Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

TA

Không đến không đi,
Xuyên qua tất cả, 
Trùm khắp Vũ trụ,
Đó chính là Ta.


(Pháp Không Chân Như)
Nguồn: https://www.facebook.com/phapkhongchannhu.vn/

VÀI LỜI TÂM SỰ

Kinh Lăng Nghiêm ghi: Cho nên, Anan, bây giờ ông nên biết rằng: Khi thấy sáng, cái thấy chẳng phải là sáng. Khi thấy tối cái thấy chẳng phải là tối. Khi thấy không, cái thấy chẳng phải là không. Khi thấy ngăn bít, cái thấy chẳng phải là ngăn bít. Bốn nghĩa đó đã thành rồi, ông lại nên biết : Khi thấy mà có tướng thấy, cái thấy đó chẳng phải là tánh thấy. Cái thấy mà do lìa tướng thấy, đó là tánh thấy siêu việt.
(Xin xem thêm ảnh).

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Thế giới thay đổi

Thế giới thay đổi rất nhanh, những cái cũ không còn phù hợp sẽ được thay thế bằng cái mới tốt hơn. Chính vì vậy nếu bạn không muốn bị bỏ lại phía sau thì phải nỗ lực phấn đấu để đi kịp thời đại. Thế giới luôn có sự đào thải, sự thay thế . . .

Einstein đã nhìn thế giới như thế nào

Trường học đã làm tôi thất bại, và tôi đã thất bại ở trường. Nó chán tôi. Các giáo viên cư xử như Feldwebel (trung sĩ). Tôi muốn học những gì tôi muốn biết, nhưng họ muốn tôi học cho kỳ thi. Điều tôi ghét nhất là hệ thống cạnh tranh ở đó, và đặc biệt là thể thao. Vì điều này, tôi không có giá trị gì, và nhiều lần họ đề nghị tôi rời đi. 
Đây là một trường Công giáo ở Munich. Tôi cảm thấy rằng sự khao khát kiến ​​thức của tôi đã bị các giáo viên của tôi bóp nghẹt; điểm số là phép đo duy nhất của họ. Làm thế nào một giáo viên có thể hiểu tuổi trẻ với một hệ thống như vậy? 

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Con đường tu tập cơ bản nhất của Phật giáo

(V. Con đường hành trì) 
(1. Tứ Niệm xứ) 
Lại nữa, này Udayi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Bốn Niệm xứ. Ở đây, này Udayi, vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời, quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên các tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời. Và ở đây, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

43. Ðại kinh Phương quảng (Mahàvedalla sutta)

Các khái niệm cực kỳ quan trọng:
1. Tuệ giác
2. Thức
3. Thọ
4. Tưởng
5. Thắng tri
6. Chánh kiến
7. Hữu
8. Thiền na thứ nhất
9. Năm căn
10. Pháp thọ hành
11. Tâm giải thoát
---

Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cùlakammavibhanga sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Ðạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người

Hòa thượng Thích Minh Châu

Ðây là một vấn đề quan trọng, vấn đề đạo đức Phật giáo, vì chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau để ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.

Pháp nào được hành trì nhiều?

1. Trong sự chứng đạt chân lý, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự chứng đạt chân lý, pháp nào được hành trì nhiều.
Trong sự chứng đạt chân lý, này Bharadvaja, tinh cần được hành trì nhiều. Nếu không tinh cần theo đuổi chân lý thì không thể chứng đạt chân lý. Nhưng nếu tinh cần thì chứng đạt được chân lý. Do vậy, trong sự chứng đạt chân lý, tinh cần được hành trì nhiều.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Ý NGHĨA CỦA THẬP PHƯƠNG PHÁP GIỚI THƯỜNG TRỤ TAM BẢO.

1. Tam bảo là gì?
Tam bảo có ý nghĩa nói về ba ngôi Phật, Pháp, Tăng với sự thành kính và trân quý.
2. Phật là gì?
Phật là kẻ tối thiểu phải đạt được hai thứ: quả vị A la hán và chánh đẳng chánh giác. Nếu thiếu hai thứ đó thì không gọi là Phật. Ngôi Phật có hai quả vị: độc giác Phật và toàn giác Phật.
Phật có hai giai đoạn. Giai đoạn một là đang mang thân chúng sinh nhưng đã đạt quả vị Phật, thân chúng sinh của Phật chưa thân hoại mạng chung. Giai đoạn hai là vị ấy thân hoại mạng chung, nhập niết bàn. Nói là giai đoạn hai nhưng không có kết thúc giai đoạn. Thường trụ tam bảo không có ý nghĩa nói đến Phật đã nhập niết bàn.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

CHUYỆN VỀ 3 LOÀI CÁ

Con cá thứ nhất là cá hồi chó.

Cá hồi chó sống ở vùng nước sâu trong đại dương bao la.
Cá hồi chó mẹ sau khi đẻ trứng sẽ đợi ở một bên, trứng sau khi nở thành cá con vẫn chưa thể tự kiếm ăn, chỉ có thể dựa vào thịt của mẹ để lớn.
Cá mẹ nhịn đau đớn không hề kêu ca. Khi cá con lớn lên, cá mẹ chỉ còn lại một đống xương, đó là minh chứng đắt giá nhất cho tình mẹ vĩ đại trên thế giới này.
Cá hồi chó là con cá tượng trưng cho tình mẹ.

Con cá thứ hai là cá lóc Tàu.

Loài cá này sau khi sinh con sẽ bị mất đi khả năng nhìn, không thể kiếm mồi mà chỉ có thể nhịn đói.
Khi trứng nở thành hàng ngàn con cá con, đàn cá con không nỡ nhìn mẹ chết nên từng con, từng con một chút động bơi vào miệng mẹ để giúp mẹ đỡ đói.
Cá mẹ sống lại, lượng cá con còn tồn tại chẳng đáng là bao, chỉ còn chưa đến 1/10, số còn lại vì mẹ mà hy sinh tấm thân non nớt của mình.
Cá lóc tàu là con cá tượng trưng cho sự hiếu thảo của người làm con. 

Con cá thứ ba là cá hồi.

Mỗi năm cứ đến mùa sinh sản, cá hồi lại tính trăm phương ngàn kế để từ đại dương rộng lớn trở về dòng sông trong đất liền.
Bởi lẽ loài cá này không sinh nở ở các vùng biển nước mặn mà di cư bơi về dòng suối ngọt, nơi chúng được sinh ra để tiếp tục đẻ trứng.
Cuộc hành trình di cư thật sự vất vả và gian lao khi chúng phải bơi ngược dòng chảy của tự nhiên để trở về quê hương, trên đường trở về phải đối mặt với bao hiểm nguy thách thức, nào là vượt thác, nào là lo bị gấu xám ăn thịt…
Những con cá không vượt được thác phần lớn sẽ rơi vào bụng gấu. Những con vượt thác thành công cũng sức cùng lực kiệt, vừa phải tiếp tục bơi vừa phải đề phòng loài ó cá kiếm mồi.
Chỉ có một số ít những con cá may mắn vượt qua mọi khó khăn và sự bủa vây để trở về quê hương, hoàn thành việc quan trọng nhất đời mình, đó là tìm con đực, giao hợp, đẻ trứng và cuối cùng là chết một cách yên bình ở chính nơi mình sinh ra.
Và khi mùa xuân đến, đàn cá con lại trôi theo dòng nước ra biển, bắt đầu hành trình cuộc đời mình.
Cá hồi là loài cá tượng trưng cho tình yêu quê hương xứ sở.

Lời bình

Chúng ta hãy thường xuyên nghĩ rằng, trên đời này có ít nhất 3 con cá khiến chúng ta phải cảm động.
Con cá thứ nhất là cha mẹ, người đã cho chúng ta sinh mệnh, luôn dõi theo mọi bước chân ta đi, không trách cứ oán giận, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con cái mà không hề đòi hỏi bất cứ điều gì.
Con cá thứ hai là con cái, từ khi oa oa cất tiếng khóc chào đời, con cái đã hoàn toàn tin cậy và ở bên cha mẹ cho đến già.
Con cá thứ ba là cố hương. Bất luận là đi xa đến đâu, cũng sẽ có một ngày chúng ta tìm cách trở về quê nhà.

(ST)

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

TÌM HIỂU Văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật

1.2. Văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật

1.2.1. Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh" (civilization, civilisation) như một từ đồng nghĩa với "văn hóa". Thực ra, như viện sĩ D. Likhacho[1990] có nhận xét, "đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi". Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi.

KIM TỰ THÁP VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG

Bây giờ, lần theo nhiệm vụ đã đề ra, hãy xem động lực nào đã dẫn tổ tiên của ta tới những kỳ tích chưa từng có. Rất có thể bên trong chúng ta cũng đang có điều gì đó được xới lên, và khi hiểu được động cơ của tổ tiên, chúng ta sẽ cảm nhận mong muốn thiết tha cùng đoàn kết vì những lý do này. Dù sao vẫn muốn tin rằng, chúng ta, nói cho cùng, cũng chẳng kém cỏi hơn tiền tổ và chẳng lạ lẫm với những điều kỳ diệu. Trong cuốn Kim Tự Tháp- Di sản của các Vị Thần, nhà khoa học Nga Valery Uvarov đã đưa ra ba động lực, chúng ta hãy cùng xem xét.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Năm nguy hại này đối với người thất niệm

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?

Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra.

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Những thông tin thú vị về cơ thể con người

Cơ thể con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hóa, tập hợp của những điều kì diệu nhất mà đến nay con người vẫn chưa thể khám phá được hết. Mời anh em xem một số thông tin ngắn nhưng thú vị về cơ thể của chúng ta nhé.

Xương có kích thước to nhất trong cơ thể chúng ta là xương đùi, có thể dài 40 - 46cm. Nó chịu được trọng lượng gấp 30 lần cân nặng của chúng ta. Nếu so về độ cứng thì nó cứng hơn cả thép.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Những lời "tiên tri"

Năm 1521, trong hành trình khám phá đại dương, nhà thám hiểm hàng hải lừng danh Ferdinand Magellan là người đầu tiên trên thế giới thực hiện nỗ lực lặn sâu ở Thái Bình Dương, nhưng bất thành.

Hơn 400 năm sau, lịch sử khám phá đại dương bước sang một trang mới vào ngày 23/1/1960, khi thủy thủ Thụy Sĩ tên là Jacques Piccard (1922 – 2008) và Don Walsh (1931), một Trung úy trẻ của Hải quân Mỹ cùng bước vào phương tiện lặn Trieste với nỗ lực lặn xuống Vực thẳm Challenger - Điểm sâu nhất hành tinh. Và họ đã thành công, ghi tên vào sử sách là: Đội thám hiểm 2 người lần đầu tiên xuống đến Vực thẳm Challenger, thành tích lặn sâu 10.916 m.

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN LÀ GÌ?

Để nhận thức, để phân biệt, để nhận biết thì sinh vật phải có ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì mỗi sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân. Trong khi Sự thật của vũ trụ thì không có ngôn ngữ.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

CHỞ THẬT THÀ VÀO LÒNG DỐI TRÁ

Ngày nay sự dối trá đã lên ngôi... Dễ thấy nhất là trong giáo dục, chạy bằng, chạy điểm,... bất chấp tai hại về sau.
Người ta không cảm thấy xấu hổ về việc làm trên. Đã vậy, họ còn hân hoan phấn khởi sau phiên toà xét xử tội gian lận điểm. Nếu kéo dài tình trạng này thì ai cũng biết hậu quả vô cùng nguy hiểm!

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

CON MẮT PHƯƠNG ĐÔNG: Cái không có gì lại là tất cả (1)

Trong triết học Đông phương, người ta xuất phát từ một cái mang tính trống không như cái trống không của não bộ. Cái này gọi là vô cực. Thanh nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. Còn ở đây quan niệm vũ trụ ban đầu như thế... chẳng có cực nào cả.

CÁI KHÔNG CÓ GÌ LẠI LÀ TẤT CẢ: Con mắt phương Tây (2)

Trong vật lý học hiện đại cũng có khái niệm chân không, tức là không gian không chứa các hạt vật lý nào, cả năng lượng vật lý. Cái không gian trống rỗng này nó liên quan đến cái e-tê đau khổ của cuối thế kỷ 19. Trước khi thuyết tương đối của Albert Einstein (Anh-xtanh) ra đời, người ta đã cố tình đổ cái e-tê đó vào trong cái không gian trống rỗng đó. Nhưng sau đó không lâu Anh-xtanh quyết định: đổ cái e-tê đó ra ngoài, trở về lại cái trống rỗng... Nhưng cho đến nay trong những học thuyết sâu sắc về vật chất, như thuyết siêu thống nhất để quy về cái MỘT thì người ta lại thấy cái trống rỗng đó - gọi là vacuum vật lý. Đó là một trường vô cùng phong phú tạo dựng được cả thế giới vật lý chúng ta. Cái chân không vật lý giống cái vô cực của triết Đông phương: có âm có dương. Theo tính toán của các nhà vật lý, thì trong cái chân không đó có các bức tường mật độ rất cao phân chia nó thành từng vùng, vùng âm một bên, vùng dương một bên y hệt như trong Thái cực của triết Đông. Vũ trụ là một - Ông cha ta đã từng nói như thế. Vạn vật đồng nhất thể. Các nền văn minh Đông và Tây nhất định sẽ gặp nhau. Khoa học Tây phương càng phát triển thì càng gần với nền văn minh Đông phương.

ĐÔNG TÂY

1. CON MẮT PHƯƠNG ĐÔNG: Cái không có gì lại là tất cả

Trong triết học Đông phương, người ta xuất phát từ một cái mang tính trống không như cái trống không của não bộ. Cái này gọi là vô cực. Thanh nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. Còn ở đây quan niệm vũ trụ ban đầu như thế... chẳng có cực nào cả. Một cái trống không, đâu đâu cũng như nhau. Nhưng cái trống không sinh ra một cái khác gọi là Thái cực. Thái cực lại có âm và dương. Âm dương tuy mâu thuẫn nhau nhưng không loại trừ nhau. Trong âm có dương và trong dương có âm. Âm dương bổ sung và thống nhất nhau. Điều này có trái với lôgic hình thức: những cái mâu thuẫn loại trừ nhau. Tại sao trong triết học Đông phương có điểm mâu thuẫn với lôgic hình thức? Nó như thế này... chẳng hạn dương là chồng và âm là vợ. Họ bổ sung cho nhau chứ? Nếu không phải thế mà loại trừ nhau thì còn gì là gia đình? Và nhân loại cũng sẽ không tồn tại.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC

Xin thưa trước: bài viết này vô cùng nghiêm túc và được chính bản thân mình nghiêm cẩn thể nghiệm trên chính ca bệnh ngặt nghèo của cậu em trong team trong gần ba tháng qua. Nên bạn nào thấy có thể có hữu ích cho trường hợp của chính bạn hay người thân thì có thể tham khảo, nếu nó cũng hiệu quả với trường hợp của bạn thì quá tốt. Còn không cũng không hại gì cả, vì đàng nào thì mỗi ngày người bệnh nào cũng phải uống nước mà. Những ai thấy không tin thì vui lòng bỏ qua, chúng mình xin phép không mở diễn đàn tranh luận qua lại đúng sai ở dưới bài nhé. Thân mến.

Làm thế nào để hấp thụ năng lượng chữa bệnh một cách tốt nhất

Gần đây có nhiều người về khu mộ cụ Trưởng Cần để chữa bệnh khá nhanh đông, có người phải mất một thời gian dài mới khỏi bệnh. Tại sao vậy lại như vậy?

Món quà tặng của cụ Trưởng Cần

Khu mộ cụ Trưởng Cần có khá năng chữa bệnh. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh. Tiến sĩ y khoa Đoàn Xuân Mượu viết "một sự thật mà ông cha ta nói rằng Âm phù, Dương trợ - cho nên cần phải kết hợp Âm – Dương trong trong việc phòng và chữa bệnh."

Cơ chế này là dựa theo lý thuyết vật lý Lượng tử là dựa trên cơ sở Sóng và Trường. Cụ Trưởng Cần sống sinh thời để đề cập đến sống trong thuật chữa bệnh thay cho thuốc.

GIẢI MÃ BÍ MẬT VỀ KHÍ

I. Thuật chữa bệnh bằng Nước lạnh 

Việc ứng dụng truyền Năng lượng vào cơ thể người bệnh, vào nước lã để chữa bệnh, đối với một số vị như tiến sĩ Chu Phác, tiến sĩ Nguyễn Đình Phư, tiến sĩ Nguyễn Thị Băng Tâm, nhà nghiên cứu Nguyễn Giác Phúc Hải,... thì không có gì lạ. Vậy việc dùng thuật chữa bệnh bằng nước lã, nước lạnh là có thật không, hay chỉ là trò lừa đảo, hay là trò mê tín dị đoan, lừa gạt bịp bợm.

Chỉ số Bovis Trong Đời Sống Sức Khỏe

Chỉ số Bovis trong công phu tu luyện tập Thiền cao nhất là bao nhiêu?

Các Thiền sư, các hành giả, các học viên luyện tập qua các phương pháp Thiền nhận năng lượng vũ trụ - Nhân điện,- Yoga - Dưỡng sinh trường Sinh học, cảm xạ học... thì cơ thể có chỉ số Bovis tăng rất cao, sự tăng nhanh chóng tùy theo sự tu luyện của mình, tùy theo cấp học cao thấp mà sự tăng chỉ số Bovis cũng có sự khác nhau. Máy đo Địa từ trường (Géomagnétomètre), máy Bovis Biometer dùng đơn vị chỉ số n là Bovis. Thông thường các nhà Ðịa Sinh Học hay dùng từ ngữ: “chỉ số Bovis”. Như vậy chỉ số này nói lên điều gì?

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

ĐÌNH LÀNG PHƯỚC LỘC

1. Hình Thành
Làng Phước Lộc (phường Phước Lộc hiện nay) thuộc thị xã La Gi, một địa danh lâu đời của tỉnh Bình Thuận. Xưa, Phước Lộc là một làng chài nằm ven bờ biển “Cửa tấn La Di” (La Di nay được viết thành La Gi) thuộc huyện Tuy Lý, phủ Bình Thuận; điểm cư dân đầu tiên được hình thành theo sự phát triển của hệ thống dịch trạm thời (triều) Nguyễn.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

LA GI - "ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU"

La Gi là thị xã được tái lập năm 2005, tách ra từ huyện Hàm Tân. Toàn bộ cơ quan hành chính và trung tâm của huyện (cũ) đều giao lại cho thị xã (mới). Thị xã mới nhưng lại cũ! Theo địa giới phân chia, lịch sử và văn hoá của Hàm Tân trước đây hầu hết đều thuộc thị xã La Gi. Nói đến La Gi cũng tức là nói về Hàm Tân xưa.
(Xem SÔNG DINH CHẢY QUA THỊ XÃ LA GI - https://hoangvanlac31.blogspot.com/2020/05/song-dinh-chay-qua-thi-xa-la-gi.html)

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

NƯỚC VIỆT CÓ MẤY NGÀN NĂM LỊCH SỬ!?

Dựa theo các tài liệu, lịch sử lập quốc của tộc Việt chưa được xác định một cách thống nhất.
1. Hiến pháp
Lời nói đầu của Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1959 xác định: "Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là một dân tộc lao động cần cù luôn luôn anh dũng đấu tranh xây dựng đất nước và giữ gìn độc lập của Tổ quốc".

LA GI CÓ GÌ LẠ.

I. Địa danh lạ
Hiện nay, chúng ta chưa xác định tên địa danh La Gi có từ khi nào. Tuy nhiên địa danh này được nhắc nhiều trong một số tài liệu.
Khi thuộc Chiêm Thành, vùng này thuộc vương tộc họ La. Vết tích còn lại: những vùng nào của tỉnh Bình Thuận có nhiều bà con Chăm sinh sống, địa danh nơi đây thường có từ tố La. Ví như: La Gàn, La Dạ, La Ngâu,...
Thời triều Nguyễn, Vua sắc phong cho Thành Hoàng vùng đất này có nhắc đến Cửa biển "La Di" (Cửa biển phường Phước Lộc ngày nay).

SÔNG DINH CHẢY QUA THỊ XÃ LA GI

(Xem I. Địa danh lạ -
https://hoangvanlac31.blogspot.com/2020/05/la-gi-co-gi-la.html#more)
Việt Nam có nhiều con sông mang tên “Dinh”: sông Dinh Yên Thành, Nghệ An; sông Dinh Bố Trạch, Quảng Bình; sông Dinh Ninh Hoà, Phú Yên; sông Dinh Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận; sông Dinh Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu; sông Dinh La Gi, Bình Thuận.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Thông tin là gì?

Là hình dạng/cấu trúc của hiện tượng, vật chất.

Nhìn hình dạng cơn bão (hiện tượng), ta có thể biết được thông tin về hướng đi, độ giật,...; Nhìn cấu trúc nguyên tử (vật chất), ta biết nó là vàng hay chì.

Công nghệ hiện tại chỉ mới truyền thông tin qua mạng, chưa truyền được vật chất. Việc mã hóa thông tin để truyền đi mới chỉ là hình ảnh (thị giác), âm thanh (thính giác). So với ngũ giác của con người vẫn là đơn điệu. Khi giao tiếp qua mạng, ta không cảm nhận được người yêu đang dùng nước hoa gì (khứu giác), hay sự rung động khi đụng chạm (xúc giác),...

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

TOA THUỐC CẦN THIẾT CHO THÂN THỂ VÀ TÂM HỒN.

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và an vui tinh thần, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”...

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Vòng luân hồi: từ sanh đến trưởng thành

Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình:
1. Ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và Thức (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.
2. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng Thức (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.
3. Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và Thức có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam

Bản thân tôi mấy mươi năm trước từng giao đấu với một võ sĩ Quyền thề. Đang còn lúng túng trước những chiêu thức lảo đảo như người say hay nhập đồng thì đã dính ngay một đòn vung tay bản năng của đối thủ, kết quả là ngực thâm bầm mất vài tuần lễ. Mang trong ký ức nỗi đau ấy, chúng tôi lần tìm về gốc tích, ngọn ngành dòng võ này.

Có phải Như Lai tồn tại sau khi chết?

...Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai tồn tại sau khi chết? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?...

Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya

9. Kinh Potthapàda (Bố-sá-bà-lâu)
(Potthapàda sutta)
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên), vườn Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố-sá-bà-lâu) cùng với đại chúng du sĩ ngoại đạo khoảng ba trăm vị, ở tại vườn của hoàng hậu Mallika (Mạt-lê-viên) tên là Ekasàlaka có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn về chánh kiến, tà kiến.

Phật Pháp Dành Cho Ai?

Phải chăng Phật Pháp
dành cho tất cả mọi người?
❶ Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không phải để cho người nhiều dục;
❷ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ;
❸ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng;
❹ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác;

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

ĂN CHAY LUÔN

"Bác sĩ người Trung Quốc chụp X Quang bệnh nhân ra tấm hình này đây. Bác sĩ thấy tấm hình ăn chay luôn".

Tấm hình mang đến những thông điệp:

-Khi ăn mặn trong một thời gian dài (nếu có đi kèm sự sát sinh) thì những vong linh động vật sẽ bấm theo ta, gây ra nhiều vận xui lẫn bệnh tật. Hoặc chúng có đầu thai lên làm vật hay người thì cũng tìm chúng ta để trả thù. Có nhiều người bị ung thư, đó cũng là những chúng sinh thiếu phước chưa đầu thai được mà bấm vào cơ thể vật chủ để giết dần sự sống. Để thoát bệnh ung thư phải thành tâm lạy Phật sám hối.

COVID BIẾN DẠNG ĐÃ XUẤT HIỆN VÀ CÁCH BẢO TOÀN SINH MẠNG

CẦN ĐỌC NGAY VÀ GẤP NHÉ QUÝ ANH CHỊ - COVID BIẾN DẠNG ĐÃ XUẤT HIỆN VÀ CÁCH BẢO TOÀN SINH MẠNG
Hôm qua Thùy Trang đã nói rất rõ và hôm nay báo chí mới đưa tin. Thùy Trang nói trước vì đã nhìn thấy Covid-19 (năm 2019) và Covid-19 (năm 2020) có khác nhau. Có thể do nó tự biến đỗi (mutation) - hoặc là con thứ 2 xuất hiện!
Con 2019 có đặc tính giống HIV nhưng con 2020 lại có đặc tính giữa HIV và thêm đuôi Ebola là con virus dữ dằn hơn nữa.

Tư tưởng là Năng lượng

(Tài liệu tham khảo)
Ann Brennan một Tiến sĩ thuộc trung tâm hàng không vũ trụ Mỹ ( Nasa ), cơ quan hàng đầu của thế giới trong nghiêm cứu các lĩnh vực khoa học tiên phong, đã tiến hành một thí nghiệm như sau :

Dùng máy chụp năng lượng quang học để theo dõi quá quá trình thay đổi màu sắc quang học của chiếc lá trên cây. Ban đầu hình ảnh quang học từ máy cho thấy ánh sáng mà chiếc lá phát ra màu xanh lục, trong suốt và tươi sáng, các tia năng lượng mà nó phát ra sắc nét và vươn ra khỏi chiếc lá vài cm, cho thấy một mức năng lượng tốt. Sau đó người ta xé rách một phần chiếc lá, chỉ vài giây sau hình ảnh trên máy cho thấy mức năng lượng của chiếc lá thay đổi, nó chuyển sang màu đỏ tía, đục và các tia phát ra tạo thành những góc nhọn dữ dội, tần số sóng của ánh sáng đó cũng nhanh hơn, trùng với mức sóng của một âm thanh gào thét hoặc tức giận. Tiếp theo chính người xé chiếc lá đó chạm nhẹ lên cành cây gần chiếc lá, và nói lời xin lỗi …. và kỳ lạ thay hình ảnh quan học chiếc lá phát ra dần thay đổi về trạng thái ban đầu, xanh và trong, các tia sáng rõ ràng và êm dịu, tần số giảm dần về mức dễ chịu.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

"1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được. 
Mẹo kỳ lạ

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Virus corona có thể 'bay' tới 2m để xâm nhập vào cơ thể

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, virus gây bệnh viêm phổi cấp có nguồn gốc từ động vật nhưng vẫn chưa xác định được chủng của virus này. Hiện, đã có bằng chứng rõ ràng lây từ người sang người.
Đáng lưu ý, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh này. Do đó, để phòng lây nhiễm nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo:

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Nhân Giới Sanh Định, Nhân Định Phát Tuệ

Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ mối quan hệ nhân quả ấy xảy ra như thế nào. Xin được chia sẻ một ít hiểu biết về vấn đề này.

Chứng quả Thánh Dự Lưu

Khi bạn hiểu rõ nghĩa lý 3 ngôi Tam Bảo và có lòng tin tuyệt đối, bất động thì bạn đã chứng quả Thánh Dự Lưu, đoạn trừ 3 đường ác.

Bạn có còn là Phật tử hay không?

Đạo Phật hiện nay là gì? Là con đường mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ bày, gọi là Pháp. Hiện tại, đó chính là tam tạng kinh điển đang được lưu truyền gồm kinh, luật và vi diệu pháp. Khi Tam tạng kinh này không còn ai tin dùng thì đạo Phật cũng không còn. Đạo Phật không còn thì cũng không còn Phật tử.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

60 TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ

1) Không có bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian khi Vũ trụ “chưa” khởi sinh.
2) Bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian thì đều thuộc về Vũ trụ.
3) Chỉ có hai nhóm cội gốc có mặt trong Vũ trụ đó là nhóm các Tánh linh và nhóm các hạt vật chất cội gốc.
(Sau đây, chúng được gọi là hai nhóm cội gốc).

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

VẬT LÝ HỌC NÓI VỀ CHÂN KHÔNG.

"18) Trong một hạt vật chất cội gốc, chân không được phân bố theo khuynh hướng: Luôn luôn tồn tại một vị trí mà tại đó có cường độ khối lượng lớn nhất, và xung quanh vị trí đó, tính từ vị trí đó, cường độ khối lượng giảm dần sao cho lượng chân không của các mặt cầu lấy vị trí đó làm tâm là bằng nhau và cường độ khối lượng tại mọi vị trí của mỗi mặt cầu đều bằng nhau.
(Sau đây, vị trí trong hạt vật chất cội gốc có cường độ khối lượng lớn nhất được gọi là tâm của hạt. Sau đây, tuyên bố thứ 18 được gọi là quy tắc phân bố chân không của hạt).
19) Chân không luôn có khuynh hướng trương nở về mọi hướng xung quanh.
20) Khuynh hướng trương nở của chân không của một hạt vật chất cội gốc là nguồn năng lượng của hạt đó."
(Trích: 60 Tuyên bố tổng quát sự thật về Vũ Trụ)
---