Đừng bao giờ đứng trong một tông phái để cho tri kiến của tông phái trở thành biên kiến cố thủ của chính mình, tự tạo xây hàng rào bao bọc xung quanh khiến cho mình không thể thấy biết đầy đủ sự thật.
Dựa vào lịch sử và khoa học:
Không có cơ sở nào để xác quyết rằng toàn bộ kinh điển có nguồn gốc viết bằng tiếng Pali bao gồm đầy đủ những lời Thế Tôn đã dạy.
Không có cơ sở nào để xác quyết rằng toàn bộ kinh điển (có nguồn gốc viết bằng tiếng Pali và những thứ tiếng khác) đều do Thế Tôn dạy.
***
Các nhà tổ sư, pháp sư, luận sư, minh sư... cố chứng tỏ mình cao siêu, dùng một mớ từ để giải nghĩa, để thuyết giảng về "chân như", "chân không diệu hữu", "Phật tánh", "pháp thân", "Như Lai tạng", "hư không", "tánh không"... Trong mớ từ đã dùng để giải nghĩa, thuyết trình thì từ nào cũng cần phải giải nghĩa tiếp. Cứ như thế, chẳng thấy nghĩa gì. Một vòng luẩn quẩn.
Người học Phật, không biết thì cứ nói không biết, hoặc im lặng nếu không ai hỏi. Người mà trau chuốt cái ngã vọng tưởng thì bao giờ mới hết ngu. Người thì nói mình giác ngộ, người thì nói mình chứng quả Alahan, quả Bồ tát, người thì làm tổ sư, luận sư, pháp sư, minh sư,... Nhưng trong những giáo lý mà họ trình bày thì chẳng tìm thấy tri kiến nào thể hiện người được như vậy. Chỉ là những mỹ từ như có đính kim cương được chọn lọc trong từ điển, ai nghe cũng thích và thấy mình cao siêu, nhưng chẳng hiểu. Như thế chưa thấy đủ, còn làm kệ bốn câu để nâng tầm cao siêu, tự làm khổ mình khổ người.
Bậc trí thật sự thì chẳng ai làm như thế đối với hội chúng. Vì là bậc trí nên mới biết lấy cái gì để làm phương tiện trình bày, cốt làm sao cho hội chúng hiểu rõ ngọn ngành.
***
Ngày hôm qua, một người theo thiền Bắc tông đến hỏi người tu theo Nam tông: "con người có mấy tánh ạ?".
Cuộc đời, người cứ tưởng là dài. Nó chỉ như thoảng qua trong vô lượng kiếp luân hồi khổ đau. Đời sống có nhiều việc phải làm, nhiều lậu hoặc phải tu để đem đến lợi ích cho chính mình, từ đó người xung quanh và chúng sinh cũng được lợi ích. Có thời gian rảnh để ngồi đó phân chia tánh. Một con sông muốn chia bao nhiêu khúc mà chẳng được, chỉ là ý muốn của con người. Nhưng chỉ có kẻ không biết trân quý thời gian được làm người mới ngồi đếm khúc sông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét