Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

CÁI KHÔNG CÓ GÌ LẠI LÀ TẤT CẢ: Con mắt phương Tây (2)

Trong vật lý học hiện đại cũng có khái niệm chân không, tức là không gian không chứa các hạt vật lý nào, cả năng lượng vật lý. Cái không gian trống rỗng này nó liên quan đến cái e-tê đau khổ của cuối thế kỷ 19. Trước khi thuyết tương đối của Albert Einstein (Anh-xtanh) ra đời, người ta đã cố tình đổ cái e-tê đó vào trong cái không gian trống rỗng đó. Nhưng sau đó không lâu Anh-xtanh quyết định: đổ cái e-tê đó ra ngoài, trở về lại cái trống rỗng... Nhưng cho đến nay trong những học thuyết sâu sắc về vật chất, như thuyết siêu thống nhất để quy về cái MỘT thì người ta lại thấy cái trống rỗng đó - gọi là vacuum vật lý. Đó là một trường vô cùng phong phú tạo dựng được cả thế giới vật lý chúng ta. Cái chân không vật lý giống cái vô cực của triết Đông phương: có âm có dương. Theo tính toán của các nhà vật lý, thì trong cái chân không đó có các bức tường mật độ rất cao phân chia nó thành từng vùng, vùng âm một bên, vùng dương một bên y hệt như trong Thái cực của triết Đông. Vũ trụ là một - Ông cha ta đã từng nói như thế. Vạn vật đồng nhất thể. Các nền văn minh Đông và Tây nhất định sẽ gặp nhau. Khoa học Tây phương càng phát triển thì càng gần với nền văn minh Đông phương.

Trước đây Anh-xtanh đã từng mơ một giấc mơ thống nhất trường điện từ với trường hấp dẫn, nhưng bi kịch chưa thành... Phải chăng Anh-xtanh chọn sai phương hướng? Đúng phương hướng, nhưng chưa đúng thời điểm lịch sử. Lịch sử chưa chuẩn bị đủ hành trang cho con người tuyệt vời đó tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình cho nhân loại. Hiện nay các con cháu của Anh-xtanh kế tục cái phương hướng bi kịch đó của ông. Họ đã thống nhất được các tương tác yếu, tương tác điện từ, và tương tác mạnh với nhau thành công và còn hơn thế nữa...

Hoàng Lạc
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: