PHẦN MỘT
TIẾT I: CẤU TRÚC & NHIỆM VỤ CỦA MẮT NGƯỜI
I. CẤU TRÚC CỦA MẮT
II. VẬT LÝ QUANG HỌC THỊ GIÁC
III. HỆ THỐNG THẦN KINH THỊ GIÁC
IV. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MẮT
V. SINH LÝ VÀ SỰ CẤU TẠO CỦA MẮT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA
TIẾT II: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MẮT
TIẾT III: NĂNG LỰC CỦA MẮT TRÁI
_____________________________________
MẮT NGƯỜI
Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác.
Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Trong văn học, mắt thường được gọi là cửa sổ tâm hồn.
TIẾT I: CẤU TRÚC & NHIỆM VỤ CỦA MẮT
I. CẤU TRÚC CỦA MẮT
Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.
(Nguồn hình: Website Bệnh Viện Mắt Cao Thắng – Bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga)
NHÃN CẦU (bulbus oculi) còn được gọi TRÒNG MẮT, là thành phần chính của mắt, có hình dáng như một quả cầu, với một lớp vỏ bọc ở ngoài và các thành phần chứa bên trong. Vỏ nhãn cầu chia làm 3 lớp từ ngoài vào trong:
1. MÀNG BẢO VỆ: Phía trước trong suốt gọi là giác mạc, phía sau gọi là củng mạc
a/ Lớp củng mạc màu trắng đục còn gọi là tròng trắng, phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc là phần chính yếu nhất. Lót ở bên trong củng mạc là một hệ thống lưới mao mạch, tế bào hắc tố để tạo cho mắt như một buồng tối.
b/ Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, tạo thành tròng đen trong suốt, có tác dụng như một thấu kính hội tụ rất mạnh
c/ Sau giác mạc có thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, và khối lỏng dịch thủy tinh gọi là dịch kính (corpus vitreum). Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết đưa ảnh của vật nằm đúng trên võng mạc, giúp nhìn rõ vật ở các khoảng cách xa gần khác nhau. Thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ công suất 20D nằm sau mống mắt và tham gia vào qúa trình điều tiết của mắt.
2. MÀNG BỒ ĐÀO ở giữa gồm:
- Mống mắt (tròng đen): ở giữa có lỗ nhỏ gọi là đồng tử.
- Thể mi: Nối tiếp với Mống mắt phía trước và liên tục với mạch lạc phía sau. Nhiệm vụ của Thể mi là tiết ra dịch. Trong Thể mi còn có cơ mi co kéo vào dây chằng, do đó tham gia vào sự điều tiết của mắt khi mắt nhìn gần.
- Mạch (Hắc) mạc: Màng nuôi dưỡng nhãn cầu và nhờ có sắc tố mạch mạc biến nhãn cầu thành 1 buồng tối, tạo điều kiện cho hình của vật hiện rõ trên võng mạc.
– Võng mạc: giúp mắt nhận thức được ánh sang, phân biệt được hình thù và màu sắc.
– Thủy dịch: chất nuôi dưỡng các bộ phận không có mạch máu (giác mạc, thủy tinh thể) và tham gia vào sự điều hòa nhãn áp …
– Thể thủy tinh và Thể pha lê: chuyển các tia sáng từ ngoài vào võng mạc.
3.MÀNG TRONG:
- Ở phía trong sau cùng của cầu mắt là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào hình que và tế bào nón. Có 1 triệu tế bào hình que và 6 triệu tế bào hình nón. Các tế bào que rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp cho tầm nhìn được xa hơn. Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác. Đây là một màng tế bào thần kinh có tác dụng cảm nhận ánh sáng và chuyển hóa các thông tin về ánh sáng thành thông tin về thần kinh, tập trung thành dây thần kinh thị giác để truyền lên não bộ.
- Nhãn cầu vận động được là nhờ một hệ thống cơ bám ở phía ngoài vỏ nhãn cầu. Các cơ này liên ứng và hợp nhất giữa hai mắt với nhau, giúp hai mắt cùng nhìn sự vật ở cùng một hướng. Xung quanh nhãn cầu là một cấu trúc bảo vệ vững chắc là khối xương tạo nên hốc mắt, phía trước là mi mắt.
- Các bộ phận phụ cận khác gồm có tuyến lệ, hệ thống lệ đạo dẫn nước mắt xuống mũi...
- Lớp mao mạch: Nằm phủ sát củng mạc và võng mạc. Lớp mao mạch cung cấp máu cho các bộ phận của mắt.
- Dây thần kinh thị giác: Là hệ thống truyền tín hiệu từ các đầu dây thần kinh về đại não.
- Lớp nước mắt: có vai trò quan trọng với tính chất quang học của mắt.
II. VẬT LÝ QUANG HỌC THỊ GIÁC
Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay phía sau mống mắt và đồng tử (con ngươi). TTT có chức năng như là một thấu kính hội tụ đưa ảnh của sự vật nằm trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ sự vật. Khi thể thủy tinh bị mờ đục vì bất cứ lý do gì, ngăn cản ánh sáng đi vào võng mạc gây nên bệnh đục TTT. Đục TTT có nhiều hình thái khác nhau, nhiều mức độ khác nhau, gây nên nhìn mờ thậm chí chỉ còn cảm nhận được ánh sáng.
Hình ảnh bên ngoài được tiếp nhận vào mắt qua các tia sáng song song, khi đi qua thủy tinh thể hội tụ vào hố võng mạc.
III. HỆ THỐNG THẦN KINH THỊ GIÁC
Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù (blind spot). Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại điểm vàng (macula lutea). Điểm này nằm ở phần giữa của võng mạc.
Dây thần kinh của hai mắt chéo nhau tại một giao thoa hình chữ X, phía sau tuyến yên trước khi chạy dọc theo bao trong của não đến trung tâm thị giác trên thùy chẩm. Tín hiệu từ bộ phận nhận sáng nửa trong của võng mạc chạy chéo qua và phối hợp với tín hiệu của nửa ngoài võng mạc trong mắt bên kia. Sự kích thích ánh sáng phù hợp với mắt là những tia sáng nhìn được, có nghĩa là có độ sóng dài khoảng 400 đến 700nm (nanômét).
IV. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MẮT:
Chức năng của mắt là “truyền” đúng hình ảnh vào hệ thần kinh thị giác. Các chức năng cơ bản của mắt:
- Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
- Là hệ thống thu nhận và “ mã hoá ” thông tin cho đại não.
- Là một cơ quan chức năng, "phục vụ" cho sự sống con người.
Con người nhìn thấy mọi vật bằng đôi mắt, tức là đôi mắt nhận thông tin và truyền qua hệ thần kinh thị giác và một vùng nhất định của đại não, nơi đó hình thành bức tranh của vật mà con người đang nhìn thấy. Các cơ quan nói trên tập hợp lại thành một bộ máy phân tích mà ta gọi là hệ thống thị giác. Hai con mắt làm cho hệ thị giác nhận biết được hình ảnh ba chiều.
Cụ thể hơn, mặt phía bên phải võng mạc của từng con mắt truyền “phần bên phải” của hình ảnh qua hệ thần kinh thị giác vào bán cầu não phải Tương tự mặt bên trái võng mạc – vào nửa trái đại não. Sau đó đại não ghép hai nửa của hình ảnh lại thành một thể thông nhất. Vì mỗi con mắt nhận biết hình ảnh độc lập, nói đơn giản mỗi mắt trông thấy “ảnh riêng” của mình từ cùng một vật .Vậy phải có sự phối hợp hoạt động đồng thời của hai con mắt nhịp nhàng thì thị giác mới hình thành được. Nếu hoạt động của hai con mắt không phối hợp tốt thì ta sẽ nhìn cùng một vật ra hai bức tranh khác nhau.
V. SINH LÝ VÀ SỰ CẤU TẠO CỦA MẮT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA:
Theo Y học cổ truyền Trung Hoa, mắt là một bộ phận có quan hệ với các tạng phủ bên trong (nội tạng).
1. Liên hệ với Can:
“Can chủ ở mắt… Khiếu của Can là mắt.”
Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5)
2. Liên hệ với Tâm:
- Tâm chủ huyết mạch, làm chuyển động huyết dịch trong mạch máu. “Các mạch đều thuộc về mắt”, 12 kinh mạch, khí huyết đều vào mắt.
Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (Tố Vấn 10)
- Tâm tàng thần. “Mắt là sứ của Tâm"(ý nói: người ta thấy sự vật do sự phối hợp với tâm thần. Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (Linh Khu 80)
3. Liên hệ với Tỳ:
Tỳ là gốc của hậu thiên, chủ vận hố thuỷ cốc tinh vi. Trong sách ‘Lan Thất Bí Tàng’, Lý Đông Viên viết: “Tinh khí của ngũ tạng, lục phủ, tiếp thu từ Tỳ, lên trên rồi vào mắt”..
4. Liên hệ với Phế:
Phế chủ khí hô hấp . Do sự vận hành của Tỳ Vị mà tinh khí thuỷ cốc và sự hô hấp của Phế kết hợp với nhau, khiến cho Tâm chuyển động, huyết được đưa đi khắp cơ thể, làm ấm và nuơi dưỡng tạng phủ, mắt nhờ đó mà nhìn thấy bình thường. Nếu Phế khí bất túc có thể làm cho mắt bị mờ. 5.Liên hệ với Thận:
Thận tàng tinh, nhận tinh khí của tạng phủ. Tinh giúp cho cơ thể hoạt động. “Mắt là tinh của tạng phủ. Nếu Thận tinh bất túc thì hai mắt sẽ thiếu thần, nhìn không rõ”. Vì vậy, mắt và Thận có sự liên hệ với nhau.
Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (Linh Khu 80)
Như vậy giữa mắt và các tạng phủ, kinh lạc khí huyết cân mạch, xương thịt đều có liên quan với nhau, do đó sự thịnh suy và bệnh biến của tạng phủ khí huyết đều ảnh hưởng đến công năng của mắt. Can suy bắt đầu biểu hiện sau 50 tuổi; xuất hiện các triệu chứng của can huyết hư là mắt nhìn không rõ. Theo Giáo sư Osawha, những người có mắt Tam bạch đản thường chết bất đắc kỳ tử (chết bất ngờ). Ví dụ: mắt của Tổng Thống Kennedy
TIẾT II. CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MẮT
I. BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (CƯỜM KHÔ)
Thủy tinh thể là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính 2 mặt lồi, trong suốt, dày 4 mm và rộng 9 mm, được bao bởi một màng bán thấm đối với nước và chất điện giải. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết để vật thể bên ngoài mắt dù gần hay xa cũng đều có ảnh xuất hiện trên võng mạc. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ không nhìn rõ được bên ngoài. Nếu bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.
Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất;. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.
Nhìn một vật thành hai hoặc ba, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát.
Bệnh do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thủy tinh thể gây đục. Nguyên nhân chính liên quan đến tuổi già, bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, cận thị, chấn thương. Trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50
Cách phòng ngừa đục thủy tinh thể :
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục. Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn Taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh.
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Nếu làm việc trong phòng có máy lạnh, phải giành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, mỗi giờ nên nhắm mắt khoảng 2 phút, và ra ngoài hít thở khí trời.
II. BỊNH CƯỜM NƯỚC (GLAUCOMA )
Trong các loại bệnh ở mắt thì bệnh cườm nước (Glaucom) là bệnh rất nguy hiểm, dễ gây mù mắt. Bệnh không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có ở trẻ sơ sinh, nếu không kịp thời phát hiện, điều trị thì trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn. Cườm nước (glaucoma) là do áp suất ở trong mắt tăng (hay là bệnh tăng nhãn áp). Mắt bình thường có dạng một quả cầu đường kính khoảng 2 cm, có chứa một loại nước gọi là thủy dịch để nuôi dưỡng nhiều cơ quan trong mắt. Dịch này thoát ra khỏi mắt qua những lỗ nhỏ ở phía trước. Nếu những lỗ này bị hẹp hay bít thì dịch sẽ bị ứ lại, gây tăng áp suất trong mắt, làm tổn hại những thần kinh thị giác. Từ đó mắt mờ dần và gây mù lòa.
Cườm nước không phải là bệnh nhiễm trùng, có liên quan đến một số yếu tố di truyền và tuổi tác (40 tuổi trở lên). Có 2 loại cườm nước: một loại tiến triển nhanh (cấp tính) một loại tiến triển âm thầm chậm chạp (mạn tính). Ở loại tiến triển cấp tính người bệnh thấy nhức mắt, nhức nửa đầu, đôi khi rất dữ dội, có thể kèm theo ói mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống "cầu vồng", hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm thấy căng cứng, đồng tử giãn nở (con ngươi nở lớn). Dạng tiến triển âm thầm thì rất khó biết. Người bệnh thấy hơi đau, hơi xốn, mắt mỏi, đôi khi cảm thấy mắt mờ. Các triệu chứng không rõ rệt và khi mắt mờ hẳn bệnh nhân mới đến bác sĩ thì đã quá muộn và các tổn thương không phục hồi được.
Cách phòng ngừa bịnh cườm nước?
- Thể dục: Tất cả các phương pháp tập luyện làm tăng lượng oxy nhập vào cơ thể (như đi bộ, chạy bộ, leo núi, bơi lội...) đều tốt cho mắt và làm giảm nhãn áp, tránh được cườm nước. Ðây là cách tập luyện rất hữu ích, không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp điều trị cườm nước.
- Tập thở sâu, sống lạc quan, đầu óc thư giãn, tránh những xúc động mạnh, lo nghĩ. Ngủ nhiều cũng là một cách tránh cườm nước.
- Luyện tập xoa mắt: Làm tăng thêm lượng máu lưu thông đến mắt để nuôi tế bào thần kinh mắt tốt hơn.
- Ăn uống: Nên ăn nhiều rau, trái cây, tránh táo bón, kiêng ăn mỡ động vật vì mỡ động vật có thể ảnh hưởng đến mạch máu nuôi thần kinh mắt.
- Tránh hút thuốc: Có ảnh hưởng gián tiếp đến bệnh cườm nước qua tác hại của các gốc tự do.
CÁC LOẠI VITAMIN chống oxy hóa như C, A, E có tác dụng gián tiếp có lợi cho mắt và chống cườm nước.
CÁC LOẠI DƯỢC THẢO: Ginkgo Biloba (Tanakan, Ginkgo...). Ginkgo có thể có ích cho bệnh nhân bị cườm nước vì có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng lượng máu chảy đến mắt và có tác dụng bảo vệ thần kinh. Một nghiên cứu mới đây được báo cáo tại hội nghị AAO, Mỹ, cho biết Ginkgo có thể cải thiện được một phần thị trường bị khiếm khuyết do cườm nước.
TIẾT III: NĂNG LỰC CỦA MẮT TRÁI
Bộ não người là mốt cấu trúc sinh học tinh vi, phức tạp và vô cùng bí ẩn. Về chức năng, bộ não gồm hai bán cầu não. Hai bán cầu não: não trái và não phải riêng biệt, được kết nối bởi một cầu nối rất mảnh giữa chúng (callosum thể). Hai bên giống nhau và cấu trúc của mỗi bán cầu chủ yếu là phản ánh của phía bên kia. Tuy nhiên, mặc dù có những điểm tương đồng, các chức năng của mỗi bán cầu khác nhau. Việc phát hiện ra rằng bộ não con người có hai cách tư duy khác nhau, phát triển thông qua công trình nghiên cứu của W Roger Sperry, nhà tâm lý sinh vật học đã đoạt giải Nobel từ những năm 60 .
Ảnh minh họa: internet
Thực tế chỉ ra rằng, các bán cầu não người điều khiển chéo hai cánh tay của thân thể: bán cầu não phải điều khiển tay trái, còn bán cầu não trái - tay phải. Bán cầu não phải có quan hệ với trực giác, phi logic, phi lý, nghệ thuật, lãng mạn, nữ tính, siêu hình, tưởng tượng, huyền bí, tâm linh; trong khi đó bán cầu não trái thể hiện đặc trưng suy nghĩ, logic, hợp lý, kỹ thuật, thực dụng, nam tính, hữu hình, cụ thể, phi huyền bí, vật chất..
MẮT PHẢI GỬI LUỒNG THẦN KINH VỀ NÃO TRÁI- VAI TRÒ CỦA NÃO TRÁI
MẮT TRÁI GỬI LUỒNG THẦN KINH VỀ NÃO PHẢI – VAI TRÒ CỦA NÃO PHẢI
Khi phẫu thuật để liên kết thông tin liên lạc của hai bán cầu não bị cắt đứt, mỗi bên của bộ não của bệnh nhân có chức năng như một cá nhân riêng biệt. Mắt phải có thể đặt tên cho một đối tượng, chẳng hạn như một bút chì, và tay phải có thể viết ra những gì nó đã, nhưng bệnh nhân không thể giải thích những gì nó được dùng. Khi nó được hiển thị bàn tay trái và mắt trái, bệnh nhân có thể giải thích và chứng minh việc sử dụng nó, nhưng không thể đặt tên nó là.
Nếu chiếc cầu nối bị hỏng vì tai nạn, sai sót sinh lý hay một lý do nào khác thì một cá nhân sẽ trở nên bất thường, người đó sẽ có hai tính cách hầu như độc lập nhau - hiện tượng ảo giác hoặc nhân cách mâu thuẫn sẽ xảy ra. Một người như vậy có thể sống ở phần này hoặc phần khác của tâm trí mà không nhớ được những gì đã xảy ra ở phần bên kia cầu nối.
Từ những thí nghiệm này đã minh chứng có hai phương thức tư duy bằng lời và không lời, và rằng hệ thống giáo dục của chúng ta, cũng như khoa học nói chung, có xu hướng bỏ qua hình thức phi ngôn ngữ của trí tuệ. Nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như Jung và Tiến sĩ Scott Peck, giải thích rằng vô thức có thể là một thuật ngữ cho linh hồn, hoặc ít nhất là cửa sổ cho nó. Do dẫn truyền chéo, hệ thần kinh thị giác của mắt trái đi đến não phải của chúng ta.
Vì vậy, mắt trái mới thật sự là cửa sổ tâm hồn và chỉ số ẩn của bản thân mới thực sự hé lộ (the power of the left eye).
Khả năng trực giác của con người được thể hiện qua bán cầu não phải, còn khả năng suy nghĩ - qua bán cầu não trái. Người ta tin là các phản ứng trí tuệ và hành động ở con người bằng con đường trực giác là tối ưu và diễn ra một cách tức thời, còn bằng con đường suy nghĩ - cục bộ và đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Một trong những phương pháp hiệu quả để nâng cao khả năng trực giác hay phát triển bán cầu não phải là cúng tứ thời và thiền để quan sát chính cơ thể và tâm trí của mình.
PHẦN HAI
TIẾT I: BIỂU TƯỢNG CỦA HUỆ NHÃN
I. TRONG ẤN GIÁO VÀ PHẬT GIÁO
II. TRONG THÔNG THIÊN HỌC
III. TRONG GIÁO LÝ PHƯƠNG TÂY
IV. CÁC TRƯỜNG PHÁI KHÁC
TIẾT II: VỊ TRÍ HỆ THỐNG 7 LUÂN XA & KỸ THUẬT MỞ CON MẮT THỨ BA
I. VỊ TRÍ 7 LUÂN XA
II. CON MẮT HUYỀN BÍ CỦA TÂY TẠNG
III. VIỆC KHAI MỞ "HUỆ NHÃN"
TIẾT III. TUYẾN YÊN & TUYẾN TÙNG
HUỆ NHÃN
TIẾT I: BIỂU TƯỢNG CỦA HUỆ NHÃN
Từ xa xưa, người phương Đông cổ đại thường cho rằng, năng lượng được phát ra từ một bộ phận trung tâm của con người và vùng trung tâm đó chính là "con mắt thứ ba". Hình ảnh con mắt thứ ba được thể hiện trên trán của các vị thần trong các tác phẩm điêu khắc cổ đại ở đền chùa của các tôn giáo như Ấn giáo, Phật giáo. Người ta tin rằng, con mắt nhìn thấu mọi điều đã được Thượng đế ban tặng cho các vị thần để họ có những năng lực siêu phàm nhìn thấu những vật vô hình. Theo Đạo Cao Đài, người tu hành khi đoạt được Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình. Người Ấn Độ thường chấm một điểm trên trán giữa hai con mắt để diễn tả con mắt thứ ba. Vị trí của con mắt thứ ba theo cách gọi của Trung Hoa, được gọi là Ấn đường.
Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực hiện một số thử nghiệm và kết luận rằng, con mắt thứ ba này có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai và sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não (epiphysis) ở tuyến yên, phía trước tiểu não. Epiphysis có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thuỷ tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt. Trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm của con người, epiphysis từ kích cỡ bằng quả anh đào đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động.
Trong Upanishads, một con người được ví như một thành phố với mười cửa. Chín cửa (2 mắt, 2 lỗ mũi, 2 tai, miệng, hậu môn, niệu đạo) dẫn đến thế giới cảm giác bên ngoài. Con mắt thứ ba là cổng thứ mười và dẫn đến cảnh giới bên trong. Trong Đạo giáo truyền thống Trung Quốc, con mắt thứ ba liên quan đến việc tập trung sự chú ý vào điểm giữa lông mày với mắt nhắm lại trong các tư thế khí công. Mục tiêu của đào tạo này là cho phép thiền sinh có khả năng điều chỉnh vào đúng tần số rung động của vũ trụ và đạt được nền tảng vững chắc ở các cấp độ thiền định cao cấp hơn. Về lý thuyết của Thông Thiên học, con mắt thứ ba, còn được gọi là mắt của tâm trí (mind's eye), nằm ngay giữa hai mắt, và mở rộng lên đến giữa trán khi mở ra. Đây là một trong những trung tâm năng lượng chính của cơ thể nằm tại luân xa thứ 6. Con mắt thứ ba là một phần của kinh tuyến chính, dòng tách chia các bán cầu não trái và phải của cơ thể. C.W.Leadbeater cho biết, ông đã thấu thị, xem luân xa và hào quang của mình với con mắt thứ ba và xuất bản một cuốn sách được gọi là Chakra vào năm 1927 với hình minh họa miêu tả các luân xa.
Chakra
|
Color
|
Primary Functions
|
Associated Element
|
Location
|
Open or Balance
|
Foods
|
Symbol
|
THIRD EYE
ājñā,आज्ञा |
Direct perception, intuition,
imagination, visualization, concentration, Self-mastery, Extra Sensory
Perception
|
time/light
|
Between the
eyebrows. (Pineal gland)
|
Meditation,
guided visualization.
|
Dark bluish
colored fruits, Liquids, Spices
|
Con mắt thứ ba thuộc luân xa thứ sáu AJNA, hình bông hoa hai cánh màu xanh tím. Chức năng cơ bản là nhận thức trực tiếp, trực giác, trí tưởng tượng, hình dung, tập trung, tự chủ, nhận thức siêu cảm giác. W. LEADBEATER tuyên bố rằng bằng cách mở rộng một “ống ETHERIC" từ con mắt thứ ba, là có thể phát triển tầm nhìn như dưới kính hiển vi và kính thiên văn.
STEPHEN PHILLIPS đã khẳng định là tầm nhìn của Mắt thứ ba có khả năng quan sát đối tượng nhỏ như các hạt QUARK.
Trong tâm linh, con mắt thứ Ba tượng trưng cho một trạng thái của giác ngộ. Con mắt thứ Ba thường gắn liền với sự thấu thị, trong đó bao gồm khả năng quan sát các luân xa và hào quang, sự biết trước, và những kinh nghiệm xuất vía.
TIẾT II. VỊ TRÍ HỆ THỐNG 7 LUÂN XA
I. VỊ TRÍ CÁC LUÂN XA
LUÂN XA THỨ SÁU AJNA: là trung tâm của ý thức, liên quan đến tuyến yên (glande pituitaire). Người làm việc tâm trí nhiều thì luân xa này được kích thích, từ đó có khả năng suy tư bén nhạy. Ngược lại, khi luân xa này không khai thông thì đương sự cũng không được thông minh sáng suốt, khó phân biệt lẽ phải và lợi hại.
LUÂN XA THỨ BẢY SAHASRARA: là trung tâm của sự hợp nhất giữa Tiểu ngã và Ðại ngã, sự hợp nhất với Thượng Ðế hay sự giác ngộ hoàn toàn. Trong cơ thể nó liên quan đến tuyến tùng quả (glande pinéale), Tuyến này vẫn còn mơ hồ đối với giới Y-khoa hiện đại. Nơi người thường, luân xa này hoạt động rất yếu nhưng không bế tắc. Nó là nhịp cầu nối giữa con người và Thượng Ðế, giữa đời sống vật chất vô thường và đời sống tâm linh vĩnh cửu. Nơi người biết sống cuộc đời tâm linh, luân xa này được kích thích và khai thông từ từ, giúp họ tiến bước nhanh trên đường Ðạo vì tiếp nhận được những ân huệ bên trên truyền rải xuống
II. CON MẮT HUYỀN BÍ XỨ TÂY TẠNG
Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng như James Frazer, R. Muller, William Halse Ricers, Ions Veronica, Mbiti John, Wentz W. E, Osborne Harold... đặc biệt là một người phụ nữ, một nữ văn sĩ tên là Alexandra David Neel đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của "đỉnh trời" là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí. Điểm đặc biệt đáng nhắc đến là nơi đây các vị sư đều có khả năng cao về nhận thức, họ có thể hiểu nhau qua không gian hơn là biểu lộ bằng lời nói hay hành động. Nhờ khả năng đọc được tư tưởng người khác mà nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng biết trước được những gì mà người khác đang dự tính trong đầu. Ngoài ra những vị này còn có khả năng phân tích vầng màu sắc tỏa ra từ đầu bất cứ ai để từ đó biết được ý tưởng tốt hay xấu mà người đó đang dự định. Đây chính là nguồn năng lực của con mắt thứ ba đã được nhiều tài liệu nhắc tới với tên gọi là "Thần nhãn" hay "Huệ nhãn".
Đối với người dân Tây Tạng, từ tấm bé, họ đã được cha mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích về người Tây Tạng thời cổ xưa. Theo đó thì thời xưa ấy, người Tây Tạng ai cũng có một "nhãn lực" đặc biệt từ một con mắt thứ ba. Về sau, vì con người bị lôi kéo dần vào đường vật chất, ích kỷ, tham lam, sân hận nên trí óc không còn sáng suốt. Cuối cùng như tấm gương bị bụi mờ che kín, con mắt thứ ba trở thành u tối, teo nhỏ lại không còn sử dụng được nữa.
III. VIỆC KHAI MỞ "HUỆ NHÃN"
Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học đã cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng nhiệm vụ của tuyến này rất kỳ diệu, chỉ tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh. Cái tuyến lạ lùng đó là Tuyến Tùng quả (Pineal Gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal gland còn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba. Hàng nghìn năm qua, tuyến tùng quả hay tuyến quả thông đã được thừa nhận như một mối liên hệ của cơ thể người với những cảnh giới tư tưởng thâm sâu hơn – một cửa sổ nhìn vào các chiều không gian khác. Chỉ những ai chịu vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mờ, quyết tâm giữ lòng trong sạch và tu trì mới có được Huệ nhãn.
Tại Tây Tạng, nhiều Đạo viện thường có những buổi thực tập về phép chuyển di tư tưởng giữa các hàng đệ tử trong giai đoạn tu luyện các phép thần thông. Phương cách thực tập rất khoa học, lúc đầu hai người đệ tử ngồi cạnh nhau để chuyển tư tưởng cho nhau. Khi bắt được tư tưởng của nhau rồi thì khoảng cách tĩnh tạo giữa hai người này sẽ ở vị trí xa hơn. Cứ thế mà về lâu về dài họ có thể đạt tới khả năng truyền tư tưởng cho nhau qua khoảng cách rất xa: hoặc từ đạo viện này đến đạo viện khác, từ hang động này đến hang động khác. Một tác giả khác, nhà thần học G. de Puruker, trong thập niên 1920 đã viết về tuyến tùng và sự tiến hóa của nhân loại
TIẾT III: TÌM HIỂU TUYẾN TÙNG & TUYẾN YÊN
Hệ nội tiết:
1. Tuyến tùng (épiphyse),
2.Tuyến yên (hypophyse),
3. Tuyến giáp (thyroïde),
4. Tuyến ức (thymus),
5. Tuyến thượng thận (surrénales),
6. Tuyến tụy(pancréas),
7. Buồng trứng,
8.Tinh hoàn.
TUYẾN YÊN
PITUITARY GLAND hay GLANDE HYPOPHYSAIRE là tuyến não thùy nắm phía trước. PINEAL GLAND là tuyến yên nằm phía sau. Tuyến yên có kích thước nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm ở đáy sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi (Hypothalamus). Tuyến yên có rất nhiều chức năng quan trọng trong việc kích thích toàn bộ những chất kích thích tố của hệ nội tiết.
Tuyến yên và hypothalamus là một tổ chức thống nhất, không thể tách rời nhau. Tuyến yên gồm hai thuỳ chính: thuỳ trước và thuỳ sau.
Thuỳ trước tuyến yên gồm nhiều loại tế bào. Chúng tiết ra nhiều loại hormon khác nhau như kích thích tố phát triển (STH = Somato trophin hormone). Hormon này còn được gọi dưới tên là Hormon sinh trưởng (GH = Grow Hormon).Tác dụng chính của STH là thúc đẩy sự phát triển của cơ thể động vật. STH tác dụng chủ yếu vào sự phát triển sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triển về thể tích của hệ thống xương. STH có tác dụng phối hợp với Thyroxin của tuyến giáp.
Thùy sau tuyến yên có chức năng như một nơi dự trữ cho vùng dưới đồi và là nơi trung gian của các hormone kiểm soát chức năng của cơ và thận.
Vị trí tuyến yên và tuyến tùng trong não:
1. Hypothalamus; 2. Tuyến yên; 3. Tuyến tùng
II. TUYẾN TÙNG
Trong những loài động vật có xương sống đơn giản, và trong loài động vật có vú thì tuyến tùng có hình dạng con mắt với nhiệm vụ tiếp thu ánh sáng, nó có thể được tiến hóa thành con con mắt thứ ba rất tinh tế, và nằm trong vị trí não thất ba. Việc kích hoạt của tuyến tùng là bước quan trọng trong tâm linh, tinh thần và các quá trình chuyển đổi năng lượng. Thông qua sự tiết Melatonin, nó cũng quy định nhịp sinh học, đánh thức chu kỳ giấc ngủ và làm chậm quá trình lão hóa. Tuyến tùng có hình dạng giống như trái thông nhỏ bằng hạt đậu, nằm trên một cái cuống trong vùng não thất ba.
Về mặt tâm linh, khi năng lượng đi thẳng vào từ luân xa 6 một cách trực tiếp phía sau hai mắt, dưới hai bán não thì luân xa 6 được khai mở. SAU KHI LUÂN XA 6 ĐƯỢC KHAI MỞ , VÀ LUÂN XA 6 ĐƯỢC XỬ DỤNG THÌ TUYẾN TÙNG ĐƯỢC KÍCH THÍCH, lúc bấy giờ tuyến tùng trở thành chiếc cầu liên lạc được bắt ngang giữa thể xác và thế giới tâm linh. Sự phát triển trí huệ tối cao được liên kết chặt chẽ với bộ phận nầy, đó là lý do triết gia Pháp lỗi lạc Descartes đã xác định : “ tuyến tùng là vị trí của linh hồn con người".
PHẦN BA:
THIÊN NHÃN
TIẾT 1: BIỂU TƯỢNG CON MẮT TRÊN THẾ GIỚI
1. EYE OF HORUS
2. MẮT NHÌN THẤY TẤT CẢ CỦA THIÊN CHÚA
(EYE OF PROVIDENCE, THE ALL-SEEING EYE OF GOD)
3. BIỂU TƯỢNG MẮT TRONG HỘI TAM ĐIỂM (FREEMASONRY)
4. THIÊN NHÃN LÀ MỘT PHẦN TRONG BIỂU TƯỢNG KHẮC TRÊN QUỐC ẤN HOA KỲ.
TIẾT 2: BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
Ý NGHĨA VIỆC THỜ THIÊN NHÃN
VÌ SAO CHỌN THỜ THIÊN NHÃN
TIẾT 3: CHỮ “MỤC” LÀ MẬT NGỮ TU CHƠN
TIẾT 4: Ý NGHĨA CỦA 5 DẠNG THỨC THIÊN NHÃN TRONG ĐỀN THÁNH
Thiên Nhãn có nghĩa là "mắt của Trời". Thông thường biểu tượng này tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Biểu tượng này tìm thấy ở các nền văn minh phương Tây lẫn phương Đông.
TIẾT 1: BIỂU TƯỢNG CON MẮT TRÊN THẾ GIỚI
1. EYE OF HORUS
Có hai cách giải thích các biểu tượng của mắt. Đầu tiên, một số tin rằng đó là mắt của Ra, CN vị thần mặt trời của Ai Cập cổ đại, cũng là một biểu hiện của thần Amen. Đó còn được gọi là mắt của Horus.
Horus, con trai của Isis và Osiris, ban đầu được xem là vị thần Mặt trời, sau này trở thành vị thần bầu trời đại diện cho cả mặt trời và mặt trăng, với mắt phải của ông đại diện cho mặt trời, gọi là Eye of Ra, và mắt bên trái đại diện cho Mặt trăng, được gọi là Eye of Tehuti. Thật thú vị, Tehuti còn được gọi là Thoth, là Thoth Hermes Trismegistus, hoặc được biết đến như Hermes trong tiếng Hy Lạp. Đây là vị thần kiến thức của các ngành khoa học thiêng liêng như thuật giả kim, thiên văn học, ảo thuật, toán học, ngôn ngữ…
“Mắt thấy tất cả” luôn luôn được biểu hiện bởi mắt trái.
Mắt của Horus
Người cổ đại tin rằng biểu tượng bất diệt này sẽ hỗ trợ việc tái kiếp, vì thế người ta đã tìm thấy biểu tượng này dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp vua Tutankhamun.
2. MẮT NHÌN THẤY TẤT CẢ CỦA THIÊN CHÚA
(EYE OF PROVIDENCE, THE ALL-SEEING EYE OF GOD)
Biểu tượng Thiên Nhãn cũng được tìm thấy ở nhà thờ Aachen, miền Tây nước Đức. Nhà thờ này đã được UNESCO xem như một di sản thế giới. Đây là một nhà thờ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma cổ xưa nhất ở Bắc Âu. Từ năm 936 đến năm 1531, nhà thờ là nơi làm lễ đăng quang cho 30 vị vua và 12 hoàng hậu nước Đức. Đây cũng là nơi còn giữ những di vật thiêng liêng củaMẹ Đồng trinh Maria, Chúa Giê-su và Thánh John the Baptist.
The Eye of Providence (hoặc Mắt nhìn thấy tất cả của Thiên chúa ) là một biểu tượng hiển thị một mắt thường được bao quanh bởi các tia ánh sáng và thường kèm theo bởi một hình tam giác. Đôi khi nó được hiểu như là đại diện cho mắt của Thiên Chúa xem xét nhân loại (hay Thiên Chúa quan phòng).
Một phiên bản Kitô giáo của Eye of Providence, nhấn mạnh vào hình tam giác tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa giáo có một quyển sách tựa là: "Catéchisme Album " (Giáo lý Cương yếu) do nhà xuất bản Saint Joseph ở Paris phát hành, nơi trang đầu tiên có in hình Thiên Nhãn (L'Oeil de Dieu) và chú thích:
" Dieu est esprit, il ne peut être vu de nos yeux, ni, par conséquent, représenté sur une image. C'est OEIL, vous rappelle que Dieu est le souveraine intelligence, qu'il sait tout et voit tout. On l'encadre le Soleil, car Dieu est le Vrai Soleil qui éclaire et réchauffe tout et porte la vie partout. Dieu est la Lumière Éternelle."
Tạm dịch :Thượng Đế là Đấng thiêng liêng, đôi mắt trần của chúng ta không thể thấy được Ngài, vì thế, không thể mô tả Ngài bằng một hình ảnh. Thiên Nhãn nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng : Thượng Đế là Đấng Toàn Tri, Ngài biết tất cả và thấy tất cả. Người ta vẽ chung quanh Thiên Nhãn những tia sáng của Mặt Trời, bởi vì Thượng Đế là ngôi Dương chơn thật, soi sáng và sưởi ấm vạn vật và mang đến sự sống khắp nơi. Thượng Đế là Ánh sáng vĩnh cửu.
Tìm hiểu biểu tượng Thiên Nhãn của Đạo Thiên Chúa, chúng ta thấy thuở xưa, ở Âu châu, người ta vẽ biểu tượng Đức Chúa Trời là một ông già, tướng mạo rất quang minh, tay mặt cầm cây Thập Tự Giá, là tượng cho âm dương; tay trái dơ năm ngón tay tượng cho ngũ hành, con mắt vẽ ngang trái Tim trước ngực để minh chứng THƯỢNG-ĐẾ ngự trong lòng người, bên trái có một cuốn vở và cây viết. Đó là hình ảnh khải thị cho chúng ta.
3. BIỂU TƯỢNG MẮT TRONG HỘI TAM ĐIỂM (FREEMASONRY)
Một phiên bản Tam Điểm ban đầu của Eye of Providence với những đám mây và một nửa vòng tròn. ”Mắt thấy tất cả” là một biểu tượng bao gồm một mắt trong một tam giác. Nó được gọi là mắt Tam điểm của nhà kiến trúc vĩ đại.
4. THIÊN NHÃN LÀ MỘT PHẦN TRONG BIỂU TƯỢNG KHẮC TRÊN QUỐC ẤN HOA KỲ.
Năm 1782, Thiên Nhãn được chọn là một phần trong biểu tượng khắc trên Quốc ấn (con dấu quốc gia) của Hoa Kỳ. Trên Quốc ấn, Thiên Nhãn được vẽ phía trên một kim tự tháp có 13 bậc, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của Mỹ. Toàn bộ biểu tượng ngụ ý Thiên Nhãn hay Thượng Đế ban ân huệ cho một nước Mỹ thịnh vượng. . Đặc biệt là trên mặt sau của tờ giấy bạc 1 đô la của Mỹ cũng có biểu tượng này. Chính việc này làm cho nhiều người biết Thiên Nhãn, bởi vì đồng đô la của Mỹ rất phổ biến trên thế giới.
Thiên nhãn trên tờ giấy bạc 1 đô la của Mỹ
TIẾT 2: BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
Đạo Cao Đài dùng Thiên Nhãn làm biểu tượng chính, thay cho hình ảnh Thượng Đế tại trần gian. Trong đạo Cao Đài, Thiên Nhãn có nhiều ý nghĩa đặc trưng của nền tôn giáo này. Giáo chủ của đạo Cao Đài là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Đấng vô hình, không mang xác phàm, mở Đạo kỳ ba bằng huyền diệu cơ bút để truyền bá giáo lý của Ngài cho nhơn sanh giác ngộ mà lo tu hành giải thoát hầu trở lại thiên đường cực lạc hay Bạch Ngọc Kinh (hay Niết bàn). Thượng Đế là vô thể, vô danh, là Đại Linh Quang, là ánh sáng chiếu diệu khắp cả càn khôn vũ trụ thế giới muôn loài vạn vật, đức háo sanh vô cùng vô tận, không thể dùng hình tướng, lời nói của thế gian để mô tả được.
Ý NGHĨA VIỆC THỜ THIÊN NHÃN
Lúc mới khai Đạo tại Việt Nam, năm Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn có dạy như sau:
“Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng con mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh:
Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng quang chủ tể
Quang thị Thần
Thần thị Thiên
Thiên giả Ngã dã.
Tạm dịch: Con mắt là chủ của tâm
Ánh sáng hai con mắt là chủ tể
Ánh sáng là Thần
Thần là Trời
Trời là Ta đó.
Năm câu mà Đức Chí Tôn dạy về THIÊN NHÃN, có thể được giải thích theo 2 trường hợp :
- Giải thích theo Đại Thiên địa, Đại Vũ trụ, Đại Linh quang, Đại hồn, Thượng Đế
- Giải thích theo Tiểu Thiên Địa,Tiểu Vũ trụ, Tiểu Linh quang, Tiểu hồn, Tiểu Thượng Đế, con người
1. GIẢI THÍCH THEO TIỂU THIÊN ĐỊA (NGƯỜI)
Con người do Thượng Đế tạo ra, hễ Trời có gì thì con người có nấy, cho nên mới gọi con người là Tiểu Thiên Địa, Tiểu hồn, Tiểu Linh quang.
Câu 1 : Nhãn thị chủ Tâm : Nhãn ở đây là con mắt của Người, tượng trưng con người. Tâm ở đây là lương tâm của con người, tức là Tiểu hồn, Tiểu Linh quang. Như vậy, con người làm chủ cái Tâm của mình, tức là làm chủ Tiểu Linh quang (Chơn linh) của mình.
Câu 2 : Lưỡng quang chủ tể : Lưỡng quang ở đây là hai Khí Dương và Âm trong cơ thể con người. Nếu hai Khí nầy điều hòa thì thân thể con người khỏe mạnh; nếu hai khí không điều hòa thì con người bị đau bịnh, nếu khí Dương tuyệt thì cơ thể phải chết. Hai khí Âm Dương trong con người là chúa tể, vì nó định được sự sống chết, sự khỏe mạnh hay đau yếu của thân thể con người.
Câu 3 : Quang thị Thần : Quang ở đây là Tiểu Linh quang, Thần là Linh hồn của con người, tức là Tiểu hồn. Tiểu Linh quang ấy là Tiểu hồn của con người.
Câu 4 : Thần thị Thiên : Thần là Tiểu hồn, Thiên ở đây là Tiểu Thiên địa, Tiểu Thượng đế. Tiểu hồn ấy là Tiểu Thượng đế.
Câu 5 : Thiên giả Ngã dã : Thiên là Tiểu Thượng đế, Ngã là ta, là con người. Tiểu Thượng đế ấy là ta vậy.
2. GIẢI THÍCH THEO ĐẠI THIÊN ĐỊA (TRỜI)
Câu 1 : Nhãn thị chủ Tâm : Nhãn ở đây là Thiên Nhãn tượng trưng Thượng Đế. Tâm ở đây là Tâm của Thượng Đế, tức là Đại Linh quang, Đại hồn. Thượng Đế là chủ của Đại Linh quang.
Câu 2 : Lưỡng quang chủ tể : Lưỡng quang là Âm quang và Dương quang. Chủ tể là Chúa tể, cai trị tất cả. Bởi vì Dương quang và Âm quang ấy chính là của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, phối hợp để sanh hóa Càn khôn Vũ trụ và vạn vật.
Câu 3 : Quang thị Thần : Quang nầy là Đại Linh quang, Thần nầy là Đại hồn.
Đại Linh quang ấy là Đại hồn của Thượng Đế.
Câu 4 : Thần thị Thiên : Đại hồn ấy là Trời,Thượng Đế
Câu 5 : Thiên giả Ngã dã : Thượng Đế ấy là TA vậy. (TA là tiếng tự xưng của Đức Chí Tôn) .
Do đó, thờ Thiên Nhãn chính là thờ Trời, thờ Đấng Thượng đế, thờ Đấng Đại Từ Phụ đã sanh hóa Càn Khôn Vũ Trụ và toàn cả chúng sanh.
VÌ SAO CHỌN BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN
" Tại sao Thầy lại biểu các con tạo hình Thiên Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các tôn giáo khác ? Thầy vốn là Hư Vô chi Khí, không giống cái chi hết. Các con chớ tạo hình Thầy mà thờ. Trời là Lý, thì Lý ấy rất thông linh bao quát Càn khôn Thế giới. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con. Nên chi, thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy."
Tuy Đức Chí Tôn dạy thờ Thiên Nhãn nhưng Ngài còn dạy đặt một ngọn đèn gọi là Thiên đăng để chiếu rọi vào Thiên Nhãn, tức là Thánh ý Chí Tôn muốn nói đến cái nguồn cội của sự sáng suốt gọi là Ánh Thái cực có từ buổi khai Thiên. Chí Tôn đã phân định Nhứt khí hư vô thành Lưỡng Nghi, phân đôi tiếp thành Tứ tượng, rồi phân tiếp thành Bát Quái.
Bát Quái là tám đẳng hào quang gọi là Bát phẩm chơn hồn:
PHẬT HỒN- TIÊN HỒN- THÁNH HỒN- THẦN HỒN
NHƠN HỒN- CẦM THÚ HỒN- THẢO MỘC HỒN- VẬT CHẤT HỒN.
Đức Chí Tôn cho hai câu đối:
BÁT PHẨM CHƠN HỒN TẠO THẾ GIỚI, HÓA CHÚNG SANH, VẠN VẬT HỮU HÌNH TÙNG THỬ ĐẠO
QUÁI HÀO BÁC ÁI ĐỊNH CÀN KHÔN, PHÂN ĐẲNG PHÁP, NHỨT THẦN PHI TƯỚNG TRỊ KỲ TÂM
Tám bậc linh hồn gầy nên cõi đời, biến thành chúng sanh là muôn vật hình dõi theo gương Cơ Tạo.
Ánh sáng trọn lành định an vũ trụ, đặt bày ngôi thứ, do một Đấng vô ảnh phán đoán nơi cõi lòng.
Điểm Linh quang mà Đức Chí Tôn ban cho mỗi con người gọi là Thần Lương Tâm (conscience). Thần Lương tâm vốn vô hình vô ảnh nên nói là Thần phi Tướng. Cặp mắt phàm dưới chân mày của con người duy để nhìn xem vật mà thôi; còn sự hiểu biết để liệu định, phán đoán thì do trí não, tức Thần phi tướng điều khiển. Vì thế, Đức Chí Tôn dạy rằng: Thầy hằng ở bên các con mà nhắc nhở, dìu dắt các con.
Tóm lại, thờ Thiên Nhãn là tôn chỉ của Đạo Cao Đài, là côi nguồn của Pháp nên ý nghĩa rất sâu xa huyền bí. Thiên Nhãn đặt trên tran thờ, lại có đèn Thái Cực rọi vào, tức là trạng thái nguồn cội của Đạo. Khi quỳ cúng, người tín đồ nhìn lên để vừa định Thần, vừa noi theo đó mà trau luyện điểm Linh quang của mình mà noi bước theo các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Bà Bát Nương Diêu Trì Cung có cho bài thơ như sau:
Chốn đày đọa chớ nên để hận
Lực sanh sanh làm phấn dồi mình.
Kiếp phù sinh vẻ kiếp xuân xanh,
Bước đọa lạc gây thành kiếp hiển.
Nào tên tuổi nghiệp nghề hữu hiệu
Đã thành hình ra miếng đỉnh chung.
Ấy đều nhờ phép quí Hóa công,
Tạo bằng cấp tài năng dục học.
Học đặng biết hưởng mùi khó nhọc,
Học đặng hay lừa lọc thân danh
Học cho thông phép thưởng, luật hành.
Học cho hiểu tài tình xác tục,
Học đặng sửa nên trong hết đục.
Nước non kia nhờ học mà xinh
Học cho hay làm chủ lấy mình
Học quá giỏi để binh kẻ dở.
(Di liệu của Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu)
Phật Giáo cũng có chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu tâm. Pháp môn này được Đức Phật Thích Ca tâm truyền cho Nhứt Tổ Ma Ha Ca Diếp và được lưu truyền trong thiền học. Pháp môn này là chánh pháp không hai (pháp môn bất nhị) dạy thiền gia sử dụng tạng con mắt, hiệp ánh sáng lưỡng quang đem về mi gian giữa hai chơn mày, rồi hồi quang phản chiếu tức là đem ánh sáng của đôi mắt đó chiếu ngược vào trong tâm nội để quán sát tâm mình. Phật Giáo gọi là minh tâm kiến tánh, là soi sáng tâm trung để tìm thấy Chơn Tánh hay Phật Tánh, hay Thiên Tâm, Chơn Tâm của Đạo Gia.
Cao Đài hay Phật Giáo đều dạy dùng tạng mắt để soi rọi vào tâm . Đức Chí Tôn dạy “ Nhãn thị chủ tâm” là vậy. Trong dân gian cũng thường nói: Trời cao có mắt, để chỉ rằng Ông Trời, tức là Đấng Thượng Đế, nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp chúng sanh. Do đó, trong Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu :
Càn kiện cao minh,
Vạn loại thiện ác tất kiến.
Nghĩa là :
Càn là Trời, ngôi Càn mạnh mẽ, cao tột, sáng tỏ,
Ắt hẳn thấy rõ điều thiện và ác của muôn loài vật.
- Thờ Thiên Nhãn với con mắt mở, để chúng ta luôn luôn nhớ rằng, bất cứ ta làm việc gì, Trời đều thấy rõ, không thể giấu giếm.
- Vẽ MỘT con Mắt để thờ, mà không vẽ 2 con Mắt (một cặp) là bởi vì 1 là số khởi thủy của Càn khôn Vũ trụ và vạn vật (theo Dịch học) : 1 sanh 2, 2 sanh 3, 3 sanh vạn vật. Tức là Nhứt bổn tán Vạn thù, Vạn thù qui Nhứt bổn. Cho nên, số 1 là gốc, là số Dương, mà Đức Chí Tôn làm Chủ Dương quang. Số 1 cũng chỉ ngôi Thái Cực, là ngôi độc nhứt trong Càn Khôn Vũ trụ.
- Vẽ Con Mắt bên TRÁI để thờ: bởi vì bên Trái thuộc về Dương, bên Mặt thuộc về Âm, nên khi vào Thánh Thất quì cúng Đức Chí Tôn, phái Nam quì bên Trái của Đức Chí Tôn; phái Nữ quì bên Mặt của Đức Chí Tôn (Nam tả Nữ hữu). Do đó, Con Mắt Trái tượng trưng Đức Chí Tôn và Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương quang.
- Thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa Đại đồng vì hình Con Mắt không có tánh cách phân biệt chủng tộc. Như chúng ta thấy, Phật giáo vẽ hình Đức Phật Thích Ca với hình dáng là người Ấn độ; Thiên Chúa giáo vẽ hình Đức Chúa Jésus với hình dáng là một người Do Thái; do đó có tánh cách phân biệt về dân tộc, quốc gia, v.v… Vẽ hình Con Mắt mà thờ thì tránh được các sự phân biệt vừa nêu trên.
Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ của toàn nhơn loại. Khi dạy thờ Con Mắt là Đức Chí Tôn muốn cho nhơn loại không còn phân biệt nhau về màu da, sắc tộc mà phải nhìn nhau là anh em một nhà, đều là con của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Tìm hiểu sâu xa hơn nữa, chúng ta biết rằng trong vũ trụ có một sự sáng tột cùng, tự sáng tạo ra hình thể của muôn loài vạn vật gọi là khối Đại Linh Quang, là Trời. Con người là tiểu vũ trụ, trong con người có một sự sống đồng thể với Đại Linh Quang nhưng nhỏ hơn gọi là Tiểu Linh Quang hay linh hồn, chơn linh, cũng còn gọi là tâm hay lương tâm. Tâm con người không hình ảnh nhưng trạng thái của nó thế nào đều hiện ra trong ánh mắt không thể che giấu được. Ngạn ngữ Tây phương nói :" Con mắt là cửa sổ của tâm hồn" cũng đồng nghĩa ấy. Nội tâm con người biểu lộ bên ngoài chủ yếu con mắt. Cái thấy của hai con mắt mới là chính, thấy được mới hiểu biết sáng suốt. Sự hiểu biết sáng suốt là Thần. Nơi con người Thần là Trời. Trời là Ta vậy. (Ta: lời của Đức Chí Tôn nói với người hầu đàn ). Vì vậy thờ biểu tượng Thiên Nhãn là thờ tâm linh mà tâm linh con người là Trời (Tiểu Thiên Địa)
Người tu đoạt pháp, Tinh Khí Thần hiệp nhứt được, có thêm con mắt thứ ba gọi là Thần Nhãn hay Huệ Nhãn. Đó là loại năng khiếu tâm linh thấy được màu sắc, ánh sáng trong thế giới gọi là vô hình đối với con mắt thường. Chủ yếu của khoa bí truyền tinh luyện nầy ở chỗ làm cho yếu tố Thần của con người hiệp được với yếu tố Tinh, Khí. Chỗ chính hiệp nầy cực kỳ khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi con người phải có một đời sống thánh thiện mới thành công được.
Con mắt trái là hình thể hữu vi thuộc về vật chất, Thiên Nhãn là cái lý nhiệm mầu, huyền bí thuộc lãnh vực siêu hình. Đạo Cao Đài mượn hình con mắt trái để thờ lý nhiệm mầu và quyền lực vô hình, sâu kín, ẩn tàng bên trong mọi hình thể vạn loại trong càn khôn vũ trụ nầy, mà người đời thường gọi bằng một tiếng quen thuộc là Trời .
Điều ấy đủ cho chúng ta hiểu được: Thiên Nhãn là biểu tượng của lý nhiệm sâu xa, một sự sáng suốt tột cùng bao trùm cả càn khôn vạn loại, ý nghĩa vượt hẳn hình ảnh con mắt bên trái của con người phàm tục .
TIẾT 3: CHỮ “MỤC” LÀ MẬT NGỮ TU CHƠN-.
1. HƯỜN NGUYÊN CHƠN THẦN GIÚP ĐẮC ĐẠO
Mở Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn hứa sẽ " Huờn nguyên cho chơn thần các con đắc Đạo", “Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập "Tam Kỳ Phổ Độ " này duy Thầy cho "THẦN" hiệp "TINH, KHÍ" đặng hiệp đủ "Tam Bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
"Từ ngày bị bế Đạo luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên Đình mỗi phen đánh tản "Thần" không cho hiệp cùng "Tinh, Khí".
"Thầy đến đặng huờn nguyên chơn thần cho các con đắc Đạo."
Con hiểu"Thần cư tại Nhãn". Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. ( TNHT .TG. 25-2-1926 )
Vì vậy thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa là sống và tuân theo bí quyết siêu phàm nhập Thánh của Đức Chí Tôn chỉ dạy: Phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật từ ngày Đạo bị bế, thì Luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản THẦN, không cho hiệp cùng TINH, KHÍ. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn thần cho các con đắc đạo. Con hiểu "Thần cư tại nhãn". Bố trí cho chư Đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên, Phật do yếu nhiệm là tại đó."
Về ý nghĩa của chữ " THẦN" :
- Khi hiến lễ dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn : Tam Bửu là : Bông, Rượu, Trà, tượng trưng Tinh, Khí, Thần. Tinh là Thể xác, Khí là Chơn thần, Thần là Chơn linh, Linh hồn. Trong phép Luyện đạo, luyện cho Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt. Trong trường hợp nầy thì:
- TINH là chất tinh túy của thể xác tạo ra để lưu truyền nòi giống. Phải Luyện Tinh hóa Khí.
- KHÍ là chất bổ dưỡng do chất Tinh biến thành để nhờ máu luân chuyển đem đi nuôi các tế bào của cơ thể cho tươi nhuận, nhứt là nuôi các tế bào não cho thông minh sáng suốt, có đầy đủ sự tốt đẹp. Đó là Luyện Khí hiệp Thần.
-THẦN là Chơn thần của con người. Khi trí não của con người đầy đủ sự thông minh sáng suốt thì phát huệ, tạo được Chơn thần nhẹ nhàng tinh tấn. Nhưng phải Luyện Thần huờn Hư, nghĩa là luyện cho Chơn thần được huyền diệu, có thể xuất nhập thể xác tùy theo ý muốn, để có thể vân du lên các cõi Trời, tiếp xúc với các Đấng thiêng liêng.
Luyện được như vậy, gọi là Luyện Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt, đắc đạo tại thế.
Thế nào là Thần cư tại nhãn và tại sao thờ Thầy là thờ Thiên Nhãn. Đó là cái máy nhiệm mầu của trời đất để tạo Tiên tác Phật do ở tại đôi mắt (song mâu) của con người. Con mắt trái thuộc dương, con mắt phải thuộc âm.
“Luyện thuốc kim đơn rõ nhiệm mầu,
Thành Tiên tác Phật tại song mâu;
Âm dương toàn ẩn cơ tại mục,
Thần khí thông linh tại thượng đầu.” (ĐTCG)
Trong chữ NHÃN có chữ MỤC. Chữ mục 目 có hai ngang = ở trong gọi là âm dương tương hội, một khuôn 囗 ở ngoài gọi là hỗn độn thành hình. Từ khi hỗn độn thành hình thì chia khí âm dương phân ra hai, thanh thăng, trược giáng. Ngang trên gọi là thanh thăng, ngang dưới gọi là trược giáng, mới mở mang vạn vật. Chữ mục mà bớt một ngang dưới là bớt âm thì nên ngôi mặt nhựt 日, có ẩn lửa hỏa thái dương gọi là thuần dương, kêu là hống, bằng bỏ cái ngang ở dưới cùng sẽ thành mặt nguyệt 月, có ẩn nước (thủy), thái âm, gọi là thuần âm kêu là diên..
Khi định Thần nhìn sâu vào Thiên Nhãn, ta thấy con ngươi là tượng cho ngôi Thái Cực, tròng đen là dương, tròng trắng là âm, hai mí mắt nhắm mở tượng cho âm dương động tịnh. Còn áp dụng trong Thánh Thất thì mỗi khi nhập đàn cúng kinh, chúng ta quì giữa, trước mắt là Thiên Nhãn là ngôi Thần, sau lưng ta là bàn thờ Hộ Pháp là ngôi Khí, còn ta quì ở giữa là ngôi Tinh. Vậy muốn Tinh hiệp một với Thần thì phải biết cách luyện Tinh hóa Khí,
Trong chữ “NHÃN” 眼 hàm chứa chữ “MỤC” (目).
Chữ “MỤC” (目) cũng nằm trong chữ “ĐẠO” 道.
2. BÁT QUÁI TRONG MẮT NGƯỜI
Theo tác giả Trần văn Rạng, trong “Trung Y nhãn khoa học giải nghĩa”, mắt con người được chia thành 8 khuếch. Mỗi khuếch là một vùng tượng trưng cho một quẻ (con số dưới đây tương ứng với số trong con mắt trên hình).
1. Thiên khuếch: Gồm lòng trắng ở hai bên phải trái của lòng đen, thuộc phổi, tượng CÀN.
2. Địa khuếch: Gồm mi trên và mi dưới thuộc tỳ và bao tử tượng KHÔN.
3. Thuỷ khuếch: Gồm đồng tử thuộc thận tượng KHẢM.
4. Hoả khuếch: Gồm hai khoé mắt thuộc tim và mạng môn thuộc LY.
5. Lôi khuếch: Gồm lòng trắng phía trên lòng đen thuộc ruột non, tượng CHẤN.
6. Sơn khuếch: Gồm vòng giáp đồng tử và lòng đen thuộc mật tượng CẤN.
7. Phong khuếch: Lòng đen thuộc gan, tượng TỐN.
8. Trạch khuếch: Lòng trắng phía dưới lòng đen, thuộc bàng quan tượng Đoài.
Đối với ngũ tạng (ngũ hành), mặt chia thành 5 vùng hợp với các điều trên. Mi mắt thuộc Tỳ - Thổ; hai khoé mắt thuộc Tâm - Hoả; lòng trắng thuộc Phế - Kim; lòng đen thuộc Can - Mộc; đồng tử thuộc Thận - Thuỷ.
Thái Cực tương đương với đơn điền (dưới rốn ba thốn) là trọng tâm sanh mạng, nơi hội tụ năng lượng và chuyển hóa. Luồng khí năng lượng ấy, hành giả luyện khí gọi là đơn (thuốc).
TIẾT 4: NĂM DẠNG THỨC THỜ THIÊN NHÃN NƠI ĐỀN THÁNH
Ngoài Thiên Nhãn đặt trên Quả Càn Khôn còn nhiều dạng Thiên-Nhãn chung quanh Đền Thánh và các nơi khác
Chung quanh các cửa sổ Đền-Thánh có tất cả 23 khuôn bông sen có hình “Thiên Nhãn” phần trang-trí này 2 mặt nên có đến (23 x 2) 46 Thiên Nhãn.
- 46 Thiên-Nhãn Thầy hiệp với:
- 1 Thiên-Nhãn nơi Quả Càn Khôn.
- 1 Thiên Nhãn nơi Cung Đạo.
- 1 Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài trước Đền.
- 1 Thiên-Nhãn ở phía trong của Thông-Thiên-Đài
Cộng là 50 Thiên Nhãn
Theo Nguyên Thủy, tác giả quyển Thiên Nhãn Thầy, các hình Thiên nhãn này mang ý nghĩa khác nhau.
1- THIÊN NHÃN NƠI PHI TƯỞNG ĐÀI: TRẤN THẦN TRƯỚC NHẤT
Thiên Nhãn này (35 tia) được làm Lễ trấn Thần vào ngày 6 tháng giêng năm Đinh-Hợi. Đức Hộ-Pháp ra lịnh thiết lễ trấn Thần Đền Thánh. Ngài dạy bên Lễ-viện để nước Cúng giờ Mẹo nơi Báo-Ân-Từ làm phép trấn Thần. (vì Quả Càn Khôn lúc ấy còn để tạm nơi Báo-Ân-Từ).
Đúng giờ Mẹo, ngày 6-Giêng-Đinh Hợi, Đức Hộ Pháp mặc Tiểu-phục, dạy Thừa-sử Huỳnh-Hữu-Lợi và Truyền Trạng Phạm-Ngọc-Trấn theo Đức Ngài qua Báo Ân-Từ, vào Bửu Điện, Đức Hộ-Pháp làm lễ xong, dùng nước Âm Dương cúng giờ Mẹo nơi đây hành pháp, xin Cam-Lồ-Thuỷ và một nhành dương giao cho Huỳnh-Hữu Lợi. Đức Hộ Pháp lấy ba bó hương hành pháp xong thì giao cho Truyền-Trạng TRẤN cầm.
Đức Hộ-Pháp đi thẳng ra Đền-Thánh lúc 9g 25ph. Ngài đứng trước Đền-Thánh và ngó ngay Thiên-Nhãn Thầy trước Phi-Tưởng-Đài rải Cam-Lồ-Thuỷ và cầm bó hương làm phép trấn Thần. Ngài giải thích ý-nghĩa là:
“Kể từ đây Đức Chí-Tôn hằng để mắt dìu-dắt con cái của Ngài và mong mỏi được vui thấy con cái của Ngài về chầu Ngài, sau khi làm nhiệm vụ Thiêng liêng của Ngài phú thác.” (Thánh Tượng nơi đây được Trấn Thần trước nhất).
2- THIÊN NHÃN TRÊN QUẢ CÀN KHÔN
Chính nơi Quả Càn Khôn, Thiên Nhãn không có tia hào quang nào cả, vì đây là ngôi “Thái Cực Thánh Hoàng” nhưng trên ấy có đủ 3072 ngôi sao. Cộng các số này lại với nhau sẽ là 12= (3+0+7+2). Số 12 là Số riêng của Thầy.
3- CÁC THIÊN NHÃN CHUNG QUANH ĐỀN THÁNH:
Đức Hộ-Pháp đã trấn Thần và giải thích về các Thiên Nhãn chung quanh Đền Thánh như sau: “Thiên-Nhãn ngó ra ngoài Đền thì để cho Thiện Nam Tín nữ quì ở ngoài sân lạy vào, còn Thiên Nhãn ngó vào Đền vì người Đạo quì ngang sợ ô-uế, không thể coi sóc cho tinh khiết được. Và từ đây dù ở chân trời góc bể nào mà nhân sanh biết hướng về Toà Thánh Cầu nguyện cũng sẽ được hồng ân của Đức Chí Tôn chiếu giám”.
Thiên nhãn Thầy trên các khung cửa sổ Đền thánh
Hai mặt trên và dưới khung là hai bụi Sen đối nhau, có đủ hoa, lá, bông, trái và ngó sen, sắp xếp thật mỹ thuật với các con số nói lên đầy đủ ý nghĩa của đạo pháp.
- Chính giữa khung là Thiên Nhãn Thầy tức là “Con Mắt Trời” đặt trong một tam giác đều, tam giác tượng trưng cho Tam giáo (1)
-Trong khung cửa sổ có hai bụi sen đối xứng nhau trên dưới(2)
-Mỗi bụi sen có hai trái, hiệp lại thành 4 trái sen (4)
-Mỗi bụi bốn lá sen: tổng cộng trên dưới có 8 lá (8)
-Khung chữ nhựt đứng, được xén bốn góc thành hình bát giác. (8)
-Từ mỗi bụi sen có ba bông sen nở : trên 3 dưới 3 thành 6 bông. Hai bên sườn của khung mỗi bên có hai bông búp hiệp lại là 4 búp sen. Vậy có thể coi tất cả có 10 bông sen. (10)
- Toàn bộ có 12 ngó sen trắng quay về nhau.
-Từ Thiên Nhãn này toả ra 16 tia hào quang sáng chói: trên là 9 tia, dưới là 7 tia.
Tính từ đường thẳng ngang đếm lên là 9 tia, tượng trưng 9 từng Trời, gọi là Cửu Thiên Khai hoá.
Phía dưới có 7 tia tượng trưng Thất tình: HỈ,NỘ, ÁI, Ố, AI, LẠC, DỤC. Nếu không biết tu tâm dưỡng tánh để cho Thất tình dấy loạn thì con người say đắm hồng trần,và phải chịu trong vòng luân hồi sanh tử. Đạo Cao-Đài chủ trương chế ngự Thất Tình. Con người phải nương theo Cửu Thiên Khai Hoá mà tu hành về hiệp với trời. Nay Đức Chí-Tôn mở Đạo là dạy người tu biến Thất tình thành Thất bửu, hầu được siêu phàm nhập Thánh tránh khỏi đoạ luân hồi chuyển kiếp .
Thánh ngôn Thầy dạy sau đây đã giải trọn vẹn những yếu lý về khung cửa trang trí Sen này:
“Thầy đã nói với các con rằng:Khi chưa có chi trong Càn Khôn thế giới thì Khí Hư vô sanh ra có một Thầy và Ngôi của Thầy là Thái cực (Mắt trời)
- Thầy phân Thái cực ra Lưỡng nghi (hai bụi sen)
- Lưỡng nghi phân ra Tứ Tượng (4 trái sen)
- Tứ tượng biến ra Bát Quái (8 lá sen)
- Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh”
4. THIÊN NHÃN ĐẶT BÊN TRONG THÔNG THIÊN ĐÀI:
Đây là nơi Giáo Tông đến đây cầu hỏi thiêng liêng, thông công cùng các Đấng vô hình để hỏi về đạo pháp. (Bàn thờ Thánh Tượng Đức Chí Tôn bên trong Thông Thiên Đài)
5. THIÊN NHÃN THỜ TẠI NHÀ RIÊNG:
Hội Thánh dạy người Đạo sắp đặt Thiên Bàn thờ cúng Đức Chí Tôn theo hình chữ "Chủ" với 12 phẩm vật tượng trưng cho Thập Nhị Khai Thiên là Đức Chí Tôn, Chúa Tễ cả Càn Khôn Thế Giới như dưới dây:
1. Thánh Tượng Thiên Nhãn hoặc Thiên nhãn Ngũ chi.( hình ở tiết 2)
2. Đèn Thái Cực.
3.Trái Cây.
4. Bông.
5. Nước trà (để bên hửu ấy là Âm).
6 - 7 - 8. Ba ly rượu
9. Nước trắng (để bên tả ấy là Dương).
10 và 12 Hai cây đèn.
11. Lư hương.
Thiên Bàn tượng trưng cho cả Càn Khôn Thế Giới do Đức Chí Tôn làm chủ. Nay Ngài đến lập Tam Kỳ Phổ Độ, chính mình Ngài làm Giáo Chủ mà độ dẫn chúng sanh khỏi kiếp luân hồi quả báo, nên người Tín đồ Đạo Cao Đài chỉ lập bàn thờ để thờ Đức Cao Đài là đủ, không còn lập bàn thờ thờ các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật riêng .
Khi sắp đặt phẩm vật trên Thiên Bàn phải cho thật ngay ngắn. Nếu sắp không ngay thì trật nét chữ. Trật một nét thì không chánh đáng, có hại cho đức tin của người thờ cúng (theo tác giả Thượng Lý Thanh).
PHỤ LỤC 1:
NHỮNG QUYỀN NĂNG THIÊNG LIÊNG VÀ PHI THƯỜNG CỦA CON NGƯỜI
PHỤ LỤC 2:
TINH VÂN HELIX NEBULA- MẮT CỦA THƯỢNG ĐẾ
PHỤ LỤC 1:
NHỮNG QUYỀN NĂNG THIÊNG LIÊNG VÀ PHI THƯỜNG CỦA CON NGƯỜI
Con người vốn có hai thứ quyền năng siêu nhiên. Hai thứ quyền năng đó là :
- Những quyền năng chủ động;
- Những quyền năng thụ động.
I. NHỮNG QUYỀN NĂNG THỤ ĐỘNG (Pouvoirs negatives)
Thuộc về tánh chất thụ động của con người. Những quyền năng đó thường thường được dùng bởi những người mà ta gọi là đồng tử (mediums). Những quyền năng đó xảy đến cho ta một cách tự nhiên, chứ không phải do ý chí. Xét vì nó là những quyền năng thụ động nên nó đến cho con người do nơi những động lực từ bên ngoài.
Những quyền năng thụ động mà những người médiums dùng để thực hành khoa đồng bóng thường đem tới cho người ta những điều nguy hiểm vô cùng. Những người thực hành khoa đồng bóng thì ý chí của họ càng ngày càng trở nên yếu kém đi, bởi vì họ luôn luôn nạp mình, cả ý chí lẫn xác thân, lẫn tư tưởng cho những sức mạnh từ bên ngoài, làm cho người ta bị ma quái ám ảnh. Những người lên đồng cốt sẽ trở nên những vật thụ động, rất dễ bị xâm chiếm bởi những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài mà họ không thể nào tự chủ được. Và lần lần, họ bắt đầu nghe những tiếng nói từ cõi vô hình, nó làm cho họ luôn luôn bị ám ảnh và mất thăng bằng. Sau dần, thì họ bị những ảnh hưởng ma quái xâm nhập vào mình và họ không thể tự chủ được. Có rất nhiều người, về phương diện tư tưởng, họ không phải là những người mất trí hay loạn óc, nhưng họ là những người bị ma quái ám ảnh. Tình trạng đó khó mà trị cho dứt.
II.. NHỮNG QUYỀN NĂNG CHỦ ĐỘNG (Pouvoirs positives)
Có thể luyện tập được và có thể dùng bất cứ lúc nào khi người ta muốn. Những quyền năng siêu nhiên có thể vận dụng được trong khi người ta vẫn tỉnh táo như thường. Quyền năng đó có thể chia làm ba loại :
- Thần nhãn: có thể thấy được những vật vô hình.
- Thần nhĩ: nghe thấy được tiếng động nơi cõi vô hình
- Kiến tánh: nghĩa là trong khi hoàn toàn thức tỉnh, người ta có thể nhận thức được sự hợp nhất bản ngã của mình với Đại ngã của Vũ trụ; hay là sự hợp nhất của mình với mọi vật, mọi loài trong Trời Đất.
Đó chính là cái mục đích tối thượng, mục đích rốt ráo mà người học Đạo tìm cách thực hiện trong đời học Đạo của họ.
1. THẦN NHÃN
Thần nhãn được nói ở đây là Thần nhãn mà người ta có do nơi sự tập luyện và có thể dùng ý chí để kiểm soát được. Thần nhãn đó có thể chia ra làm hai phần: Thần nhãn thuộc về xác thể và Thần nhãn thuộc về siêu linh.
1.1 Thần nhãn thuộc về thể chất tức là Thần nhãn thông suốt như quang tuyến X vậy, vì do nó người ta nhìn thấy xuyên mọi vật đông đặc, cứng rắn.
Thí dụ: người ta có thể nhìn xuyên qua xác thân con người, khi người ta muốn dùng Thần nhãn để mà khán nghiệm và xem bệnh tật. Do Thần nhãn đó người ta thấy rõ ràng những bộ phận và ngũ tạng lục phủ của con người. Những cơ quan trong con người như huyết mạch, gân cốt, tế bào, ngũ tạng lục phủ và tất cả những cơ quan trong thân thể v. v. . . đều có thể dùng Thần nhãn xem xét tỉ mỉ tùy ý mình muốn. Nhờ đó người ta có thể xem bệnh một cách chắc chắn, không bị sai lầm và dùng nó mà khán nghiệm một bộ phận nào trước khi mổ. Tất cả những điều đó có thể làm với Thần nhãn thuộc về quang tuyến.
1.2 Thần nhãn phóng đại để dùng xem mọi vật nhỏ phóng lớn ra như kính hiển vi. Nhờ Thần nhãn đó mà người ta nhìn thấy những vật rất nhỏ bé li ti như tế bào, hạt nguyên tử. Người ta nhìn thấy những vật nhỏ đó bằng cách phóng đại nó ra như những vật rất lớn. Người ta có Thần nhãn đó là do nơi bí huyệt, hay là luân xa giữa hai chơn mày và do sự hoạt động của một bộ hạch trong óc gọi là glande pituitaire. Bộ hạch óc nối liền với bi huyệt giữa hai chơn mày bằng một cái ống dài độ 7 phân tây. Người ta có thể dùng ống đó để nhìn rõ ràng những vật muốn thí nghiệm như nhìn vào trong kính hiển vi vậy.
Khi người ta luyện tập để dùng Thần nhãn đó thì có thể nhìn thấy bất cứ vật nhỏ bé nào. Danh từ tiếng Phạn gọi nó là “Anima”, tức là Thần nhãn phóng đại mọi vật.
1.3 Viễn vọng Thần nhãn (Clairvoyance téléscopique): người ta có thể xem xét những vật rất xa xôi như những tinh cầu trong không gian.
1.4 Thần nhãn của cái phách. Do quyền năng đó người ta có thể thấy cái phách của quả địa cầu và nhìn thấy bất cứ vật nhỏ li ti nào từ quả địa cầu thoát ra. Người ta cũng nhìn thấy những hạt vi trần (particules) rất nhỏ thoát ra từ những hành tinh khác. ..
Khi người ta xem xét cái phách của quả địa cầu, thì thỉnh thoảng thấy có luồng ánh sáng bừng lên, chạy từ chỗ này qua chỗ khác. Thần nhãn của cái phách là một quyền năng rất có ích để dùng khám bệnh. Khi dùng Thần nhãn thì người ta thấy cái phách chói sáng và có thứ màu đặc biệt. Trong phách có những luồng sinh lực nhiều màu khác nhau. Sự xem xét những bí huyệt và đường sinh lực trong cái phách có thể giúp cho ta nhận biết người đó có bệnh tật hay không.
1.5 Thần nhãn siêu đẳng hay là siêu thiên nhiên. Thần nhãn đó có nhiều cấp bực khác nhau. Có thứ Thần nhãn nhìn cõi Trung giới, có thứ Thần nhãn để nhìn cõi Thượng giới và trên cao hơn nữa. Do Thần nhãn đó, người ta có thể thấy ánh sáng phát ra từ hào quang con người và luân xa hay bí huyệt con người. Khi người ta luyện tập dùng Thần nhãn đó một cách thuần thục, thì có thể đi du lịch nơi cõi Trung giới được. Như thế, trong khi ta hoàn toàn thức tỉnh ta có thể xuất vía ra khỏi xác thân để đi châu du khắp nơi ở cõi Trung giới rồi trở về xác thân trong khi ta vẫn tỉnh táo như thường. Những điều nhìn thấy, kinh nghiệm được ở cõi Trung giới, khi ta trở về với xác thân này thì vẫn nhớ rõ ràng tất cả. Với những quyền năng siêu nhiên như thế người ta có thể thám hiểm quan sát các cõi vô hình và xem xét những hiện tượng, những nhân vật hay những vị Thiên thần sống trên các cõi đó. Khi luyện tập nó đến một trình độ cao thì người ta có thể xem xét được “trí nhớ của vũ trụ” (mémoire de la Nature). Chừng đó có thể dùng Thần nhãn để thấy rõ những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, những việc thuộc về lịch sử. Người ta có thể thấy những việc quá khứ xảy ra trong lịch sử bởi vì trong cõi thiên nhiên có một thể chất rất tế nhị, tinh anh, mà tiếng Phạn gọi là “Akasha”. Những hình ảnh của các hiện tượng in dấu vết trong cái thể tinh anh của vũ trụ đó gọi là “cliché akashique” (Tiên thiên ký ảnh).
Nói tóm lại, Thần nhãn chia làm 4 loại :
- Loại thứ nhất là Quang tuyến Thần nhãn nhìn xuyên mọi vật (như Rayon X).
- Thứ hai là Thần nhãn phóng đại (xem những vật nhỏ, như là kính hiển vi).
- Thứ ba là Viễn vọng Thần nhãn (clairvoyance télescopique) nhìn những vật ở xa, như viễn vọng kính.
- Thứ tư là Thần nhãn thuộc về cái phách (clairvoyance éthérique).
Ngoài ra, còn có những Thần nhãn dùng quan sát những cõi Trung giới, cõi Thượng giới và mở rộng tâm thức. Thần nhãn siêu thiên nhiên có thể nhìn vào cái thể tinh anh của vũ trụ (Akasha). Với Thần nhãn thời gian, những nhà huyền bí học có thể nhìn thấy những sự vật sẽ xảy ra trong tương lai.
2. THẦN NHĨ
Nếu Thần nhãn là một giác quan giúp cho người ta thấy được sự vật ở cõi vô hình, thì Thần nhĩ là một giác quan giúp cho ta nghe được những âm thanh ở cõi vô hình. Do những năng khiếu đó, giác quan người ta mở rộng từ cõi hữu hình này đến cõi vô hình khác. Những quyền năng đó có thể giúp ta tiếp xúc với những Đấng vô hình ở các cõi trên.
Còn một bực cao hơn nữa là quyền năng giúp ta nghe được tiếng nói trong nội tâm, tức là tiếng nói của Thượng Đế trong lòng mỗi người. Tiếng nói Vô thinh đó luôn luôn giúp ta một nguồn cảm hứng và dìu dắt ta trong mỗi hành động hằng ngày của ta. Bằng phương pháp Tham thiền, người ta có thể nghe được tiếng nói của từ Chơn Linh thốt ra... Tiếng nói của tâm hồn ấy là Tiếng nói của Sự Sống Thiêng Liêng, là tâm thức chung của vũ trụ, của nhân loại. Trên bước thang tiến hóa của nhân loại, hiện thời thì người ta chỉ mở được năm giác quan mà thôi. Còn hai giác quan nữa sẽ được phát triển, nghĩa là sẽ khai mở được trong tương lai. Hai giác quan đó tức là Thần nhãn và Thần nhĩ vậy. Sự khai mở các giác quan đó phải đến một cách có trật tự, có phương pháp, nghĩa là được khai mở từ giống dân này đến giống dân khác.
Giống dân thứ sáu thuộc về nhân loại tương lai sẽ mở được giác quan thứ sáu, tức là Thần nhãn và Trực giác.
Còn giống dân thứ bảy là giống dân cuối cùng của nhân loại trên quả địa cầu, nó sẽ phát triển tất cả mọi giác quan một cách hoàn toàn và thực hiện được sự hợp nhất mình với tất cả mọi loài. ..
Sau cùng thì người ta có thể hỏi rằng : “Vậy chớ cơ quan nào làm chủ động cho giác quan siêu nhiên vừa nói đó ?” Đó là bộ hạch trong óc gọi là Tuyến yên (Pituitary gland), và bộ Tùng quả tuyến (Pineal gland). Do những cơ quan đó, người ta có thể phát triển được tâm thức thuộc về Thượng trí và Bồ đề.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét cái động lực nào, cái sức mạnh nào làm phát động những cơ quan đó. Có một năng lực thần bí tiềm tàng trong vũ trụ và trong con người. Người ta gọi nó là ngọn Lửa Thiêng sáng tạo. Nó là nguyên nhân mọi sự sanh hóa, mọi sự sinh nở của muôn loài trong Trời Đất. Nó ẩn trong tủy xương sống con người, khoanh tròn lại bảy vòng như hình con rắn và nằm trong xương mông dưới chót xương sống. Hiện bây giờ nó đang thức tỉnh một phần nào. Chính cái khoanh đó làm cho thần kinh hệ của chúng ta hoạt động và nó cũng là cơ quan truyền tiếng nói của ta nơi cõi vô hình. Khoanh thứ hai trong bảy khoanh đó cũng đang khích động, chính nó chủ động của sự sanh hóa và làm cho người ta có thể sinh nở được.
Do nơi công phu luyện đạo, ngọn Lửa Thiêng đó bị khích động và đi lên đến đỉnh đầu. Sức mạnh thần bí đó gọi là Kundalini, một sức mạnh thuộc về điện lực, khi nó lên thì nó đi theo một đường vòng trôn ốc, rồi chui vào trong óc, là như nó phát điện cho bộ óc của ta vậy, nghĩa là làm cho bộ óc ta nhạy cảm thêm, và làm cho ta có thể đáp lại hay nhận thức được tiếng nói của Chơn nhơn. Nó cũng làm cho hai bộ hạch óc pituitary và pineal được khích động. Bộ óc của ta bị khích động bằng phương pháp đó thì nó làm cho ta nhận thức được những sự vật xảy ra trong cõi Trung giới và các cõi vô hình.
Tác giả: Đại Đức Geoffrey Hodson
Nguyễn Tấn Tài và Nguyễn Hữu Kiệt biên soạn
(Trích trong Tìm hiểu Thông Thiên Học số 65 và 66 tháng 11 và 12 năm 1959)
PHỤ LỤC 2
HÌNH ẢNH THIÊN NHÃN TRONG VŨ TRỤ
Tinh vân Xoắn Ốc (Helix nebula) ký hiệu NGC 7293, là một tinh vân hành tinh lớn (Planetary nebula-PN) nằm trong chòm sao Bảo Bình. Nó được Karl Ludwig Harding khám phá ra, có lẽ là trước năm 1824. Thiên thể này là một trong những tinh vân hành tinh sáng gần Trái Đất nhất. Khoảng cách đến tinh vân được ước lượng khoảng 215 parsec hay 700 năm ánh sáng. Nó có hình dạng giống với Tinh vân Chiếc Nhẫn, trong khi kích thước, độ tuổi, và các đặc tính vật lý lại giống với Tinh vân Quả Tạ, chỉ nhìn thấy khác khi chúng ta đến tương đối gần nó và nhìn từ góc nhìn xích đạo. Tinh vân Xoắn Ốc thường được coi là Mắt của Thiên Chúa (Eye of God) trên Internet kể từ năm 2003.
Tinh vân Xoắn Ốc trong chòm sao Bảo Bình (Aquarius) nằm cách xa Trái Đất khoảng 700 năm ánh sáng, mở rộng khoảng 0,8 parsec hay 2,5 năm ánh sáng. Các bức ảnh gần đây của kính viễn vọng không gian Hubble về tinh vân Xoắn Ốc là hình ghép lại của các bức ảnh mới công bố gần đây từ thiết bị ACS và các bức ảnh góc rộng từ Mosaic Camera trên kính viễn vọng 0,9-métWIYN tại Đài thiên văn quốc gia đỉnh Kitt.
Hiện tại, tinh vân này được ước tính có độ tuổi 10.600+2.300−1.200 năm, thuần túy dựa trên tốc độ giãn nở đã đo đạc là 31 km·s-1.
TÙNG THIÊN
TỪ BẠCH HẠC
Theo: http://www.daotam.info/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét