Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

PHẨM THỨ NĂM: PHẬT BIẾT RÕ BẢN TÁNH CỦA BẢN THỂ VẬT CHẤT

Phap Khong Chan Nhu:
Chư Phật tử! Bản tánh của bản thể vật chất thì như thế nào?
Bản tánh của bản thể vật chất là những thuộc tánh cố hữu của bản thể vật chất. Những thuộc tánh này luôn tồn tại cùng với bản thể vật chất nên nói là thuộc tánh cố hữu của nó. Bản tánh của bản thể vật chất là nhân, là duyên sanh ra mọi sự vật hiện tượng trong Vũ Trụ mà chư vị thấy biết. Nói như vậy không có nghĩa rằng loại trừ cái thấy biết không chân thật của chư vị, của chúng sinh.
Bản tánh của bản thể vật chất được tôi phân chia thành ba bản bánh.
Một là tánh phân tranh thể tích riêng.
Hai là tánh phân bố có tâm.
Ba là tánh cân bằng.
Thế nào là tánh phân tranh thể tích riêng? Chư Phật tử!
Một là bản thể vật chất có bề mặt giới hạn. Hoặc là nó có một bề mặt duy nhất là bề mặt ngoài. Khi đó, bên trong bề mặt ngoài của nó không có bất cứ một bản thể khác. Hoặc là nó có bề mặt ngoài và bề mặt trong. Khi đó, bề mặt trong của nó là mặt tiếp xúc với bề mặt ngoài của bản thể khác đang nằm bên trong bề mặt ngoài của nó. Các bề mặt của một bản thể vật chất là giới hạn một thể tích của riêng nó. Bất cứ giá trị không gian nào nằm trên các bề mặt của nó và trong thể tích riêng của nó là thuộc sở hữu riêng biệt của bản thể đó. Không có một giá trị không gian nào của nó thuộc sở hữu của bàn thể khác. Không gian trên các bề mặt của nó và trong thể tích riêng của nó chính là trường nội tại của bản thể đó.
Nếu ví quả cầu thủy tinh là một bản thể vật chất, ví viên bi sắt là một bản thể vật chất. Viên bi sắt nằm trong bề mặt ngoài của quả cầu thủy tinh. Thì quả cầu thủy tinh có hai bề mặt giới hạn. Đó là bề mặt ngoài và bề mặt trong. Bề mặt trong của quả cầu thủy tinh tiếp xúc với bề mặt ngoài của viên bi sắt. Toàn bộ thủy tinh trên các bề mặt của quả cầu thủy tinh và bên trong thể tích được giới hạn bỡi hai bề mặt này là trường nội tại của quả cầu thủy tinh, là chất liệu thuộc sở hữu riêng của quà cầu thủy tinh.
Chư vị có hiểu được không?

Chân Như Tuệ Quang:
Không gian trên "các bề mặt" của nó nghĩa là một bề mặt ngoài và nhiều bề mặt trong phải không Thầy (trường hợp bản thể có bề mặt ngoài và bề mặt trong)?

Phap Khong Chan Nhu:
Chân Như Tuệ Quang! Các bề mặt của một bản thể gồm một bề mặt ngoài và một hoặc nhiều bề mặt trong nếu có.
Ở đây, Chư Phật tử, xét theo thế gian thì không gian, thể tích là một.
Xét theo sự thật thì chất liệu vật chất của bản thể, không gian là một. Không gian và thể tích tạm phân biệt để hiểu, tức mang hai ý nghĩa từ khác nhau. Thể tích biểu thị cho kích thước của không gian, không phải biểu thị giá trị của không gian, không phải biểu thị không gian. Nếu không hiểu được thì nên thay từ không gian thành từ chất liệu vật chất. Sau khi hiểu rồi lại gom chung từ không gian và chất liệu vật chất thành một. Vì hai thứ này là một.
Chư Phật tử! Bản thể vật chất thì có bề mặt giới hạn. Vì vậy, mỗi bản thể chiếm giữ độc lập một vùng thể tích trong Vũ Trụ như viên bi sắt chiếm giữ độc lập một vùng thể tích trong quả cầu thủy tinh. Trong vùng thể tích được giới hạn bỡi các bề mặt của nó thì không có mặt của bất cứ bản thể nào khác, không tồn tại bất cứ giá trị không gian thuộc sở hữu của bản thể nào khác. Mọi vị trí trên các bề mặt của bản thể cũng như vậy. Mọi bản thể vật chất đều có bản tánh này, bản tánh chiếm giữ một thể tích cho riêng mình. Ví như trên bề mặt Trái đất, mỗi quốc gia chiếm giữ một vùng diện tích cho riêng mình, có ranh giới, có vị trí định xứ, thể hiện chủ quyền độc lập của chính quốc gia đó. 
Luôn phải ghi nhớ đều này, Chư Phật tử! Đó là tất cả bản thể vật chất tạo thành một trường không gian liên tục của Vũ Trụ. Trong Vũ Trụ, không tồn tại bất cứ vị trí nào mà tại đó không có giá trị không gian thuộc về một bản thể nào đó. Tại bất cứ vị trí nào trong Vũ Trụ luôn tồn tại giá trị không gian của một bản thể nào đó. Tại bất cứ vị trí nào trong Vũ Trụ, giá trị không gian tại đó thuộc sở hữu của bản thể này thì không thuộc sở hữu của bản thể khác.
Chư Phật tử! Giá trị không gian tại một vị trí được gọi là cường độ không gian hoặc mật độ không gian. Như vậy. Chư Phật tử, mọi vị trí thuộc sở hữu của một bản thể, trên các bề mặt của nó hay bên trong giới hạn các bề mặt của nó, luôn có mật độ không gian. 
Thế nào là tánh phân tranh thể tích riêng? Chư Phật tử!
Một là như trên đã nói, mỗi bản thể vật chất có tánh phân biệt thể tích của riêng nó. 
Hai là, một bản thể vật chất luôn có tánh giãn nở ra ở mọi hướng, tánh này là tánh tranh giành thể tích. Với tánh này, mỗi bản thể có thể lấn chiếm, tranh gành thể tích của bản thể khác hoặc bị bản thể khác lấn chiếm, tranh giành thể tích. Nghĩa rằng, nó cũng có thể bị co lại do bị bản thể khác lấn chiếm, tranh giành thể tích.
Khi nào nó có thể lấn chiếm, tranh giành thể tích của bản thể khác? Chư Phật tử, khi mật độ không gian tại vị trí trên bề mặt của nó cao hơn mật độ không gian tại vị trí tiếp xúc với vị trí đó nhưng thuộc bề mặt của bản thể khác. Sự tranh giành này xảy ra cho đến khi mật độ tại hai vị trí đó cân bằng với nhau.
Ví như hai quốc gia láng giềng có tánh tranh giành diện tích giống như tánh tranh giành thể tích của bản thể vật chất. Tại biên giới ranh giữa hai quốc gia, hai quốc gia đều có bố trí lực lượng an ninh quốc phòng. Nếu lực lượng an ninh của quốc gia này mạnh hơn lực lượng an ninh của quốc gia kia thì quốc gia này sẽ lấn chiếm diện tích của quốc gia kia. Sự tranh giành này xảy ra cho đến khi lực lượng an ninh của hai quốc gia đó cân bằng sức mạnh với nhau.
Chư Phật tử! Khi hai quốc gia đó tranh giành diện tích ở biên giới thì điều gì xảy ra nếu xung quanh của một quốc gia tham chiến này đều là những quốc gia có tánh tranh giành diện tích? Những quốc gia đó sẽ lợi dụng khi quốc gia này dồn lực lượng về biên giới bên kia thì liền tranh giành biên giới bên này. Vì sao tranh giành được? Vì khi quốc gia này dồn lực lượng để tham chiến tại biên giới bên kia thì lực lượng an ninh tại biên giới bên này sẽ yếu hơn lực lượng an ninh của các quốc gia đó. Do đó, mặc dù quốc gia này lấn chiếm diện tích tại biên giới bên kia nhưng các biên giới còn lại bị lấn chiếm. Cũng như vậy, khi một bản thể lấn chiếm thể tích của một bản thể khác thì cũng đồng thời bản thể đó bị các bản thể còn lại lấn chiếm ở các vị trí khác trên các bề mặt của nó.
Cho nên, này Chư Phật tử! Sự tranh gianh đó không bao giờ dừng lại. Chúng luôn luôn xảy ra trên mỗi bản thể. Tất cả bản thể vật chất trong Vũ Trụ đều luôn luôn xảy sự tranh giành. Về vật chất, trong Vũ Trụ này không có nơi nào có được giây phút bình yên.

Chân Như Tuệ Không: 
Nam mô Phật! Thưa Thầy, cho con hỏi, cường độ không gian chỉ cho giá trị không gian tại một điểm. Còn mật độ không gian thì chỉ cho giá trị không gian tại một điểm và chỉ cho giá trị không gian phân bố trong một vùng thể tích đúng không ạ?

Phap Khong Chan Nhu: 
Chân Như Tuệ Không! Mật độ không gian chỉ cho cường độ không gian tại một vị trí, nó cũng phản ảnh một vùng không gian có cường độ tại các vị trí giống nhau, nó cũng phản ánh cường độ không gian bình quân của một vùng không gian.
Chư Phật Tử! Với phương tiện hiện nay thì "điểm" là nhỏ nhất, có đúng vậy không?

Chân Như Vô Ngại: 
Dạ vâng ạ. Con được hiểu "điểm" là phần không gian có kích thước các chiều rất nhỏ, có thể coi như gần bằng "không".

Chân Như Tuệ Quang: 
Dạ thưa thầy nêu ta hiểu mật độ là độ đậm đặc hay độ dày đặc. Còn cường độ là độ mạnh, lực đẩy hay áp lực. Hiểu như thế có sai sót gì không Thầy.

