Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

YẾU CHỈ KINH THỦ LĂNG NGHIÊM : CHỦ và KHÁCH ...

Phật dạy: một cái "Động" (phân biệt tiền trần) một cái "Tịnh" (phân biệt pháp trần) đều thuộc về (hình) bóng ở trong gương. Bóng có chỗ trã về (cho hình thật) còn gương thì không có chỗ trã về (vì gương là hình thật chứ không phải bóng). "Khách" có chỗ về "Chủ" không có chỗ về.
Không nhận gương (không nhận chủ) mà nhận bóng (nhận khách) thì Tâm tánh của ông lấy cái gì làm "Chơn Tâm Thường Trụ" ?...

Hành giả nên biết "Tánh" của tất cả Pháp vốn là "Không"; cho nên chối bỏ cảnh ở bên ngoài mà chỉ nương vào trong (theo nội tâm) như các vị Tiểu thừa và ngoại đạo thì mới là trạng thái tương tợ như bất động, vì kỳ thật trong ký ức các Niệm "chủng tử ngoại cảnh ngoại vật" vẫn tồn tại (vẫn còn). cho nên cái hình bóng Pháp trần bất động Tịch Tĩnh nằm yên chưa phát sanh trong Mạt Na Thức (ý căn) và A Lại Da Thức vẫn chưa thể "chuyễn hoá" diệt trừ được.

Do thấy biết người Tu học lúc ban sơ cho đến nay có nhận thức Sai lầm là nhận "Vọng" (vọng tâm) làm "Chơn" (chơn tâm) vì vô minh lầm chấp Tu tập. nên Phật mới từ mẫn dùng các ví dụ cụ thể, thiết thực dễ hiểu mà bất cứ ai... dù có học nhiều bằng cấp cao hay dốt nát không biết một chữ, dù giàu sang hay nghèo hèn, dù xuất gia hay tại gia, dù già hay trẻ, nam hay nữ, dù mạnh khẻo hay bịnh tật... vẫn lãnh hội được ý chỉ mà Phật muốn truyền đạt như dùng sự Thấy co duỗi của cánh Tay; sự Nắm Mỡ của bàn Tay; cái Đầu quay qua quay lại khi thấy sự phóng quang để chỉ rõ và gạn hỏi ông Anan và đại chúng về tánh chất của sự giao động, thay đổi và sự không thay đổi, thường trụ.

Nhờ đó mà ông Anan và đại chúng Thấy và hiểu được nơi Thân mình hay lay động (co duỗi, nắm mỡ....) và nơi Tâm thức chạy theo cảnh trần lăng xăng (tâm thức chạy theo cái thấy của giác quan (căn) mà thay đổi theo sự co duỗi, nắm mỡ....) nên biết là Thân và Tâm thức thuộc về "động" (giao động, thay đổi), là Khách trần, là hình bóng trong gương. Còn "Diệu Tánh" tự định sẵn có thì luôn luôn bất động nên thấy biết được cả hai tình trạng là "có chạy theo cảnh" mà thay đổi tức là "Động" và "không chạy theo cảnh" tức là "Tịnh". cái bất động đó (Tánh Thấy) là Ông Chủ.
St.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Không có nhận xét nào: