Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Dưỡng sinh theo quy luật vận hành 12 kinh lạc của cơ thể người

Các kinh lạc trong cơ thể chúng ta là cái gốc của sinh mệnh, chúng lại vận hành có quy luật rõ ràng. Vì vậy, việc hiểu và thực hành lối sống thuận theo quy luận vận hành của các kinh lạc là mở cánh cửa cho sức khỏe chúng ta. Dưới đây xin trình bày lại quy luật vận hành của 12 kinh lạc cùng những hướng dẫn cụ thể hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

KHÁM PHÁ NGÔI MỘ 6500 NĂM TRƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HÀ NAM TRUNG QUỐC

Tháng Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, ngôi mộ có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây của nó giống như một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ ghép bằng vỏ sò có hình giống hoa mai.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải

Đức Phật Thích Ca trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp tế độ chúng sinh. Ngài thuyết trên ba trăm hội và nói trên mười hai bộ đại tạng kinh, nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh Thủ Lăng Nghiêm được Phật thuyết giảng vào thời kỳ Phương Đẳng (phương là phương tiện rộng khắp và đẳng là bình đẳng) và lúc đó Đức Phật vừa được 62 tuổi. Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Con nay nghe được chuyên trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Idea Hunting: Tại sao tình dục lại nguy hiểm?

Tình dục là hành vi cổ xưa nhất của loài người và không bao giờ lạc hậu, là một trong những loại bản năng quan trọng bậc nhất sau hít thở, ăn uống, tiêu hóa… Với các loài động vật khác, tình dục là để duy trì nòi giống. Với con người, không chỉ duy trì nòi giống, Tình dục còn có giá trị vui thú, thậm chí ở một số trường hợp, tình dục có thể đạt đến sự thiêng liêng. Nhưng tại sao những bản năng khác không gây nên nhiều ám ảnh như tình dục? Tại sao con người vừa thích thú với Tình dục lại vừa sợ hãi khi đối mặt với nó? Đây là một quá trình rắc rối của những quan niệm bị cấy vào tâm trí con người trong nhiều nghìn năm lịch sử mà một bài viết ngắn ngủi không thể chuyển tải hết.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Phong Thủy và địa chính trị?

Trần Thanh Vân 
Sáng Mồng Chín Tết, trời Hà Nội hơi se lạnh, tôi hồi hộp mở trang Bauxite Việt Nam số đầu Xuân Giáp Ngọ, sau 9 ngày nghỉ Tết, một đợt nghỉ Tết dài chưa từng có.
Đọc rất nhanh bài “Trung Quốc giúp Hoa Kỳ chi trả chương trình Y tế, tàu sân bay Mỹ như thế nào?” của tác giả Rick Newman do Trần Ngọc Cư dịch, và như một phản xạ bản năng, tôi thấy cần thiết phải gửi đến bạn đọc Bauxite VN bài viết dưới đây, một bài viết tôi chuẩn bị đã lâu, nhưng vì cảm thấy chưa đầy đủ nên chưa muốn vội vã đưa ra. 
Đầu tiên, tôi đọc lời phi lộ của Bauxite VN và muốn tỏ ý đồng tình với lời khuyên rằng chớ nên quá tin tưởng dựa dẫm vào chú Sam mà phải nên tự mình trước, rồi sau đó hãy nhờ cậy bạn bè. 
Đọc tiếp bài này ở đây - Vô đề cho năm mới

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Chuyên gia đông y: Quan hệ nam nữ bừa bãi là căn nguyên hại thân tổn thọ

Từ ngàn xưa các đại danh y vẫn luôn khuyên nhủ thế nhân tiết chế trong quan hệ ái tình để giữ gìn sức khỏe và thọ mệnh. Từ góc độ khoa học hiện đại, bạn thật khó lý giải vấn đề cho hết nhẽ, nhưng nếu xét theo Đông y thì lại rất rõ ràng. Bài thuyết của chuyên gia Đông y dưới đây sẽ giúp bạn giải khai khúc mắc: Tại sao loạn quan hệ tình dục lại dẫn đến bạo bệnh và tổn thọ?

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

CHỨC NĂNG VÀ KHAI MỞ LUÂN XA

1 - KHÁI NIỆM

Luân xa trong yoga, tiếng Phạn là chakra, là những đầu mối thu - phát năng lượng (khí), qua đó nguồn khí đại vũ trụ đổ dồn vào tiểu vụ trụ theo chiều xoáy hình phễu. Người ta đã biết tới luân xa qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể mọi người, nhưng luân xa hoạt động kém, hoặc chưa được khai thông, vì vậy nó gây cản trở con người hấp thụ nguồn tinh lực đó. Người bình thường không nhìn thấy luân xa, nhưng đối với ai đã dày công tu luyện thì có thể nhìn thấy các luân xa tương tự như bánh xe luôn quay tròn, hoặc trông giống bông hoa sen xòe cánh nhiều màu sắc. Kích thước, tốc độ quay khác nhau của mỗi luân xa mang những thông tin khác nhau và có cả các điều bí ẩn chưa khám phá. Màu sắc sáng hoặc tối của luân xa nói lên lực tâm linh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ

ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG

Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

1. Thời xưa:

Gần đây, chúng ta có nghe thấy xuất hiện ở VN một phương pháp trị bệnh không cần dùng thuốc. Nó thật mới mẻ, kỳ lạ đến mức độ khó tin đối với những ai chưa có dịp điều trị hoặc chứng kiến. Phương pháp điều trị này là một bộ phận của sự ứng dụng Năng Lượng Sinh Học, còn gọi là Trường Sinh Học hoặc Nhân Điện.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

CÂU CHUYỆN VÔ THƯỜNG

I. Dòng chảy Nho giáo

Nhập đề
Tài liệu đính kèm: Tải về
Tôi có may mắn làm việc một thời gian dài với một nhà văn am hiểu Trung Quốc là nhà văn Hà Phạm Phú, gần đây lại tiếp xúc với Nhà văn Trần Đình Hiến, người cả đời sống và chiêm nghiệm với nền văn hóa Hán, người dịch Mạc Ngôn trứ danh, nên dần dần hiểu đôi điều về Trung Quốc. Điều đó thoạt tiên có vẻ vu vơ, tình cờ, nhưng sau rồi càng ngẫm càng thấy may mắn, bởi vì trong cuộc sống một con người Việt Nam, nói không ngoa, động đâu cũng thấy hình bóng Trung Hoa. Lịch sử, văn hóa, thương mại, bang giao, xã hội… chỗ nào cũng thấy cái bóng to vật vã mang tên Trung Quốc. Bạn là nhà doanh nghiệp hay nhà buôn ư? Đố bạn không tính đến yếu tố hàng hóa mang giá trị đồng Tệ. Bạn là nhà hoạt động văn hóa xã hội ư? Nếu bạn không hiểu về một dòng chảy lịch sử mang tên Trung Quốc, thì chắc gì đã biết về chính dân tộc Việt.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Quán chiếu ngũ uẩn

Vì vô minh, con người chấp thân ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) làm ngã nên sinh tâm tham ái và chấp thủ. Nhưng bản chất của ngũ uẩn là duyên sinh nên vô thường, vô ngã; con người chấp ngũ uẩn là của mình, là mình, là tự ngã của mình nên khi chúng thay đổi, biến dị theo định luật vô thường thì cảm thấy thất vọng, khổ não…

LUẬT NHÂN QUẢ

1- Nhân Quả là gì?

Nhân Quả là quy luật vận động khách quan trong duyên khởi cuộc đời của mỗi con người. Đây là cặp phạm trù sinh - sinh (Đạo Phật gọi là “Năng sinh” và “Sở sinh”), nghĩa là sinh gì thì sinh lại nấy, gieo gì được nấy - gọi là Nhân nào Quả ấy. Nói dễ hiểu thì gieo lúa được lúa, gieo đỗ được đỗ. Nhân thiện thì Quả thiện, Nhân ác thì Quả ác. Đây là luật khách quan của vũ trụ.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Chữ Thân và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều

Một đặc điểm thường thấy của các tác phẩm văn học vĩ đại là tầng hàm nghĩa của chúng vô cùng phong phú cho phép có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, bổ sung nhau, tầng tầng lớp lớp, hầu như là vô tận. Hàm nghĩa trongTruyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Đó chính là lí do làm cho vấn đề tư tưởng Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay vẫn là một điểm sôi động, tiếp tục xuất hiện những cách hiểu khác nhau mà mỗi cách đều có cái lí riêng của nó. Đến lượt mình, chúng tôi với tình yêu vô hạn đối với tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, cũng xin mạo muội trình thêm một cách hiểu để chư vị tham khảo.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh

Nói đến Phật giáo Đại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Đại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các trào lưu tư tưởng Đại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi. Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Không gian ba chiều của Hỷ xả

Đức Phật dạy Vô thường Vô ngã. Từ bỏ phải hiểu rằng không có của cải nào thực sự là của cải. Không có của cải nào là của cải, dù ở ngay thế giới này hay ở thế giới khác. Của cải đơn giản không trường tồn. Hãy bắt rễ vào trong suy nghĩ, của cải không tồn tại. Jesus gọi là nghèo trong tâm linh. Những người kinh nghiệm cái nghèo của mình trong linh hồn là những người từ bỏ. Họ biết rằng linh hồn đơn giản không có của cải, rằng không có của cải trong linh hồn.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Những Điều Cần Biết Về Thế Giới Vật Chất Vũ Trụ

Hạt Sơ Cấp Thì Như Thế Nào? Chân Không Là Gì? Vạn Vật Có Hấp Dẫn Với Nhau Không? 

Phần Mở Đầu
Biết rằng sự hiểu biết của con người về thế giới vật chất trong Vũ Trụ còn hạn chế. Tuy nhiên, những gì mà con người đã biết về thế giới vật chất, cũng như các phát minh khoa học, các nhận định của các nhà khoa học cũng có nhầm lẫn so với sự thật của Vũ Trụ. Mặc dù tôi không khuyến khích các nhà khoa học khám phá Vũ Trụ bằng các thí nghiệm phá hủy cấu trúc vật chất, nhưng những gì mà con người đang bị nhầm lẫn trong sự hiểu biết, tôi cần phải giúp để không còn nhầm lẫn. Đó là nguyên nhân tôi viết bộ Luật Luận Ứng Dụng nói chung và chương Những Điều Cần Biết Về Thế Giới Vật Chất Vũ Trụ nói riêng. Các bạn đọc nó, có thể không tin hoặc tin, có thể phản bác. Nhưng hãy phản bác bằng cách sử dụng một trường hợp cụ thể để chứng minh một hoặc tất cả nội dung mà tôi viết là không đúng. Sẽ không bao giờ gặt hái được một kết quả nào nếu các bạn phản bác nó một cách chung chung. Còn tôi sẽ giúp các bạn biết rằng sự phản bác đó là do các bạn nhầm lẫn.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Kim Định: Cuộc đời và tư tưởng

Giáo sư Kim Định tên thật là Lương Kim Định, là triết gia, linh mục Công giáo. Sinh ngày 15/6/1915 tại địa phận Bùi Chu, làng Trung Thành, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con trai út trong gia đình, thân phụ mất từ khi ông mới một tháng tuổi. Nhờ công dưỡng dục và nhìn xa trông rộng của người mẹ hiền, ngay từ thưở còn nhỏ, ông được gửi vào chủng viện Bùi Chu. Tại chủng viện Bùi Chu, ông được hưởng một nền giáo dục toàn diện, về đạo đức cũng như về học vấn. Với bản tính ham tìm tòi học hỏi, ngoài những môn học khác và ngôn ngữ La Tinh, ông đã tự học thêm chữ Nho và Pháp văn. Sau những năm tháng say mê và miệt mài học tập, ông được bề trên phân công giảng dạy tiếng La Tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu từ năm 1937 đến năm 1939.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Sơ lược nguồn gốc dân tộc Việt

Theo nghiên cứu của Phạm Việt Châu và Đinh Việt Nhân, Bách Việt là tiếng của người Hán dùng để chỉ tập hợp các sắc dân chủng Việt (phần lớn cư ngụ tại miền Nam sông Dương Tử) mà người Hoa Hán gặp gỡ và tranh đấu khi họ bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của bộ tộc Bách Việt, theo huyền sử, là nước Xích Quỷ dưới quyền vua Kinh Dương, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Địa vị lịch sử của thi hào Nguyễn Du trong văn học Việt Nam

Kỉ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du : 1765 – 2015
Trần Đình Sử
Trong văn học của nhiều nước trên thế giới có những nhà văn mà sự xuất hiện của họ đánh dấu một trình độ mới của văn học dân tộc. Đó là Đan tê của Ý, Púskin của Nga. Mác và Ănghen gọi Đan tê là nhà thơ trung đại cuối cùng và là nhà thơ đầu tiên của thời cận đại. Biêlinxki đã từng gọi Puskin là nhà thơ nghệ sĩ đầu tiên của nước Nga, người đã đem lại cho nước Nga thơ ca như là một nghệ thuật, chứ không phải chỉ là diễn đạt hay những tư tưởng cao cả. Trong lịch sử văn học Việt Nam Nguyễn Du (1765 – 1820) cũng là một nhà thơ có địa vị như thế.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP

Câu Hỏi: Trong kinh có nói về sự hình thành và sự hoại diệt của trái đất, không biết trong kinh có đưa ra thời gian nào mất trái đất này để bắt đầu cho ra một trái đất mới hay không? Nhưng theo một số thông tin trên mạng hoặc những thông tin khác là đến năm 2014 thì sẽ có một việc nào đó xảy ra cho trái đất, không biết là trong kinh điển có đề cập đến hay không? Con kính thỉnh Sư hoan hỉ chỉ rõ thêm.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Hành Trình Về Phương Đông

tieu vuongLời nói đầu
Tác phẩm  "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 - 1953); một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề  “Hành Trình Về Phương Đông”.
Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Công dụng tuyệt diệu của khổ qua, không biết rất đáng tiếc!

Có một cây khổ qua trong nhà là một báu vật! Với nhà có trẻ hay mắc bệnh vặt hoặc có người mới sinh, nếu bạn không biết những công dụng tuyệt diệu của khổ qua thì quả là vô cùng thiệt thòi!

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

THỂ VẬT LÝ

Thuật ngữ thể vật lý (physical body) phải bao gồm cả hai nguyên khí thấp của con người mà thuật ngữ cổ xưa của chúng ta gọi là Sthūla Sharīra và Linga Sharīra, bởi vì cả hai đều hoạt động trên cõi vật lý, đều gồm có chất vật lý, được tạo thành trong thời kỳ một kiếp sống trên cõi vật lý và bị con người vứt bỏ vào lúc chết để rồi cùng nhau tan rã trên cõi vật lý khi con người chuyển sang cõi trung giới.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Trí tuệ của tế bào

Lời giới thiệu của người dịch :
Tiến sĩ Bruce Lipton là nhà khoa học tiên phong chuyên nghiên cứu về lãnh vực sinh học tế bào. Ông viết bài này vào đầu năm 2007 gồm những kiến thức mới mẻ về sinh học, giúp cho chúng ta cập nhật thêm một số hiểu biết trong lãnh vực này. Không những ông bàn về sinh học với những khám phá mới làm đảo lộn lý thuyết về di truyền, mà ông còn dẫn dắt chúng ta đi vào những áp dụng của ngành này trong y khoa hiện đại và tương lai. Nhưng điều làm cho tôi thích nhất là ông đã kể lại những kinh nghiệm khai ngộ của ông về đời sống khi nghiên cứu tế bào. Ông giải thích cơ chế kích động và phản động trong tế bào, và cho rằng đây là cội nguồn của sức mạnh và sự sáng tạo trong đời sống chúng ta.
Tài liệu đính kèm: Tải về 

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

MIỀN TẦN SỐ A-LẠI-DA THỨC

Ngày nay giữa khoa học và Phật giáo đã có nhiều tiếng nói chung, ví dụ như lượng tử là phi hiện thực (nonrealism), bất định xứ (nonlocal), vũ trụ toàn ảnh (holographic universe), vũ trụ là số (digital) v.v…Những khái niệm mới này của khoa học tương ứng với những nhận thức truyền thống của Phật giáo về thế gian là huyễn ảo (Nhất thiết giai vi hư huyễn - 切皆为虚幻 - kinh Đại Bát Nhã大般若 - Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn, bào ảnh, như lộ, diệc như điện - 切有为法,如梦幻泡影,如露亦如电), về tánh không, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, vạn pháp duy thức v.v…

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Làng nghề đóng thuyền Trung Kiên

Trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, sống trên đất nước có biển rộng, nhiều sông ngòi, nhân dân ta đã có truyền thống lâu đời trong việc chế tạo và sử dụng tàu thuyền. Hình ảnh con thuyền đã phổ biến trên trống đồng Việt cổ. Thuyền ở nước ta có nhiều loại: thuyền vận tải, thuyền chiến, thuyền đi biển, thuyền đánh cá… phù hợp với từng mục đích sử dụng, từng thời kỳ lịch sử. Thuyền được đúc từ thân cây (độc mộc), đóng bằng gỗ, đan bằng tre, làm bằng kim loại, đúc xi măng lưới thép… tuỳ vào điều kiện vật liệu của mỗi địa phương. Nghệ An là nơi có truyền thống đóng thuyền từ rất sớm. Sách “Hoan Châu phong thổ ký” của Đốc đồng xứ Nghệ An là Trần Danh Lâm đời Lê - Trịnh đã ca ngợi nghề đóng thuyền và sử dụng thuyền vào vận tải, buôn bán, đánh cá rất sầm uất của xứ Nghệ:

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Trịnh Xuân Thuận: "Vô hạn đến đâu?"

Trịnh Xuân Thuận, sinh tại Hà Nội, tiến sĩ thiên văn học ở đại học Princeton, hiện là giáo sư Đại học Virginia (Hoa Kỳ), là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng, trong đó có cuốn « Giai điệu bí ẩn ». Năm 2009 ông nhận Giải thưởng Kalinga của UNESCO, giải thưởng cao nhất về phổ biến khoa học (Milan Kundera cũng từng nhận giải thưởng này). Năm 2014 ông cho xuất bản ở nhà Fayard cuốn « Khát khao vô hạn »[i], nói về niềm khát khao vô hạn của con người muốn hiểu về bí mật chóng mặt của cái vô hạn.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Tư liệu tham khảo đặc biệt về Tâm Linh

Vì nội dung của các cuốn sách này dài và nói chi tiết về các quy luật của vũ trụ, chúng ta là ai ? Thượng đế là gì ? Những gì sẽ xảy ra với trái đất vào năm 2012 trở đi .v.v.. Nên mình sẽ chia ra thành nhiều phần nhỏ để post từ từ cho mọi người dễ đọc. Nói thêm 1 chút về khái niệm mật độ rung động của linh hồn cho mọi người dễ nắm bắt. 

Đừng Vội Tin!

"Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn." (Đức Phật).

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

BÌNH THUẬN

Biểu trưng
1. Vị trí địa lí
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Thế lưu bố tưởng và các hiện tượng lạ thường

Phật giáo nói rằng cuộc sống ở thế gian là thế lưu bố tưởng. Thế lưu bố tưởng là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân. Trong kinh “Đại bát Niết bàn” do ngài Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch, Phật nói với Ca Diếp : Tất cả phàm phu có hai loại tưởng tượng, thứ nhứt là thế lưu bố tưởng, thứ hai là trước tưởng. Tất cả bậc thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng mà không có trước tưởng. Tất cả phàm phu vì dựa vào cảm giác sai lầm của giác quan , từ thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng. Tất cả bậc thánh vì có chánh giác thấu suốt, từ thế lưu bố tưởng không sinh ra trước tưởng. Vì vậy mới gọi cái thấy của phàm phu là điên đảo tưởng. Thánh nhân tuy cũng có tri giác (giống phàm phu) nhưng không gọi là điên đảo tưởng.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

BẢO ĐỊNH GIANG (SÔNG BẢO ĐỊNH)

Bảo Định là một con sông nhỏ, rộng khoảng 30 mét và dài khoảng 25 km. Bảo Định nối liền giữa sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) đến sông Tiền Giang (qua cầu Quay, tp Mỹ Tho).
.
Bảo Định giang được chia làm 2 phần:
1/ Đoạn kênh đào dài khoảng 19 km, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (km 1948, tại thị xã Tân An) đến cầu Bến Chùa ( tại km 1967, Quốc lộ 1A). Đoạn kênh này song song với Quốc lộ 1A, (hướng đi từ tp HCM về miện Tây)
2/ Sau khi hợp nhất với con rạch Bến Chùa (đổ về từ Chợ Bưng). Nó rộng hơn và cùng chảy ra sông Tiền, qua cầu Quay, tp Mỹ Tho. Đây là đoạn sông tự nhiên dài khoảng 6 km.

Ngoại cảm tìm mộ & Thân trung ấm

Từ lâu trước đây tôi không quan tâm gì lắm, về thế giới của những người đã chết, dù rằng tôi không phải là người Marxist. Tôi nghĩ, cứ chết rồi sau 49 ngày là đi đầu thai. Từ khi có chuyện của cô Phan Thi Bích Hằng, rồi có những Đàn giải oan qui mô của thày Nhất Hạnh, tôi thấy mình dần dần thay đổi quan niêm về thế giới của người chết. Vậy là số người chết còn bị kẹt lại cõi trung ấm nhiều hơn mình tưởng. Phật giáo Tây tạng gọi cõi trung ấm là cõi của linh hồn sau khi chết. 

Quan niệm của Phật giáo về linh hồn

Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, phi vật chất, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

SÔNG HƯƠNG - NÚI NGỰ

Huế đẹp chính là sông Hương. Gọi là sông Hương, vì từ xa xưa dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm, nên khi vào thành phố Huế dòng sông mang theo hương thơm của cây cỏ tự nhiên. Sông Hương dài 80 km bắt nguồn từ dải Trường Sơn hùng vĩ, chạy quanh co uốn khúc qua núi, rừng trùng điệp mới đổ vào phá Tam Giang trước khi ra cửa biển Thuận An.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

TÂY BA LÔ ĐẾN VIỆT NAM

Phần đông khách du lịch nước ngoài có nhu cầu nghỉ ngơi ở những nơi phong cảnh đẹp và khí hậu tốt. Do đó, mặt trời, núi non, sông hồ, cát biển đối với họ cực kỳ quan trọng. Những thứ này ở ta, một nước nhiệt đới có nhiều, không thiếu. 

NHỮNG ÂM HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG THI CA TRUYỆN KIỀU

Ngoài việc chịu ảnh hưởng thuyết nhân quả và nghiệp báo nhà Phật, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy âm hưởng Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng đến thiên tài. Nguyễn Du ngoài rung cảm thi ca, còn có rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thơ gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:
“Ai ngờ lại hợp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”
(3177-3178)

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

TÌM HIỂU NHỤC NHÃN, HUỆ NHÃN VÀ THIÊN NHÃN

PHẦN MỘT

TIẾT I: CẤU TRÚC & NHIỆM VỤ CỦA MẮT NGƯỜI
I. CẤU TRÚC CỦA MẮT
II. VẬT LÝ QUANG HỌC THỊ GIÁC
III. HỆ THỐNG THẦN KINH THỊ GIÁC
IV. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MẮT 
V. SINH LÝ VÀ SỰ CẤU TẠO CỦA MẮT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA
TIẾT II: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MẮT
TIẾT III: NĂNG LỰC CỦA MẮT TRÁI
_____________________________________

MẮT NGƯỜI

Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Trong văn học, mắt thường được gọi là cửa sổ tâm hồn. 

Loại thảo dược mọc nhiều ở Việt Nam chứa chất kháng ung thư

1. Mô tả:

Cây dừa cạn hay còn có tên gọi khác là rau dừa, cây hoa trường xuân, tứ thời hoa, bông dừa, cây sừng dê, cây nhật tân, cây hoa hải đăng … tùy theo từng địa phương.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Phật giáo hướng dẫn và chỉ đạo thế kỷ 21

Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của tôn giáo, khi những phần tử trí thức đối với khoa học cuối cùng bị tuyệt vọng nên chuyển hướng sang Phật giáo để truy cầu chân đế nhân sinh, chúng ta phải đáp ứng thế nào để thỏa mãn nguyện vọng ấy của họ. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm túc đối với người mang trọng trách hoằng pháp cần nên chuẩn bị. Ngoài ra, các vấn đề trong xã hội đều là vấn đề của con người, mà vấn đề con người tức là vấn đề tâm thức. 

Vũ Trụ - Tính Không

Họ là Vô Ngã, Họ là Bản Ngã Cao cấp. Nói một cách khác Họ có Cơ thể Năng lượng Cao cấp. Cơ thể đó, Tâm thức đó, Trí huệ đó, Linh hồn đó,... hoặc là một cách gọi nào khác; nếu có cơ chế, nếu có cấu trúc; thì nó sẽ là: Tần số dao động rất cao, có khối lượng vô cùng bé (coi như bằng Không), có Độ Căng cực kỳ lớn (lớn hơn nhiều Độ Căng Planck) và Năng lượng là khổng lồ; tất cả sẽ vượt qua các thang đo hiện hữu. Vâng sẽ phải là như vậy. Sẽ phải là như vậy, nó mới thấy được Tính Không, thấy được Chuỗi. Họ tồn tại ở cả những Không Thời gian cao hơn rất nhiều so 11 chiều Không Thời gian của Lý thuyết M.

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu: Bản dịch “Kinh Tế học Phật giáo” này là bài thứ ba trong loạt bài “Giới thiệu về tư tưởng của kinh tế gia E F Schumacher”, như đã được trình bày qua tác phẩm thời danh “Small is Beautiful” xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1973, sau đó đã được liên tiếp tái bản tại nhiều nơi, đặc biệt là ở Mỹ. Ðó là chưa kể đến nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. 

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN PHẬT GIÁO

Tu hành trong Phật giáo là nhằm giác ngộ. Giác ngộ là thân chứng bản chất của vũ trụ vạn vật là không, không có gì cả, như hư không vô sở hữu (không có thật) chấm dứt sinh tử tức là chấm dứt cái vòng luân hồi đó bằng cách giác ngộ, tức là phá vỡ cái nguồn gốc của nó, tức là phá vỡ vô minh. Giống như khi ta tắt máy vi tính thì mọi hiện tượng trên màn hình đều chấm dứt, không có gì là thật cả. Cái Chân Như, Bản lai diện mục giống như hư không vô sở hữu, nhưng chỉ vì nhất niệm vô minh mà hình thành cả vũ trụ vạn vật. Nhất niệm vô minh tương đương với hành vi mở máy vi tính, bỗng nhiên xuất hiện một thế giới ảo. Còn giác ngộ thì giống như tắt máy, chấm dứt suy tưởng, vô niệm, không còn cái gì hiện hữu. Tuy nhiên hành giả cũng không được chấp Không. Không chấp Có, chẳng chấp Không, đó là cảnh giới bình thường : thấy núi là núi, thấy nước là nước, mọi sự vật vẫn bình thường, đó là thế lưu bố tưởng, nhưng không còn cố chấp nữa. Không cố chấp thì tâm sẽ an, thân sẽ không bệnh. Cái ảo cũng có rất nhiều công dụng, không việc gì phải bỏ. Chẳng hạn các hiện tượng trên máy vi tính là ảo nhưng công dụng thì rất lớn, nhưng đã biết ảo thì không nên cố chấp.

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,

GIỚI THIỆU SÁCH BÙA NGẢI VÀ PHÙ THUẬT VIỆT NAM

Cuốn Phù Thuật Việt Nam mới xuất bản của bác sĩ Lê Văn Lân mang một tựa đề thật thu hút. Đề tài này tự nhiên hấp dẫn bởi lẽ nhiều người đã từng nghe đồn đại từ lâu nên cũng tò mò cần biết xem nó là cái gì. Có phải là chuyện gợi ra những mê tín dị đoan hoang mang hay là một vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc?

BA HẠNG NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

Trong quyển sách nổi tiếng Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã chia người đời thành 3 hạng dựa trên nhận thức của họ về thế giới, và dựa trên sự ứng xử của họ đối với Đạo. Ông nói :

上士聞道,勤而行之;Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi

中士聞道,若存若亡;Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong

下士聞道,大笑之。不笑不足以為道 Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

LỰC HỌC THÍCH CA ĐỐI CHIẾU VỚI CƠ HỌC NEWTON VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

Lực học là môn nghiên cứu tác động của lực đối với vật chất, thuật ngữ thông dụng gọi là Cơ học (Mechanics) hoặc có khi gọi là Động lực học (Dynamics). Cơ học cổ điển của Newton, ta tạm gọi là cấp độ I của lực học, hay lực học Newton, chủ yếu nghiên cứu tác dụng của lực đối với cố thể vật chất. Cố thể vật chất là vật chất ở thể rắn có một khối lượng đủ lớn để con người có thể cảm nhận được, còn đối với vật chất cực vi như nguyên tử (atom) hay các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) thì Newton chưa có điều kiện nghiên cứu tới. Đối với các hạt vật chất cực vi này thì có môn Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) nghiên cứu chúng. Cơ học lượng tử có 3 vấn đề khác hẳn cơ học cổ điển :

Trí Huệ, Không Gian Bốn Chiều

1
Mới đây trên mạng internet có một câu chuyện rất cảm động. Ở Nhật bản, sau sự kiện động đất và sóng thần có hàng triệu người có cuộc sống khó khăn, có hàng trăm ngàn người bị đói và phải sống bằng đồ cứu trợ. Một người Nhật bản gốc Việt nhìn thấy một em bé Nhật bản khoảng 9 tuổi, đứng trong hàng dài người xếp hàng nhận đồ cứu trợ. Người này, động lòng trắc ẩn, tặng em bé một cái bánh, mong rằng sẽ giúp em đỡ được cơn đói. Nhưng em bé, đã từ từ bước lên phía đầu hàng, bỏ cái bánh vào trong hộp của những người đang phát chẩn, và nói rằng: "Để cho công bằng". Rồi mệt mỏi, em bé trở về vị trí đang xếp hàng. 9 tuổi. Em bé còn rất nhỏ, chưa có nhiều Tri thức và càng chưa có nhiều Trí tuệ. Nhưng tại sao em bé lại có một hành vi chứa đựng một hàm lượng Văn hoá quá cao như vậy? Đó chính là Trí huệ.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Những bài thuốc làm mát gan

Cà gai leo
Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều bài thuốc quý từ cỏ cây, hoa trái giúp giải độc và điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh gan do rượu.