Phap Khong Chan Nhu: 
Chư Phật tử! Đúng như vậy, điểm là khái niệm nhỏ nhất hiện nay về kích thước. Ngôn ngữ hiện nay không có từ nào để diễn đạt cho đúng với thật tướng. Nên khi tôi dùng phương tiện ngôn ngữ thế gian mà diễn đạt thì chư Phật tử phải hiểu rằng nó không chính xác được. Hãy ghi nhận điều này. Đến đoạn này thì ngôn ngữ không còn chỗ để nói. Tuy vậy, tôi sẽ diễn giải nó theo một cách mà chư Phật tử có thể hiểu được nó.
Này chư Phật tử, sự thật giá trị vật chất mà tôi đã nói tại một vị trí hay là tại một điểm cũng không phải là giá trị vật chất tại đó. Giá trị vật chật chất tại một vị trí hay tại một điểm cũng chỉ là mật độ vật chất trung bình của điểm đó mà thôi. Vì sự thật rằng trong một điểm luôn có thể tích. Đi vào vùng thể tích của điểm đó thì có vô số điểm nhỏ hơn. Bất cứ điểm nào trong vô số điểm đó cũng đều có thể tích. Đi vào vùng thể tích của điểm nhỏ hơn đó thì có vô số điểm nhỏ hơn nữa. Ta cứ nói mãi như vậy không bao giờ dừng lại qua vô lượng kiếp thì cũng nói không đến tận cùng. Vậy thì, nếu ta nói giá trị tại một điểm là tồng giá trị của vô số điểm trong đó, rồi lại giá trị tại một điểm trong đó lại bằng tổng giá trị vô số điểm trong nó,... thì ngôn ngữ hiện tại chẳng thể tính đếm được. Các phép toán, phép đo hiện nay không có phép toán nào, phép đo nào tính được như vậy. Nên phải dừng lại ở đây rằng giá trị vật chất tại một vị trí hay một điểm là giá trị cơ sở. Vì vậy tôi mới nói rằng giá trị vật chất tại một điểm là giá trị vật chất tại một điểm. Cho nên giá trị vật chất tại một điểm cũng chỉ là mật độ vật chất trung bình của điểm đó mà thôi.
Như thế, Chân Như Tuệ Quang đã hỏi về mật độ và cường độ thì mật độ và cường độ là một mà thôi. Cường độ vật chất hay cường độ không gian tại một vị trí hay một điểm thì cũng là mật độ không gian trung bình của điểm đó vậy. Khi chư Phật tử đây đã nghe tôi nói điểm không phải là kích thước nhỏ nhất thì một vùng không gian lớn như Trái Đất cũng xem là một điểm vẫn được. Vậy thì cường độ không gian tại điểm này chẳng phải là mật độ không gian trung bình của Trái Đất hay sao.
Việc xác định cường độ không gian tại một điểm không có gì là khó khăn. Chư Phật tử cũng tự làm được. Tôi sẽ nói đến việc này ở cuối món này. Tuy nhiên, không có một phép đo nào cho ta giá trị đúng tuyệt đối.
Chư Phật tử! Như trước tôi đã nói đến tánh phân tranh thể tích riêng của bản thể vật chất. Trong đó nó có tánh giãn nở ra ở mọi hướng. Bản chất thật sự của tánh này chính là mỗi vị trí đều có tánh giãn nở ra ở mọi hướng. Chư Phật tử, mọi vị trí trong Vũ Trụ đều có tánh giãn nở ra ở mọi hướng. Chư Phật tử, mọi điểm trong Vũ Trụ đều có tánh giãn nở ra ở mọi hướng.
Con người có thể nhận diện được tánh chất này của nó nhờ vào sức giãn nở của nó, phép đo được đó chính là cường độ không gian tại điểm đó, cũng chính là sức giãn nở của nó. Giá trị đó, tôi gọi là giá trị vật chất tại điểm đó.
Phép đo này là gì chư Phật tử? Đó chính là phép đo lực tương tác. Đối với khoa học hiện nay thì có rất nhiều loại lực tương tác như lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu, lực điện từ, lực hấp dẫn,.. Nhưng sự thật, nó chỉ là một mà thôi. Đó chính là sức giãn nở của không gian hay còn gọi là cường độ không gian. Cường độ không gian là nền tảng của mọi loại lực mà con người định nghĩa về chúng. Cường độ không gian là nguyên nhân và là kết quả của mọi tương tác và chuyển động. Cường độ không gian cũng chính là nguyên nhân và là kết quả của mọi sự vật hiện tượng trong Vũ Trụ.
Chư Phật tử! Tri kiến mà chư Phật tử đã từng nghe, đang nghe và sẽ nghe tôi nói, đều tự tôi tuyên bố. Khoa học chưa làm được và sẽ không bao giờ làm được nếu không nghe được những lời tôi nói. Cho nên tôi đã từng nói rằng, những gì tôi nói là thứ báu quý thứ hai, đứng sau thứ báu được gặp Phật ở đời.
Đến đây, chư Phật tử không nên hỏi, chỉ tập trung quán xét, thâm nhập, thấu hiểu. Chờ đến khi tôi nói tôi đã giảng xong món thứ năm thì hãy hỏi. Vì câu hỏi của chư Phật tử chắc chắn sẽ liên quan đến, không thể tách rời các bản tánh còn lại mà tôi chưa giảng đến. Vì rằng ba bản tánh của bản thể vật chất xảy ra đồng thời, không trước không sau.
Chư Phật tử! Bản tánh thứ hai của bản thể vật chất là tánh phân bố có tâm.
Trong một bản thể vật chất luôn tồn tại một điểm mà tại đó có cường độ chân không lớn nhất so với mọi điểm khác của bản thể đó. Điểm này được gọi là tâm của bản thể. Những điểm thuộc bản thể, càng xa tâm thì có cường độ chân không càng nhỏ. Chân không được phân bố như vậy trong bản thể vật chất là tánh phân bố có tâm.
Sự phân bố chân không trong bản thể vật chất có thể được hình dung tương tự như sự phân bố ánh sáng của một ngọn đèn. Tại tâm của ngọn đèn có cường độ ánh sáng mạnh nhất, càng xa tâm ngọn đèn thì cường độ ánh sáng càng giảm.
Chân không trong một bản thể phân bố theo một phương thức bất biến. Phương thức bất biến đó là gì? Chư Phật tử! Một là, mọi điểm thuộc một mặt cầu bất kỳ mà mặt cầu đó thuộc bản thể vật chất và tâm của mặt cầu đó chính là tâm của bản thể thì đều có cường độ chân không bằng nhau. Hai là, mọi mặt cầu khép kín thuộc bản thể và đồng tâm với tâm bản thể thì đều có giá trị chân không bằng nhau. Đối với những mặt cầu chỉ có một phần thuộc bản thể vật chất, nếu giả định tại mọi điểm thuộc mặt cầu đó đều có cường độ chân không bằng với cường độ chân không tại một điểm thuộc mặt cầu đó và thuộc bản thể vật chất thì giá trị chân không của mặt cầu đó cũng bằng với giá trị chân không của các mặt khác thuộc bản thể.
Chư Phật tử! Theo bản tánh phân bố có tâm như tôi đã tuyên bố, chư Phật tử có thể tự mình hoặc nhờ người đã học về toán học tích phân thì có thể thiết lập được công thức xác định cường độ chân không tại một điểm thuộc bản thể và cách tâm bản thể một khoảng cách r là I(r) = m/(4Pi.R.r^2). Trong đó, Rg = căn bậc ba của (3V/4π), m và V lần lượt là khối lượng và thể tích của bản thể.
Bản tánh thứ ba của bản thể vật chất là tánh cân bằng. 
Thế nào là tánh cân bằng? Chư Phật tử! Mỗi hình dạng luôn có một trọng tâm. Bản thể vật chất cũng có trọng tâm vì bản thể vật chất có hình dạng bỡi các bề mặt của nó. Tâm của bản thể luôn có khuynh hướng di chuyển về trọng tâm của bản thể. Tánh luôn có khuynh hướng di chuyển tâm về trọng tâm là tánh cân bằng của bản thể.
Chư Phật tử! Ba bản tánh này của bản thể vật chất là ba tánh chất hoàn hảo, xảy ra đồng thời. Chúng luôn hướng đến sự cân bằng, ổn định. Nhưng cũng vì chúng luôn hướng đến sự cân bằng, ổn định như vậy nên sự cân bằng và ổn định không bao giờ có được trong bất cứ khoảng thời gian nào cho dù khoảng thời gian đó vô cùng ngắn. Vì sao vậy? Vì bản thể vật chất có tánh giãn nở nên toàn thể Vũ Trụ luôn giãn nở. Vì Vũ Trụ luôn giãn nỡ nên cường độ không gian của bản thể chủ của Vũ Trụ tại mọi điểm của nó cũng luôn thay đổi. Cường độ tại mọi điểm của bản thể chủ Vũ Trụ luôn thay đổi bỡi vì thể tích của nó luôn tăng, lại do tánh phân bố có tâm, tánh cân bằng, nên nội tại của chính nó luôn phân bố lại cường độ chân không tại mọi điểm. Vì cường độ chân không tại mọi điểm của bản thể chủ Vũ Trụ luôn thay đổi nên mọi bản thể có bề mặt ngoài là bề mặt trong của bản thể chủ Vũ Trụ cũng thay đổi cường độ tại mọi điểm trong nó. Vì sao vậy? Vì tại bề mặt tiếp xúc với bản thể chủ Vũ Trụ, cường độ các điểm thuộc bản thể chủ Vũ Trụ thay đổi, do tánh phân tranh nên cường độ tại các điểm thuộc bề mặt ngoài của bản thể này cũng thay đổi. Do tánh phân bố có tâm và tánh cân bằng nên nội tại của bản thể sẽ phân bố lại cường độ. Cho nên cường độ tại mọi điểm của bản thể này luôn thay đổi. Và cứ như thế, sự thay đổi cường độ luôn lan truyền từ vị trí này sang vị trí khác, từ bản thể này sang bản thể khác. Chính vì cường độ tại mọi điểm trong Vũ Trụ luôn thay đổi như vậy nên hình dạng, thể tích, vị trí tâm, vị trí trọng tâm của các bản thể luôn thay đổi không ngừng nghỉ bất cứ trong một khoảng thời gian nào. Sự thay đổi này là tương tục, không có khoảng thời gian gián đoạn.
Vì thế, chư Phật tử, mọi pháp hữu vi đều vô thường, kết hợp rồi tan rã, chỉ có pháp vô vi là thường hằng. Thường hằng được nói đến ở đây là không tan rã. Pháp vô vi là gì chư Phật tử? Đó chính là Vũ Trụ, là chân như. Sự kết hợp này không bao giờ tan rã vì chẳng có chỗ để tan rã.
Tôi đã giảng xong món thứ năm. Chư Phật tử có chỗ nào cần hỏi thì hãy hỏi.
_____________________

PHỤ LỤC: VẤN ĐÁP

Chân Như Bồ Đề: 
Vậy con xin phép con hỏi cho ạ!
Vì sao chất liệu của hạt vật chất là không gian? Một trường tương tục như thế, không có gi khác. Nhưng con thấy khác,đủ  thứ khác nhau hết. Tại sao vậy ạ?

Phap Khong Chan Nhu:
Chân Như Bồ Đề! Món thứ năm tôi đã giảng. Cô có thể dùng nó theo cấp độ hạt sơ cấp (hạt cội gốc) và ứng dụng khoa học vật lý và hóa học hiện nay theo cấp độ hạt thứ cấp (hạt có cấu trúc, vật chất có cấu trúc) để giải thích cho câu hỏi mà cô đã hỏi là "Vì sao chất liệu của hạt vật chất là chân không, một trường tương tục như thế, không có gì khác, nhưng con thấy đủ thứ khác nhau?" hay là tôi phải giải thích?

Quảng Pháp: 
Nam mô Phật. Sau khi nghe thầy giảng về món thứ 5, thầy cho con hỏi: Bản thể chủ của Vũ trụ luôn luôn giãn nở, vậy thì tất cả các bản thể trong Vũ trụ cũng đều đang giãn nở, kể cả các bản thể tạo nên từng thân thể của mọi chúng sinh?

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp! Phần lớn đều đang giãn nở. Tuỳ theo nơi định xứ và sự tương quan mật độ xung quanh mà có vùng giãn nhanh có vùng giãn chậm, có bản thể giãn nhanh có bản thể giãn chậm, có vùng đồng bộ có vùng không đồng bộ. Nên có trường hợp con người nhận thấy được, có trường hợp không nhận thấy được. Ví như các thiên hà đang dịch chuyển cách xa nhau, con người thấy được. Vì như trên mặt đất, sự giãn nở đồng bộ nên chẳng có gì để làm mốc đo lường vì cả cái thước cũng đồng lớn cùng mọi vật. Một quả mìn nổ ra thì thấy rõ sự giãn nỡ rất nhanh. Một nồi nước đun sôi cũng nhận biết được sự giãn nở của nước... Nhưng cũng có nơi bị co lại vì sức giãn nở của xung quanh lớn hơn.

Quảng Pháp: 
Con bạch Thầy, ở điều kiện bình thường (trên mặt đất) thì hầu hết mọi vi trần (trừ mấy cái vi trần tạo nên các tế bào ung thư) tạo nên thân thể con người đều đang giãn nở?

Phap Khong Chan Nhu: 
Nói vi trần trên mặt đất đang giãn nở thì biên kiến. Vì ba bản tánh của bản thể vật chất mà trong Vũ Trụ, sự thay đổi vô cùng phức tạp, đa dạng và tương tục. Khi ta nói nó đang giãn nỡ, ta nói chưa xong thì nó đang co lại. Khi ta nói nó đang co lại, ta nói chưa xong thì nó đang giãn ra. Vậy nói nó đang giãn ra hay nói nó đang co lại chẳng phải đều sai hay sao. Vì sự biến dạng xảy ra một cách tương tục về thời gian.
Nhưng nói mọi vi trần luôn luôn biến dạng thì không bao giờ sai.

Quảng Pháp: 
Thầy cho con hỏi, có phải nhiệt độ tăng là 1 nhân duyên để 1 vi trần giãn nở và di chuyển (thay đổi vị trí trú xứ) không ạ? Và chính vì vậy nên vì có ánh nắng Mặt trời chiếu đến Trái đất gây nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa nửa bán cầu đang là ban ngày và nửa bán cầu đang là ban đêm, nên gió được tạo thành?

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp! Nhiệt độ cũng do cường độ chân không thay đổi. Do cường độ chân không thay đổi nên làm cho các bản thể biến dạng và chuyển động. Vì các bản thể biến dạng và chuyển động nên các nguyên tử, phân tử biến dạng và chuyển động. Sự biến dạng và chuyển động của các nguyên tử, phân tử làm cho ta nhận được một sự thay đổi, gọi là năng lượng nhiệt, hay còn gọi là nhiệt độ.
Ánh sáng chính là sự lan truyền sự thay đổi cường độ chân không từ vị trí này sang vị trí khác chứ không phải ánh sáng được cấu tạo từ các hạt vật chất photon. Sự thật không có hạt ánh sáng. Đây là một nhầm lẫn của khoa học.
Khi ánh sáng Mặt trời truyền đến Trái đất, tức là lan truyền sự thay đổi cường độ chân không đến Trái đất. Do đó, ở Trái đất, cường độ chân không biến động, sanh ra cảm nhận cái gọi là nhiệt độ.
Cường độ chân không thay đổi sẽ gây ra thay đổi mật độ chân không, tức gây ra chênh lệch mật độ chân không. Vì lẽ đó làm cho các hạt không khí chuyển động đến nơi mà ở đó mật độ cân bằng với các hạt tạo thành không khí. Sự chuyển động đó gọi là gió.
Quảng Pháp! Sự thật chân đế về áp suất khí quyển chính là cường độ chân không chứ không đơn thuần nói là do sức nặng/mật độ của không khí. Đây là nhầm lẫn của khoa học. Nếu nói áp suất khí quyển do sức nặng/mật độ của không khí thì vùng chân không trong một hộp kín, không chịu sự tác động của không khí, thì lẽ ra áp suất bên trong hộp này phải bằng nhau ở mọi độ cao khác nhau trên Trái đất. Sự thật không có sự bằng nhau về áp suất chân không ở các độ cao khác nhau trên Trái đất. Kiểm tra việc này rất đơn giản.
Chư Phật tử! Vì ba bản tánh của bản thể nên đã xảy ra sự thật tục đế như sau:
Một là, bản thể vật chất có bề mặt mà không thể xác định được nó đang có hình dạng gì, có thể tích mà không thể xác định là bao nhiêu, không thể xác định được vị trí các điểm thuộc bề mặt đang nằm ở đâu? Nghĩa là bản thể vật chất có bề mặt mà không thể xác định, có hình dạng mà không thể xác định, có thể tích mà không thể xác định vì nó luôn thay đổi tương tục.
Hai là, bản thể vật chất có tâm mà không thể xác định tâm đang nằm ở đâu vì nó luôn thay đổi tương tục.
Vì không thể xác định bề mặt, hình dạng, thể tích và vị trí tâm, tức vị trí định xứ nên ta không thể kết luận được nó có bề mặt hay không có bề mặt, có hình dạng hay không có hình dạng, có thể tích hay không có thể tích, có vị trí hay không có vị trí.
Chư Phật tử! Bản thể vật chất có bề mặt, có hình dạng, có thể tích, có vị trí mà không thể kết luận bản thể vật chất có bề mặt, có hình dạng, có thể tích, có vị trí. Nghĩa là đối với tục đế, bản thể vật chất không thể hiện sự tồn tại của chính nó. Vì thế ta nói nó không có tự tánh. Hay còn nói tánh không thể hiện sự tồn tại của chính nó là tánh không.
Mọi bản thể vật chất đều có trường nội tại là chân không, không có thứ chi khác cấu tạo ra nó nên nói thể tánh của nó là thể không. Tánh không và thể không của mọi sự vật hiện tượng được gọi chung là KHÔNG. Đây là trí Bát nhã.

Quảng Pháp: 
Nam mô Phật. Nam mô Thầy. Con hiểu và hoàn toàn đồng ý rằng: Áp suất tại bất kỳ điểm nào trong Vũ trụ (bao gồm cả mọi điểm trong vi trần chủ Trái đất) đo được là do sức giãn nở của các bề mặt vi trần tiếp xúc với dụng cụ đo tại điểm đó. Cái gọi là khối lượng theo định nghĩa của khoa học là không đúng.
Con còn có thắc mắc là: Khoa học có thử nghiệm và chế tạo ra phòng chân không. Họ đưa con người và đồ vật vào đó thì con người và đồ vật ở trái thái lơ lửng (mất trọng lượng). Vậy Thầy có thể giải thích cho con về hiện tượng đó?

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp phải chỉnh lại ý này thì mới đúng cho mọi trường hợp: ... do sức giãn nở không gian của các "vị trí" tiếp xúc với "bề mặt vi trần" của dụng cụ đo...
Phòng chân không có cấu tạo như thế nào thì tôi không biết nên không giải thích. Nhưng tôi khẳng định phòng chân không này có cơ chế thay đổi hướng tương tác liên tục để tạo ra sự cân bằng lực tương tác. Ví như ở trong thang máy và thang máy rơi tự do vậy. Mấy cơ chế này là khoa học bình thường, nhiều người hiểu cơ chế thì giải thich được.

Quảng Pháp: 
Nam mô Phật. Nam mô Thầy. Thầy cho con hỏi về nhiệt độ: Theo Thầy giảng ở trên thì bản chất của nhiệt độ chỉ là sự lan truyền sự thay đổi mật độ chân không của các vi trần? Con có nghe nói là người ta có thể cho nước vào túi ly lông và đốt lửa ở dưới đun nóng hoặc sôi nước được, mà túi ly lông không bị nóng chảy ra?

Phap Khong Chan Nhu: 
Ông bảo tôi chạy theo từng hiện tượng để giải thích cho ông thì cho đến bao giờ kết thúc được vậy Quảng Pháp. Nước sôi có thể đựng trong bọc. Ông truyền nhiệt từ từ vào bọc nước thì nước cũng có thể nóng lên mà không làm hư bọc. Chứ ông bật lửa đốt thì bọc nào còn.
Ở trên tôi đã giảng về bản chất của nhiệt, sự hình thành của nhiệt. 
Nhiệt là một dạng năng lượng mà ta dùng cảm thọ để biết. Nhưng cũng phải nên nhớ, mọi dạng năng lượng đều có cái gốc là cường độ chân không. 
Cảm thọ này do chuyển động và biến dạng của nguyên tử, phân tử tiếp xúc với tế bào của ta, lan truyền đến não và được thức phân loại. Sự chuyển động và biến dạng ở biên độ nhỏ và nhanh thì ta cảm nhận nó nóng. Cảm nhận này là do thức được vân tập và nó định nghĩa như vậy. Nên khi có cảm thọ tiếp xúc với chuyển động và biến dạng của các nguyên tử, phân tử ở biên độ nhỏ và nhanh thì thức cho ta biết là nóng.
Chuyển động và biến dạng của nguyên tử, phân tử ở biên độ nhỏ và nhanh thì từ đâu mà có? Tức là nhiệt từ đâu mà có?
Tại một vị trí nào đó, cường độ chân không thay đổi, vì ba tánh chất của bản thể vật chất nên mọi vị trí xung quanh sẽ thay đổi cường độ chân không. Mọi vị trí xung quanh của mọi vị trí xung quanh kia cũng bị thay đổi cường độ chân không. Cứ như thế. Sự thay đổi cường độ chân không từ vị trí này làm cho kế cận nó cũng thay đổi, đến tận mọi điểm trong Vũ Trụ gọi là sự lan truyền sự thay đổi cường độ chân không.
Vì cường độ chân không thay đổi thì cũng tức là bản thể vật chất cùng chuyển động và biến dạng đồng lúc với sự thay đổi cường độ chân không. 
Tùy theo mức độ về độ chênh lệch sự thay đổi cường độ mà biến dạng và chuyển động của bản thể vật chất cũng có muôn hình vạn trạng. Trong đó, nếu biên độ chuyển động và biến dạng phù hợp với thức mà thức cho là nóng thì là nóng vậy. Nên gọi là nhiệt. Có những chuyển động và biến dạng mà thức không cho là nóng thì là không nóng vậy. Nhưng đó cũng là một dạng năng lượng mà thức định nghĩa theo trạng thái khác chứ không quyết định cho ta biết là nóng hay lạnh.
Tại sao có ánh sáng ta cảm nhận nóng, có ánh sáng ta không có cảm nhận nóng?
Chư Phật tử! Ánh sáng là sự lan truyền sự thay đổi cường độ chân không. Sự thay đổi cường độ chân không cũng đồng lúc sự biến dạng và chuyển động của bản thể vật chất. Do cường độ chân không được lan truyền, tức ánh sáng, nói đúng hơn là bức xạ điện từ, có vô số biên độ thay đổi cường độ chân không khác nhau. Biên độ ở đây chính là độ lệch cường độ chân không tại một điểm trước và sau thay đổi và tốc độ tăng giảm đó. Nếu biên độ thay đổi cường độ chân không ở mức mà sự biến dạng và chuyển động của bản thể vật chất phù hợp với định nghĩa của thức cho là nóng thì ta cảm nhận rằng nó nóng. Nếu biên độ thay đổi cường độ chân không ở mức mà sự biến dạng và chuyển động của bản thể vật chất không nằm trong giới hạn mà thức cho là nóng thì ta cảm nhận nó không nóng.
Cũng tương tự như vậy, về sự thấy bằng ánh sáng của ta. Nếu biên độ thay đổi cường độ chân không ở mức mà cấu trúc của mắt nhận lấy và lan truyền đến não và được thức phân loại là sáng thấy thì ta thấy sáng. Còn nếu biên độ thay đổi cường độ chân không không nằm trong giới hạn nhận được của mắt và không nằm trong giới hạn mà thức cho là sáng thấy thì ta cảm nhận không thấy sáng.
Biên độ thay đổi cường độ chân không có giá trị lớn nhỏ khác nhau. Mắt và thức của ta phân định gọi là ánh sáng thì chỉ nằm trong một vùng biên độ mà thôi. Vùng đó được khoa học hiện nay gọi là vùng ánh sáng nhìn thấy hay ánh sáng khả biến, ánh sáng cầu vồng. Ngoài vùng đó, ta không thấy. Ví như tia tử ngoại, tia X, tia gamma thì ta không nhìn thấy bằng mắt thường.
Không có ai hỏi gì thêm hay sao?

Chân Như Vô Ngại: . 
Xin Sư phụ giảng lại cho con chỗ này ạ. 
Trong đoạn sau thuộc món 5: "Chân không trong một bản thể phân bố theo một phương thức bất biến. Phương thức bất biến đó là gì? Chư Phật tử! Một là, mọi điểm thuộc một mặt cầu bất kỳ mà mặt cầu đó thuộc bản thể vật chất và tâm của mặt cầu đó chính là tâm của bản thể thì đều có cường độ chân không bằng nhau. Hai là, mọi mặt cầu khép kín thuộc bản thể và đồng tâm với tâm bản thể thì đều có giá trị chân không bằng nhau. Đối với những mặt cầu chỉ có một phần thuộc bản thể vật chất, nếu giả định tại mọi điểm thuộc mặt cầu đó đều có cường độ chân không bằng với cường độ chân không tại một điểm thuộc mặt cầu đó và thuộc bản thể vật chất thì giá trị chân không của mặt cầu đó cũng bằng với giá trị chân không của các mặt khác thuộc bản thể". 
Con thắc mắc về đoạn trường hợp thứ 3: "Đối với những mặt cầu chỉ có một phần thuộc bản thể vật chất,.. giá trị chân không của mặt cầu đó cũng bằng với giá trị chân không của các mặt khác thuộc bản thể" ở chỗ: "mặt cầu đó" và "các mặt khác thuộc bản thể" có cần phải có điều kiện là tâm của chúng trùng với tâm của bản thể không ạ?
Con xin lấy hình minh họa dưới đây để ví dụ và hiểu như sau có đúng không?:
- Mặt cầu A tạo bởi tập hợp các điểm Aj. Mặt cầu A có tâm trùng với tâm bản thể vật chất. Cho nên mọi điểm Aj trên mặt cầu A đều có cường độ chân không bằng nhau.
- Tương tự vậy, mọi điểm Bj trên mặt cầu B đều có cường độ chân không bằng nhau.
- Mặt cầu A và mặt cầu B cùng thuộc bản thể vật chất và có tâm trùng với tâm bản thể vật chất. Cho nên, giá trị chân không của mặt cầu A = giá trị chân không của mặt cầu B = Tổng cường độ chân không của tất cả các điểm Aj = Tổng cường độ chân không của các điểm Bj.
- Mặt cầu C có tập hợp các điểm Cj mà cường độ chân không tại các điểm này bằng cường độ chân không tại D (thuộc mặt cầu C và thuộc bản thể vật chất) (*). Khi đó cường độ chân không của mặt cầu C = cường độ chân không của các mặt cầu khác thuộc bản thể vật chất (ví dụ như mặt cầu A, mặt cầu B).
Câu (*) có đồng nghĩa với tât cả các điểm trên mặt cầu C có cường độ chân không bằng nhau không thưa Sư phụ?
Xin Sư phụ chỉ cho con được hiểu ạ.

Phap Khong Chan Nhu: 
Hiểu và trình bày rất tốt, Chân Như Vô Ngại.
Nhưng ông cần nhớ là tất cả các mặt cầu phải đồng tâm và trùng với tâm của bản thể thì mới đúng theo phương thức phân bố chân không của bản thể. Vì vậy, theo hình ở trên thì phải sửa mặt cầu C đồng tâm với mặt cầu A, B và trùng với tâm bản thể.
Ông ghi: khi đó cường độ chân không của mặt cầu C = cường độ chân không của các mặt cầu khác thuộc bản thể vật chất, là không đúng. Mà phải ghi là: khi đó giá trị chân không của mặt cầu C = giá trị chân không của các mặt cầu khác thuộc bản thể vật chất.
Chân Như Vô Ngại hoan hỷ sửa lại như tôi nói và vẽ màu khác cho đoạn cung của hình C thuộc bản thể, ghi chú là: "phần mặt cầu thuộc bản thể vật chất đang xét". Rồi đăng lên lại để cho chư Phật tử tham khảo.

Chân Như Vô Ngại: 
Dạ. Con cám ơn Sư phụ. Con đã hiểu chỗ này rồi. Con xin đăng lại ảnh sửa ạ. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Phap Khong Chan Nhu: 
Tấm hình mà Chân Như Vô Ngại vừa đăng rất thích hợp để hỗ trợ hiểu về món thứ năm. Nam mô Phật.

Quảng Pháp: 
Con bạch thầy, theo như con hiểu sau khi nghe Thầy giảng về Bản thể vật chất, thì mọi điểm trong Vũ trụ đều có cường độ chân không luôn thay đổi. Hiểu như vậy có đúng không, thưa Thầy?

Phap Khong Chan Nhu: 
Đúng vậy Quảng pháp. 

Quảng Pháp: 
Thầy cho con hỏi, vậy tất cả những nhận thức của ta với thế giới, đều được truyền đến ngũ uẩn của ta qua các vi trần tiếp xúc trực tiếp với ngũ uẩn của ta. Tức là một vi trần trung gian, vừa tạo 1 rung động để truyền ánh sáng, sau đó lại tiếp nhận 1 rung động để truyền âm thanh, sau đó lại tiếp nhận 1 rung động để truyền nhiệt độ... làm sao để những rung động này không bị lẫn lộn nhau? 

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp, sao ông lại nói là một vi trần trung gian?

Quảng Pháp: 
Bạch thầy, Ý con là ví như ta đang đứng trước 1 đống lửa. Ta sẽ nhận được 3 thông tin từ đống lửa truyền đến ngũ uẩn của ta: Ánh sáng, âm thanh và nhiệt độ. Giả dụ vi trần trung gian mà con muốn nói, nó nằm ở khoảng giữa đống lửa và thân ngũ uẩn của ta.
Vì nó tiếp nhận sự rung động rồi là truyền sự rung động sang vi trần cạnh bên, cứ như vậy qua hàng tỷ vi trần rồi mới truyền đến ngũ uẩn của ta, nên con nói nó là vì trần trung gian. 

Phap Khong Chan Nhu
Quảng Pháp! Ánh sáng ta thấy, âm thanh ta nghe, nhiệt ta cảm xúc được bằng ba phương tiện khác nhau: mắt nhìn thấy sáng, tai nghe âm thanh, da thịt cảm xúc nhiệt. Ba giác quan làm ba nhiệm vụ khác nhau. Mỗi giác quan chỉ nhận được một loại chủng loại thông tin. Mắt nhận tiếp thông tin thấy. Tai tiếp nhận thông tin nghe. Da thịt tiếp nhận thông tin xúc.
Khi cường độ chân không được lan truyền đến, mắt kết hợp thức của mắt, tai kết hợp với thức của tai, da thịt kết hợp với thức của xúc lại phân ra thành ba chủng loại thông tin là thấy, nghe, xúc.
Cũng là cường độ đó, mắt kết hợp thức của mắt cho rằng nó sáng tối, tai kết hợp với thức của tai cho rằng nó là âm thanh, da thịt kết hợp với thức của xúc cho rằng nó là nóng lạnh.
Ví như một thỏi vàng. Có kẻ thì chỉ nói thỏi đó là vàng. Có kẻ chỉ nói thỏi đó có màu vàng. Có kẻ chỉ nói thỏi đó cứng. Có kẻ chỉ nói thỏi đó nặng. Có kẻ chỉ nói thỏi đó lạnh.

Quảng Pháp: 
Bạch thầy, con hiểu điều thầy vừa giảng. Trong thực tế cuộc sống, cùng 1 lúc ngũ uẩn của ta tiếp nhận rất nhiều thông tin, mà mọi thông tin đều được truyền qua các vi trần trung gian, thì con chưa hiểu được sự rung động tại 1 thời điểm của 1 trong những vi trần trung gian đó thế nào, để thông tin được truyền đi đến ngũ uẩn của ta không sai lệch?
Ví như cùng 1 lúc ta có thể nghe được 3 loại âm thanh khác nhau chẳng hạn. Nếu 3 loại âm thanh đó cùng truyền qua 1 vi trần trung gian thì tại 1 thời điểm, vi trần đó nó rung động (thay đổi cường độ chân không) kiểu gì, mà không triệt tiêu nhau để tai ta vẫn phân biệt được cả 3 loại âm thanh? Nam mô Phật.

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp! Cường độ chân không và bản thể vật chất chứa rất nhiều thông tin.
Đối với cường độ thì lan truyền nhanh là thông tin, lan truyền chậm là thông tin, hướng lan truyền thẳng là thông tin, đổi hướng làn truyền là thông tin, cường độ nhỏ là thông tin, cường độ lớn là thông tin, tăng nhanh là thông tin, tăng chậm là thông tin, giảm nhanh là thông tin, giảm chậm là thông tin, tăng ít là thông tin, tăng nhiều là thông tin, giảm ít là thông tin, giảm nhiều là thông tin,..., tổ hợp hai thông tin khác nhau là thông tin, tổ hợp ba thông tin khác nhau là thông tin,... Có vô số thông tin như vậy.
Đối với bản thể vật chất thì mỗi một hình dạng là thông tin, mỗi khối lượng là thông tin, cường độ của mỗi điểm trên bề mặt là thông tin, mỗi mật độ chân không trung bình của bản thể là thông tin, tốc độ chuyển động là thông tin, quỹ đạo chuyển động là thông tin, tốc độ biến dạng là thông tin,..., tổ hợp hai thông tin khác nhau là thông tin, tổ hợp ba thông tin khác nhau là thông tin,... Có vố số thông tin như vậy.
Cho nên mỗi giác quan chỉ nhận diện một hoặc một số, hoặc nhiều thông tin trong vô số thông tin và vân tập cho nó các định nghĩa khác nhau tùy theo thông tin mà nó nhận được.
Quảng Pháp! Ông dựa vào đâu mà nói là sai lệch hay không sai lệch. Cái mà ông nhận được là kết quả chứ không phải cái mà ông chưa nhận được, đang đưa đến là kết quả. Cái ông chưa nhận được, đang đưa đến thì làm sao ông biết nó là gì mà ông nói cái ông chưa nhận được, đang đưa đến và cái ông nhận được có sai lệch hay không sai lệch. Thức của ông quyết định cho ông biết kết quả chứ không phải cảnh quyết định cho ông biết kết quả.
Quảng Pháp! Ông nên biết, đối tượng mà ông thấy biết, giữa cảnh trần và cái biết của thức có khoảng cách quãng đường và thời gian. Trên quảng đường và thời gian đó, thứ được truyền đi là sự lan truyền cường độ chứ không phải chính cảnh trần ban đầu. Sự lan truyền cường độ không đảm bảo rằng không thay đổi trên quảng đường và thời gian lan truyền. Vậy nên, cái biết của thức về cảnh trần là cái biết ngay tại thức chứ không phải cái biết về cảnh trần ban đầu hay cách đó một quảng đường, một thời gian, cho dù vô cùng ngắn. Và cái biết đó là cái biết về quá khứ của cảnh trần được biết đến.
Chư Phật tử! Hỏi điều mình không rõ hoặc nghi ngờ thì nên hỏi. Nhưng hỏi khi nào, hỏi như thế nào? Hãy làm theo trình tự như sau:
1. Trước hết, phải cố gắng quán chiếu để tự hiểu lời giảng.
2. Thứ hai, hỏi trực tiếp đoạn không hiểu để hiểu cho rõ. Tức là đoạn nào không hiểu thì trích nguyên văn đoạn đó để hỏi. Ờ bước này, không nên hỏi những thứ bên ngoài, dù nó có liên quan. Ở bước này cũng không hỏi những điều mình nghi ngờ vì chưa hiểu tất sanh nghi.
3. Thứ ba. Sau khi hiểu rõ lời giảng. Dùng nó để quán chiếu, thấu hiểu những thứ bên ngoài mà mình đang thắc mắc, nghi ngờ để dứt nghi và hiểu thấu. Bước này, chư Phật tử cũng phải cố gắng tự mình giải quyết.
Sau khi đã quán chiếu kỹ những điều đó mà không thể tự giải quyết thì hãy hỏi. Hỏi ở bước này chủ yếu là để dứt nghi và phải là những câu hỏi đại diện chứ không nên chạy theo hiện tượng.
4. Thứ tư. Khi đã dứt nghi rồi, an trụ nơi trí đó để tự giải quyết các vấn đề. Chỉ khi nào vấn đề cần giải quyết là cần thiết đối với tu hành giác ngộ và giải thoát mà mình đã cố gắng tuệ quán nhưng không giải quyết được thì phải hỏi.
Làm như vậy mới được lợi ích.

Chân Như Bồ Đề: 
Nam Mô Phật!
Bạch Sư Phụ !
Con đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ về câu hỏi: "Vì sao chất liệu của hạt vật chất là chân không, một trường tương tục như thế, không có gì khác, nhưng con thấy đủ thứ khác nhau?"
Mong Sư Phụ hoan hỷ giải thích giúp con với ạ!
Con cảm ơn Sư Phụ! Nam Mô Phật!

Phap Khong Chan Nhu: 
Chư Phật tử! Chân không không như chư Phật tử đã từng biết đến. Thế nào là từng biết đến? Trong một bình kín đang ở trên mặt đất và nó chứa không khí. Rút hết không khí bên trong bình kín thì thứ còn lại trong bình kín là chân không. Điều này cho chư Phật tử một cái biết bị chấp trước. Thế nào là một cái biết bị chấp trước. Theo kết quả trên sẽ thiết lập cho chư Phật tử cái biết thế này: Chân không vừa trong suốt, ta có thể đi xuyên qua, mọi thứ có thể xuyên qua mà không có cảm giác cản trở nào, không có lực cản trở nào. Nghĩa là nó chẳng có gì để cản trở như sự hình dung về hư không mà chư Phật tử đã từng nghĩ. Tôi nói, cái biết như vậy về chân không, về hư không là cái biết bị chấp trước.
Chính vì chư Phật tử chấp trước như vậy về cái biết của mình nên chư Phật tử lại sanh ý nghĩ rằng: Chân không trong suốt như thế, chẳng có gì để cản trở như thế thì tại sao lại thấy biết nhiều sự vật hiện tượng khác nhau được.
Chư Phật tử! Sự thật chưa phải vậy. Môi trường chân không mà chư Phật tử đã từng biết đến là môi trường nằm ở vùng có mật độ chân không thấp. Ở trên mặt đất có mật độ chân không thấp. Vì mật độ chân không thấp nên ta đi xuyên trong nó, ta cảm nhận chỉ có không khi xúc chạm đến ta, ngoài ra chẳng có gì cản trở ta, và ta cũng chẳng thấy gí khác ngoài không khí trong suốt kia. Nhưng ở vùng có mật độ chân không cao thì nó sẽ cứng hơn, nó sẽ cản trở và ta sẽ có cảm nhận nó cản trở. Vì sao vậy? Theo các bản tánh của bản thể vật chất thì nơi bề mặt của bản thể này có cường độ cao hơn bề mặt mà nó tiếp xúc với bản thể kia thì bản thể này sẽ chen lấn không gian của bản thể kia cho đến khi nào cân bằng cường độ tại mặt tiếp xúc. Khi đó ta nói hoặc cảm nhận, bản thể này không bị bản thể kia cản trở, hoặc bản thể này cứng hơn bản thể kia. Ngược lại, nơi bề mặt của bản thể này có cường độ thấp hơn bề mặt mà nó tiếp xúc với bản thể kia thì bản thể này chẳng thể chen lấn không gian của bản thể kia. Khi đó ta nói hoặc cảm nhận, bản thể này bị bản thể kia cản trở, hoặc bản thể này mềm hơn bản thể kia. Nên nhớ, tiếp xúc ở đây có hai trường hợp: tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong. Tiếp xúc ngoài là bản thể này nằm bên ngoài bề mặt ngoài của bản thể kia. Tiếp xúc trong là bản thể này nằm bên trong bề mặt ngoài của bản thể kia.
Như vậy, chư Phật tử, cường độ chân không khác nhau sẽ cho ta nhận biết khác nhau nên ta thấy có nhiều sự vật hiện tượng khác nhau.
Chư Phật tử! Các bản thể khác nhau thì ta thấy có sự khác khau. Các bản thể giống nhau có hình dạng khác nhau thì ta thấy khác nhau. Các bản thể giống nhau có mật độ khác nhau thì ta thấy khác nhau. Do ba bản tánh của bản thể vật chất nên các bản thể vật chất kết hợp với nhau với vô số tổ hợp khác nhau hoặc giống nhau, trật tự của các bản thể trong các tổ hợp thì khác nhau hoặc giống nhau, vị trí của các bản thể trong các tổ hợp thì khác nhau hoặc giống nhau, số lượng bản thể trong các tổ hợp thì khác nhau hoặc giống nhau, tổ hợp con, tổ hợp mẹ,... Vậy nên, ta thấy có vô số sự vật hiện tượng gống nhau và khác nhau.
Nam mô Phật. Sự hiểu của chư vị như thế nào rồi. Chân Như Bồ Đề, Chân Như Vô Ngại, Chân Như Tuệ Không, Chân Như Tuệ Quang, Ý Nguyện Như, Quảng Pháp, Từ Kính, Lệ Hằng, Nhat Phu Ho.

Quảng Pháp: 
Nam mô Phật. Bạch Thầy, con cũng đã hiểu được cơ bản khoảng 80% qua các bài giảng của Thầy về bản thể vật chất. Nam mô Bồ Tát. Nam mô Sư phụ.

Từ Kính: 
Nam mô Phật. Hôm nay con mới đọc xong năm món của Phật mà Sư phụ đã giảng. Con cũng không thể kết luận được sự hiểu của con là bao nhiêu phần trăm, có hiểu hết được lời Sư phụ giảng hay không. Bởi con sợ có khi tưởng hiểu mà lại không phải, con sợ con hiểu sai ý của Sư phụ. Vậy con xin trình bày sự hiểu của con dưới đây. Sư phụ xem giúp con được không ạ?
Bạch sư phụ. Sự hiểu của con về Phật tánh là như thế này ạ: 
Phật tánh: 
Phật tánh là cái gốc rốt ráo thường hằng, bất biến của mỗi chúng sinh. Mỗi chúng sinh có một phật tánh. Bao nhiêu chúng sinh có bấy nhiêu phật tánh. Vậy có vô số phật tánh. 
Chất liệu của Phật tánh là Quang Minh. Chất liệu Phật tánh là trường tương tục, không gián đoạn. 
Chất liệu của mỗi Phật tánh trùm khắp vũ trụ. Nghĩa là chất liệu của mỗi Phật tánh ở khắp tất cả chỗ trong vũ trụ. Không có một vị trí nào trong vũ trụ mà tại vị trí đó không có chất liệu của tất cả Phật tánh. Nghĩa là tại bất kỳ vị trí nào trong Vũ trụ đều có đầy đủ chất liệu của tất cả Phật tánh. Nhưng chất liệu của Phật tánh nào là của Phật tánh đó. Mỗi Phật tánh đồng nhất với nhau và đồng nhất với Vũ trụ nhưng không bị sáp nhập với nhau.
Phật tánh có thuộc tánh không phân tranh không gian riêng, không sở hữu riêng không gian nên nó luôn hòa đồng trong mọi tồn tại của Vũ trụ. Vì vậy Phật tánh không phải là nguyên nhân của mọi sự vật hiện tượng trong Vũ trụ.

Phap Khong Chan Nhu: 
Đúng vậy Từ Kính. Nhưng có một số từ sau lưu ý để tránh hiểu nhầm.
Từ Quang Minh chỉ là cái tên đặt cho chất liệu Phật tánh. Đặt để gọi vậy thôi. Đối với những gì con người đã biết thì không có thứ nào được biết đến là Quang Minh này.
Tại bất kỳ vị trí nào trong Vũ Trụ đều có (đầy đủ) chất liệu của tất cả Phật tánh. 
Bỏ chữ đầy đủ để tránh hiểu nhầm là đầy đủ chất liệu của từng Phật tánh.
TẤT CẢ (bỏ chữ mỗi) Phật tánh đều đồng nhất với nhau và đồng nhất với Vũ Trụ...

Từ Kính: 
Bạch sư phụ. Sự hiểu của con về bản thể vật chất là như thế này ạ:
Bản thể vật chất:
Bản thể vất chất là cái gốc rốt ráo thường hằng của mỗi sự vật hiện tượng.
Chất liệu của bản thể vật chất là không gian.
Có vô số bản thể vật chất. 
Có vô số bản thể vật chất giống nhau (có khối lượng chất liệu không gian bằng nhau)
Có vô số bản thể vất chất khác nhau (có khối lượng chất liệu không gian khác nhau)
Có bản thể vật chất vô cùng bé (có khối lượng chất liệu không gian vô cùng bé)
Có bản thể vật chất vô cùng lớn (có khối lượng chất liệu không gian vô cùng lớn)
Mỗi một bản thể vật chất sở hữu riêng một khối lượng chất liệu không gian, không chung phần không sáp nhập với bất kỳ bản thể vật chất nào khác. 
Khác với phật tánh. Một bản thể vật chất không có chất liệu không gian trùm khắp vũ trụ. Mà tất cả chất liệu của tất cả bản thể vật chất mới đủ trùm khắp vũ trụ tức là ở khắp tất cả chỗ trong vũ trụ. Giữa các bản thể vật chất không có bất kỳ khoảng trống nào. Tại một vị trí trong vũ trụ chỉ có chất liệu của một bản thể vật chất. Không tồn tại một vị trí nào mà có chất liệu của hai bản thể vật chất.

Phap Khong Chan Nhu: 
Đúng vậy Từ Kính.

Từ Kính: 
Bạch sư phụ, sự hiểu của con về bản tánh của bản thể vật chất là như thế này ạ: 
Bản tánh của bản thể vật chất:
1 Tính phân tranh thể tích riêng. 
Bản thể vật chất có bề mặt giới hạn. Có thể nó có duy nhất một bề mặt ngoài, có thể nó có một bề mặt ngoài và một hoặc nhiều bề mặt trong. Bề mặt trong của bản thể vật chất là bề mặt tiếp xúc với bề mặt ngoài của bản thể khác đang nằm bên trong bề mặt ngoài của nó. Đó là tính chiếm giữ độc lập một vùng thể tích trong vũ trụ của bản thể vật chất.
Bản thể vật chất có tính giãn nở. Nó có thể co vào hoặc giãn ra. Sự co vào hoặc giãn ra này làm thay đổi kích thước (thể tích) của bản thể vật chất nhưng khối lượng chất liệu của bản thể vật chất đó thì không thay đổi. Vì sao lại có sự giản nở. Là vì cường độ chất liệu tại vị trí trên bề mặt của nó cao hơn cường độ chất liệu tại vị trí tiếp xúc với vị trí đó nhưng thuộc bề mặt của bản thể khác. Sự tranh giành này xảy ra cho đến khi mật độ tại hai vị trí đó cân bằng nhau. Đó là tánh tranh giành thể tích của bản thể vật chất. Vậy cường độ chất liệu hay mật độ không gian được hiểu là độ đậm đặc nó được tính bằng khối lượng chia cho thể tích. 
Ở phần này con hiểu rằng: Khối lượng của bản thể vật chất thì không bao giờ thay đổi chỉ có thể tích (kích thước) của bản thể vật chất là thay đổi do tính giãn nở của nó phải không Sư phụ?
2. Tính phân bố có tâm.
Tại mỗi bản thể vật chất luôn tồn tại một vị trí mà tại vị trí đó mật độ (cường độ) chân không lớn nhất so với các điểm khác thuộc bản thể.. Điểm này là tâm của bản thể. Những điểm thuộc bản thể càng xa tâm thì cường độ chân không càng nhỏ. 
3. Tính cân bằng, 
Mỗi bản thể vật chất đều có một trọng tâm. Tâm của bản thể luôn có khuynh hướng di chuyển về trọng tâm của bản thể. Tánh luôn có khuynh hướng di chuyển tâm về trọng tâm gọi là tính cân bằng của bản thể. 
Vì ba thuộc tính cố hữu trên của bản thể vật chất mà: Bản thể vật chất biến đổi không ngừng về hình dạng, thể tích. Có hình dạng nhưng không thể xác định hình dạng, có thể tích nhưng không thể xác định thể tích, có vị trí nhưng không thể xác định vị trí. Và đó cũng là nguyên nhân khởi ra mọi sự vật hiện tượng trong vụ trụ.

Phap Khong Chan Nhu:
Từ Kính trình bày sự hiểu về bản tánh của bản thể vật chất thì phần lớn đều đúng. Trong đó có các đoạn sau đây thì chưa đúng.
"Tại mỗi bản thể vật chất luôn tồn tại một vị trí mà tại vị trí đó mật độ (cường độ) chân không lớn nhất so với các điểm khác thuộc bản thể."
Nên nói là: TRONG mỗi bản thể vật chất luôn tồn tại một vị trí mà tại vị trí đó mật độ (cường độ) chân không lớn nhất so với các điểm khác thuộc bản thể.
"Vì ba thuộc tính cố hữu trên của bản thể vật chất mà: Bản thể vật chất biến đổi không ngừng về hình dạng, thể tích. Có hình dạng nhưng không thể xác định hình dạng, có thể tích nhưng không thể xác định thể tích, có vị trí nhưng không thể xác định vị trí. Và đó cũng là nguyên nhân khởi ra mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ."
Nên nói là: 
Vì ba thuộc tính cố hữu trên của bản thể vật chất mà: Bản thể vật chất biến đổi không ngừng về hình dạng, thể tích. Có hình dạng nhưng không thể xác định hình dạng, có thể tích nhưng không thể xác định thể tích, có vị trí nhưng không thể xác định vị trí. 
Ba thuộc tính cố hữu trên của bản thể vật chất là nguyên nhân khởi ra mọi sự vật hiện tượng trong Vũ Trụ.
Từ Kính! Tôi hỏi cô, sự phân bố chân không trong bản thể vật chất có theo phương thức bất biến hay ngẫu nhiên?

Từ Kính: 
Dạ Sư phụ. Sự phân bố chân không trong bản thể vật chất theo phương thức bất biến ạ. Sự phân bố chân không trong bản thể vật chất phụ thuộc vào ba thuộc tính của bản thể vật chất, Mà ba thuộc tính này là cố hữu, luôn tồn tại, bất biến, không phân biệt trước sau nhưng nương tựa vào nhau. Con hiểu vậy có đúng không ạ?

Phap Khong Chan Nhu: 
Từ Kính đọc chưa hết bài giảng của tôi về món thứ năm.

Từ Kính: 
Dạ con xin lỗi Sư phụ. Đúng là đoạn này con chưa đọc kỹ ạ. Con không nên nói là con đã đọc hết bài giảng của thầy về năm món. Con mới đọc đến đoạn con vừa trình bày thì còn thấy đã nhiều quá rồi, con không nhanh chóng ghi lại thì con sẽ bị rối loạn, không biết mình đã đọc gì, học gì. Lại đúng lúc Sư phụ hỏi nên con trả lời luôn. Con xin phép được đọc kỹ hơn về phần này ạ. Nam Mô Phật. Nam Mô Sư phụ.

Chân Như Bồ Đề: 
Nam Mô Phật!
Bạch Sư Phụ!
Con vẫn đang cố gắng quán chiếu với những thứ bên ngoài. Nhưng vẫn chưa thể hiểu rốt ráo được ạ. Nam Mô Phật!

Phap Khong Chan Nhu: 
Chư vị không hiểu chỗ nào thì trích lại để tôi dùng nhiều phương tiện khác để làm rõ.

Chân Như Bồ Đề: 
Nam Mô Phật! Thưa Sư Phụ! Phần này con quán chiếu từ bài Sự kiện Khởi Nguyên Vũ trụ vào 5 Phẩm mà Sư Phụ đang giảng ạ. Mong Sư Phụ hoan hỷ giúp con!
Vũ trụ khởi sinh từ cái không có. Tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, sinh khởi đồng thời tồn tại vô số bản thể vật chất và vô số Phật Tánh, cùng với không gian và thời gian. Với bản tánh của bản thể vật chất mà Vũ trụ có thể giản nở ra thật to lớn tồn tại theo thời gian từ vô thỉ đến nay.
Sự biến dạng và chuyển động của bản thể vật chất là do sự thay đổi cường độ chân không, và có sự lan truyền. Sự chuyển động và lan truyền cần có quãng đường và thời gian.
Điều con chưa rõ là thời gian có liên hệ như thế nào về sự biến dạng, chuyển động và lan truyền cường độ chân không ạ? (Ý của con là thời gian để sự biến dạng, chuyển động và lan truyền cường độ chân không của bản thể vật chất có theo quy luật hay chu kỳ không ạ). Nam Mô Phật!

Phap Khong Chan Nhu: 
Tôi không hiểu câu hỏi của Chân Như Bồ Đề.

Chân Như Bồ Đề:
Nam Mô Phật! Con xin được ví dụ ạ! Sự biến dạng, chuyển động và và sự lan truyền cường độ chân không của bản thể vật chất, như là: sự sinh tử của chúng sinh từ vị trí này trong một khoảng thời gian đến sự sinh tử của chúng sinh tại vị trí khác trong một khoảng thời gian, tiếp diễn và lặp lại như vậy. Hoặc như ngày có 12 tiếng, đêm có 12 tiếng. Như vậy, thời gian đó có tồn tại theo một quy luật hay chu kỳ không ạ?

Phap Khong Chan Nhu: 
Câu hỏi của Chân Như Bồ Đề không liên quan trực tiếp để hiểu năm món mà tôi đã giảng. Lạc đề.
Chư Phật tử! Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy:
"Từ một thể chơn tâm không khác, vì vọng niệm phân biệt, có năng sở, bỉ thử sai khác, nên hiện ra có hư không và thế giới. Nhơn có hư không thế giới nên mới có chúng sanh. Đã có thế giới và chúng sanh lăng xăng đối đãi nhau, nên khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt: Tốt, xấu, phải chẳng v..v... Vì thế mà sanh ra đủ các phiền não trần lao nhiễm ô. Cái có hình tướng và sanh diệt là thế giới, cái không hình tướng và yên tịnh là hư không, khác với hư không, thế giới là chúng sanh vậy"...
"Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo, bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanh có hư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướng ngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư không này. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không thời không có những sự đến, đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng sống chẳng lớn. Do nghĩa này nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đều có hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ tát thấy được phần ít như châu kim cương."
Những từ và những cụm từ sau đây thì Phật thường dùng:
- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không.
Đây là những từ, cụm từ mà từ sau khi thời của Phật đến nay, chưa có ai thấu biết được. Vì thế, các khế kinh mà Phật dạy cho chư Bồ tát như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Bát Nhã,... thì từ sau thời Phật đến nay, chưa có ai thấu hiểu được.
Nay tôi đã dùng phương tiện ngôn ngữ thời đại này, dụng cái biết của con người thời đại mà giảng bày cho chư Phật tử hiểu biết chân chánh về sự thật của Vũ Trụ Nhân Sinh.
Vậy tôi hỏi chư Phật tử, trước đây chư Phật tử hiểu như thế nào về các từ và cụm từ đó. Bây giờ, chư Phật tử hiểu như thế nào về các từ và cụm từ đó?
Từ Kính! Tôi hỏi cô, trước khi giãn nở, bản thể vật chất chừng ấy kích thước, chừng ấy chân không. Sau khi giãn nở thì nó lớn hơn nhưng cũng chừng ấy chân không. Vậy sau khi giãn nở lẽ ra bên trong nó, chân không bị đứt, bị tách, bị gián đoạn nhưng chân không trong nó lại không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn, nó vẫn tương tục là vì nguyên nhân gì?

Từ Kính: 
Bạch sư phụ. Trước đây sự hiểu của con về các cụm từ này:
(- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không)
rất mơ hồ, không rõ ràng. Khi đọc Bát Nhã Tâm Kinh con hiểu từ không nghĩa là không có gì. Mọi sự vật hiện tượng đều là tập hợp của trùng trùng duyên khởi mà thành. Ví như con người là đất, nước, gió lửa (xác thân, máu, hơi thở, nhiệt độ); ví như ngôi nhà là thép, xi măng, gạch, gỗ,... ví như quần áo là vải, kim, chỉ.... Nó không tự nhiên mà có, khi những duyên này mất đi thì sự vật hiện tượng đó cũng chẳng còn. Tựu chung lại trong câu "Đủ duyên thì mây tụ, hết duyên thì mây tan". Con nghĩ từ một vật to lớn như thế nào thì khi các duyên cứ mất dần mất dần thì vật đó sẽ bị xé nhỏ ra cho tới khi chẳng còn gì nữa. Khi đó con hiểu sắc tức thị không. Còn thọ, tưởng, hành, thức cũng là không thì con lại hiểu rằng: Tất cả những dòng suy nghĩ của mình, chợt đến rồi chợt đi. Suy nghĩ, phân biệt cũng là do mắt ta nhìn, tai ta nghe, mũi ta ngửi... mà những thứ đó đều không có thật tướng, đều là giả tạm, vô thường. Khi những thứ đó biến đổi thì dòng suy nghĩ ban đầu của ta cũng chẳng còn nữa. Thọ, tưởng, hành, thức có được từ những thứ không có thật thì cuối cùng nó cũng trở về không. 
Dạ sư phụ con đã từng hiểu như vậy về từ không trong Bát nhã tâm kinh ạ. Còn những từ kia hoặc là con không hiểu hoặc là con cũng chưa thắc mắc nên con cũng không suy nghĩ xem nó có nghĩa là gì. Trong một năm qua, khi thực sự tiếp cận Phật Pháp, con chỉ thường suy nghĩ, tìm hiểu để làm sao đối trị với các phiền não trong cuộc sống, làm sao cho cuộc sống an lạc hơn. Nam Mô Phật.

Quảng Pháp: 
Con bạch Thầy, khi bản thể vật chất giãn nở, chất liệu của nó không bị đứt gãy vì: Chất liệu của mọi bản thể là CHÂN KHÔNG, chân không này thì khác với chân không theo định nghĩa của khoa học vì chân không này có CƯỜNG ĐỘ. Vì khối lượng của một bản thể vật chất là bất biến, tức mỗi bản thể sở hữu 1 lượng chân không bất biến nên khi nó tăng thể tích thì nó giảm lượng chân không.

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp! Như ông nói khi bản thể vật chất giãn nở thì mật độ chân không của nó giảm, tức là cường độ chân không tại mỗi vị trí thuộc bản thể sẽ giảm thì đúng rồi. Nhưng tại sao cường độ chân không tại mỗi vị trí lại giảm được, nó lấy cái gì để mà giảm. Nếu nói do bản tánh phân bố có tâm nên chân không sẽ phân bố lại thì nó lấy cái gì để phân bố lại? Còn lượng cường độ chân không đã bị giảm kia thì nó ở đâu. Tại sao nó có thể ở đó được? Mặt khác, sau khi cường độ chân không giảm rồi thì lẽ ra tại vị trí đó và vị trí kế cận sẽ bị tách ra, bị đứt lìa, bị gián đoạn do kích thước của bản thể tăng. Vậy lấy chân không ở đâu ra để phủ lấp và bằng cách nào để phủ lấp làm cho chân không được tương tục?
Quảng Pháp! Nếu nói chân không tương tục là bản tánh của nó cho nên nó không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn thì lẽ ra bản thể vật chất sẽ không thể giãn nở ra được. Vậy sao lại nói tánh giãn nở là tánh của bản thể?

Quảng Pháp: 
Bạch thầy, theo con hiểu thì mỗi bản thể vật chất ví như một quả bóng, chỉ khác là bề mặt ngoài của nó thì không giống như vỏ quả bóng, vỏ quả bóng có lực liên kết còn bề mặt ngoài của vi trần thì không có, nó giãn nở hay co lại là do lực tương tác tại các bề mặt tiếp xúc. Lượng chân không ví như lượng hơi đã được bơm vào trong quả bóng. Nếu như không có các lực tương tác này thì 1 vi trần sẽ giãn nở ra đến vô cùng (có thể vi trần chủ của Vũ trụ thì đang như vậy). Nếu nói lượng chân không trong 1 vi trần đang giãn ra sẽ bị đứt gãy thì chất liệu đó phải là những thứ vô thường chứ không phải thứ thường hằng như CHÂN KHÔNG này.

Từ Kính:
Bạch sư phụ. Câu hỏi thầy hỏi con khó quá, hiện tại con chưa trả lời được ạ. Nam mô Phật.

Phap Khong Chan Nhu:
Quảng Pháp! Quả bóng giãn ra là do lượng không khí bên trong tăng lên. Trong khi bản thể vật chất thì lượng chân không bất tăng bất giảm.
Không có gì khó. Khó bỡi vì chưa biết, chưa hiểu. Chư vị hãy đọc kỹ lại năm món mà tôi đã giảng. Chỗ nào không hiểu thì trích ra để hỏi.
Những câu hỏi của tôi ở trên là để tôi biết chư vị đã hiểu đến đâu.
Khi hiểu thấu rồi, bất kỳ khế kinh nào, chư vị cũng hiểu rõ ý Phật, bất kỳ những điều con người không rõ, chư vị đều rõ, bất kỳ những điều khoa học không giải thích được, chư vị đều giải thích được. Khi đó, nếu đem cộng tất cả trí của thiên nhân cũng không bằng sợi lông của chư vị. Vì trí của chư vị có được là chân trí.
Khi có được chân trí, chư vị sẽ tự tại, buông xả, tinh tấn hành pháp và hoằng pháp không chướng ngại, giúp mình giúp người thoát khỏi mọi khổ ách, đạt được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Quảng Pháp: 
Nam mô Phật. Con bạch thầy, vì vi trần và chất liệu chân không của nó là thứ thường còn nên con chỉ có thể ví bằng thứ vô thường tương đối như vậy, chứ không phải nó đúng là như vậy. Vì Chân không là chất liệu của mọi vi trần và là thứ thường còn, nên con nói: Nó không thể đứt gãy, rạn vỡ được. Vì đứt gãy, rạn vỡ chỉ được chỉ cho những thứ vật chất mà khoa học đã biết, và những thứ đó đều là những thứ vô thường.

Phap Khong Chan Nhu: 
Quảng Pháp! Chân không thường hằng, chẳng bị đứt, chẳng bị tách, chẳng bị gián đoạn. Đó là tri kiến Phật. Nó chẳng bị đứt, chẳng bị tách, chẳng bị gián đoạn thì lẽ ra bản thể chẳng thể giãn nở ra được. Vậy sao nó lại giãn nở ra được. Ví như không khí trong một pittông, nếu kéo pittông thì không khí bị tách. Ví như một cục sắt vuông có gắn lực kéo hai đầu, nếu kéo nó giãn bề dài mà không giảm bề ngang thì sắt bị tách, bị đứt, bị gián đoạn. Vậy vì nguyên nhân gì bản thể giãn nở mà chân không trong nó chẳng bị tách, chẳng bị đứt, chẳng bị gián đoạn. Nếu không có nguyên nhân thì chẳng phải tôi đã giảng điên đảo rồi ư.

Chân Như Tuệ Không:
Nam mô Phật! Thưa Sư Phụ, như con hiểu thì cường độ chân không tại mọi vị trí luôn thay đổi, không gián đoạn, tương tục, nó không bao giờ đứng yên trong khoảng thời gian dù rất ngắn. Và sự phân bố chân không trong bản thể vật chất không đều nhau. Trong bản thể có một vị trí có lượng chân không cao nhất được gọi là tâm bản thể. Lượng chân không được phân bố giảm dần khi xa tâm bản thể. Với mọi bản thể vật chất "trước khi giãn nở, bản thể vật chất chừng ấy kích thước, chừng ấy chân không. Sau khi giãn nở thì nó lớn hơn nhưng cũng chừng ấy chân không". Vì trong khi giãn nở, lượng chân không trong bản thể vật chất phân bố lại theo một phương thức bất biến và phân bố có tâm, cường độ chân không tại mọi vị trí thay đổi và giảm so với trước khi giãn nở, nên lượng chân không của bản thể vật chất vẫn lấp phủ bản thể vật chất, không có vị trí nào trống rỗng, dù khi bản thể vật chất có thể tích lớn hơn. Nên sau khi giãn nở bên trong nó không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn, nó vẫn tương tục. Xin Sư Phụ giảng dạy cho con. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Sư Phụ.

Phap Khong Chan Nhu: 
Chân Như Tuệ Không! Nói rằng khi bản thể vật chất thay đổi hình dạng, chân không thuộc bản thể đó phân bố lại. Đó là tri kiến Phật. Nhưng nó là chân không, là vật chất, nó chẳng có hiểu biết cũng chẳng có phương tiện như tay chân. Vậy thì nó phân bố lại là do nguyên nhân gì?

Chân Như Bồ Đề: 
Nam Mô Phật! Bạch Sư Phụ! Trước đây con không có tìm hiểu Phật Pháp, nên có những từ và cụm từ con chưa biết đến. Nhưng hôm nay, con xin phép được trình bày sự hiểu của con theo lối suy nghĩ trước đây của con ạ!
- Phật tánh: là tâm của chúng sinh, là lòng từ bi. Một người có trái tim nhân từ, vị tha đối với mọi người, mọi vật. Luôn bao dung và tha thứ mọi điều ác, sẵn sàng cứu giúp người và vật khi gặp hoạn nạn. Là hình tượng của các vị Phật, Bồ Tát có ở trong Chùa hay trong phim,ảnh.
- Chân Như: là sự thật. Một người luôn có tâm thiện và tâm ác. Khi tâm ác mất đi thì tâm thiện vẫn còn. Đó là bản tánh sẵn có của mỗi cá thể.
- Niết Bàn: là viên tịch, là chết đi, là mất hết. Không còn hoạt động, không còn biến hóa.
- Hư Không: là sự trống không, là không có gì, không có sự tồn tại.
- Không và Tánh Không:
+ Không: Trước đây khi nghe câu "sắc tức thị không". Con nghĩ sắc là sắc đẹp. Không là không chân thật, không quan trọng. Vẻ bề ngoài của một con người là không quan trọng, quan trọng là tâm của họ ra sao.
+ Tánh không: là không chấp nhất, không chạy theo danh sắc. Buông bỏ mọi thứ.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương: Trước đây nghe từ mười phương con chỉ nghĩ nói về Trái đất. Phật và Bồ Tát thì ở trên bầu trời cách xa Trái đất. 
- Trùm khắp hư không: Từ Trùm khắp con lại nghĩ như là cái lồng bàn đậy cơm vậy. Bên trong trống rỗng.
Nhưng bây giờ, sau khi nghe các bài giảng của Sư Phụ. Con biết mình đã sai lầm rồi. 
Nam Mô Phật!
Con xin nói lên sự hiểu của con ngay tại lúc này ạ!
Mong Sư Phụ hoan hỷ!
- Phật tánh: Mỗi chúng sinh đều có Phật tánh. Phật Tánh là tự tánh, là Ngã, là Như Lai tạng. Trong Vũ trụ thì có vô số Phật Tánh. Số lượng Phật Tánh bằng với số lượng chúng sinh. Phật Tánh của mỗi chúng sinh đều trùm khắp Vũ trụ: "Giống như một khối nước. Nước trải khắp cả khối, xuyên thấu như vậy". Tất cả chỗ trong Vũ trụ đều có chất liệu Phật tánh của mỗi chúng sinh, mỗi vị trí trong Vũ trụ đều có đầy đủ chất liệu Phật Tánh của tất cả chúng sinh tại vị trí đó: "Như một nồi nước lẩu chua cay ngọt, thì bất cứ nước chỗ nào ta múc ra từ nồi lẩu đều có vị chua cay ngọt". Nhưng tất cả Phật Tánh thì không sáp nhập, không hợp nhất thành 1 thể. Mà chất liệu của Phật Tánh nào là của Phật Tánh đó, sở hữu độc lập với một lượng chất liệu xác định. Chất liệu Phật Tánh là một trường tương tục, không bị phân chia, không tự phân chia. Tồn tại vĩnh hằng.
- Chân Như: là sự chân thật của Vũ trụ. Về vật chất thì mọi vật chất, mọi sự vật, hiện tượng trong Vũ trụ đều có nguồn gốc là chân không, toàn thể là chân không, đâu đâu cũng vậy, chẳng có thứ chi khác, trong sạch như vậy gọi là chân như.
- Niết Bàn: Trở về với Phật Tánh của chính mình, tồn tại vĩnh hằng cùng Vũ trụ.
- Hư Không: Trường nội tại của Vũ trụ là chân không, chất liệu duy nhất là chân không, không có thứ khác.
- Không và Tánh Không: Bản thể vật chất là nhân khởi ra mọi sự vật, hiện tượng trong Vũ trụ. Nó có 3 bản tánh:
+ Một là tánh phân tranh thể tích riêng.
+ Hai là tánh phân bố có tâm.
+ Ba là tánh cân bằng.
Vì 3 bản tánh này, nên bản thể vật chất có bề mặt nhưng không thể xác định bề mặt tức không thể xác định được hình dạng cụ thể, có thể tích nhưng không thể xác định được là bao nhiêu vì hình dạng nó thay đổi liên tục, có vị trí nhưng không thể xác định vị trí, có thuộc tánh tĩnh nhưng không thể tĩnh, có thuộc tánh cân bằng nhưng không thể cân bằng, có tâm nhưng không thể xác định tâm vì tâm luôn thay đổi tương tục. Bản thể vật chất có bề mặt, có hình dạng, có thể tích, có vị trí mà không thể kết luận bản thể vật chất có bề mặt, có hình dạng, có thể tích, có vị trí. Vì thế bản thể vật chất không thể hiện sự tồn tại của chính nó. Nên ta nói nó không có tự tánh. Hay còn nói tánh không thể hiện sự tồn tại của chính nó là tánh không.
Mọi bản thể vật chất đều có trường nội tại là chân không, không có thứ chi khác cấu tạo ra nó nên nói thể tánh của nó là thể không.
Tánh không và thể không của mọi sự vật, hiện tượng được gọi chung là "không".
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương: Cả Vũ trụ đều là chân không, chỉ có chất liệu là chân không. Một trường tương tục như thế. Không có thứ gì khác, không có khoảng cách, không có kẻ hở, không bị cắt đứt, không bị tách, không bị hư hoại, không tự biến đổi hoặc bị biến đổi thành thứ chi khác. 
- Trùm khắp hư không: Là sự xuyên thấu cả Vũ trụ, xuyên thấu qua chân không. Có mặt ở khắp tất cả chỗ, từng điểm, từng vị trí đều có mặt. Nam Mô Phật!
Nam Mô Phật! Bản thể vật chất là một thực thể tồn tại vĩnh hằng. Và:
- Không bao giờ bị phân chia và cũng không bao giờ tự phân chia được.
- Không bao giờ thay đổi tổng giá trị trường nội tại và cũng không bao giờ bị thay đổi tổng giá trị trường nội tại.
- Xuyên suốt cả Vũ trụ là vô số bản thể vật chất. Trường nội tại của bản thể vật chất là một trường chân không tương tục. Trường nội tại của bản thể vật chất là chân không. Chân không là trường tương tục, không có kẻ hở. 
- Vì 3 bản tánh cố hữu của bản thể vật chất là: phân tranh không gian riêng, phân bố có tâm và tánh cân bằng. Nên nó luôn biến dạng, chuyển động và có sự lan truyền. Trong bề mặt của mỗi bản thể vật chất có thể có một hoặc nhiều bản thể vật chất khác. Cả Vũ trụ luôn phân tranh thể tích, lấn chiếm vị trí nên không có sự ổn định và cân bằng dù trong 1 khoảng thời gian ngắn. 
- Bản thể vật chất có thể co lại, hoặc giản nở. Điều này chỉ làm thay đổi thể tích của bản thể vật chất. Nhưng không làm chất liệu trong bản thể vật chất bị đứt, bị tách ra, bị gián đoạn. Vì chất liệu của bản thể vật chất là chân không, là một trường tương tục không thể tách rời và không có chỗ để tách rời.

Phap Khong Chan Nhu: 
Chân Như Bồ Đề đã trình bày sự hiểu của mình về các từ và cụm từ:
- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không.
Là hiểu đúng ý của tôi. Riêng câu sau đây cần được nói lại cho rõ:
"Số lượng Phật Tánh bằng với số lượng chúng sinh" thì chưa chính xác. Mà phải nói là số lượng Phật tánh bằng với số lượng chúng sinh cộng với mọi cá thể hữu tình không gọi là chúng sinh.
Tán thán Chân Như Bồ đề.

Chân Như Bồ Đề: 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam Mô Sư Phụ!
Con xin cảm ơn Sư Phụ đã chỉ dạy cho con! Nam Mô Phật!

Chân Như Vô Ngại:
Nam mô Phật. Con cũng không trả lời được câu hỏi của Sư phụ. Con nói thế này không biết có đúng không?
Do đặc tính thứ 2 của bản thể vật chất có tính phân tranh không gian. Bản chất của tính phân tranh là sự chênh lệch về cường độ không gian của các điểm kế cận nhau, tạo nên động lực phân tranh. 
Khi một vùng không gian có mật độ cao gặp một vùng không gian có mật độ thấp hơn nó sẽ lập tức chiếm không gian của vùng có mật độ thấp. Khi chiếm được không giam của vùng có mật độ thấp thì vùng có mật độ thấp sẽ co lại, vùng đi chiếm không gian sẽ nở ra do chiếm được. Khi vùng không gian chiếm được thì có mật độ cho nên những nơi có mật độ cao của bản thể sẽ phân bố lại để giữ không gian đã chiếm của mình khiến cho không gian những nơi khác của bản thể giảm đi. Khi không gian của bản thể giảm đi thì lại tạo nên sự chênh lệch với những nơi khác thuộc bản thể xung quanh, lại là nguyên nhân phân tranh tiếp theo. Quá trình phân tranh xảy ra liên tục như vậy. 
Quá trình phân tranh không khiến cho các bản thể bị nứt gãy, ngắt quãng vì tất cả sự phân tranh xảy ra cùng 1 lúc. Các điểm bị chiếm mất không gian thì ngay lập tức không gian khác tại những điểm khác có sự chênh lệch cường độ và liền bị lấn chiếm bởi các điểm khác. Quá trình phân tranh không bao giờ dứt như vậy. 
Con chỉ hiểu được vậy thôi ạ. Xin Sư phụ giảng dạy ạ. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Từ Kính: 
Bạch sư phụ, sau khi được sư phụ giảng dạy thời gian qua, thì sự hiểu của con về các từ: 
- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không.
như sau ạ:
- Phật tánh (con đã trình bày)
- Chân như: Là chân tướng của vũ trụ. Trong vũ trụ ngoài phật tánh thì chỉ có một chất liệu duy nhất là chân không. Một thể vũ trụ chỉ toàn là chân không như vậy được gọi là Chân Như.
- Hư không: Là chân không. 
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp cả mười phương: Là tất cả mọi nơi, mọi vị trí trong vũ trụ đều là chân không. Chân không trùm khắp vũ trụ. Không có vị trí nào trong vũ trụ mà tại vị trí đó không có chân không. 
- Niết Bàn: Là chấm dứt vô minh, dứt sạch phiền não, trở về với phật tánh khi xác thân tiêu tan không còn bị ràng buộc ở vị trí nào mà trùm khắp vũ trụ. 
- Không và tánh không: 
Tánh không: Mọi sự vật hiện tượng đều có cái gốc là bản thể vật chất rốt ráo. Chất liệu của bản thể vật chất là chân không. Bản thể vật chất có 3 thuộc tính cố hữu: Tính phân tranh thể tích riêng, tính phân bố có tâm, tính cân bằng. Vì 3 thuộc tính này mà bản thể vật chất có hình dạng nhưng không thể xác định hình dạng, có vị trí nhưng không thể xác định vị trí, có thể tích nhưng không thể xác định thể tích. Bản thể vật chất không thể hiện sự tồn tại của chính nó. Bản thể vật chất không có tự tánh nên gọi là tánh không.
Mọi bản thể vật chất đều có trường nội tại là chân không, không có thứ chi khác cấu tạo ra nó nên nói thể tánh của nó là thể không. 
Không: là tánh không và thể không của mọi sự vật hiện tượng. 
Nam mô Phật.

Phap Khong Chan Nhu: 
Từ Kính trình còn thiếu về cụm từ "trùm khắp hư không". Hoan hỷ trình bày bổ sung.

Từ Kính: 
Dạ sư phụ. Con xin trình bày về sự hiểu của con về cụm từ "trùm khắp hư không" ạ.
Trùm khắp hư không: Là sự có mặt sự xuyên thấu mọi điểm, mọi vị trí trong vũ trụ của chân không ạ. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

Phap Khong Chan Nhu: 
Từ Kính trình bày sự hiểu của mình về các từ và cụm từ:
- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không.
Là đúng ý tôi.
Tuy nhiên tôi cần làm rõ một số từ để tránh hiểu sai lệch trong ý nghĩ.
Về Phật tánh thì tôi đã làm rõ cho Từ Kính ở trên rồi.
Về Không và Tánh Không. Từ Kính nói rằng: Bản thể vật chất không có tự tánh nên gọi là tánh không.
Về từ Tự Tánh mà Từ Kính đã dùng trong câu này chỉ đúng khi nó được định nghĩa như vầy: Tự Tánh của một đối tượng là tánh tự tại của chính đối tượng đó, tức là tánh thể hiện sự tồn tại tròn đủ của chính đối tượng đó. Một đối tượng thiếu vắng tự tánh tức là thiếu vắng tánh thể hiện sự tồn tại tròn đủ của chính đối tượng đó. Ví như ngọn đèn thì ta không thể xác định giới hạn biên của nó, nên ta nói nó thiếu vắng tánh thể hiện sự tồn tại tròn đủ chính nó.
Nếu từ Tự Tánh được định nghĩa khác thì không dùng định nghĩa đó để hiểu câu nói của Từ Kính.
Như trước đây, ngài Phạm Chí Tiên Ni có dùng ngọn đèn để ví cho Ngã. Phật cũng dùng ngọn đèn để ví cho Ngã. Nhưng Phật cho rằng ví dụ của ngài Phạm Chí Tiên Ni thì không đúng, còn ví dụ của Phật thì đúng. Như vậy, đối với Phật thì đúng, nhưng đối với ngài Phạm Chí Tiên Ni thì không đúng vì hai vị thấy biết theo hai cách khác nhau.
Cho nên, khi ta nói từ nào, điều quan trọng là trong ta định nghĩa từ đó như thế nào. Hai người nói chung một từ nhưng có thể có nghĩa khác nhau. 
Ví như Phật nói Ngã trùm khắp hư không, người khác cũng nói Ngã trùm khắp hư không nhưng hai câu nói này có nghĩa khác nhau. Vì cái biết của Phật về hư không khác với cái biết của người khác về hư không. Vậy nên, nếu cái biết về hư không của người khác khác với Phật, ví như kẻ đó cho rằng vàng và hư không là hai thứ, mà nói rằng Ngã trùm khắp hư không thì là sai. Còn Phật nói Ngã trùm khắp hư không thì lại đúng.

Chân Như Tuệ Không:
Nam mô Phật! Thưa Sư Phụ!
Bản thể vật chất có ba thuộc tính cố hữu, ba thuộc tính cố hữu này luôn có khuynh hướng bộc lộ cùng lúc, không trước không sau.
Và khi phân tranh và bị phân tranh giữa các bản thể vật chất nên vị trí tâm của các bản thể vật chất thay đổi dẫn đến lượng chân không trong bản thể phân bố lại.
Con chưa thấu hiểu được hết lời dạy của Sư Phụ. Con xin cố gắng!
Nam mô Đại Bồ Tát.
Nam mô Phật! Bạch Sư Phụ:
Trước đây những từ và những cụm từ sau:
. Phật tánh
. Chân như
. Niết Bàn
. Hư không
. Không và Tánh không
. Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương
. Trùm khắp hư không
Con hiểu và có nhiều suy nghĩ như thế này:
Phật tánh: là tánh Phật, tâm Phật, mỗi chúng sinh đều có tâm Phật là tâm Từ Bi Hỷ Xả.
Chân như: là sự chân thật như vậy của một thứ gì đó, nó vốn là chính nó.
Niết bàn: là một nơi giống như Thế Giới Tây Phương Cực Lạc vậy.
Hư không: là trên không trung trên bầu trời.
Không và Tánh không: con hiểu là tâm không vướng bận điều chi.
Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương: là các cảnh giới của các cõi Tiên Phật trên không trung.
Trùm khắp hư không: bao trùm các cõi trên bầu trời.
Nam mô Sư Phụ!
Nam mô Phật! Bạch Sư Phụ:
Sau khi được học các bài giảng của Sư Phụ, hiện tại trong lúc này thì con hiểu những từ và những cụm từ:
. Phật tánh
. Chân như
. Niết bàn
. Hư không
. Không và Tánh không
. Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương
. Trùm khắp hư không
Như sau:
PHẬT TÁNH: hay NGÃ là thứ vốn tự có của mỗi chúng sinh, là thứ thường hằng, chẳng hư hoại, chẳng biến đổi, khi chúng sinh được giải thoát thì gọi là Phật. Mỗi chúng sinh có duy nhất một Phật tánh.
Mỗi Phật tánh tồn tại độc lập và sở hữu một lượng chất liệu xác định.
Mỗi Phật tánh thì trùm khắp Vũ Trụ. Không gian mỗi Phật tánh thì đồng nhất với không gian Vũ Trụ.
Không gian của mỗi Phật tánh bao trùm và tột cùng mọi tồn tại, nên Phật tánh thấy biết mọi tồn tại.
Mỗi Phật tánh thông suốt xuyên thấu qua mọi Phật tánh khác và mọi tồn tại.
Mỗi Phật tánh không sáp nhập với Phật tánh khác, không bị sáp nhập bỡi Phật tánh khác hay bất cứ thứ gì.
CHÂN NHƯ: là sự chân thật rằng vũ trụ là một thể xuyên suốt đều là chân không, vị trí nào trong vũ trụ cũng đều là chân không, không có thứ chi khác.
NIẾT BÀN: là cảnh giới sau khi đã xả bỏ thân vật chất, tự tại với Phật tánh.
HƯ KHÔNG: một trường tương tục chân không trùm khắp vũ trụ, đâu đâu cũng là chân không.
KHÔNG VÀ TÁNH KHÔNG: mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo bỡi bản thể vật chất, chất liệu của bản thể vật chất là chân không nên mọi sự vật đều là chân không, không có thứ chi khác hay còn gọi là KHÔNG. Bản thể vật chất có các đặc tính: có bề mặt, có hình dạng, có vị trí, có thể tích. Nhưng không thể xác định được các đặc tính của nó, nên mọi sự vật hiện tượng khỡi ra từ chúng thiếu vắng các đặc tính xác định. Tánh thiếu vắng các đặc tính xác định còn được gọi là TÁNH KHÔNG hoặc KHÔNG.
MƯỜI PHƯƠNG HƯ KHÔNG HAY HƯ KHÔNG TRÙM KHẮP GIÁP CẢ MƯỜI PHƯƠNG: một trường chân không tương tục trùm khắp cả vũ trụ, vị trí nào cũng là chân không, không chừa cho có chỗ trống không.
TRÙM KHẮP HƯ KHÔNG: một sự tương tục, không gián đoạn, xuyên thấu, xuyên suốt, bao trùm tột cùng, không thiếu sót ở vị trí nào.
Xin Sư Phụ chỉ dạy cho con.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Sư Phụ!

Phap Khong Chan Nhu:
Chân Như Tuệ Không đã trình bày sự hiểu về các từ và cụm từ:
- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không.
Thì ngoài sự trình bày về không và tánh không, các từ và cụm từ còn lại đều hiểu đúng ý tôi.
Về Không và Tánh không, Chân Như Tuệ Không có đoạn rằng: "mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo bỡi bản thể vật chất" là không đúng.
Tôi chưa bao giờ nói rằng mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo bỡi bản thể vật chất. Vì nói như vậy là không đúng. Nếu nói rằng mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc từ bản thể vật chất là đúng. Vì sao vậy? Ví như ánh sáng là một hiện tượng nhưng nó không có cấu trúc nội tại, và nó cũng không được cấu tạo bằng chân không. Ánh sáng là do sự lan truyền sự thay đổi cường độ chân không mà có. Nó không phải là một vật hay một bản thể nên không thể nói rằng nó có cấu trúc, có chất liệu. Cho nên khi nói mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo bỡi bản thể vật chất là không đúng. Mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc rốt ráo của nó là bản thể vật chất, nhưng không có nghĩa là thứ gì cũng có cấu trúc, có chất liệu cấu tạo.
Cũng như khi tôi nói mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc từ bản thể vật chất, cũng không có nghĩa rằng mọi sự vật hiện tượng đều không có nguồn gốc từ thứ khác ngoài bản thể vật chất. Ví như tâm tư tình cảm của chư vị, nó là những hiện tượng, nó có nguồn gốc từ bản thể vật chất nhưng nếu nó không có nguồn gốc từ chân tâm của chư vị thì chẳng khác gì ta nói rằng vật chất có tình ư.
Cho nên, từng câu nói, chúng ta phải xem xét phạm vi chi phối của nó và chúng ta cần phải hiểu nó đúng theo phạm vi đó. Như câu nói mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc từ bản thể vật chất, phạm vi câu nói này bao gồm nguồn gốc bản thể vật chất nhưng không giới hạn không có nguồn gốc khác, cũng không giới hạn rằng sự vật hiện tượng có cấu trúc hay không cấu trúc, có chất liệu nội tại hay không có chất liệu nội tại.

Chân Như Tuệ Không: 
Nam mô Phật! Con cảm ơn Sư Phụ đã giảng rõ cho con ở chỗ "mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo bỡi bản thể vật chất". Con đã giải tỏa được thắc mắc của con!
Nam mô Sư Phụ.

Tam Chan: 
Bạch Thầy, con xin trình bày cái hiểu của con với câu hỏi ở phần bình luận phía trên: "Trước khi giãn nở, bản thể vật chất chừng ấy kích thước, chừng ấy chân không. Sau khi giãn nở thì nó lớn hơn nhưng cũng chừng ấy chân không. Vậy sau khi giãn nở lẽ ra bên trong nó, chân không bị đứt, bị tách, bị gián đoạn nhưng chân không trong nó lại không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn, nó vẫn tương tục là vì nguyên nhân gì?":
Sau khi giãn nở, chân không trong bản thể vật chất lại không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn, nó vẫn tương tục vì thuộc tính của chân không là luôn trưởng nở về mọi hướng. Chân không là chất liệu có mặt tại mọi vị trí của bản thể vật chất, khi bản thể vật chất giãn nở thì đồng thời mật độ chân không bị giảm, lượng chân không không thay đổi, nhưng thể dạng của lượng chân không này đồng thời luôn trương nở về mọi hướng tạo thành trường tương tục của bản thể vật chất trong thể dạng mới. 
Có gì sai sót mong Thầy chỉ dạy giúp con.

Phap Khong Chan Nhu: 
Đúng vậy Tam Chan.

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1671549949734634&set=p.1671549949734634&type=3

Không có nhận xét nào: