Là hình dạng/cấu trúc của hiện tượng, vật chất.
Nhìn hình dạng cơn bão (hiện tượng), ta có thể biết được thông tin về hướng đi, độ giật,...; Nhìn cấu trúc nguyên tử (vật chất), ta biết nó là vàng hay chì.
Công nghệ hiện tại chỉ mới truyền thông tin qua mạng, chưa truyền được vật chất. Việc mã hóa thông tin để truyền đi mới chỉ là hình ảnh (thị giác), âm thanh (thính giác). So với ngũ giác của con người vẫn là đơn điệu. Khi giao tiếp qua mạng, ta không cảm nhận được người yêu đang dùng nước hoa gì (khứu giác), hay sự rung động khi đụng chạm (xúc giác),...
Với chừng đó khả năng thì chỉ có chút xíu công việc là có thể làm qua mạng được. Bà bán xôi không thể gửi xôi qua mạng, anh phó cạo không thể cắt tóc qua mạng, nghề mát xa cũng không làm qua mạng được,...
Vật lý lượng tử đã thực hiện dịch chuyển lượng tử. Nghĩa là việc gửi vật chất qua mạng đã thực hiện được ở cấp độ lượng tử. Để dịch chuyển được hạt cát thì còn chờ rất lâu nữa. Đến lúc dịch chuyển được hàng hóa, con người thì chúng ta không cần xe máy, không cần máy bay. Ta cứ dịch chuyển đến nơi nào ta muốn trong tích tắc, như Cánh cửa thần kỳ của Doraemon vậy.
Trở lại với thông tin. thông tin cho ta kiến thức. Con người có khả năng tư duy logic nên có thể tìm thấy kiến thức bằng cách suy luận (giác quan thứ 6) chứ không chỉ khai thác từ thông tin. Ta nhìn thấy 100 con mèo đều có lông thì ta có thể suy luận rằng tất cả mèo đều có lông (logic quy nạp). Khi biết loài mèo đều ghét chuột ta luận rằng mèo Tom cũng ghét chuột (xem Tom và Jerry thì biết) (Logic diễn dịch).
Một đơn vị thông tin được tính là một "khối" thông tin sao cho nó không giống với khối khác. Nó là riêng là duy nhất.
Một đơn vị thông tin bao gồm 2 thành phần: khái niệm và trật tự các khái niệm (logic). Ta có thể hình dung khái niệm là cát, gạch, thép,..., còn logic là cái bản vẽ, đơn vị thông tin ở đây là căn nhà. Hai căn nhà cùng vật liệu nhưng với bản vẽ khác nhau là khác nhau. Hai căn nhà cùng bản vẽ nhưng với vật liệu khác nhau cũng khác nhau.
Hiển nhiên bản vẽ phải được tính toán, thiết kế khoa học (có logic) thì căn nhà mới vững. Bản vẽ tầm bậy (phi logic) thì căn nhà sẽ sụm bà chè. Tương tự vậy, một đơn vị thông tin, một mệnh đề, hay một đoạn văn, nếu người viết không nắm rõ khái niệm và logic thì đó là mớ hổ lốn, không mang thông tin nào cả. Nó chứng tỏ người tạo ra không hiểu mình đang viết cái gì và người đọc cũng không hiểu gì cái từ đó. Trường hợp người tiếp nhận hiểu khái niệm và logic, họ sẽ thu được thông tin rằng không có thông tin gì trong cái mớ đó.
Khái niệm và logic là những dấu hiện để mình nhận biết một tút, một lập luận, một cuốn sách, một câu chuyện có chất lượng hay không? Có chất lượng khi nó có thông tin, thông tin mới càng tốt, hoặc thông tin làm tăng độ tin cậy cho một thông tin cũ.
Lên mạng là gặp ngay thầy Nhất Hạnh và thầy Lê Anh. Một người người làm toán và một thầy tu, nhưng bạn có thể thấy điểm chung giữa họ khi đề cập đến bất kỳ vấn đề gì: họ luôn nói rõ các khái niệm và suy luận theo nguyên tắc logic.
Cho nên, bất kỳ câu chuyện nào chỉ cần thiếu một trong hai nhân tố trên thì bạn đọc nên vức đi, vì nó chỉ có 01 thông tin là không có thông tin gì cả. Nói theo Khổng Tử là: biết không biết cũng là biết.
Nguồn: Tan Le
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét