biển chạy theo Mặt Trăng. Vì nước dịch chuyển như vậy nên nước bị dồn lại và dâng cao. Khi nước đang dịch chuyển như vậy mà gặp thềm lục địa thì sẽ vỗ vào bờ nếu bờ cao, hoặc tràn qua khỏi bờ lấn vào thềm lục địa.
Con có thắc mắc nhờ Sư phụ giảng giải cho con:
Khi mặt trăng di chuyển đến vị trí mới, làm cho mật độ không gian của bản thể chủ trái đất giữa mặt nước biển và mặt trăng tăng lên. Khi đó, tại sao nước biển ở vùng mật độ thấp của bản thể trái đất lại dồn đến vùng mật độ cao của bản thể trái đất mà sao vùng mật độ tăng cao của bản thể trái đất không giãn ra di chuyển đến vùng mật độ thấp của bản thể trái đất? Vì con nghĩ, có những bản thể tạo thành không khí nằm giữa mặt biển và phần không gian bản thể trái đất giữa mặt biển và mặt trăng. Khi mật độ không khí và mật độ của bản thể trái đất giữa mặt biển và mặt trăng tăng thì vùng mật độ cao này sẽ di chuyển đến vùng không khí và vùng bản thể trái đất có mật độ thấp do khí có tính linh động hơn lỏng. Con có thêm suy nghĩ rằng, mặt nước biển chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi tâm bản thể trái đất và những vùng của bản thể trái đất mà mật độ cao hơn mật độ của nước hơn là bị ảnh hưởng bởi những vùng mật độ thấp hơn của bản thể trái đất, hiểu như vậy có sai sót gì không thưa Sư phụ?
Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Phap Khong Chan Nhu: Chân Như Vô Ngại không hiểu tại sao mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái Đất tăng ở vùng giữa tâm Trái Đất và Mặt Trăng hay là sao?

Chân Như Vô Ngại: Thưa Sư phụ. Con không hiểu ở chỗ khi mật độ khối lượng của bản thể chủ trái đất ở vùng giữa mặt biển và mặt trăng tăng lên (vùng A) mà vùng A này không giãn nở về phía các vùng bản thể chủ trái đất có mật độ thấp hơn (theo hướng mũi tên 1 trong hình vẽ). Mà khi đó nước ở nơi bản thể chủ trái đất có mật độ thấp lại dồn đến vùng nước ở nơi bản thể chủ trái đất có mật độ cao (theo hướng mũi tên 2 trong hình vẽ).
Nam mô Phật.

Khi mặt trăng di chuyển sang vị trí mới, làm cho mật độ khối lượng của vùng bản thể trái đất giữa mặt biển và mặt trăng tăng lên. Con lại nghĩ, ngay lập tức khi tăng lên như vậy, để đảm bảo đúng quy luật phân bố có tâm thì mỗi vị trí tăng mật độ khối lượng của bản thể chủ trái đất sẽ giãn về phía các vị trí thấp mật độ thuộc bản thể chủ trái đất mà nằm cùng trên một mặt cầu đồng tâm với tâm của bản thể chủ trái đất (theo hình cong mũi tên trắng trong hình vẽ dưới đây). Như thế, theo hình ở bình luận trên, xu hướng không gian sẽ dịch chuyển theo mũi tên 1 chứ ạ. Xin Sư phụ giảng giải cho con.
Nam mô Phật.

Quảng Pháp: Đệ Chân Như Vô Ngại, theo huynh thì chỉ khi mặt trăng đang di chuyển mà đứng lại thì mật độ khối lượng của bản thể chủ trái đất mới lập lại cân bằng như đệ nghĩ. Còn thực tế là mặt trăng luôn di chuyển, nên sự biến động của mật độ khối lượng bản thể chủ trái đất là liên tục. Nam mô Phật.

Chân Như Vô Ngại: Huynh Quảng Pháp. 
Cám ơn hunh đã góp ý, nhưng đệ có suy nghĩ khác. 
Bởi vì quy luật phân bố vật chất trong bản thể vật chất là bất biến. Nghĩa là, tất cả các điểm thuộc bản thể vật chất mà nằm trên một mặt cầu hoặc một phần mặt cầu thuộc bản thể vật chất đang xét mà mặt cầu đó có tâm trùng với tâm của bản thể vật chất thì cường độ chân không của các điểm đó bằng nhau. Cái này là bất biến. Mà đã là bất biến thì cho dù là thời điểm nào thì quy luật đó vẫn đúng. Nó đúng với tất cả bản thể, nghĩa là cường độ vật chất tại những điểm thuộc bản thể trái đất thì xét theo mặt cầu hay phần mặt cầu thuộc bản thể trái đất và có tâm trùng với tâm bản thể trái đất. Cường độ vật chất tại những điểm thuộc bản thể mặt trăng thì xét theo mặt cầu hay phần mặt cầu thuộc bản thể mặt trăng và có tâm trùng với tâm bản thể mặt trăng. Tất cả các bản thể phân tranh trong hệ trái đất-mặt trăng cũng theo quy luật như vậy. 
Khi mặt trăng di chuyển, hoặc các bản thể phân tranh trong hệ trái đất-mặt trăng, gây lên sự thay đổi cường độ của các điểm thuộc hệ đó theo từng sát na. Nhưng đệ nghĩ tính phân tranh là đồng bộ, nghĩa là khi một trạng thái vừa được thành lập xong thì liền thiết lập lại tất cả các điểm trong các bản thể theo quy luật phân bố vật chất. Nhưng không rõ sự hiểu của đệ đúng không. Đệ nên nghe Sư phụ giảng lại chỗ này huynh ạ.
Nam mô Phật.

Quảng Pháp: Nam mô Phật. Con tư duy sau khi nghe bài giảng của Sư phụ: Mặt trăng có mật độ khối lượng trung bình cao hơn mật độ khối lượng của bản thể chủ Trái đất ở vùng Mặt trăng chiếm chỗ. Lẽ ra Mặt trăng phải di chuyển gần về vùng tâm của bản thể chủ Trái Đất hơn, nhưng vì Mặt trăng đang di chuyển có tốc độ nên điều này không xảy ra. Khi Mặt trăng di chuyển đến đâu thì vùng không gian của bản thể Trái đất xung quanh Mặt trăng bị tăng mật độ khối lượng đến đấy. Sự tăng mật độ vùng không gian của bản thể Trái đất xung quanh Mặt trăng là ngay lập tức, do bị bản thể Mặt trăng chiếm chỗ. Khi nội tại toàn bộ không gian của bản thể Trái đất chưa kịp lập lại cân bằng thì Mặt trăng đã di chuyển đến vùng mới rồi. Vì vậy nên mật độ khối lượng của bản thể Trái đất ở vùng không gian giữa Mặt trăng và Trái đất luôn cao hơn các vùng xung quanh. Con hiểu vậy có gì sai sót xin Sư phụ chỉnh sửa cho con. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Phap Khong Chan Nhu: Tâm bản thể chủ Trái Đất cũng tái lập tại vị trí mới khi cường độ khối lượng tại các điểm bị thay đổi, nghĩa là nó dịch chuyển về phía Mặt Trăng. 
Ánh sáng (nói rộng hơn là bức xạ điện từ) chính là sự lan truyền sự thay đổi cường độ khối lượng. Tốc độ ánh sáng chính là tốc độ lan truyền sự thay đổi cường độ. Sự lan truyền sự thay đổi cường độ khối lượng tuân theo quy luật phân bố có tâm.
Mọi người không nên nghĩ tâm của bản thể là bất biến. Nó thay đổi liên tục.

Chân Như Vô Ngại: Nam mô Phật.
Bạch Sư phụ con chưa hiểu được ạ.
Khi tìm hiểu về hiện tượng thuỷ triều con thấy có thêm rất nhiều vấn đề không hiểu được. Sư phụ cho con hỏi:
- Mọi vật chất bồi tụ trong bản thể chủ trái đất thì quỹ đạo và vị trí trụ xứ của vật đó do bản thể chủ trái đất quyết định?
- Mặt trăng có phải là yếu tố chính tác động gây lên thuỷ triều?
- Bản thể chủ mặt trời tác động vào bản thể chủ trái đất nhiều hơn so với bản thể mặt trăng không?
- Do đâu mà trái đất, mặt trời, mặt trăng lại có thể tự quay quanh mình. Khi đạt vị trí cân bằng tĩnh thì vi trần chủ quay hay là vật chất bồi tụ ở trạng thái cân bằng quay?
Nhiều yếu tố tác động như vậy mà tại sao tâm bản thể chủ trái đất lại dịch chuyển về phía mặt trăng? Và sự phân bố không gian xảy ra như thế nào mà khi nhiều yếu tố tác động vậy mà kết quả dẫn đến sự thiết lập vị trí tâm bản thể chủ trái đất về phía mặt trăng?
Con chưa hiểu được ạ.
Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Nguồn: https://www.facebook.com/PhapKhongChanNhu

Không có nhận xét nào: