Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Trí tuệ của tế bào

Lời giới thiệu của người dịch :
Tiến sĩ Bruce Lipton là nhà khoa học tiên phong chuyên nghiên cứu về lãnh vực sinh học tế bào. Ông viết bài này vào đầu năm 2007 gồm những kiến thức mới mẻ về sinh học, giúp cho chúng ta cập nhật thêm một số hiểu biết trong lãnh vực này. Không những ông bàn về sinh học với những khám phá mới làm đảo lộn lý thuyết về di truyền, mà ông còn dẫn dắt chúng ta đi vào những áp dụng của ngành này trong y khoa hiện đại và tương lai. Nhưng điều làm cho tôi thích nhất là ông đã kể lại những kinh nghiệm khai ngộ của ông về đời sống khi nghiên cứu tế bào. Ông giải thích cơ chế kích động và phản động trong tế bào, và cho rằng đây là cội nguồn của sức mạnh và sự sáng tạo trong đời sống chúng ta.
Tài liệu đính kèm: Tải về 
Tôi nghĩ rằng ông là một trong những khoa học gia hiếm hoi đang dấn thân xoá mờ biên giới giữa khoa học và đạo học. Thật vậy, trong bài này ông đã dùng hiểu biết khoa học soi sáng thêm vào các vấn đề quan trọng của đời sống như :
- Khí lực là gì ? Vai trò của khí lực trong khoa học, y khoa và đời sống ?
- Con người có khả năng làm chủ và sửa đổi số mạng hay không ?
- Thanh và trược điển?
(Nếu muốn tham khảo bản gốc Anh văn xin vào trang web : http://www.brucelipton.com/article/the-wisdom-of-your-cells)

Trí tuệ của tế bào - Phần 1 .

Trí tuệ của tế bào nói về một ngành sinh vật học mới, nó có khả năng làm thay đổi tận gốc rể nền văn minh và thế giới chúng ta đang sống. Khoa sinh học mới này sẽ dẫn dắt chúng ta rời khỏi những niềm tin cho rằng con người bị lệ thuộc vào các gien (gene - nhiễm sắc thể), rằng con người là bộ máy sinh hóa (biochemical), không có khả năng làm chủ đời sống của mình. Khoa này mang chúng ta đến một thực tại mới, trong đó niềm tin và tâm trí điều khiển các gien, cũng như làm chủ những hành vi và kinh nghiệm sống trong cuộc đời. Môn sinh học này dựa trên nền tảng khoa học hiện đại và được bổ sung thêm với những kiến giải mới.

Ngành khoa học mới này sẽ biến đổi chúng ta từ kẻ thọ tạo trở thành người sáng tạo, trao cho ta quyền năng sáng tạo và khai mở đời sống của mình. Đây đích thực là sự hiểu biết về bản thân. Có câu ngạn ngữ, 'Kiến thức là sức mạnh', thật vậy, ta đang bắt đầu hiểu được quyền năng của chính mình. Đây là điều mà tôi tin mọi người sẽ gặt hái được khi tìm hiểu về môn khoa học mới này.

Du hành vào không gian bên trong.
Tôi bắt đầu học môn sinh học khi lên lớp hai. Ông thầy mang vào lớp kính hiển vi để học sinh nhìn hình dạng tế bào. Tôi còn nhớ đã học rất hứng thú. Khi lên đại học tôi dùng kính hiển vi điện tử thay thế cho loại kính cũ để quan sát đời sống các tế bào. Những điều học được đã làm thay đổi đời sống cùng nhận thức của tôi một cách sâu xa và tôi muốn chia xẻ điều này với các bạn. Khi dùng kính hiển vi điện tử tôi có thể thấy không những hình dạng bề ngoài mà còn hiểu được cấu trúc cùng chức năng của các tế bào. Giống như người ta nói rất nhiều về du hành vào không gian, tôi cũng đang du hành vào vũ trụ bên trong và thấy được nhiều điều, bắt đầu có những nhận thức bao quát hơn về bản chất của đời sống, của tế bào và phần tham gia của ta vào đời sống các tế bào.
Khoảng năm 1968, tôi tham dự khoá huấn luyện về nuôi cấy tế bào, bắt đầu học tạo sinh vô tính (cloning) tế bào mầm (stem cells), tôi làm cuộc thí nghiệm đầu tiên với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Irv Konigsberg, ông là một khoa học gia sáng giá đã tạo được tế bào mầm đầu tiên. Loại tế bào tôi đang nghiên cứu gọi là nguyên bào cơ (myoblast). Myo là cơ, blast là tiền bối, tiền sinh. Khi tôi để các tế bào vào đĩa trong môi trường thích hợp cho tế bào cơ phát triển, chúng sinh sôi nảy nở và kết quả cho tôi một loại mô cơ co dãn được. Tuy nhiên, nếu tôi thay đổi môi trường thì số phận của các tế bào cũng thay đổi. Khởi đầu tôi đặt các tế bào cơ nói trên vào một môi trường khác thì nó lại trở thành các tế bào xương. Nếu tôi lại thay đổi môi trường thì nó biến thành các tế bào mỡ. Kết quả của các thí nghiệm này khiến cho tôi rất phấn khởi bởi vì trong khi các tế bào gốc đều giống nhau, số phận của chúng lại bị qui định bởi môi trường do tôi tạo ra .
Trong khi thực hiện các cuộc thí nhiệm này tôi cũng đang đi dạy tại trường đại học y khoa Wisconsin, truyền đạt lại những kiến thức cổ điển cho rằng gien qui định số phận các tế bào. Nhưng thí nghiệm lại cho tôi thấy rằng số phận của tế bào lại bị qui định ít nhiều bởi môi trường. Dĩ nhiên, đồng nghiệp của tôi cũng bị bất ngờ bởi các thí nghiệm này. Mọi người đều đang tin theo thuyết di truyền bảo rằng 'gien làm chủ đời sống', trong khi đó công trình của tôi lại cho thấy môi trường làm thay đổi tế bào, họ bàn rằng đây chỉ là một biệt lệ.

Bạn là một cộng đồng gồm 50 ức tế bào.
Bây giờ tôi thụ đắc một hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về sự sống, điều này đã đem lại cách truyền đạt kiến thức mới về tế bào. Khi bạn tự nhìn mình thì thấy ta là một cá nhân riêng biệt. Nhưng nếu bạn hiểu thực chất ta là ai, bạn sẽ ngộ ra rằng mình thực ra là một cộng đồng của 50 ức tế bào. Mỗi tế bào là một cá thể sống động, một sinh linh có đời sống và chức năng riêng biệt, nhưng nó cư xử với nhau trong tinh thần của một cộng đồng. Nếu tôi có thể thu gọn bạn cho nhỏ lại thành một tế bào rồi đem đặt vào trong cơ thể, bạn sẽ thấy một thành phố rất bận rộn với hàng ức ức cá thể đang sống trong một bọc bằng da. Ðiều này mang nhiều ý nghĩa khi ta hiểu rằng cộng đồng hoà hợp tạo ra sự khang kiện và cộng đồng mất quân bình sinh ra bệnh tật. Vì vậy, sự kiện đầu tiên cần nhớ, mỗi chúng ta là một cộng đồng.
Sự kiện thứ hai : Không có một chức năng nào hiện hữu trong cơ thể mà lại không hiện diện trong từng tế bào. Ví dụ, bạn có các bộ máy như : tiêu hóa, hô hấp, bài biết, xương và cơ, nội tiết, sinh dục, thần kinh, miễn nhiễm, thì trong các tế bào cũng không thiếu những thứ đó. Thực vậy, chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của tế bào. Điều này rất hữu ích cho các nhà sinh vật học bởi vì họ có thể nghiên cứu về tế bào và áp dụng kiến thức này để tìm hiểu về cơ thể con người.
Tôi đang dạy học về cái gọi là một mô hình y khoa, theo đó sinh lý con người giống như bộ máy sinh học gồm có các chất sinh hóa do các gien quản lý. Thế nên khi bệnh nhân đến khám bệnh, các bác sỹ tin rằng bệnh nhân đang có vấn đề về mặt sinh hoá hoặc gien cần được điều chỉnh để đem lại sức khoẻ. Đến một lúc tôi thấy rằng mình cần phải thoát ly khỏi trường đại học bởi vì tôi phát hiện có một sự mâu thuẩn rất lớn giữa những điều tôi dạy cho sinh viên và những điều tôi biết qua thí nghiệm để tìm hiểu cái gì làm chủ các tế bào.

Một cách hiểu mới mẻ về khoa học.
Khi rời khỏi trường đại học tôi có dịp đọc thêm về vật lý học. Tôi lại tìm thấy những kiến thức không phù hợp với môn mà tôi đã dạy. Ngành tân vật lý học, vật lý lượng tử, có nói đến một cơ chế hoàn toàn xung khắc với cơ chế cổ xưa dựa trên vật lý Newton mà tôi từng dạy. Môn tân vật lý này chưa được đưa vào chương trình trường y khoa. Trước khi có khoa học hiện đại, thì môn khoa học thuộc về thẩm quyền của giáo hội Thiên Chúa. Nó được mệnh danh là khoa thần học tự nhiên, thấm nhuần lãnh vực tâm linh. Khoa này dạy rằng bàn tay của Chúa can dự vào mọi việc của thế gian, trong thiên nhiên quanh ta nơi nào cũng có hình ảnh của Chúa. Khoa thần học tự nhiên có nhiệm vụ giúp hiểu môi trường chung quanh để biết sống hòa điệu với thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa giúp sống hoà hợp với Thiên Chúa bởi vì Chúa có liên hệ chặt chẻ với thiên nhiên.

Tuy nhiên, vì giáo hội lạm quyền và độc tôn chân lý, họ cố tình dìm đi những khám phá mới, thế nên Giáo Hội Cải Cách ra đời. Martin Luther thành lập tân giáo hội thách thức độc quyền của giáo hội Công giáo. Sau thời kỳ Cải Cách, người ta mới có dịp đặt lại vấn đề đức tin về vũ trụ. Môn khoa học cũ lột xác và trở thành như ngày nay. Ông Newton, nhà vật lý học chuyên khảo cứu về trọng lực và thiên văn đã đặt nền tảng cho ngành khoa học mới. Ông sáng tạo ra môn toán học giải tích để tính toán, tiên đoán được sự chuyển vận của thái dương hệ. Khoa học nhận định chân lý là những sự kiện có thể tiên đoán được. Môn vật lý Newton coi vũ trụ như là một bộ máy do vật chất tạo thành; khoa này lý luận rằng nếu ta hiểu được thành phần cấu tạo của bộ máy thì ta cũng sẽ hiểu rỏ được thiên nhiên. Từ đó mục tiêu của khoa học là điều khiển và chế ngự thiên nhiên, hoàn toàn khác với mục tiêu của môn thần học tự nhiên trước kia là để sống hoà điệu với thiên nhiên.
Vấn đề cái gì làm chủ đã trở thành một điểm rất quan trọng trong ngành sinh học. Vậy chứ cái gì đang qui định những nét cá tính thể hiện ra từ mỗi người chúng ta ? Theo môn vật lý Newton thì các sinh vật là những bộ máy do vật chất cấu thành. Nếu muốn tìm hiểu các bộ máy này thì cần phải tháo gở nó ra thành từng bộ phận, còn gọi là tiến trình giản hoá. Ta nghiên cứu từng bộ phận để hiểu rồi sau đó ráp chúng lại được thì coi như đã hiểu được toàn thể cái máy. Ông C. Darwin cho rằng cá tính của chúng ta đến từ cha mẹ. Tinh trùng và noãn phối hợp nhau tạo ra kết quả là một con người mới thừa hưởng một chất liệu có khả năng qui định cá tánh của các hậu duệ. Người ta khởi sự nghiên cứu về sự phân bào từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu họ thấy trong tế bào có những cấu trúc hình dây hiện diện trước lúc phân bào. Những cấu trúc này được gọi là nhiễm sắc thể.

Cũng đáng chú ý là trong khi nhiễm sắc thể được tìm ra vào khoảng năm 1900 thì đến năm 1944 người ta mới biết được bộ phận nào mang các đặc tính di truyền. Cả thế giới rất phấn khởi. Họ bảo, quỷ thần ơi, sau bao nhiêu năm dài cuối cùng mình đã biết được cái nào mang đặc tính di truyền; có lẽ nó là DNA. Vào năm 1953, J. Watson & F. Crick đã tìm ra mỗi sợi DNA chứa một loạt gien. Gien là những mẫu thiết kế (blueprint) cho từng loại phân tử protein. Protein là thành tố xây dựng nên cơ thể và có trên 100,000 loại như vậy. Một hàng tít lớn chạy trên tờ báo ở New York công bố khám phá của hai nhà khoa học : 'Bí mật của đời sống đã bật mí'. Và kể từ lúc đó khoa sinh học hầu như chỉ chú trọng nghiên cứu về di thể (gene). Các khoa học gia thấy rằng nếu hiểu được mã di truyền thì họ có thể thay đổi được cá tánh của sinh vật, họ hăm hở lăn xả vào dự án nghiên cứu di thể con người để hiểu rở bản chất của nó. Lúc đầu họ nghĩ rằng các gien chỉ qui định về hình dáng bên ngoài, nhưng khi họ tiếp tục thí nghiệm thì thấy rằng di thể cũng có ảnh hưởng đến tánh nết, cảm xúc. Khi biết rằng mọi sắc thái cá tính của con người đều do các di thể qui định, thì bổng nhiên các gien lại mang thêm một ý nghĩa sâu xa hơn .

Ta có phải là nạn nhân của sự di truyền?
Nhưng cũng còn một câu hỏi chót : Vậy chứ cái gì làm chủ các DNA ? Câu hỏi này đưa ta leo lên nấc thang cuối cùng để tìm ra điều gì đang ở vị thế chủ động tối cao ? Các khoa học gia thực hiện thí nghiệm và thấy rằng DNA tự nhân bổn một mình! DNA kiểm soát các phân tử protein và các phân tử này chính là cơ thể chúng ta. Điều này muốn nói rằng DNA vốn đang làm chủ đời sống, đây là trọng tâm của chủ thuyết. Nó dẫn đến quan niệm cho rằng 'DNA có quyền lực tối thượng', theo đó số mạng của chúng ta đã được an bày bởi DNA từ lúc cha mẹ giao phối. Điều này đem lại hậu quả thế nào ? Số mạng và cá tánh của bạn phản ảnh sự di truyền thọ nhận từ khi sinh ra; thực vậy bạn là nạn nhân của sự di truyền.
Ví dụ, các khoa học gia quan sát một nhóm người để tính điểm về hạnh phúc, và họ cố dò ra coi có chăng một loại di thể hoạt động trong nhóm người có hạnh phúc mà lại bất động trong nhóm người bất hạnh. Đúng như vậy, họ đã tìm thấy loại di thể đó. Và họ đăng báo phổ biến ngay 'Đã tìm thấy di thể tạo ra hạnh phúc'. Bạn buộc miệng nói, 'Khoan đã, nếu tôi có di thể hạnh phúc, nghĩa là đời tôi đã được định sẳn. Tôi chỉ là nạn nhân của di truyền'. Đây chính là những điều đã được dạy trong trường, tôi cũng đã dạy như vầy : con người hoàn toàn bất lực trước cuộc sống bởi vì họ không thể thay đổi di thể của mình. Nhưng khi nhận định như vậy, họ sẽ trở nên vô trách nhiệm :
'Này nhé, thưa xếp, ngài bảo rằng tôi lười biếng, nhưng tôi muốn ông biết rằng cha tôi cũng lười. Vậy ông muốn tôi làm sao ? Ý tôi muốn nói di thể của tôi khiến cho tôi lười biếng. Và tôi không thể làm sao sửa đổi'.

Gần đây trên tuần báo Newsweek họ viết về những tế bào mỡ gây rối loạn sức khoẻ như thế nào. Điều này cũng đáng chú ý, bởi vì trong lúc đang có dịch béo phì thì khoa học lại đứng ra xa mà bảo : chính các tế bào mỡ gây rối loạn cho cuộc sống.

Dự án nghiên cứu di thể con người.
Dự án nghiên cứu di thể con người đã đến để cứu giúp nhân loại. Phương án này nhằm mục đích nhận diện mọi di thể trong con người hầu cho trong tương lai ngành di truyền học có cơ hội chửa lành mọi bệnh tật và giải quyết các vấn nạn mà con người phải đối đầu. Tôi nghĩ rằng dự án này là một công tác nhân đạo, nhưng sau khi nghe người kỷ sư trưởng P. Silverman trình bày đã khiến cho tôi chú ý. Ông nói rằng : tính ra có khoảng 100,000 gien bởi vì có 100,000 loại phân tử protein khác nhau trong con người; ngoài ra còn những di thể không tạo ra protein nhưng kiểm soát các di thể khác. Dự án này được thiết kế bởi các nhà đầu tư mạo hiểm; họ phác hoạ rằng có đến hơn 100,000 di thể cần được phân loại và cầu chứng rồi bán bản quyền cho kỷ nghệ dược phẩm. Các công ty bào chế sẽ dùng các gien để tạo ra đủ loại dược phẩm. Hóa ra, chương trình này không phải để phục vụ con người mà phần lớn là để kiếm tiền.
Và đây chính là phần khôi hài. Khoa học gia biết rằng khi càng tiến hóa thì bộ máy con người càng phức tạp, trong khi một sinh vật nhỏ bé chỉ có khoảng vài ngàn gien thì con người tính ra có khoảng 150,000 gien, thế thì phải sản xuất đến 150,000 loại thuốc mới. Phương án bắt đầu năm 1987, khi có nhiều bộ óc con người chung sức thì có thể tạo ra phép lạ. Trong chỉ có 14 năm bản đồ gien của con người đã thành hình. Nó trở nên cái mà tôi gọi là một chuyện hài hước vĩ đại .
Khởi đầu dự án, trước tiên họ nghiên cứu về một động vật nguyên sinh, một con trùng nhỏ xíu mắt thường khó thấy. Các nhà di truyền học thường dùng loại trùng này làm thí nghiệm bởi vì chúng sinh sản rất nhanh, nhiều và thể hiện những đặc điểm cần nghiên cứu. Họ tìm thấy các sinh vật này có khoảng 24,000 gien. Sau đó họ quyết định nghiên cứu thêm một loại mẫu khác trước khi bước qua nghiên cứu con người, sinh vật kế là con ruồi trái cây (fruit fly /ruồi đục quả) bởi vì đã có rất nhiều thông tin di truyền về loại ruồi này. Kết quả bộ gien của ruồi chỉ có 18,000 gien. Trong khi con trùng nguyên sinh có 24,000 gien thì con ruồi lại chỉ sở hữu 18,000 gien! Thật không thể hiểu nổi, nhưng họ để qua một bên và bắt đầu công trình về bộ gien con người .
Đến năm 2001 thì gặt hái được thành quả và đây thật là một cú sốc : bản đồ di thể của con người chỉ có 25,000 gien; họ mong có đến gần 150,000 mà lại chỉ có 25,000 gien! Cú sốc khủng khiếp đến nổi họ không muốn nhắc đến điều này. Trong khi có nhiều quảng bá rầm rộ về công trình hoàn thành, thì không ai nêu lên vấn đề 100,000 gien bị mất tích. Những tạp chí khoa học cũng không có bài bình luận về dữ kiện này. Khi họ nhận thấy không có đủ số gien tương ứng với sự phức tạp của con người thì điều này đã làm cho bộ môn sinh học chấn động tận gốc rễ.
Tại sao điều này lại quan trọng ? Nếu khoa học dựa vào sự vận hành trung thực của đời sống, thì việc áp dụng khoa học vào ngành y khoa sẽ rất hữu ích. Nhưng nếu khoa học dựa vào một nền tảng sai lầm, thì việc áp dụng khoa học vào y khoa sẽ đem đến tai hại. Hiện nay người ta biết rằng nền y khoa truyền thống, được dùng nhiều nhất trong các nước tây phương, là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Hoa kỳ. Nó cũng chịu trách nhiệm với 1/5 số tử vong tại Úc châu. Bác sĩ Barbara Starfield viết một bài trên tạp chí của Hội Y Sỹ Hoa Kỳ (AMA) nói rằng, với ước tính dè dặt thì tây y đứng vào hàng thứ 3 về các nguyên nhân làm chết người tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Gary Null (xem Chết vì Thuốc :***.garynull.com), ông nói rằng thay vì đứng thứ ba thì phải xếp tây y đứng đầu về nguyên nhân gây ra tử vong, việc trị liệu bằng tây y đã làm chết hơn 750,000 người mỗi năm. Nếu ngành y nắm vững chuyện họ làm chắc sẽ không đến nổi gây chết chóc như thế.
Bởi vì tôi ý thức rằng các gien không làm chủ đời sống, tôi xin nghỉ dạy đại học vào năm 1980, 7 năm trước khi dự án về di thể con người khởi sự. Tôi biết rằng chính môi trường mới có ảnh hưởng mạnh, nhưng các đồng nghiệp thì coi tôi như một người quá khích và gàn bướng bởi vì tôi chống lại những gì họ đang tin tưởng ; cho nên chuyện này trở thành cuộc tranh luận về niềm tin. Đến một lúc, lòng tin buộc tôi phải từ chức giáo sư. Khi ấy tôi bắt đầu dấn thân tìm hiểu về chức năng của bộ óc và khoa thần kinh học. Tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề :'Nếu DNA không điều khiển tế bào vậy thì 'bộ não' của tế bào nằm ở đâu ?'

Bộ máy điện não bên trong.
Ngành tân sinh học cho thấy bộ não của tế bào chính là màng tế bào, nơi giao tiếp giữa nội môi của tế bào với thế giới luôn đổi thay bên ngoài. Chính các chức năng mới quản lý đời sống. Điều này rất quan trọng bởi vì khi hiểu được chức năng thì ta biết rằng mình không phải là nạn nhân của các gien. Thực vậy, ta có thể điều khiển các gien và cơ thể thông qua hoạt động của màng tế bào; chúng ta cũng đã và đang làm việc này đấy thôi, mặc dầu trong lòng vẫn còn mang nặng niềm tin cho rằng ta là nạn nhân.

Tôi bắt đầu ngộ ra một điều : tế bào cũng như một con chíp (semiconductor) mà nhân tế bào là ổ cứng (hard disk) có chứa các thảo chương (programs - mã di truyền). Các gien là programs. Ngày kia, khi đang gỏ trên máy tính, tôi chợt thấy rằng máy điện toán của mình giống như một tế bào. Tôi có programs cất giữ trong đó nhưng những gì hiện ra trên màn ảnh của máy không phải do các programs quyết định; mà sự quyết định đến từ dữ liệu do tôi đánh máy trên bàn phím để đưa thông tin từ môi trường bên ngoài vào trong máy. Bỗng nhiên, các mảng lộn xộn được ráp lại ăn khớp vào nhau : màng tế bào chính là bộ điện não của máy tính. Các gien trong tế bào là harddrive chứa mọi tiềm năng. Điều này giải thích tại sao mọi tế bào trong cơ thể có thể hình thành bất cứ các loại tế bào nào khác, bởi vì trong nhân của nó có chứa mọi thứ gien có khả năng tạo nên con người. Nhưng tại sao có lúc tế bào lại trở thành da, có lúc lại hoá thành xương hoặc mắt?

Xin trả lời : không phải bởi vì các gien tự vận hành nhưng mà do môi trường cung ứng thông tin. Bổng nhiên có một điều vĩ đại bổ chụp lấy tôi : cái khiến cho chúng ta người này khác với người kia là do sự hiện diện của một bộ gien thụ cảm (receptors) có tác dụng như một bàn phím nằm trên màng tế bào. Các phím này tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài. Điều khám phá lớn nhất chính là : cá tánh của chúng ta thực ra là kết quả của việc các mã di truyền tham gia vận hành theo tín hiệu từ môi trường kích động lên bàn phím trên mặt tế bào. Bạn không thuộc về bên trong của tế bào, mà bạn đang dùng bàn phím để điều khiển sự vận hành các tế bào. Bạn chính là một cá thể xuất phát từ môi trường (sản phẩm của môi trường) .
Lúc còn trẻ, tôi thấy tôn giáo không mang lại chân lý nào. Tôi xa lánh lãnh vực tâm linh và cuối cùng bước vào khoa học. Khi ngộ ra rằng cá tánh của mình là sản phẩm của môi trường, do môi trường kích động lên các tế bào mà hình thành. Điều này đối với tôi là một cú sốc lớn nhất trong đời, từ lĩnh vực vô thần tôi bị lôi cuốn và quăng vào tình trạng đòi hỏi phải có tâm linh. Các tế bào của tôi giống như những chiếc TV nhỏ xíu có ăng ten, còn tôi là đài phát sóng làm chủ những hình ảnh từ các gien phát ra. Thực vậy, tôi hoạch định cho các tế bào của tôi làm việc.
Tôi ngộ ra rằng nếu tế bào chết đi không có nghĩa là chương trình phát sóng biến mất, mà luồng sóng vẫn còn đó dẫu cho tế bào còn đó hay không. Một nổi kính sợ sâu xa bổng xâm chiếm lấy tôi. Điều tôi chứng ngộ là : cuộc sinh tồn không còn quan trọng nữa bởi vì những làn sóng phát xuất từ trường lực đã tạo ra bổn tánh hằng hữu của tôi, tôi là sản phẩm của trường lực. Nổi sợ chết đã tan biến. Thời đó là 25 năm về trước, đây là một trong những kinh nghiệm giải thoát thật tuyệt vời mà tôi đã chứng ngộ.

Quyền năng của nhận thức trong ngành sinh học mới.
Chúng ta có những nhận định về môi trường xung quanh rồi mới điều chỉnh sinh hoạt của mình cho thích hợp, nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận thức đúng đắn. Nếu ta cứ ngụp lặn trong tà kiến, thì những tà kiến này sẽ khiến cho sự chấn chỉnh đời sống trở nên sai lạc. Những nhận thức sai có thể hủy hoại đời sống. Nếu hiểu rằng màng tế bào tiếp nhận những kiến giải, rồi nó mới khiến cho các gien gởi những phản hồi ra ngoài môi trường; thì ta mới biết rằng khi đời sống không suông sẽ, điều cần nên làm là phải thay đổi nhận thức chứ không phải thay đổi các gien. Việc này dễ thực hiện hơn là đem cơ thể ra mà sửa chửa. Thật vậy, đây chính là quyền năng của ngành sinh học mới : Khi kiểm soát được sự nhận thức thì ta mới có chủ quyền trên cuộc sống của mình. Có vài điều sai lầm trong khoa học mà lại được tin tưởng như 'chân lý', đó là những giả thuyết sai lầm. Khi nào các giả thuyết này chưa được sửa chửa lại, thì ta vẫn tiếp tục nhận thức sai về mối tương quan giữa mình với địa cầu, với thiên nhiên, cũng như với môi trường. Hậu quả là ta sẽ hủy diệt môi trường, nguồn sinh lực của chúng ta .

Giả định sai lầm đứng đầu cho rằng : vũ trụ được dựng nên bởi vật chất, do đó sự hiểu biết về vũ trụ có thể đạt đến bằng cách nghiên cứu vật chất. Thực ra, một nhận thức về đời sống và môi trường chỉ dựa trên cơ sở vật chất đã không còn chính xác nữa.
Một giả định sai khác : các gien di truyền làm chủ đời sống. Thực ra, chính nhận thức của chúng ta mới làm chủ cuộc sống. Khi thay đổi nhận thức, ta nắm lại chủ quyền trong cuộc sống của mình. Tôi sẽ bàn về vấn đề này sau.
Còn giả định sai thứ ba này rất nguy hiểm : thuyết này theo Darwin cho rằng chúng ta đạt đến trình độ tiến hóa như bây giờ phải thông qua một quá trình tranh đấu sinh tồn, 'kẻ mạnh nhất mới sống còn'. Ngành sinh học mới cho rằng sở dĩ có tiến hoá là nhờ ở sự cộng tác. Khi chưa hiểu như vậy, nhân loại sẽ còn tiếp tục cạnh tranh với nhau, đấu tranh và tàn phá địa cầu, mà không biết rằng nhân loại cần phải hợp tác để sinh tồn. Cạnh tranh liên tục sẽ làm cho nền văn minh nhân loại bị hủy diệt.

Tương lai của ngành y khoa.
Ngày nay người ta hiểu rằng vạn vật trong vũ trụ đều do năng lượng tạo ra ; mặc dù chúng ta thấy sự vật có vẻ như một khối dầy đặc, nhưng thực sự tất cả đều là các dạng năng lượng tương tác với nhau. Ngay cả khi con người giao tiếp nhau trong một môi trường, cũng là đang cùng lúc thu và phóng năng lượng. Có lẽ bạn đã quen dần với các danh từ như 'thanh khí' và trược khí', đó là các làn sóng đang giao động. Tất cả chúng ta đều là năng lượng. Năng lượng trong ta đang phản ảnh năng lượng ở chung quanh bởi vì các nguyên tử trong cơ thể không những phát ra năng lượng mà còn thu hút năng lượng. Mọi sinh vật đều đang cảm thông với nhau bằng các chấn động lực. Động vật cảm thông với cây cỏ và với các loài khác. Các pháp sư dùng chấn động lực nói chuyện với cây cỏ. Nếu bạn cảm nhận được sự khác nhau giữa chấn động lực 'thanh' và 'trược' thì bạn sẽ luôn luôn có xu hướng đi về nơi nào giúp bạn sinh tồn, phát triển, thương yêu, v.v... và xa lánh nơi nào làm tiêu hao, hủy hoại bạn.
Khi không ý thức các loại chấn động lực này thì chúng ta đã bỏ qua một tín hiệu quan trọng nhất do môi trường phát ra. Môn tân vật lý giúp ta hiểu rằng các dạng năng lượng giao thoa và tương tác với nhau. Cho nên chúng ta cần phải chú tâm đến những lực vô hình này, nó đang tham gia trực tiếp vào những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày. Trong khi y khoa không huấn luyện cho các bác sĩ biết rằng năng lượng là một thành phần của hệ thống, họ lại dễ dàng thích nghi với việc dùng các loại máy khám bệnh hiện đại. Thật khôi hài khi họ đọc kết quả như đọc một bản đồ, nhưng họ không hiểu điều căn bản rằng bản đồ của họ chính là những dầu vết của khí lực hiện diện trong cơ thể.

Ví dụ, một hình chụp quang tuyến về bệnh ung thư cho thấy khối ung thư đã phát ra một loại khí lực mang dấu vết riêng của nó. Thay vì cắt bỏ khối ung thư, tại sao lại không thể dùng một loại khí lực, với cách cộng hưởng đặc thù, nó sẽ làm thay đổi khí lực của tế bào ung thư và đem chúng trở về trạng thái quân bình ? Có lẽ bệnh sẽ lành. Điều này nghĩ cũng có lý khi ta nhớ đến cái gọi là "dùng bàn tay trị bệnh" đã có cả ngàn năm nay. Bệnh nhân tiếp nhận một loại khí lực để tương tác với cơ thể, và qua cơ chế cộng hưởng có thể làm thay đổi khí lực, nhiên hậu làm thay đổi vật chất, bởi vì vật chất cũng là khí lực. Đây là ngành y khoa tương lai, hiện ta chưa đạt đến trình độ này.
Các nhà vật lý lượng tử cho biết rằng ở bên trong cấu trúc vật chất chỉ có năng lượng (khí lực) tồn tại mà thôi, chúng ta được tạo dựng bởi khí lực. Nghĩa là chúng ta tương tác với mọi thứ nằm trong trường lực. Điều này tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác chăm sóc sức khoẻ. Vật lý lượng tử cho biết các loại khí lực luôn luôn quyện vào nhau. Trong thế giới khí lực, các luồng sóng luôn luôn hoà nhập và tương tác với nhau. Ta không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời một người ra khỏi môi trường y đang sống. Vật lý lượng tử cho rằng năng lượng vô hình chuyển tải thông tin hiệu quả hơn gấp trăm lần tín hiệu vật chất (ví dụ như thuốc men). Khi tìm hiểu về sức khoẻ, ta khởi sự nhận ra một thế giới vô hình mà ta chưa có khả năng giao tiếp.
Nói cách khác, trong thế giới lượng tử ta không chú tâm đến vật chất mà đến khí lực. Trong một thế giới của máy móc ta cho rằng có thể hiểu thấu mọi sự việc nhờ pháp giản hóa (reductionism). Nhưng để tìm hiểu vũ trụ trong thế giới lượng tử hiện đại thì ta cần phải hiểu lý nhất thể (holism) : bạn không thể nào tách rời một chấn động lực này với chấn động lực khác. Phải biết rằng trong thế giới này ta đang giao tiếp với không biết cơ man nào là chấn động lực.
Đây là định nghĩa của tôi về môi trường : đó là tất cả những gì từ khởi từ thâm tâm bạn trải ra cho đến tận biên cương của vũ trụ. Nó bao gồm mọi thứ từ những vật thể gần gủi bạn cho đến các hành tinh, mặt trời cùng tất cả những gì đang xảy ra trong thái dương hệ. Chúng ta là một thành phần của toàn thể trường lực (*). Để tóm tắt ý nghĩa điều này tôi xin trích một câu nói của A. Einstein:
'Trường lực là cơ chế duy nhất thống lãnh các loại hạt tử.'
Điều ông muốn nói là thế này :'Trường lực, loại khí lực vô hình, là cơ chế duy nhất thống lãnh thế giới vật chất.'

Ghi chú của người dịch :
* 'Trường lực' (field) cũng có thể dịch là 'pháp giới' hiểu theo nghĩa :
- Cái luật chung bao gồm vũ trụ làm một với hư không (Phật học từ điển - Đoàn trung Còn)
- Pháp giới là cơ quan tạo hóa ra vạn vật trong Càn Khôn Vũ Trụ (Cao Đài Từ Điển).
- 'Bỡi chấp thân chấp cảnh nên quên mất chính mình, chứ vị đệ tử kia đâu biết rằng nếu soi rọi và tự tỏ, cảnh-thân đồng một, cùng pháp giới không hai, tất cả hàm linh đồng một chỗ uyên nguyên mà ra, mình cũng chính là tiếng mưa mà cũng là tất cả, một hạt mưa cũng chính là mình, mà tất cả cũng chỉ một không hai không khác.' (Lục tổ Huệ năng)


Lời giới thiệu : Ở đời ai lại không muốn thay đổi hoàn cảnh và số mạng cho tốt hơn, nhưng vấn đề này rất ít được trình bày theo góc nhìn của khoa học. Trong phần 2, TS. Bruce Lipton lại nói chuyện với chúng ta về những điều ông đã nói đến trong phần 1, ông sẽ tiếp tục trình bày đề tài này một cách chuyên môn hơn, nhằm giúp cho chúng ta làm chủ cuộc sống của mình.

Phần 2 : Niềm tin điều khiển sinh hoạt cơ thể như thế nào ?
(Tâm lý điều khiển sinh lý như thế nào?)


Vật lý học truyền thống xem cơ thể con người như một bộ máy gồm nguyên tử và phân tử hình thành, nhưng vật lý lượng tử (VLLT) lại thấy rằng ở bên dưới cấu trúc vật chất này chỉ có khí lực mà thôi. Nói cách khác, chúng ta là những khí thể đang tương giao với nhau trong trường lực. Cho nên, khi nói về sức khoẻ sự hiện diện của một thế giới vô hình cần được xét đến. Trong thế giới lượng tử, người ta chú tâm vào khí lực thay vì vật chất, bởi vì ta đang giao hoà và gắn bó với hằng hà sa số các chấn động lực. Khi tìm hiểu về sức khoẻ nếu chỉ chú ý đến phần xác thì ta sẽ bỏ sót phần khí lực, nếu chỉ chú ý đến cá nhân ta sẽ bỏ quên ảnh hưởng của môi trường. Chúng ta đang dần dần tiến đến tìm hiểu sự kiện vạn vật đồng nhất thể một cách nhất quán hơn.
Ngành VLLT cũng chạm trán với một thế giới bất định. Ông Newton cho rằng chúng ta có thể xác định hết thảy mọi thứ, làm chủ mọi thứ, và khắc phục thiên nhiên. Nhưng chúng ta phải buông bỏ niềm tin vào thuyết tất định này mà trở về với khoa thần học tự nhiên, THTN khuyên hãy cố gắng nhận ra nhịp vận hành của thiên nhiên để hoà điệu sống. Làm được như vậy chúng ta sẽ cải thiện được thế giới hôm nay cho khá hơn thế giới đã được tạo ra bởi thuyết tất định, thuyết đã đưa nhân loại và môi trường vào nơi tử lộ. Đây là hậu quả phải nhận lãnh, nhờ vậy ta hiểu được bản chất của trường lực, nó bao gồm mọi thứ từ thâm tâm cho đến tận biên cương vũ trụ. Ta là một thành phần của trường lực.
Từ vật vô tri, cho đến những sinh vật, đến tư tưởng đều là thành phần của trường lực. Mọi thứ đều đang phát ra khí lực. Khi một tư tưởng hoặc niềm tin hình thành là chúng ta đang dùng thần lực ở trong đầu phóng ra những làn sóng vào vùng trường lực, giống như một âm thoa đang phát sóng. Khoa học gia nhận thấy rằng nếu dùng từ lực đó của chúng ta phóng ngược trở lại vào đầu thì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Muốn biết tại sao điều này lại có liên hệ đến đời sống và cơ học lượng tử thì ta phải quay trở lại câu nói của A. Einstein : 'Trường lực là cơ chế duy nhất thống lãnh hạt tử.' Nếu áp dụng điều hiểu biết này vào vùng trường lực do tư tưởng tạo ra, thì sẽ thấy được rằng tư tưởng có khả năng gây dựng nên dáng dấp cho các hạt tử để hình thành thế giới mà ta đang sống. Bỗng nhiên ta thấy rằng mình không phải là những vật thể rời rạc nhỏ nhoi đang di động chung quanh địa cầu mà là các đài phát sóng nho nhỏ đang xây dựng tướng mạo cho trường lực, và các hình bóng này góp phần tạo nên kinh nghiệm sống cho chúng ta.
Từ lâu người ta đã biết về hiện tượng 'hiệu ứng đám đông', khi một số rất đông người hội họp nhau mà có tư tưởng tương đồng, thì sẽ xuất hiện những biến cố lớn xảy ra trên thế giới. Chúng ta tham gia rất nhiều vào việc hình thành thế giới mình đang sống. Trong khi những biến cố lớn xảy ra do số đông người tạo nên, thì mỗi cá nhân cũng góp tư tưởng của mình vào việc hình thành hoàn cảnh nơi họ đang sống. Điều này rất quan trọng, bởi vì theo khoa vật lý nếu tư tưởng góp phần sáng tạo nên cuộc sống, thì ta nên khởi sự để ý đến nội dung những ý mình đang suy tư. Hiện nay các nhà vật lý học đã công nhận rằng những kiến giải của chúng ta hợp tác hình thành thế giới : thế giới mà ta nhận thức cũng chính là thế giới mà ta tạo ra. Hầu hết mọi người khó chấp nhận điều này.
Thật vậy, khi vật lý lượng tử bắt đầu được chấp nhận như là đường lối vận hành của vũ trụ, chính các khoa học gia cũng cảm thấy khó khăn. Hẳn họ nghĩ rằng, mặc dù mình thấy nó đúng trong thế giới vi mô, nhưng không thể nào đem chuyện kỳ cục này vào trong đời sống. Cho nên vào năm 1920, họ đã cố chấp đi đến quyết định giới hạn chuyện áp dụng khoa học lượng tử trong phạm vi hạt tử mà thôi, và dùng thuyết Newton để lý giải phần còn lại của thế giới. Đây là nguyên do tại sao môn sinh học vui vẻ chấp nhận thuyết Newton. Hiện nay chúng ta đã thấy công trình của các khoa học gia nổi tiếng cho rằng : kiến giải con người hình thành vũ trụ; con người phát ra từ trường, rồi từ trường mới tạo hình dáng cho các hạt tử. Như người Á châu thường nói : khi bạn nghĩ gì hay đòi cái gì thì nhất thiết sẽ nhận được cái đó. Đây không phải là sự trùng hợp, chúng ta đang tham gia trực tiếp và tích cực vào việc tạo hình dáng cho thế giới ta đang sống.

