Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

PHẬT DẠY LA HẦU LA

Phật liền quay lại bảo La Vân rằng: 
"Này La Vân con ơi! Gặp Phật ra đời rất khó, nghe được Chánh pháp rất khó, giữ được thân người là khó và đắc đạo cũng khó, mà con nay được thân người, lại gặp Phật ra đời cớ sao biếng lười, chẳng chịu nghe pháp vậy?".

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Hạt chanh giúp giải độc và trị rắn cắn

Nhiều người bỏ hạt chanh nghĩ không có giá trị gì. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, hạt chanh được dùng để giải độc rắn cắn rất tốt.

Dưới đây là cách mà dân gian dùng hạt chanh để giải độc và chữa trị khi bị rắn cắn.

VÀI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ LỘ TRÌNH TU ĐẠO VÀ THÀNH ĐẠO CỦA ĐỨC THẾ TÔN

Xưa nay, thường có hai khuynh hướng hiểu biết về lịch sử đức Thế Tôn nói chung và tiến trình thành đạo của Ngài nói riêng. Khuynh hướng thứ nhất thường cho rằng đức Thế Tôn là một đấng Siêu việt. Theo đó, những sự kiện Đản sanh, Thành đạo, Hoằng pháp và Niết-bàn của Ngài chỉ là thị hiện và phương tiện để chỉ đường cho chúng sanh ra khỏi vòng sanh tử khổ đau.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

BÀN VỀ PHẬT TÁNH và THẤY TÁNH

Người tu Phật, khi chưa hiểu thế nào là nghĩa thật sự của PHẬT, thì cho rằng Phật là một vị Thần linh, quyền phép vô song, có thể cứu khổ, ban vui, độ cho mọi người, nên việc đi tu là vì mến mộ nên muốn cống hiến cuộc đời cho Phật. Công năng tu hành chỉ là học đạo, Ngồi Thiền, gỏ mõ, tụng Kinh, ca tụng, tôn thờ Phật, rồi hoằng dương Chánh Pháp bằng cách lôi cuốn ngày càng thêm người Quy Y theo Phật. Cất thêm nhiều kiểng Chùa cho to, cho đẹp… Càng làm được nhiều điều như thế thì càng thấy rằng mình đã phục vụ cho Đạo Pháp. Người tu hành thật sự, thì không chú trọng đến việc mở mang Đạo qua hình tướng, vì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Chỉ mong thực hiện lời Thọ Ký: “Chúng Sinh là Phật sẽ thành”. Như vậy, bắt buộc họ phải tìm hiểu PHẬT là gì? Thế nào là Thành Phật? Đức Thích Ca đã làm gì để thành Phật? Qua đó, họ sẽ thấy thêm một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc “Thành Phật” là: “Thấy Tánh thành Phật” hay “Kiến Tánh khởi tu”. Có nghĩa là không thể Thành Phật khi chưa THẤY TÁNH.

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

QUY Y

"Ngài Ưu Ba Ly hỏi:
- Quy y hướng về đâu gọi là quy y Phật?
- Phật đáp:
- Quy y Phật nghĩa là quay về với cái bản tính chân như đầy đủ trí tuệ và công đức của mình.
- Nương tựa vào đâu gọi là Quy Y Pháp?
- Đoạn trừ hết thảy dục vọng để hướng về Niết Bàn, thế gọi là Quy Y Pháp.
- Quy y Tăng là quy y vào đâu?

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

SỰ KIỆN KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ

Bản chất của Vũ Trụ là gì? Chúng ta từ đâu tới và chúng ta đi về đâu? Vì sao Vũ Trụ và chúng ta tồn tại? Vũ Trụ từ đâu mà có? Một ngày nào đó Vũ Trụ có bị co nhỏ hơn một hạt nhân? Có hay không một thuyết thống nhất lớn? Tại sao Vũ Trụ đang giãn nở và nó giãn nở như thế nào? Vũ Trụ do gì tạo nên? Vật chất cơ bản trong Vũ Trụ là trường hay là hạt? "Hạt" không có cấu trúc nội tại có những thuộc tính gì mà nó có thể tạo ra vật chất có cấu trúc với muôn hình vạn trạng? Hạt này chỉ có một hay một số hay vô số hạt khác nhau và chúng rất nhỏ hay vô cùng lớn? Nguyên lý cơ bản hình thành vật chất có cấu trúc trong Vũ Trụ là gì? Các hằng số c, e, planck đã bị nghi ngờ và sự nghi ngờ đó đúng hay không? Định luật vạn vật hấp dẫn, Thuyết tương tối Einstein, Mô hình chuẩn SM, Lý thuyết dây, Lý thuyết M có đúng không?... vân vân và vân vân. (Pháp Không Chân Như)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

ĐÔNG Y LUẬN CHỨNG MẤT NGỦ.

Mất ngủ không gọi là bệnh mà là chứng, có nhiều gốc bệnh gây chứng mất ngủ nên cách điều trị mất ngủ cũng phải luận theo nguyên nhân gốc rễ mà điều trị chứ không phải cho uống thuốc an thần để bệnh nhân lăn ra ngủ rồi sáng hôm sau mệt mỏi đờ đẫn bởi dư âm của thuốc (vì tác dụng chính của thuốc an thần là ức chế vỏ não nên bệnh nhân thường thấy đầu óc không tỉnh táo, hay quên khi sử dụng loại thuốc này quá liều hoặc dài ngày).

GIỚI ĐỊNH TUỆ của BÁT CHÁNH ÐẠO

Trước khi nhập diệt (Niết bàn) Ðức Phật cho gọi các hàng đệ tử lại và căn dặn: "Pháp và Luật (Dhamma vinaya) Như Lai đã giảng giải và ban hành cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Pháp và Luật này sẽ là Ðạo Sư của các con[1]".
Từ lời di huấn này, chúng ta thấy rõ rằng đường lối tu tập của Ðức Phật, hệ thống Tôn giáo của Ngài, bao gồm Pháp và Luật. Luật hàm ý sự toàn hảo về phương diện đạo đức, chế ngự những hành động của thân và khẩu, phép tắc cư xử trong đạo Phật. Tất cả những điều này thường được gọi là Sìla (giới) hay học giới, pháp đề cập đến việc tu tập tâm, chế ngự tâm, đó là thiền hay sự phát triển Ðịnh Tâm (Samàdhi) và Trí Tuệ (Pannà). Ba phần Giới, Ðịnh và Tuệ này là những lời dạy căn bản nếu được tu tập một cách thận trọng và trọn vẹn sẽ nâng con người từ thấp lên cao; đưa họ từ bóng tối ra ánh sáng, từ tham dục đến xả ly, và từ loạn động đến tịnh lặng.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Pháp Học Và Pháp Hành Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền

Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Bài thơ “dạy ” cách chữa 101 bệnh hay gặp và mẹo vặt linh tinh

Gần đây, cư dân mạng đang “dậy sóng” vì một bài thơ đúc kết kinh nghiệm chữa những bệnh hay gặp nhất trong cuộc sống thường ngày. 

Thực ra, trong những tình huống “khẩn cấp” về tình trạng sức khỏe, không phải ai cũng đủ bình tĩnh để nhớ ra cần phải làm gì. Vì thế một bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ thế này có thể là “cứu cánh” cho bạn.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Tìm hiểu Pháp môn Tịnh độ

Pháp môn Tịnh Độ chủ trương niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và sự thù thắng, trang nghiêm của cõi Cực lạc Tịnh Độ, bằng tự lực với Tín, Nguyện, Hạnh tương ưng bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. 

Nghi Vấn Chỉ Nam

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của các công đức, nuôi lớn tất cả căn lành”. Cho nên tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều từ niềm tin mà vào. Nếu không có niềm tin, thì cũng như hạt giống thúi, không thuốc gì có thể chữa. Huống hồ niệm Phật vãng sanh, càng là pháp khó tin. Những trưởng lão Thiền tông xưa, cho đến những đại nho học rộng, đều có những câu vấn đáp xiển dương Tịnh nghiệp. Như “Tịnh Độ Thập Nghi Luận” của Thiên Thai Trí giả, “Tịnh Độ Hoặc Vấn” của Thiên Như lão nhân, “Tịnh Độ Quyết Nghi Tập” của Vương Thị Lang, “Tây Phương Hiệp Luận” của Viên Trung Lang. Ngoài ra còn có những bài lẻ ngắn, không thể đọc hết, tất cả đều muốn cho mọi người kiên cố niềm tin, cùng về Cực Lạc. Ở đây đặc biệt góp nhặt tất cả các sách, toát yếu những điểm chính của chúng, thêm một chút cái thấy của mình, bù vào những chỗ còn thiếu sót, đặt tên “Nghi Vấn Chỉ Nam”.

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ NIỆM PHẬT A DI ĐÀ

LỜI DẪN
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
Do sự mong muốn của một số độc giả nên tôi viết ra những điều căn bản của Pháp Môn Tịnh Độ và của việc Hộ Niệm để giúp người tu biết làm thế nào để được vãng sanh, làm sao biết một người khi chết được vãng sinh hay không; có mấy phương thức tu Tịnh Độ, có bao nhiêu cách niệm Phật, và người tu phải làm những gì để đạt kết quả mỹ mãn?

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Phân biệt lời Phật, lời ma

NSGN - Thời mạt pháp, ma cường pháp nhược, có khi rồi cũng phải biết thứ gì là lời Như Lai nói, thứ gì là ma nói mà phòng hộ cho bản thân.

Là người đã chứng lý tánh thì vấn đề phân biệt này không có gì khó. Dù kinh luận thấy có nhiều sai khác, trong kinh luận thấy có nhiều chỗ như trái nhau (1) thì vẫn biết không có gì ra ngoài lý tánh ấy. Đó là mặt duyên khởi biểu hiện cho lý tánh không của vạn pháp. Nắm được mặt duyên khởi này, sẽ thấy thuận hay không thuận, giữ giới hay không giữ giới v.v… đều là pháp của Phật khi chúng ta sử dụng nó đúng duyên. “Pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ”(2). Vấn đề là pháp có được sử dụng đúng duyên hay không. Không sử dụng pháp đúng duyên thì Phật pháp cũng thành ma pháp. 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

2. VẬT CHẤT CƠ SỞ & PHI VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ

(Tham khảo bài trước: 1. Sự Kiện Khởi Nguyên Vũ Trụ.)
Phân loại tập phi vật chất Ā và tập phản phi vật chất A: 
Phần tử của tập này có tính đối xứng với phần tử tương ứng của tập kia. Phần tử của tập này có tính phân tranh thì phần tử của tập còn lại có tính hòa hiệp. Tập chứa phần tử có tính phân tranh được gọi là tập phản phi vật chất A, và sẽ được gọi là tập vật chất A. Tập chứa phần tử có tính hòa hiệp được gọi là tập phi vật chất Ā.
Mỗi phần tử là một phần tử cơ sở, tồn tại độc lập, không bị đồng hóa hoặc chia tách:

CHÂN TƯỚNG VŨ TRỤ

1. SỰ KIỆN KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ (bài thứ nhất)

Vũ trụ đã được sinh khởi từ “Cái Không Có”. “Cái Không Có” diễn đạt cho không có bất cứ tồn tại, kể cả không gian và thời gian. Để gán cho “Cái Không Có” một cái tên, cái tên đó được đặt trong ngoặc đơn này: (). Từ đây trở về sau, khi nói () tức là nói “Cái Không Có”.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

BÁNH XE

lX . PHẨM BÁNH XE
(l) (31) BÁNH XE

1)- Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người thành tựu với chúng, chư Thiên và loài Người không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản. Thế nào là bốn? Trú xứ thích hợp, thân cận các bậc Chân nhân, tự nguyện chân chánh, trước đã làm phước.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Quang minh của mỗi Như Lai ở khắp tất cả chỗ trong Vũ Trụ.

Này chư Phật tử! Khi tôi diễn nói về thể tánh của Như Lai, tức là bản thể của Như Lai, tức cũng là nói về Phật tánh của mỗi chúng sinh. Mỗi chúng sinh đều có vị Phật chính mình. Vị Phật chính mình chính là Phật tánh của chính mình. Thể tánh của Như Lai và Phật tánh của chúng sinh thì chẳng phải hai loại khác nhau.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

PHÁP CHỨNG NGỘ

Đức Phật dạy: 
“Này các Tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: “Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế” (Tương Ưng V).

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

NIẾT BÀN

Có bốn pháp làm nhơn gần cho Đại Niết Bàn:
Gần gũi bạn lành
Chuyên tâm nghe pháp
Chuyên niệm suy nghĩ
Đúng như pháp tu hành. 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

17 lời đáng suy gẫm của HT.Thích Chơn Thiện

HT.Thích Chơn Thiện (1942-2016)

1. “Bí mật của hạnh phúc không phải là ở trong tay một đấng quyền năng nào, cũng không phải ở ngoại giới, mà ở trong chính ta, trong chính cái nhìn của ta”.

2. “Con người xưa nay chịu khổ đau vì tự giam hãm mình trong cái nhìn hữu ngã, chấp trước mọi hiện hữu đều có tự ngã. Do thấy hiện hữu có tự ngã mà lòng dấy khởi lên tham lam, sân hận, tà kiến, sợ hãi, kiêu mạn, thị phi... làm nên dòng cuồng lưu sanh tử, và con người tự nhận mình chìm trong ấy”.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Minh Triết Việt

Huyền Sử Hồng Bàng Với Tâm Thức Lưỡng Hợp

Nói đến Triết Việt hẳn trong chúng ta cũng có thể có câu hỏi: Chúng ta có một nền tư tưởng, văn hóa đặc sắc nào khả dĩ gọi được là Triết không? Thế giới có Triết Tây, Triết Đông chứ chưa ai đề cập đến Triết Việt bao giờ. Vâng. Quả thực trước kia chúng ta chưa hề nghe cha ông, các bậc tiền bối nói về hai chữ Triết Việt. Thế nhưng, kể từ những năm 1960 trở đi, tại quê nhà, các sinh viên, trí thức, các vị quan tâm tới văn hóa, đã có một thời xôn xao, khi Cố Triết Gia, Giáo Sư Lương Kim Định, đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng dân tộc Việt có một nền Triết đặc thù. GS. đã tuyên dương nền Triết Việt ấy bằng một bộ sách Triết Lý 32 quyển, viết trong suốt một đời người, kể từ 1960 ở Việt Nam cho tới khi GS. từ trần 1997.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

SAU KHI CHẾT TA VỀ ĐÂU?

XII. Phẩm Ðọa Xứ

116.- Chính Xác.

KHIẾM KHUYẾT

1.- Này các Tỷ kheo, có ba khiếm khuyết này, thế nào là ba? 
- Này các Tỷ-kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

BỐN PHÁP GIỚI

Bốn pháp giới là:

Sự pháp giới: thế giới của sự vật như chúng ta vẫn thấy bằng giác quan: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp… Sự là sự vật, là tướng, là chân lý quy ước, tương đối. Đây là thế giới của hiện tượng.

Lý pháp giới: thế giới của tánh, hay tánh Không, pháp tánh, Phật tánh, Như Lai tạng tánh… Đây là thế giới của bản thể, của chân lý tuyệt đối, tối hậu.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

CHƠN LÝ SỐ 42: HỌC ĐỂ TU

Thuở xưa, trong các hàng đệ tử của Phật, chỉ có ông A-nan là bậc nghe nhiều học rộng, chữ giỏi văn hay hơn hết. Ông là em một họ của Đức Thích-ca, thường đi theo hầu cận khít bên chưn Phật. Ông nổi tiếng là bậc đa văn quảng lý. Chính ông là một vị đệ tử Phật giỏi nhứt về sự nhớ dai. Các kinh tạng soạn chép ra sau này phần nhiều là do ông trùng tuyên đọc lại cho các vị A-la-hán viết theo, nên đầu mỗi quyển kinh chúng ta hằng thấy ông A-nan nói câu thuật rằng: “Ta nghe như vầy…”

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Vấn đề dân tộc Việt Nam có “bốn ngàn năm văn hiến” như các nhà văn hóa hiện nay đã tuyên bố khiến cho trong giới thanh niên trí thức thắc mắc và nghi ngờ, không biết hai chữ “văn hiến” có ý nghĩa gì, và căn cứ vào đâu để nói với cả một tin tưởng.

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

“Introduction to the Selections from Mahāyāna Buddhism” 
Peter Harvey & Thich Tue Sy | Dịch Việt: huongtichbooks

1. Các đoạn văn đánh dấu ‘M.’ trong sách này tiêu biểu kinh điển truyền thống Phật giáo Đại thừa. Không như Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa không tiêu biểu cho một trường phái riêng hay cộng đồng tăng lữ nào. Đúng hơn, đó là một phong trào rộng rãi bao gồm nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau, triển khai các phương pháp diễn đạt về giáo pháp của đức Phật tập trung vào bi và trí. Các bộ Kinh đại thừa bắt đầu được phổ cập vào thế kỷ thứ nhất trước TL. Nguồn gốc của nó không gắn liền với bất cứ tên tuổi cá nhân nào, cũng không được liên kết với duy chỉ một cộng đồng tăng lữ sơ kỳ nào, dù bộ phái chính được biết vẫn là Đại chúng bộ (Mahā-sāṃghika). Nó phát sinh ở vùng đông-nam Ấn-độ, phát triển qua vùng tây-nam và cuối cùng đến vùng tây-bắc.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

KHOA HỌC VÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN NIẾT BÀN

Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát và Niết Bàn chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.

Trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, Thiền định Phật giáo đã trở nên đa dạng vì pháp môn này được du nhập từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và đã chịu ảnh hưởng của nghi lễ và truyền thống địa phương. Do đó, ngày nay có hàng loạt pháp môn Thiền Phật giáo khác nhau, những người cổ xúy cho pháp môn Thiền của họ thường nhấn mạnh một vài nét khác biệt nhỏ để phân biệt truyền thống của họ với các truyền thống khác. Mặc dù mang tính đa dạng, phần lớn các trường phái Phật giáo vẫn thành công trong việc giúp cho con người được giác ngộ.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

TỰ NGÃ LÀ GÌ?

Đức Phật xem thế giới này là thế giới của khổ đau, và dạy những phương pháp đối trị nó. Vậy, cái do đâu khiến thế giới này toàn khổ đau? Lý do đầu tiên, như đức Phật đã dạy, là các pháp đều vô ngã, nghĩa là vạn vật - hữu tình hay vô tình - tất cả không có cái mà chúng ta có thể gọi là bản ngã hay thực thể. Ta thử khảo sát con người. Một người không thể xem hạch nhân hay hồn của y là một thực ngã. Y hiện hữu, nhưng không thể nào nắm được cái thực thể của y, không thể tìm thấy được hạch nhân của y, bởi vì hiện hữu của con người không gì ngoài cái “hiện hữu tùy thuộc vào một tràng nhân duyên”. Mọi vật hiện hữu đều là vì nhân duyên, và nó sẽ tan biến khi những tác dụng của tràng nhân duyên đó chấm dứt.

CÁI THẤY

“Nói kinh Đại thừa vô lượng nghĩa xong, Đức Phật ngồi kiết già nhập trong định ‘Vô lượng nghĩa xứ’, thân tâm chẳng động.

Bấy giờ, Đức Phật nơi tướng lông trắng giữa hai lông mày, phóng ánh sáng chiếu khắp cả một vạn tám ngàn thế giới phương Đông, dưới đến địa ngục A-tỳ, trên đến trời Sắc Cứu Cánh. Chúng ở thế giới này đều thấy sáu loài chúng sanh ở các cõi kia”. (Phẩm Tựa, kinh Pháp Hoa).

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm (Kinh Quán niệm hơi thở) (Anàpànasati sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Đại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Đại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Đại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng.

Bạn có thể thiền định sâu đến mức nào? Bước đến tỉnh thức

Cốt tủy của đạo Phật là sự giác ngộ của Đức Phật. Cách đây nhiều thế kỷ tại Ấn Độ, tu sĩ du phương Gotama nhớ lại một kinh nghiệm jhana (định) từ thời còn thơ ấu, một trạng thái yên tĩnh sâu lắng, và chợt nhận ra rằng jhana là con đường dẫn đến tỉnh thức. Ngài đi đến một khu rừng yên tĩnh bên bờ một con sông lớn, ngồi xuống trên một chiếc đệm làm bằng cỏ dưới một gốc cây to, có bóng mát và tọa thiền.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

AI THẤY PHÁP LÀ NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT

Nội dung mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết ngắn này là “Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp”. Thật ra chủ đề này không phải tác giả tự đặt mà vốn là lời Phật dạy, được tìm thấy nhiều nơi trong kinh A hàm hay Nikaya.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

TÌM HIỂU VỀ: VÔ MINH

Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức để loại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng trong giáo lý nhà Phật bởi lẽ nếu không hiểu được vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

“Sử Dụng Tâm” - Niệm Tâm

1. "Sử Dụng Tâm"
(Hỏi) Bạch Thầy, Thầy giảng giúp con hiểu thêm về “Sử Dụng Tâm”. Con cảm ơn thầy ạ. 
- Tâm vốn biết Pháp, bản chất của tâm (citta) là biết. Cho nên, những cụm từ"thận trọng, chú tâm, quan sát", "trở về, trọn vẹn, tỉnh thức", "trong lành, định tĩnh, sáng suốt", "rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng", "tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác"hay "Giới Định Tuệ", "Bát Chánh Đạo"... đều chỉ nguyên lý sử dụng tâm. Tâm tự nó biết ứng ra khi gặp duyên. Nếu tâm tự ứng ra thì đúng, còn nếu mình sử dụng theo ý mình thì dễ bị rơi vào chủ quan của bản ngã.

Bài thuốc quý khiến bệnh tiểu đường biến mất không hề tái phát

Uống đậu đen xanh lòng là một phương pháp đông y cổ truyền xuất xứ từ Trung Hoa. Bài thuốc này nằm trong tập sách “Lãnh trai y thoại” của Lục Đình Phổ đời nhà Thanh. 

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ

.... vấn đề quan trọng cần được hiểu-thấu. Tất cả những giáo lý Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh là: hoàn hảo trong bản chất tối thượng. Tiềm năng hoàn hảo này vẫn chưa được đánh thức và phát triển để đạt đến phẩm tính vĩ đại của quả vị Phật – hay là giác ngộ. Một chúng sinh chưa giác ngộ là vẫn trong vòng luân hồi, luôn tự huyễn hoặc mình, hay còn gọi bị trói buộc trong thế giới phàm tục. Còn những chúng sinh đã giác ngộ được biết như là các vị Phật. Từ Phật, nghĩa là con người đã tỉnh-thức hoàn toàn và phát triển trọn vẹn, một trạng thái giác-ngộ viên mãn. Khi thời điểm này đến, mọi nỗ lực sinh ra thành quả và cá nhân đó có sự tỉnh-thức trọn vẹn, khi đó là điểm đến cuối cùng – quả vị Phật đạt được.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

LỜI DẶN DÒ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-nan-đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng:

KINH TIỂU SỬ ĐỨC PHẬT

BỒ-TÁT GIÁNG THẾ 

[Những điều sau đây là lời tự truyện của chính đức Phật về cuộc đời ngài, được ghi lại trong kinh điển Pali. Làm đệ tử Phật cần nên ghi nhớ, tôn thờ chớ quên. 

Đức Phật sinh vào ngày Rằm tháng 4, năm 624 trước Tây lịch. Cha đức Phật là đức vua Tịnh Phạn, mẹ đức Phật là hoàng hậu Ma-ya.]  

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Trở Về Từ Cõi Sáng

Cho dù đẹp đẽ hay xấu xa, giàu có hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại thì chúng ta cũng không sao tránh khỏi sự chết. Thần chết luôn luôn theo đuổi chúng ta như bóng với hình. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong TRỞ VỀ TỪ CÕI SÁNG do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật, và nhà sách Làng Văn xuất bản 1995, sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ cho quý vị vài điều bí mật về bên kia cửa tử.

Phật giáo thuộc về duy vật Khoa học hay duy Tâm?

TTđTD - Duy tâm có thể rơi vào Triết học: Vừa tìm vừa nói. Duy vật có thể rơi vào Khoa học: Vừa nói vừa tìm. Duy tuệ thì phải thấy được như thật rồi mới có thể nói được. Một phen hạ thủ công phu dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ vẹn toàn, chẳng duy tâm mà cũng chẳng duy vật. Phật giáo không đơn thuần thuộc riêng trường phái nào ở trên cả. Mà là Phật giáo là một ngành Triết học cao siêu, Phật giáo là một môn Khoa học phát triển tâm linh, là một ý thức hệ căn bản làm nền tảng của một số tôn giáo khác phát triển từ Ý thức hệ Phật giáo.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Kiến – tánh

Kiến tánh là một thuật ngữ của nhà Thiền, nó có nghĩa là thấy được bản chất của ta, của muôn loài vạn vật. Là một thuật ngữ của Thiền tông Trung Quốc, nên Kiến tánh được biết phổ biến trong giới Phật tử các nước Đông Á từ cuối thế kỷ thứ VII đến nay.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

NIỀM TIN

1. Tin là chấp nhận điều gì đó đúng sự thật:

Con người sống trên đời này không thể không có một niềm tin. Niềm tin là chấp nhận có cái gì cao đẹp để ta vươn tới. Có thể niềm tin đó đã được kiểm chứng chắc chắn, và cũng có thể chưa, chỉ là tin suông. Hoặc là ta tin rằng có thần linh theo dõi hành vi thiện ác của con người để thưởng phạt công minh; hoặc ta tin rằng sống trên đời phải biết hy sinh cho đất nước. Trong thái độ ứng xử cũng như trong việc chọn lựa con đường đi cho cuộc đời mình, niềm tin là điều rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả là tin điều gì, tin ai và tin như thế nào?