Sinh lý con người vận hành như thế nào. Hãy nói về sinh lý để hiểu nó vận hành như thế nào. Xin bắt đầu với sự kiện là cơ thể được cấu tạo với nhiều tế bào, tế bào là những cơ quan do protein dựng nên. Có hơn 100,000 loại protein khác nhau, proteins là các phân tử có nhiều hình dạng phức tạp gần giống như các bánh xe răng ăn khớp với nhau trong guồng máy. Một số làm việc hít thở, một số làm việc tiêu hóa, số khác làm cho bắp thịt co bóp, v.v... Mọi chức năng của tế bào là do các protein tạo ra. Mẫu mã thiết kế của từng dạng protein là di thể, khi tôi cần đến dạng nào thì cứ lấy bản mẫu từ DNA, in ra phó bản gọi là RNA, rồi dùng phó bản RNA để tạo ra protein.
Trong sinh học, một tổ hợp cấu trúc protein được gọi là chu trình, như chu trình tiêu hóa, chu trình hô hấp,... Khi quan sát sinh lý của cơ thể tôi thấy chúng vận hành ăn khớp với nhau như một guồng máy và sự tương giao đó làm phát sinh ra đời sống. Đến đây tôi xin thông báo trước là tôi sẽ tiết lộ cho bạn biết về một bí mật của cuộc sống : sự vận động chính là điều bí mật của đời sống. Không có vận động thì không có sự sống, sự linh động là một nét khác biệt giữa sinh vật và vật vô tri. Cho nên vấn đề được đặt ra : sự vận động là gì và nó phát sinh ra như thế nào ?
Các protein trông giống như một xâu chuổi hạt châu kết dính liền nhau, mỗi hạt châu là một loại acid amin. Có tất cả 20 loại acid amin, mỗi loại có hình thù khác nhau. Vì vậy khi ta thay đổi thứ tự của acid amin trong xâu chuổi thì hình dáng của protein cũng thay đổi. Đây là điều bí mật : trật tự kết nối của chuỗi acid amin cũng tương tợ như khi đan kiểu áo khác nhau người ta phải theo trật tự những mũi đan khác nhau. Giống như một cuộn chỉ đan tự động. Khi các acid amin kết nối lại thành xâu chuổi thì nó hình thành một sợi chỉ protein, và sợi chỉ này tự động đan lại với nhau thành những hình thù khác biệt tùy theo trật tự kết nối của acid amin. Có tất cả 100,000 loại protein, mỗi loại protein có kích thước và thứ tự acid amin khác nhau, đặc tính này giúp protein hình thành các cơ tạng khác nhau.
Cơ thể một người vừa qua đời cũng có mọi đặc tính như cơ thể một người còn sống, nhưng lại thiếu cử động. Cho nên bí mật của sự sống không phải chỉ ở protein mà thôi. Protein xây dựng nên cấu trúc, nhưng cái gì làm cho cấu trúc này hoạt động ? Dọc theo xâu chuổi protein, có nhiều phân tử acid amin mang điện tích âm dương nhờ vậy mà các tín hiệu hoá học khác có thể gắn kết vào đó. Cấu trúc của protein tạo ra một vùng dành riêng để kết nối với các tín hiệu bổ sung của môi trường (như kích thích tố, thuốc men hay các chất sinh hoá khác). Khi một tín hiệu bổ sung kết hợp với một protein, nó làm điện tích dọc theo chuổi protein thay đổi. Sự kết hợp nầy khiến cho dây protein biến dạng. Khi biến dạng như vậy thì nó chuyển động. Nhờ chuyển động như vậy mà tế bào làm nên công việc. Các chức năng như tiêu hóa, hô hấp,... vận hành được chính là nhờ protein chuyển động.
Sự sống phát sinh là nhờ proteins vận hành theo tín hiệu giống như 'ổ khóa vận hành theo chìa khóa' . Theo thuyết Newton, ngành sinh học truyền thống cho rằng những tín hiệu điều khiển sự sống chính là chất hóa học. Cho nên ngành dược được xây dựng để bào chế các loại thuốc có khả năng phát ra tín hiệu điều khiển sự sống. Ngành y khoa truyền thống tin rằng nếu cơ thể không vận hành điều hoà là bởi vì guồng máy vận chuyển không ăn khớp với nhau. Do đó, nếu thay đổi tín hiệu thì ta có thể làm cho sự vận hành của các protein trong guồng máy thay đổi, chửa lành bệnh nhờ tín hiệu hóa học. Nhưng ngành cơ học lượng tử đặt vấn đề rằng, liệu các tín hiệu có bắt buộc phải là các chất hóa học hay không ? Thực ra, các tín hiệu của khí lực vô hình gửi thông tin đến protein còn hiệu quả hơn hàng trăm lần các tín hiệu hoá học.

Tóm lại protein xây dựng nên guồng máy; sự chuyển động của protein theo các tín hiệu tạo ra sự sống; các tín hiệu đó có hai loại : loại hoá học và loại khí lực có hiệu quả cao hơn. Tín hiệu khí lực là sợi dây xuyên suốt kết nối các ngành y khoa bổ sung (complimentary medicine modalities). Ví dụ đông y nói đến kinh mạch, huyệt đạo là dựa trên cơ sở khí lực. Tây y nhắm điều chỉnh phần vật chất của cơ thể trong khi đông y lại thiên về khí lực. Vật lý lượng tử, ngành chuyên giải thích về sự vận hành của vũ trụ, nhấn mạnh rằng tín hiệu của khí lực có tác dụng hiệu quả hơn thuốc men gấp cả trăm lần.
Điều gì có thể gây rối loạn ? Nếu có bệnh tật thì bạn nghĩ nguyên nhân do đâu ? Có thể vì cấu trúc của protein lệch lạc hoặc là vì cơ thể nhận tín hiệu sai lầm.
Tại sao cấu trúc protein trở nên lệch lạc ? Có thể các di thể bị khuyết tật làm cho trật tự acid amin của protein thay đổi, protein bị kết nối lộn xộn, hậu quả chức năng của nó vận hành sai lệch gây ra bệnh tật. Nhưng điều quan trọng là chỉ có rất ít người có di thể khuyết tật, dưới 5% dân số mà thôi. Nghĩa là 95% con người sinh ra với những gien khoẻ mạnh. Trong 95% này, nếu chúng ta bị bệnh thì không phải là do các gien gây ra, mà là bởi tín hiệu của cơ thể. Rối loạn tín hiệu là nguyên nhân gây ra hầu hết bệnh tật.
Vậy thì cái gì làm cho các tín hiệu bị rối loạn ? Nguyên nhân đầu tiên có thể là do tai nạn gây chấn thương khiến ảnh hưởng đến tín hiệu xuất phát từ não.
Thứ đến là những độc tố hay chất hóa học mà cơ thể không thể chấp nhận, chất lạ xâm nhập gây rối loạn cho sự vận hành tín hiệu trong cơ thể.

Nguyên nhân thứ ba do tâm trí, cũng là nguyên nhân quan trọng bậc nhất. Nếu tâm trí gởi tín hiệu sai lạc, cơ thể sẽ mất quân bình và bệnh tật phát sinh.
Cho nên thay vì như ngành y khoa truyền thống đang chú tâm vào các gien và cấu tạo hoá học của cơ thể một cách thiển cận, thì các môn tân vật lý và sinh học cho rằng ta nên chú trọng đến cả hai, tín hiệu vật chất và khí lực, trong đó có tư tưởng.
Trên bề mặt của tế bào có thể có cả trăm ngàn bộ thụ cảm đang chờ đợi tiếp nhận các tín hiệu bổ sung. Các bộ này có thể đọc cả tín hiệu vật chất và phi vật chất. Thông thường tế bào phải hồi đáp lại các tín hiệu để sinh tồn. Thức ăn đây này, hãy tiếp nhận, độc tố đây, hãy tránh xa. Màng tế bào có cùng chức năng như bộ da của cơ thể, chúng đọc tín hiệu và gởi đi những hồi âm.

Vai trò của nhận thức. 
Lúc nào trên mặt tế bào cũng có cả trăm ngàn phím đang sẳn sàng tiếp nhận một số thật lớn các tín hiệu đến từ môi trường. Trong khi ta có thể mô tả về sự tiếp nhận của từng tín hiệu, thì với cả ngàn tín hiệu được tiếp nhận cùng lúc ta lại cần phải có một cái nhìn tổng thể phức tạp hơn. Nếu muốn biết thực sự tế bào đang làm gì thì ta không thể chỉ nhìn vào một con phím mà thôi, ta phải nhận định được những gì cả trăm ngàn phím đang cùng làm. Số lần tương giao của chúng vượt quá khả năng nhận định của trí óc, mà ngay cả kỷ thuật tin học cũng thấy khó cán đáng nổi.

ày giúp vận hành đời sống. Đây là một định nghĩa chính xác của từ nhận thức : khả năng nhận biết các thành tố của môi trường bằng cảm giác. Các phím trên màng tế bào là đơn vị căn bản của nhận thức. Chúng đọc các nhận định về môi trường và điều chỉnh cơ thể cho thích ứng với nhu cầu đòi hỏi. Chuyện này trở thành vấn đề của từng cá nhân, bởi vì cách ta nhận thức cuộc đời sẽ qui định hành vi của mình. Nhận thức giử vai trò làm chủ hành vi .
Nếu nhận thức của chúng ta đúng đắn thì cơ hội sinh tồn rất lớn, còn nếu chúng ta bị tà kiến sai sử hoặc nhận định về môi trường không chính xác thì phản ứng của ta lệch lạc. Ví dụ một người bị bệnh chán ăn khi nhìn vào gương thì thì thấy họ mập quá, trong khi kẻ khác nhìn lại thấy ốm quá. Nhận thức sai lầm này gởi tín hiệu cho cơ thể khiến nó phải thải ra chất mỡ, và sự phiên dịch sai lầm tín hiệu của môi trường có thể dẫn đến tử vong. Ý nghĩa điều này rất rỏ rệt : khi nhận thức sai lầm thì hành vi của chúng ta không còn phục vụ cho cuộc sống.
Nhận thức cũng điều khiển phản ứng của gien. Các cách nhìn đời khác biệt của từng người sẽ quyết định tuyển chọn những gien nào cần hiện hành để xây dựng cuộc sống. Điều này lại nhấn mạnh tầm quan trọng của tà kiến, nếu ta kích động các gien lộn xộn như gửi đi các tín hiệu lệch lạc, thì ta có thể làm lệch lạc chức năng cơ thể mà gây nên bệnh tật. Chúng ta không phải là tên nô lệ của bộ máy di truyền mà là kẻ sáng tạo nên cuộc sống của chính mình. Qua khả năng nhận thức về thực tại ta có quyền tuyển lựa các gien mình muốn để điều hành cuộc sống .
Các gien điều hành sự tăng trưởng của bào thai từ lúc thọ thai qua các giai đoạn phát triển, trong giai đoạn này các gien điều phối thông tin giữa bào thai và môi trường. Đây là thời kỳ các gien nắm giử quyền lực. Sau giai đoạn phát triển này thì đến lượt những nhận thức của chúng ta về môi trường quyết định sự phát triển của cơ thể.

Kỷ thuật di truyền. 
Hiện nay chúng ta đang dùng kỷ thuật di truyền để quậy phá. Chúng ta tạo ra một số hạt giống thay đổi gien. Hậu quả của việc đưa các loại giống đó vào đời sống chưa được xem xét kỷ càng. Những gien di truyền này đang thâm nhập vào hệ sinh thái và được các loài khác tiếp nhận. Ví dụ, trong cố gắng làm cho cây cối có khả năng đề kháng lại chất độc diệt cỏ, khoa học gia cấy gien biến đổi vào trong cây. Thời gian sau, người ta thấy các cây này đã chuyển các gien biến đổi sang cho những cây khác xung quanh, kết quả nảy sinh một loại cỏ có khả năng chống thuốc diệt cỏ.
Tất cả các chủng loại đều là thành phần của một cộng đồng, chúng chia sẻ di thể với nhau. Người ta biết rằng khi ăn thực phẩm biến đổi gien, các vi khuẩn trong ta có thể tiếp nhận các di thể biến đổi này. Việc bóp méo thiên nhiên của chúng ta có thể làm thay đổi cấu trúc di truyền các vi khuẩn trong bộ máy tiêu hóa! Có lẽ chúng ta chỉ biết được cái giá thực sự phải trả khi nào những gì ta làm quay ngược lại cắn xé ta .
Đối phó với sự căng thẳng. Sự sống và chức năng phát triển ràng buộc thật chặt chẻ với nhau, chức năng này chịu trách nhiệm thay thế các tế bào mất mát hàng ngày do già cỗi. Nhưng mặt khác sự sinh tồn cũng đòi hỏi một cơ chế khác hẳn nhập cuộc: bản năng tự vệ. Tự vệ làm ngưng tiến trình phát triển, đồng thời dành nội lực để chống trả lại mối đe dọa. Bất cứ lúc nào trong cuộc sống, chúng ta cũng hoặc dùng nội lực để cho phát triển hoặc để tự vệ. Muốn phát triển cần có nội lực mà muốn tự vệ cũng cần nội lực. Khi tự vệ ta phải bế môn và ngưng hẳn sức phát triển để giử gìn nội lực.
Thiên nhiên ban cho con người cách tự vệ khẩn cấp như chạy trốn trước nanh vuốt hùm beo. Nhưng nếu ta cứ giử thế tự vệ lâu quá thì sẽ làm tổn thương bản năng sinh tồn. Điều quan trọng là như vầy : Ta muốn sống bao lâu trong cảnh phát triển và bao lâu trong thế tự vệ ? Sợ hãi càng kéo dài thì càng cần nhiều nội lực để tự vệ. Càng sợ nhiều thì sức phát triển càng ngưng trệ khiến có thể gây ra tử vong. Trong thế giới hiện nay, thái độ tự vệ ngày càng chiếm nhiều phần trong cuộc sống; hầu hết chúng ta đang sống trong một trạng thái căng thẳng cao độ khiến cho sức phát triển bị suy yếu. Tế bào không thể nào phát triển theo hai hướng cùng một lúc. Chúng chỉ có thể hoặc phát triển hoà nhập vào môi trường chung quanh, hoặc duy trì ở vị thế tự vệ, bế quan chờ đợi cho đến khi nào tình hình bên ngoài sáng sủa để trở lại sinh hoạt bình thường. Chúng ta là một cộng đồng các tế bào chuyên tiếp nhận những kiến giải phát ra từ hệ thần kinh trung ương .
Ngày nay hầu như chúng ta không thể tránh được những nổi sợ hãi. Al-Qaeda là ai và họ ở đâu ? Bệnh cúm gà ở đâu ? Sự sợ hãi cứ xuất hiện đe dọa cuộc sống lẫn nhận thức khiến ta không biết mình có thể tồn tại nổi hay không. Những nhận định này sẽ dồn chúng ta vào thế thủ và làm ngưng trệ sức phát triển của đời sống.
Chúng ta có hai cơ chế khác nhau để bảo vệ cơ thể : hệ miễn nhiễm để đối phó với mối đe doạ từ bên trong như vi trùng, ký sinh trùng hoặc bệnh ung thư; và tuyến thượng thận tiết ra kích thích tố để đối phó với sự đe doạ từ bên ngoài như rắn độc hoặc khi bị hành hung. Kích thích tố căng thẳng (Stress hormones từ tuyến thượng thận) làm cho các mạch máu teo lại và hệ miễn nhiễm ngưng hoạt động. Nguyên do rất là hiển nhiên : khi bị sư tử rượt thì ta không dùng nội lực để chống lại vi trùng mà để chạy cho nhanh. Từ lâu, y khoa đã biết stress hormones làm cho hệ miễn nhiễm ngưng hoạt động. Cho nên họ tiêm stress hormones cho người chịu giải phẩu thay thế cơ phận để hệ miễn nhiễm người này không đào thải các tế bào xa lạ. Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc sống hàng ngày ? Stress làm cho hệ miễn nhiễm suy nhược.
Khi chúng ta đè nén hệ miễn nhiễm thì những chuyện vặt vãnh hàng ngày sẽ bắt đầu ngự trị và khiến phát sinh bệnh tật. Điều này rất quen thuộc với nhiều người, bởi vì khi đời sống có nhiều stress hơn thì chúng ta dễ bị suy yếu và bệnh hoạn sẽ trở nên trầm kha. Ví dụ, khi gần đến mùa thi cử thì các em học sinh dễ bị bệnh hơn. Thật là khùng điên khi cứ cho rằng ta đang bị nhiễm trùng, bởi vì hầu hết mọi mầm bệnh của con người đang có sẳn trong ta. Stress kềm chế hệ miễn nhiễm thì nó cũng làm ngưng quy trình phát triển, quy trình này chịu trách nhiệm thay thế những tế bào chết hàng ngày. Khi stress bành trướng đến một mức độ nào đó thì sự thiếu hụt tế bào tân tạo sẽ làm tổn hại các chức năng của cơ thể khiến cho bệnh tật phát sinh.
Có một điều về stress mà tôi thấy nó có tác dụng như chọc sâu thêm vào vết thương chưa lành. Những kích thích tố do stress tiết ra làm các mạch máu ở vùng tiền đình não co lại, khiến máu dồn ra phía sau não để cung cấp cho hệ thần kinh phản xạ nhanh của stress. Tóm lại, thiếu máu ở vùng tiền đình não làm con người kém sáng suốt và thiếu ý thức. Hậu quả không mong đợi của stress là khả năng thông minh suy giảm. Vì vậy, dân chúng một nước sống trong không khí sợ hãi thì kém sáng suốt hơn dân của một nước phát triển điều hoà; người sống trong sợ hãi sẽ dễ có những quyết định không thích hợp xuất phát từ vùng phía sau não. Điều này giải thích nhiều tình cảnh đang xảy ra trong thế giới đầy sợ hãi hiện nay. Cần biết rằng thể chất của chúng ta không nhận ra được sự khác biệt giữa sợ hãi thực sự và giả tạo. Một sự thật đơn giản : dẫu cho là tà hay chánh, lúc nào nhận thức cộng với niềm tin cũng có quyền năng điều khiển đời sống chúng ta .
Thể chất của chúng ta không phải được tạo ra để sinh hoạt trong một tình huống đầy căng thẳng 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày một năm. Cơ thể chỉ có khả năng đối phó với một tình thế căng thẳng trong ngắn hạn mà thôi; thời giờ còn lại nó phải dùng để duy trì sự phát triển. Nhưng người thế gian (báo chí, chính quyền, v.v.) lại cứ thúc đẩy chúng ta sống trong sự sợ hãi triền miên, tình trạng này sẽ làm suy nhược thể chất, thần kinh và khả năng đề kháng bệnh tật. Điều quan trọng mọi người cần phải hiểu là nếu biết thay đổi nhận thức thì nhiên hậu cuộc sống cũng như thế giới sẽ thay đổi. Lối sống trong sợ hãi cần phải được chận đứng, bởi vì nó sẽ giết chết chúng ta và đe doạ sự sinh tồn của nhân loại.

Trí tuệ của tế bào - Phần 3.

Lời giới thiệu : Trong bài này tác giả lại tiếp tục giải thích, khai triển và dẫn chứng về nguyên lý 'Tâm lý làm chủ sinh lý' . Ông cũng không quên nhấn mạnh rằng việc áp dụng nguyên lý này vào đời sống hàng ngày sẽ có thể giúp thay đổi cuộc sống cá nhân và xã hội trở nên lành mạnh, hạnh phúc.
Tế bào là một sinh vật có trí thông minh. Ta có thể lấy tế bào ra khỏi cơ thể, đặt nó vào một cái đĩa trong phòng thí nghiệm và nó sẽ tự sinh tồn : biết thích ứng vào môi trường, phát triển, sinh sản và liên kết với các tế bào khác để thành lập cộng đồng. Trong cơ thể con người, chúng ta đang giao tiếp với một cộng đồng tế bào rộng lớn phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Trong cái đĩa đó tế bào hành xử như một cá thể riêng biệt, nhưng trong cơ thể các tế bào lại đối xử với nhau như một cộng đồng; nơi đó cá nhân không thể làm bất cứ điều gì mình muốn, vì như thế sẽ làm cho cộng đồng tan rả. Cho nên khi ở trong một cộng đồng, các tế bào có một ý thức chung với khả năng điều hành sinh hoạt của từng tế bào trong nhóm. Thực sự, các tế bào phải chìu theo một mệnh lệnh tối cao. Cơ thể là một cộng đồng với trên 50 ức tế bào sinh hoạt trong sự đoàn kết nhịp nhàng, luôn cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu cũng như mệnh lệnh từ nơi tối cao. Và chính tiếng nói này lại phải tiếp thu cũng như học hỏi từ những nhận thức trong cuộc sống.
Những nhận thức điều hành đời sống xuất phát từ 3 nguồn gốc. Nhóm thứ nhất là từ di truyền, gồm những bản năng chung của con người, ví dụ như tự động rụt bàn tay lại để tránh ngọn lửa đốt nóng. Nhóm thứ hai xuất phát từ tiềm thức, phần này điều hành những chức năng mà ta không cần để ý đến. Ví dụ khi đã tập đi được rồi, thì phần hành điều khiển việc đi lại trở nên một phần của tiềm thức. Ta chỉ cần có ý muốn đi thì bộ óc sẽ phối hợp các động tác. Nhóm thứ 3 đến từ ý thức. Ý thức có khả năng sửa đổi lại những phần hành đã học được còn ghi nhớ trong tiềm thức, và nó cũng có thể điều chỉnh lại ngay cả những sinh hoạt di truyền nữa. Bản chất của ý thức rất đặc biệt bởi vì nó có khả năng thay đổi những gì đã nhận thức trong quá khứ để hình thành những hành vi và lối sống khác hẳn.

Trẻ con học tập như thế nào ? 
Các di thể làm chủ số mạng con người khi còn đang phát triển trong giai đoạn bào thai. Lúc này vai trò của người phụ nữ coi như chỉ giới hạn trong việc đem máu huyết đến nuôi dưỡng cho thai nhi mà thôi. Nhưng máu của người mẹ còn chứa nhiều thứ hơn là chỉ có chất dinh dưỡng. Trong máu còn chứa các phân tử truyền tin, như phân hoá tố và chất cảm xúc. Bà mẹ luôn luôn biết điều chỉnh sinh lý và tâm lý để thích nghi với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Bởi vì máu của mẹ truyền qua nhau đi thẳng đến bào thai cho nên thai nhi cảm nhận được những gì mà mẹ nó đang trải qua. Đây thật là một điều cực kỳ sáng suốt của đấng Tự Nhiên. Bởi vì sau khi sinh ra thì thai nhi cũng sẽ ở trong cùng một môi trường như bà mẹ, cho nên những gì bà mẹ cảm thức được sẽ giúp cho đứa trẻ thích ứng với thế giới đó. Nếu bà mẹ mang nhiều nổi sợ hãi trong cuộc sống thì bà sẽ gởi cho thai nhi một tín hiệu khác với khi bà cảm thấy cuộc sống là một nơi ấm cúng đáng tin cậy.
Khi mẹ bị stress, hormones chuyền qua thai nhi cũng đến những nơi giống như trong cơ thể bà mẹ. Chúng làm cho mạch máu bên trong nội tạng bào thai co lại để đẩy máu ra bên ngoài cơ bắp, chuẩn bị cho hài nhi một phản ứng chiến đấu hay tẩu thoát. Khi bào thai lớn dần, stress sẽ khiến cho hệ cơ bắp thai nhi phát triển thành một cơ thể vạm vỡ, và cũng làm cho các chức năng phía sau não phát triển để điều khiển các phản ứng do stress. Trong một thế giới không ổn định, bà mẹ sẽ sinh ra một đứa trẻ có khả năng chiến đấu cao hơn. Đúng vậy, mặc dầu các di thể chỉ đạo sự phát triển cơ thể, nhưng dòng dữ liệu thông tin chuyển đi từ máu của bà mẹ vào nhau sẽ làm cho từng cơ tạng tăng cường hay thoái hóa.
Hiện nay hầu như ai cũng biết rằng, khi đứa trẻ sinh ra thì nó đã có khả năng cảm nhận hầu hết các cảm xúc biểu lộ nơi người lớn. Hài nhi có thể bày tỏ sự giận dữ, ganh tỵ, thương yêu và buồn bực. Thực sự, cha mẹ đã huấn luyện tâm lý và sinh lý của đứa trẻ để nó thích ứng với cuộc sống. Nếu cha mẹ cảm thấy cuộc đời là bất ổn, thì nó cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, khi cha mẹ muốn từ bỏ đứa nhỏ, thì cảm xúc sẽ chuyển thông tin này đến bào thai. Thai nhi sẽ biết là nó không được chấp nhận. Ta phải nhận thức rằng việc tạo ra một đứa trẻ là tiến trình hổ tương giữa cha mẹ và thai nhi, điều này rất quan trọng. Thực vậy, những hiểu biết về bệnh học đã cho biết rằng các chứng bệnh như tim mạch, ung thư và mập phì có nguồn gốc từ giai đoạn thai nhi tượng hình. Lúc còn trong lòng mẹ hoàn cảnh chung quanh đã khiến hình thành nên tính cách và sinh lý đứa trẻ trong suốt cuộc đời của nó.
Khi mới sinh ra, đứa trẻ sẽ nhìn vào mặt cha mẹ, trong vòng vài giờ nó đã có thể đọc hiểu được nét mặt của cha mẹ. Điều này rất quan trọng bởi vì nét mặt của cha mẹ sẽ giúp đứa bé hiểu được thế giới của nó. Khi đứa bé bước vào đời mà gặp điều gì mới, đồng thời nó cũng nhận thấy nét mặt cha mẹ lộ vẻ lo lắng sợ hãi, nó sẽ biết rằng điều này cần nên tránh. Nó sẽ biết tránh xa những gì nó thấy đáng sợ, và đây là phản ứng tốt cho sự sinh tồn. Qua quan hệ hổ tương này, cha mẹ đang huấn luyện cho đứa nhỏ học cách phản ứng. Khi cha mẹ không hiện diện và thân thiết gắn bó với nó thì sự phát triển của nó sẽ có vấn đề, như hội chứng rối loạn tình cảm thân sơ (1). Các trẻ này cũng thấy khó tập trung giống như bị bệnh ADD (Attention Deficit Disorder). Khoa học đã ghi nhận rằng những phản ứng mà cha mẹ đã dạy cho bé góp phần tạo ra thể cách, sức khoẻ và bệnh tật trong đời sống đứa trẻ.

Thích ứng với xã hội. 
Ở đây ta sẽ tìm hiểu đứa bé học thích ứng nhanh chóng vào xã hội như thế nào : bộ óc của trẻ có thể chuyển tải kinh nghiệm nhanh siêu tốc. Từ khi sinh ra đến 6 tuổi là thời kỳ đứa trẻ học hỏi thật nhanh. Trẻ học từ người lớn cách thức họ đối xử với trẻ em và giữa họ với nhau. Thuật thôi miên cho biết rằng ta có thể chuyển thông tin vào tiềm thức của người khác mà không thông qua ý thức. Tại sao lại nói về điều này ? Bởi vì từ 1 đến 6 tuổi, bộ óc của trẻ hoạt động giống như khi bị thôi miên, cho nên bất cứ điều gì nó học đều được ghi nhận trong tiềm thức. Tiềm thức tiếp thu các chương trình này và thường thường phóng trở lại vào ý thức. Có thể kể nào là luật lệ xã hội, cách sinh hoạt, các tiểu dị của ngôn ngữ. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể học cùng một lúc 3 thứ tiếng mà không lẫn lộn câu cú, từ ngữ và văn phạm. Khi lên 8 tuổi thì học một sinh ngữ cũng rất khó khăn. Tại sao lại có sự khác biệt ? Bởi vì khi trẻ dưới 6 tuổi thì phần ý thức chưa được phát triển cho nên nó không gây cản trở việc tiếp thu. Những kinh nghiệm mà trẻ gặp gở hàng ngày được gieo thẳng vào tiềm thức. Cũng trong lúc này, ý niệm về bản ngã phát triển và sẽ luôn hiện diện trong suốt cuộc đời.

Quyền năng của ý thức. 
Con người có nhiều quyền năng và chúng ta có thể tạo ra phép lạ. Thực ra phép lạ chỉ là những điều khoa học chưa thể giải thích được. Phép lạ xuất hiện hàng ngày. Ví dụ có người bị bệnh ung thư, bổng nhiên họ thay đổi nhận thức và bệnh được chữa lành. Khi thay đổi nhận thức thì họ cũng khiến cho cấu trúc tế bào thay đổi. Điều này có thể được gọi là sự vận hành của 'biểu sinh học' (2), là các sự xúc tác trong phân tử đem lại quyền năng cho con người. Thay vì nghĩ rằng ta là nạn nhân của tế bào, ngành khoa học mới cho rằng ta có quyền năng điều khiển tế bào.
Lịch sử đã ghi lại nhiều câu chuyện về quyền năng của tư tưởng. Cái gọi là hiệu ứng thuốc giả thực ra chỉ là hiệu ứng của nhận thức. Nếu ta tin vào một điều gì có thể giúp, thì chính niềm tin này có khả năng chữa bệnh. Trong những loại thuốc bán đắc nhất trên thị trường có các loại như thuốc Prozac và Zoloftand, cũng nhờ luật tự do thông tin mà các phòng bào chế mới tiết lộ rằng các loại thuốc này cũng nào có hiệu quả hơn các loại thuốc giả đâu. Hiệu ứng thuốc giả là một điều mà chúng ta còn chưa biết cách lợi dụng, đây có ý nói rằng niềm tin có khả năng điều khiển được sinh lý cơ thể. Hiện nay người ta đã chấp nhận rằng 1/3 trong tổng số bệnh nhân đã được chữa lành là do hiệu ứng thuốc giả, hay hiệu ứng trấn yên, kể cả những người đã được giải phẩu.
Nhưng có một điều quan trọng nhất đã bị quên lãng, đó là một hiệu ứng trái ngược với placebo, gọi là 'nocebo' (3) . Điều này xảy ra khi một tư tưởng hay một niềm tin tiêu cực gây ảnh hưởng cho đời sống. Ví dụ, nếu một chuyên gia như bác sĩ nói rằng bạn sẽ chết trong vòng 3 tháng và bạn tin lời, thì có thể bạn sẽ ghi nhận ngày này, rồi bắt đầu buông bỏ mọi chuyện thế gian và thực sự chết trong vòng 3 tháng. Nói chung, hiệu ứng 'placebo' và 'nocebo' là hai mặt của một đồng tiền, là hiệu ứng của nhận thức. Nhưng đây là vấn đề : tiềm thức của chúng ta có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn ý thức cả triệu lần. Chúng ta đều tin tưởng rằng ý thức của mình đang vận hành cuộc sống. Chính tôi muốn sống như vậy. Tôi muốn làm nhiều chuyện tuyệt vời. Nhưng đời sống thực tế lại xảy ra không đúng như ý nguyện, vì vậy mà có khuynh hướng nói rằng :"Tôi không thể nào đạt được điều tôi muốn, cuộc sống không đem nó đến cho tôi." Thế là chúng ta chịu đóng vai nạn nhân. Có những điều mặc khải mới đã làm đảo lộn hoàn toàn lối suy nghĩ này. Hiện nay chúng ta đã nhận ra rằng từ 95% đến 99% những sinh hoạt nhận thức của chúng ta đến từ tiềm thức, ý thức chỉ chủ động được dưới 5%.
Khi thực tập ám thị hoặc suy nghĩ lạc quan, là ta đang sử dụng một bộ phận nhỏ bé chỉ có 5% sức mạnh. Nghĩa là phải nhờ vào ý chí để chế ngự phần tiềm thức. Đây thật là một công việc gần như bất khả thi, bởi vì khi mà mắt ta rời khỏi mục tiêu thì mọi thứ tự động đâu lại vào đó. Suy nghĩ lạc quan cũng tốt, vẫn còn khá hơn là suy nghĩ bi quan, nhưng khi mà ta dùng ý thức vận dụng tư tưởng tốt lành, thì tiềm thức vẫn dư sức vận hành theo những chương trình hạn hẹp ngược dòng của riêng nó. Hậu quả là đối với hầu hết mọi người, những tư tưởng lạc quan không giúp cải thiện tình hình chút nào.
Như vậy không có nghĩa là ý thức không có sức mạnh, bởi vì nó có thể vận dụng bất cứ cái gì trong cơ thể. Ta thường quen nghĩ rằng ý thức chỉ có thể điều khiển bộ xương tay và chân. Nhưng các nhà yoga lại có thể dùng ý thức để làm thay đổi nhiệt độ cơ thể, áp huyết và nhịp tim. Khi ý thức tập trung vào bất cứ cơ quan hay chức năng nào của cơ thể thì nó có thể điều khiển cái đó. Nhưng ý thức với khả năng hạn hẹp, không thể điều khiển nhiều việc cùng một lúc như tiềm thức bởi vì tiềm thức làm việc nhanh hơn cả triệu lần .
Hầu hết mọi người ít khi nào dùng ý thức. Sinh hoạt hàng ngày của họ đều do các chương trình trong tiềm thức điều khiển. Vậy thì tiềm thức vận hành những chương trình nào ? Xin thưa, cũng chính là những chương trình mà khi xưa đã được chuyển tải vào trong tiềm thức. Không có chi khác. Nó tiếp thu cái gì thì nó cũng phóng ra cái đó trong suốt cuộc đời, trừ khi ta mở nó ra và ghi chép lại. Ý thức thường không biết đến những gì tiềm thức làm bởi vì cả hai làm việc song song không kiểm soát nhau. Cho nên khi đời sống không theo đúng ý nguyện của mình thì phải chăng là bởi vì trời đất không cho ta cơ hội hay là vì ta đã tự mình làm cho nó hư hỏng ? Hầu như chắc chắn rằng ta đã làm hư đời ta do những chương trình gò bó, hạn hẹp nẳm sẳn trong tiềm thức.
Ta có cần phải quay trở lại quá khứ để biết thế nào mà những chương trình này lại có ở đó ? Tuyệt đối không thể được. Tiềm thức không có tương lai mà cũng chẳng có quá khứ. Lúc nào nó cũng chỉ biết có hiện tại. Khi môi trường gởi đến một tín hiệu, nó tiếp nhận rồi gửi phản hồi. Đó là tiềm thức. Không có ai ở đó cả, trong tiềm thức không có ai để nói chuyện hay thương thảo. Ta phải tìm cách khác để ảnh hưởng đến sự vận hành của tiềm thức. Có một cách mà các tu sĩ phật giáo sử dụng, đó là pháp tỉnh thức, mình cần phải tỉnh thức trong mọi lúc và làm từng hành động bằng óc sáng tạo, chứ không phải bằng thói quen đến từ tiềm thức. Pháp môn yoga cũng có những cách thực hành khác nhau. Và còn vài cách khác nữa là pháp thôi miên, ngành 'năng lượng tâm lý học' (energy psychology), là các cách để nhận diện và sửa đổi những niềm tin đã khắc sâu vào tiềm thức.

Gánh vác trách nhiệm của mình. 
Ngành sinh học mới rất quan trọng vì nó giải thích tại sao ta lại thiếu trách nhiệm, tại sao ta lại không biết khả năng mình đến đâu trong việc làm chủ cuộc đời và hoàn cảnh chung quanh ta, tại sao ta lại đang bước vào tử lộ, và tại sao thế giới đang tan rả. Chúng ta đang huỷ hoại môi trường. Ta đang đối diện với khủng hoảng ở mọi mặt, trong đó có sức khoẻ. Khi mọi người sống trong sợ hãi thì càng làm cho cuộc khủng hoảng về y tế cộng đồng trở nên trầm trọng hơn, bởi vì nổi sợ hãi sẽ khởi động phản ứng tự vệ khiến cho cơ chế phát triển và chức năng miễn nhiễm bị triệt tiêu. Chúng ta đang ở trong vòng lẩn quẩn của sợ hãi và bệnh tật. Đây là lời kêu gọi tỉnh thức. Cuối cùng ta chỉ biết trông cậy vào từng cá nhân nắm lại quyền làm chủ đời mình mà thôi.

Các ngành khoa học mới như Biểu Sinh Học và Cơ Học Lượng Tử hiểu được tầm quan trọng của trường lực vô hình trong việc vận hành đời sống, trong đó có tư tưởng (thần lực) và khí lực góp phần xây dựng nên hoàn cảnh hiện tại. Sự thức giác mới mẻ này đang làm thay đổi thế giới quan của chúng ta. Ngày nay chúng ta biết rằng chính ta làm chủ các gien, chính ta làm chủ đời sống của mình. Tư tưởng của chúng ta là những thực thể. Tư tưởng ảnh hưởng đến sinh lý. Các nhà vật lý học bắt đầu biết rằng thần lực là nền tảng cấu trúc của vũ trụ. Quyền năng của chúng ta sẽ tăng cường khi nhận biết được những điều này. Những chủng tử trụ trong tiềm thức đã triển khai thành đời sống hiện tại. Điều ta cần phải làm là duyệt lại cuộc sống và nhận ra cái gì cần phải sửa đổi. Những điều gì ta cố gắng đạt đến nhưng không thành tựu là phản ảnh sự kiện trong đó tiềm thức đang chứa chấp các chướng ngại. Ta không cần phải đi ngược dòng để tìm xem làm thế nào mà những điều này lại trụ được ở đó, vì như thế cũng không khác nào ta giết người đưa thư vì những tin xấu. Mặc dầu ta có thể sửa đổi các chủng tử này bằng nhiều cách, nhưng khi ta chưa thực hành tu sửa thì mình vẫn còn là tên nô lệ của tiềm thức. Không phải là nô lệ cho người thế gian mà là nô lệ cho những thói quen tư tưởng của chính ta. Khi ta khai thông những bế tắc thì sẽ trở nên đầy quyền năng. Chỉ có lúc đó ta mới có thể chứng nghiệm được câu nói của Jesus :" Các ngươi có thể làm các phép lạ này còn giỏi hơn ta khi các ngươi có đức tin".
Bạn và tôi đều cần có nhận thức chung. Chỉ có thức giác thôi vẫn chưa đủ, mà thực sự phải áp dụng sự tỉnh thức để làm thay đổi đời sống. Trong khi ý thức có thể dẫn ta đi đến mục tiêu, thì ta cần phải thực hành để đem phép lạ vào đời sống. Chúng ta đang tham dự một cuộc chạy đua tối cần thiết nhằm đến mục tiêu tự thay đổi mình để thay đổi môi trường cho địa cầu trở lại quân bình. Khi có niềm tin như vậy thì con người sẽ bắt đầu giúp đỡ nhau thay vì chém giết lẫn nhau. Tương lai của chúng ta trông cậy vào sự nhận thức rằng : một khối con người liên kết nhau chặc chẻ thì vĩ đại hơn là một khối những cá nhân sống riêng rẽ.
Hãy nghĩ như thế này : bên dưới lớp da bao bọc cơ thể là 50 tỷ tỷ (trillion) tế bào sống hoà hợp trong một môi trường khép kín. Các tế bào này rất thông minh. Ta thường hay có thói quen khinh khi tất cả những gì không phải con người là kém thông minh. Sự tự cao này đã làm hại ta rất nhiều. Nếu nhìn vào cơ thể bạn sẽ thấy cả tỷ tỷ tế bào đang sống trong hoà hợp, hãy biết rằng : mỗi tế bào là một sinh linh như mỗi người chúng ta. Mỗi tế bào sống trong một cộng đồng và làm việc để phục vụ cộng đồng. Đâu đó có luật lệ. Tế bào được phục vụ, chăm sóc. Hệ miễn nhiểm lo về sức khoẻ. Cơ quan bài tiết giữ vệ sinh chung. Bộ tiêu hoá phân phối thức ăn. Một xã hội gồm hàng ức cá nhân trong cơ thể đang sống mạnh khi ta có sức khoẻ, trong khi đó chỉ có vài tỷ người trên trái đất mà lại lâm vào tình cảnh mất quân bình và làm cho môi trường bị hủy hoại.
Nhận thức này đưa ta đến thời đại của những tin tưởng huyền bí, lúc đó họ cho rằng : "Câu trả lời nằm ở bên trong các ngươi." Nếu chúng ta muốn học cách tổ chức hoàn hảo vài tỷ con người trên trái đất, thì câu trả lời nằm ở ngay bên dưới lớp da của ta. Con người đang tiến hoá. Nhân loại sẽ tiến đến dạng cộng đồng đa nguyên và lúc đó ta sẽ biết rằng khi mình chống phá người khác thì chính là ta đang chống lại ta. Nhân loại là một cơ thể có nhiều tế bào, mỗi người là một tế bào trong cơ thể. Khi hiểu như thế chúng ta nên ngưng làm hại lẫn nhau và bắt đầu tổ chức lại xã hội cho giống như những gì đang hiện hành bên trong cơ thể. Khi đạt đến điểm đó thì địa cầu sẽ hoàn tất hành trình tiến hoá giống như một tế bào sống. Vai trò của chúng ta là gì trong tế bào địa cầu ? Chúng ta giống như là các phân tử protein trên màng tế bào địa cầu. Chúng ta là những tế bào thụ cảm (receptors) trên mặt đất đang tiếp nhận tín hiệu từ môi trường và cũng là các tế bào thực hiện (effectors) đang tham gia thể hiện mọi sắc thái của địa cầu! Chúng ta còn giữ hạnh nguyện ban đầu hay không ? Các sắc tộc thổ dân vẫn còn hiện diện và họ đang nhắc nhở rằng chúng ta là những người có nhiệm vụ chăm sóc khu vườn, và những gì ta làm hiện nay đang làm hư hỏng cả khu vườn. Nhưng khi đã tiến hoá cao hơn ta sẽ biết đến quyền năng của tâm thức. Bây giờ chúng ta phải tự tổ chức đời sống hướng về tương lai. Chúng ta có thể sáng tạo ra một kinh nghiệm hoàn toàn khác trên quả địa cầu. Khi địa cầu hoàn tất hành trình tiến hóa, nó sẽ trở thành một cá thể sống động. Lịch sử tiến hoá cho thấy rằng khi một đơn vị hoàn tất một trình độ nào thì nó sẽ kết hợp với những đơn vị khác cùng trình độ để tạo nên một cơ cấu xã hội mạnh mẽ hơn. Cho nên tôi tiên đoán rằng lúc đó chúng ta sẽ bắt đầu tiếp xúc với các hành tinh khác, các tế bào khác trong vũ trụ, để tạo ra một hệ thống rộng lớn của những tế bào sống bao gồm các hành tinh trong vũ trụ. Chúng ta có hy vọng và khả năng lớn lao trước mặt. Chúng ta đang sống trong một khu vườn đầy sức sống, một khu vườn nâng đỡ cho tất cả mọi người, nơi đây ta có thể an hưởng sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Ghi chú :
 (1) attachment disorder : đứa nhỏ trở nên không gắn bó với cha mẹ và không phân biệt người lạ hay quen, ai nói gì cũng nghe theo.
(2) Một định nghĩa về biểu sinh học tìm được trên net :
Biểu Sinh Học : Đây là một chuyên ngành nghiên cứu các đặc trưng di truyền nào không được mã hoá ở chuỗi gien, mà xuất hiện nhờ mối tương tác giữa DNA với các phân tử khác, hoặc giữa các protein với nhau. Cần biết rằng trong khi DNA hàm chứa trong một chừng mực nào đó "ký ức" của loài và nòi giống, thì biểu sinh là một hiện tượng có thể quyết định khi nào thì kích hoạt hoặc ức chế các gien nào. Chính môi trường đã ảnh hưởng đến các dấu hiệu biểu sinh này, dẫn đến những thay đổi khả dĩ trong quá trình biến đổi di truyền đến nhiều thế hệ đời sau.
(3) Nocebo là tác dụng của bi quan, tiêu cực

TTđTD (sưu tầm)

Không có nhận xét nào: