Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

CHÂN TƯỚNG VŨ TRỤ

1. SỰ KIỆN KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ (bài thứ nhất)

Vũ trụ đã được sinh khởi từ “Cái Không Có”. “Cái Không Có” diễn đạt cho không có bất cứ tồn tại, kể cả không gian và thời gian. Để gán cho “Cái Không Có” một cái tên, cái tên đó được đặt trong ngoặc đơn này: (). Từ đây trở về sau, khi nói () tức là nói “Cái Không Có”.

Mốc 0 của thời gian vũ trụ, được định nghĩa là thời điểm đầu tiên sinh khởi vũ trụ, sinh khởi mọi tồn tại, kể cả không gian và thời gian.

Ghi nhớ rằng, không có bất cứ khái niệm dành cho sự tồn tại xảy ra “trước” mốc 0 của thời gian vũ trụ. Khi nói “trước” tức là nói đến thời gian trước thời điểm đang xét. Nếu nói “trước” mốc 0 của thời gian vũ trụ, tức nói rằng trước mốc 0 của thời gian vũ trụ có tồn tại thời gian. Vậy nên, không bao giờ nói “trước mốc 0 của thời gian vũ trụ”. Không có cái gọi là “trước” mốc 0 của thời gian vũ trụ, kể cả chữ “trước”. Mốc 0 của thời gian vũ trụ biểu thị tột cùng thời điểm quá khứ của mọi tồn tại.
Tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi đồng thời tồn tại các cặp đối xứng gồm một tập vô hạn phần tử phi vật chất Ā {Ā1, Ā2,…, Ā∞} và một tập vô hạn phần tử phản phi vật chất A {A1, A2,…, A∞} cùng với không gian và thời gian. Phi vật chất Ā là phi vật chất duy nhất được sinh khởi từ (). Ngoài phi vật chất Ā, không có bất cứ phi vật chất khác. Phản phi vật chất A là phản phi vật chất duy nhất được sinh khởi từ (). Ngoài phản phi vật chất A, không có bất cứ phản phi vật chất khác.

Vị trí mà vũ trụ từ đó được sinh khởi tại thời điểm mốc 0 của thời gian vũ trụ, được gọi là vị trí khởi nguyên vũ trụ. Vị trí khởi nguyên vũ trụ và mốc 0 của thời gian vũ trụ, được gọi là Sự kiện khởi nguyên.

Sau Sự kiện khởi nguyên, không gian vũ trụ luôn luôn tăng theo thời gian vũ trụ. (Xem hình minh họa H1).



Ghi nhớ rằng, không có bất cứ khái niệm dành cho sự tồn tại “ở bên ngoài” vũ trụ. Khi nói “ở bên ngoài” tức là nói đến không gian nằm ở bên ngoài cái đối tượng đang xét. Nếu nói “ở bên ngoài” vũ trụ, tức nói rằng ở bên ngoài vũ trụ có tồn tại không gian. Vậy nên, không bao giờ nói “ở bên ngoài vũ trụ”. Không có cái gọi là “ở bên ngoài” vũ trụ, kể cả chữ “ở bên ngoài”. Không gian vũ trụ luôn là biểu thị tột cùng của không gian ở mọi thời điểm của mọi tồn tại.
-----------------------------

* Chú giải:
1.. Cặp đối xứng là cặp đối tượng được sinh khởi từ () hoặc được sinh khởi từ một tồn tại mà tồn tại đó không thay đổi khi sinh khởi cặp đối tượng đó, biểu hiện sự tồn tại của nhau, khi tác hợp đồng nhất với nhau thì hủy diệt lẫn nhau trở thành () và không để lại bất cứ tàn dư nào, và: cái này sinh nên cái kia sinh, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt.
2.. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi duy nhất một phần tử cùng với không gian và thời gian thì có đúng không?
Không đúng. Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, không có bất cứ trường hợp mà từ không có bất cứ thứ gì lại sinh khởi được duy nhất một tồn tại (một cái có). Khi không có bất cứ thứ gì lại sinh khởi tồn tại (cái có) thì tồn tại đó phải là những cặp đối xứng, mà mỗi cặp đối xứng khi tác hợp đồng nhất với nhau thì chúng hủy diệt, không còn tồn tại, tức trở thành như lúc đầu không có bất cứ thứ gì. Ví như không có bất cứ tiền mà sau đó có được một đồng, thì hoặc là mượn một đồng (tức là nợ một đồng), hoặc phải bỏ sức ra tương đương một đồng (tức là mất sức tương đương một đồng), hoặc được người khác cho một đồng (tức là người khác mất một đồng),... Ví như con số 0 chỉ có thể bằng số 2 cộng với số -2, bằng số (3+4) cộng với số (-3-4),…, không thể từ số 0 mà sinh ra chỉ duy nhất số 2, hoặc số -2, hoặc số 3, hoặc số -3,…
3.. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi duy nhất một cặp phần tử đối xứng cùng với không gian và thời gian thì có đúng không?
Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, khi duy nhất một cặp phần tử đối xứng được sinh khởi từ (), chúng đồng nhất với không gian và thời gian được sinh khởi, cho nên ngay lập tức chúng tác hợp đồng nhất với nhau trở thành (). Nói cho đúng, không có bất cứ khoảng thời gian để chúng tồn tại.
4.. Nếu có người cho rằng sau mốc 0 của thời gian vũ trụ hoặc trong tương lai, cặp đối xứng gồm một tập vô hạn phần tử phi vật chất Ā {Ā1, Ā2,…, Ā∞} cùng một tập vô hạn phần tử vật chất A {A1, A2,…, A∞} tác hợp với nhau trở thành () thì có đúng không?
Không đúng. Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, khi chúng được sinh khởi, vì tính phân tranh của các phần tử có tính phân tranh, ngay lập tức, các phần tử có tính phân tranh phân tranh không gian lẫn nhau giữa chúng, không gian của mỗi phần tử này ngay lập tức bị biến dạng. Trong khi không gian của mỗi phần tử có tính hòa hiệp thì đồng nhất với không gian vũ trụ. Vì vậy, các phần tử có tính phân tranh không thể tác hợp đồng nhất tương ứng với các phần tử có tính hòa hiệp để trở thành ().
5.. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi đồng thời n tập vô hạn phần tử phi vật chất và n tập vô hạn phần tử vật chất thì có đúng không?
Điều này có khác gì chia tập vô hạn phần tử phi vật chất thành n tập con vô hạn phần tử phi vật chất, và chia tập vô hạn phần tử vật chất thành n tập con vô hạn phần tử vật chất.
6.. Không gian và thời gian là gì?
Để nhận thức, để phân biệt, để nhận biết thì sinh vật phải có ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì mỗi sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân. Trong khi Sự thật của vũ trụ thì không có ngôn ngữ.
Không gian và thời gian là một cặp đối tượng song hành quyết định về sự nhận thức, sự phân biệt, sự nhận biết của sinh vật. Không có cặp đối tượng này, sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân.
Sự thật của vũ trụ không có bất cứ liên quan đến ngôn ngữ cho nên không thể dùng ngôn ngữ để khái niệm về không gian và thời gian một cách tuyệt đối. Khái niệm không gian và thời gian là một khái niệm tương đối, và phải thừa nhận nó như thừa nhận ngôn ngữ.
Mỗi tồn tại đều có giá trị tồn tại của chính nó. Mỗi giá trị tồn tại của mỗi tồn tại luôn thể hiện thông qua hai mặt của chính nó. Một mặt là giá trị tự tồn tại – giá trị nội tại, mặt kia là giá trị được tồn tại – giá trị ngoại tại. Giá trị nội tại và giá trị ngoại tại cùng là một giá trị thể hiện giá trị tồn tại của mỗi tồn tại, nhưng hướng thể hiện ngược nhau. Ví dụ, một người tự biết mình đang tồn tại thì gọi đó là giá trị nội tại, người khác thấy có người này nên cho là có tồn tại người này thì đó là giá trị ngoại tại, hai giá trị này đều cùng là một giá trị tồn tại của người đó; Một mặt cầu thì có hai mặt, mặt trong và mặt ngoài, mặt trong thì gọi là giá trị nội tại, mặt ngoài thì gọi là giá trị ngoại tại, hai mặt này đều cùng là một mặt.
Mỗi tồn tại đều có không gian và thời gian. Không gian là giá trị ngoại tại, thời gian là giá trị nội tại, cả hai thể hiện cùng một giá trị tồn tại của tồn tại đó. Ví dụ, một người nhắm mắt lại và định tâm để không nhận thức từ bên ngoài thì người này không thấy mình có không gian, không thấy mình có thân thể nhưng người này biết mình đang tồn tại; Người này biết mình đang tồn tại vì người này có thời gian; Nếu người này không có thời gian, người này không thể biết mình đang tồn tại; Trong khi đó, một người ngoài nhìn thấy người này nên biết người này đang tồn tại; Người ngoài biết người này đang tồn tại vì người này có không gian; Nếu người này không có không gian, người ngoài không thể biết người này đang tồn tại.
Không gian và thời gian là hai mặt của một giá trị của mỗi tồn tại, nên chúng cùng giá trị và trái ngược nhau. Nếu một tồn tại không còn tồn tại thì đồng thời không tồn tại không gian và thời gian của tồn tại đó. Tức là không gian và thời gian của tồn tại đó đã tác hợp đồng nhất với nhau để hủy diệt nhau, không còn tồn tại. Tuy nhiên, không có tồn tại nào bị hủy diệt, không còn tồn tại, nó chỉ có thể bị hủy hoại và biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ dạng này sang dạng khác. Không gian biểu hiện sự tồn tại của thời gian và thời gian biểu hiện sự tồn tại của không gian. Không gian và thời gian: cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Cho nên, không gian và thời gian là một cặp đối xứng.
Mỗi tồn tại là một tập hợp các tồn tại sự kiện điểm liên tục, mỗi sự kiện điểm bao gồm một không điểm và một thời điểm. Giá trị của không điểm và giá trị của thời điểm đều cùng là giá trị của sự kiện điểm. Như vậy, không gian cũng là một tập hợp các không điểm liên tục, thời gian cũng là một tập hợp các thời điểm liên tục. Không-thời gian là một tập hợp các sự kiện điểm liên tục.
Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm là kích thước phát sinh trong một thời lượng của thời điểm. Thời lượng của thời điểm là thời lượng cần tiêu tốn để phát sinh được một kích thước của không điểm. Kích thước của không điểm thì bằng thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm là giá trị nhỏ nhất nhưng khác không.
Đơn vị đo khoảng cách và đơn vị đo thời gian. Khoảng cách và thời gian có cùng đơn vị đo. Nếu chọn “mét” là đơn vị đo khoảng cách và “giây” là đơn vị đo thời gian thì phải chọn hệ số để quy đổi một "giây" bằng bao nhiêu "mét": s = u.m.
7.. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi một cặp đối xứng gồm không gian và thời gian, sau đó hoặc trong tương lai, chúng tác hợp với nhau trở thành () thì có đúng không?
Không đúng. Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, khi chúng được sinh khởi, mỗi phần tử của tập vật chất A có một không gian riêng. Mặt khác, không gian và thời gian biểu hiện sự tồn tại của mỗi phần tử. Phần tử và Không-thời gian, cái này sinh khởi nên cái kia sinh khởi, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt. Trong khi các phần tử không bị hủy diệt như đã nêu tại mục 4.., nó luôn có mặt kể từ khi sinh khởi. Cho nên, không gian vũ trụ không thể tác hợp đồng nhất với thời gian vũ trụ để trở thành () trong khi các phần tử vẫn tồn tại.
--------------------
Phần phản biện:

Ban Truong Van: Cái gì cũng thích chung chung vậy thì Phật giáo chỉ có thể ngồi đó mà đọc các tài liệu của khoa học hiện đại, xong rồi đi phán hết cái này tới cái kia đúng theo cách của riêng họ. Mọi thứ điều trừu tượng, không thể dùng nó để giải thích được, xem nó như đã tồn tại! Ai mà chẳng biết... Con người vốn sinh ra là để dùng tất cả sự tò mò và khả năng của mình đi chu du khắp vũ trụ và tận hưởng vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp lớn nhất là cảm giác thăng hoa khi ta đi tìm... không phải cảm giác ngồi chờ rồi nói lại như đúng rồi vậy... .trước đây thì bảo có thần sấm thần sét, tới khi người ta điều khiển được sét rồi thì coi như thần sét tồn tại trong những hạt electron??? 
Thật ra mình cũng thấy những ý đúng ở trong bài viết đó! Mình rất yêu chuộng phật giáo ở lòng từ tâm hướng thiện, khoan dung bác ái, hòa tâm điềm tĩnh... nhưng, thử hỏi Phật giáo đã ra đời hàng nghìn năm rồi mà sao không đi khai sáng sớm cho chúng sinh tri thức nhân loại... sao phải để khoa học hiện đại giải thích xong rồi mới đi khai sáng, đi tạo dựng? Cái gì vượt quá sự cân bằng điều có 1 nền tảng bất ổn định! Phật giáo quá tự tại nên tinh thần phát triển có phần giảm đi đó! ngồi gõ mõ, dù có ban phước cho dân thì cũng không đến mức chỉ nhờ dân ủng hộ bằng lòng thành chứ! Nên phát triển kinh tế xây dựng thiên đường dưới trần gian - khai thác bí ẩn tự nhiên làm sống động đời người hoặc làm ăn kinh tế mang đậm chất từ bi thay vì ngồi gõ mõ ăn chay nha! Chỉ góp ý chân thành, mong cuộc đời tốt đẹp hơn... thiện tai thiện tai... (Hoàng Lạc chỉnh sửa lại chính tả và dấu câu).

Bim Bim: Theo quan điểm vật lý thì có 1 vũ trụ? nhưng đối với phật giáo thì có vô vàn thế giới, thế giới vô hình, thế giới hữu hình. thế giới hữu hình cũng có vô vàn thế giới nhỏ nữa...

Phật Pháp Thường Trụ: Ban Truong Van (BTV) à, BTV nói rằng "cái gì cũng giải thích chung chung" là vì BTV chưa đọc hết 16 bài viết Sự thật về Vũ Trụ được đăng trong trang này. Nếu BTV muốn biết tường tận trước khi kết luận thì vui lòng dành thời gian để đọc kỹ và hiểu rõ về nó. Sau đó mới bắt đầu xem xét, đánh giá.
Trong kinh Phật chưa bao giờ quyết định có thần sấm thần sét như BTV nói.
Trong kinh Phật cũng chưa từng và sẽ không bao giờ có nói cái gọi là thần sấm, thần sét tồn tại trong electron.
Đối với vật lý hiện nay chưa xác quyết Vũ Trụ là duy nhất hay đa Vũ Trụ.
Còn đối với Phật giáo thì Vũ Trụ là duy nhất, bất nhị.
Trong Vũ Trụ thì có vô số thế giới. Thế giới là chỉ cho một vùng tồn tại hoặc cho quần thể có nhiều yếu tố chung. Khái niệm về thế giới khác nhau trong Vũ Trụ là tương đối. Chúng không có ranh giới cho khái niệm rõ ràng.
Thế giới nhỏ và thế giới lớn cũng là tương đối. Đối với thế giới này, nó là thế giới lớn. Đối với thế giới kia, nó có thể là thế giới nhỏ.
Thế giới vô hình và thế giới hữu hình cũng là tương đối. Đối với kẻ này, nó là vô hình. Đối với kẻ kia nó có thể là hữu hình.

Quảng Pháp: BTV chắc là chưa hiểu hết Phật giáo, nên chỉ nhìn và đánh giá theo sự nhận biết của mình, điều đó có thể giống như chuyện Thầy bói mù xem voi thôi. BTV không nên chấp cái biết đó của mình là chắc thật. Nam mô Hoan hỉ tạng Bồ tát Ma ha tát.

Nguồn: Phật Pháp Thường Trụ
____________________________________

PHỤ LỤC 1:  VỀ “KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN”

- Qwerty87:
Bài giảng của anh hay lắm nhưng có vài bài sử dụng ký hiệu toán học nên em nắm bắt không được, chắc tại dốt toán quá...
Nhờ anh kiến giải điều này, xem thử có vấn đề gì sai và sai ở đâu? 
Con người tự quy ước thời gian tịnh tiến như một đường thẳng đi theo chiều Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai.
Với cách hiểu như vậy, có thể định nghĩa không gian và thời gian như sau:
+ Không gian là một tập hợp của các loại vật chất và phi vật chất của toàn thể vũ trụ.
+ Thời gian là một tập hợp của các không gian khác nhau, tạo ra do sự di chuyển hay tương tác của vật chất/năng lượng từ phần tử này đến phần tử khác.
VD: toàn bộ vũ trụ có 4 phần tử là A, B, C, D. Ban đầu, 4 phần tử này có vị trí theo thứ tự trước sau là A, B, C, D, ta nói đó là không gian ABCD, tiếp đến, có sự di chuyển tự do của cả 4 tạo thành 1 không gian mới là D, A, C, B, ta có không gian mới gọi là DACB, tương tự, do dịch chuyển và vận động vật chất, ta có không gian ABCD, rồi ACBD, ADBC, ADCB...v.v Như vậy, tập hợp các không gian tạo ra do sự dịch chuyển / tương tác tự do ngẫu nhiên của của các phần tử tạo ra toàn bộ thời gian. 
Kết luận: Bản chất của khái niệm thời gian tịnh tiến hiện nay chỉ là tập hợp các không gian được tạo ra do sự dịch chuyển / tương tác tự do của các phần tử, từ KHÔNGGIAN1 đến KHÔNGGIANn(vô tận).

- Phap Khong Chan Nhu:
Không gian và thời gian thực chất là hai mặt của một giá trị giống như năng lượng và khối lượng vậy.
qwerty87 có thể tham khảo thêm trích đoạn sau đây trong phần chú giải của Sự kiện khởi nguyên Vũ Trụ như sau: 
“6.. Không gian và thời gian là gì?
Để nhận thức, để phân biệt, để nhận biết thì sinh vật phải có ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì mỗi sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân. Trong khi Sự thật của vũ trụ thì không có ngôn ngữ. 
Không gian và thời gian là một cặp đối tượng song hành quyết định về sự nhận thức, sự phân biệt, sự nhận biết của sinh vật. Không có cặp đối tượng này, sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân. 
Sự thật của vũ trụ không có bất cứ liên quan đến ngôn ngữ cho nên không thể dùng ngôn ngữ để khái niệm về không gian và thời gian một cách tuyệt đối. Khái niệm không gian và thời gian là một khái niệm tương đối, và phải thừa nhận nó như thừa nhận ngôn ngữ.
Mỗi tồn tại đều có giá trị tồn tại của chính nó. Mỗi giá trị tồn tại của mỗi tồn tại luôn thể hiện thông qua hai mặt của chính nó. Một mặt là giá trị tự tồn tại – giá trị nội tại, mặt kia là giá trị được tồn tại – giá trị ngoại tại. Giá trị nội tại và giá trị ngoại tại cùng là một giá trị thể hiện giá trị tồn tại của mỗi tồn tại, nhưng hướng thể hiện ngược nhau. Ví dụ, một người tự biết mình đang tồn tại thì gọi đó là giá trị nội tại, người khác thấy có người này nên cho là có tồn tại người này thì đó là giá trị ngoại tại, hai giá trị này đều cùng là một giá trị tồn tại của người đó; Một mặt cầu thì có hai mặt, mặt trong và mặt ngoài, mặt trong thì gọi là giá trị nội tại, mặt ngoài thì gọi là giá trị ngoại tại, hai mặt này đều cùng là một mặt.
Mỗi tồn tại đều có không gian và thời gian. Không gian là giá trị ngoại tại, thời gian là giá trị nội tại, cả hai thể hiện cùng một giá trị tồn tại của tồn tại đó. Ví dụ, một người nhắm mắt lại và định tâm để không nhận thức từ bên ngoài thì người này không thấy mình có không gian, không thấy mình có thân thể nhưng người này biết mình đang tồn tại; Người này biết mình đang tồn tại vì người này có thời gian; Nếu người này không có thời gian, người này không thể biết mình đang tồn tại; Trong khi đó, một người ngoài nhìn thấy người này nên biết người này đang tồn tại; Người ngoài biết người này đang tồn tại vì người này có không gian; Nếu người này không có không gian, người ngoài không thể biết người này đang tồn tại.
Không gian và thời gian là hai mặt của một giá trị của mỗi tồn tại, nên chúng cùng giá trị và trái ngược nhau. Nếu một tồn tại không còn tồn tại thì đồng thời không tồn tại không gian và thời gian của tồn tại đó. Tức là không gian và thời gian của tồn tại đó đã tác hợp đồng nhất với nhau để hủy diệt nhau, không còn tồn tại. Tuy nhiên, không có tồn tại nào bị hủy diệt, không còn tồn tại, nó chỉ có thể bị hủy hoại và biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ dạng này sang dạng khác. Không gian biểu hiện sự tồn tại của thời gian và thời gian biểu hiện sự tồn tại của không gian. Không gian và thời gian: cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Cho nên, không gian và thời gian là một cặp đối xứng. 
Mỗi tồn tại là một tập hợp các tồn tại sự kiện điểm liên tục, mỗi sự kiện điểm bao gồm một không điểm và một thời điểm. Giá trị của không điểm và giá trị của thời điểm đều cùng là giá trị của sự kiện điểm. Như vậy, không gian cũng là một tập hợp các không điểm liên tục, thời gian cũng là một tập hợp các thời điểm liên tục. Không-thời gian là một tập hợp các sự kiện điểm liên tục.
Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm là kích thước phát sinh trong một thời lượng của thời điểm. Thời lượng của thời điểm là thời lượng cần tiêu tốn để phát sinh được một kích thước của không điểm. Kích thước của không điểm thì bằng thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm là giá trị nhỏ nhất nhưng khác không.
Đơn vị đo khoảng cách và đơn vị đo thời gian. Khoảng cách và thời gian có cùng đơn vị đo. Nếu chọn “mét” là đơn vị đo khoảng cách và “giây” là đơn vị đo thời gian thì phải chọn hệ số để quy đổi một “giây” bằng bao nhiêu “mét”: s = u.m.”
Cách hiểu của qwerty87 về không gian và thời gian thì không sai. Chỉ có điều cách diễn đạt chưa tốt thôi.
Qwerty87 đã hiểu thời gian là bản chất của sự vận động là không sai. Nếu tất cả tồn tại đều không vận động thì không thể có thời gian. Mà tất cả tồn tại không vận động thì cũng có nghĩa là không có sự nhận biết nào xảy ra. Không có sự nhận biết nào xảy ra cũng có nghĩa tất cả không tồn tại kể cả không gian và thời gian. Vậy thì không vận động thì không có thời gian, không có thời gian thì đồng thời không có không gian.
Nếu theo đúng bản chất, khi đề cập không gian thì không cần đề cập thời gian, đề cập thời gian thì không cần đề cập không gian. Giống như khi nói giá trị vật chất, nói năng lượng thì không cần nói khối lượng và ngược lại, vì nó thể hiện được giá trị vật chất. Ví dụ như trong công thức tính lực phân tranh, nếu áp dụng nó để tính trọng lực thì đại lượng M(r) chính là gia tốc trọng trường. Thông thường thì mọi người đều cho rằng gia tốc có đơn vị là m/s^2, tức cho rằng gia tốc liên quan đến thời gian và không gian. Nhưng trong công thức này, M(r) lại có đơn vị là kg/m^3 chỉ liên quan đến không gian. Ta thử quy đổi xem thời gian theo công thức này nhé:
m/s^2 = kg/m^3 <=> m^4 = kg.s^2
Điều này nói lên rằng, không gian và thời gian hoàn toàn liên quan mật thiết với nhau và quy đổi được lẫn nhau. Công thức m^4 = kg.s^2 cho thấy nếu không có thời gian thì không có không gian, không có không gian thì không có thời gian, và không gian tăng thì thời gian tăng, thời gian tăng thì không gian tăng.
Những chỗ nào chưa nắm bắt được thì cứ liệt kê dưới đây, tôi sẽ làm rõ để mọi người cùng hiểu rốt ráo.
- Qwerty87:
Theo em hiểu thì Không Gian và Thời Gian không thể xem là hai mặt đối lập. Em thấy nó giống như 2 cấp độ của một vấn đề. Cấp độ <thời gian tịnh tiến> bao hàm không gian và phụ thuộc vào sự tồn tại của không gian (tức, nếu không có không gian, thì không có thời gian tịnh tiến). Còn cấp độ không gian thì khi chưa bị bao hàm bởi <thời gian tịnh tiến> nhưng nó đã là một với <thời gian ngay lúc này> hay <hiện tại>, và cũng không phụ thuộc vào sự tồn tại của <thời gian tịnh tiến> (tức, nếu không có thời gian tịnh tiến, không gian vẫn tồn tại, ngay bây giờ, ý nói, kể cả mọi thứ cân bằng và đứng yên, không gian vẫn tồn tại, dù có thể là dưới một dạng/hình thù/mật độ khác). Còn cái thực sự là 2 mặt đối lập trong vấn đề này đó là sự cân bằng hay dao động của Vật Chất/Năng Lượng.
Không Gian là tập hợp Vật Chất / Năng Lượng và nếu tập hợp này cân bằng, nó sẽ không chuyển động hay vận động, lúc đó, không tồn tại khái niệm <thời gian tịnh tiến> (chuỗi quá khứ, hiện tại, tương lai), nhưng vẫn tồn tại Không Gian (cái đơn nhất, cân bằng) và <Hiện Tại>.
Thời Gian là hệ quả có được từ sự vận động của tập hợp Vật Chất / Năng Lượng khi nó bị mất cân bằng và tạo ra một chuỗi các không gian khác nhau một cách liên tục, và chuỗi không gian khác nhau đó chính là <thời gian tịnh tiến>, và nhờ đó, mới sinh thêm 2 khái niệm là quá khứ và tương lai. Còn hiện tại thì vốn dĩ đã tồn tại cùng với Không Gian Cân Bằng (không có chuyển động/vận động thì vẫn có hiện tại, nhưng không có chuyển động/vận động thì không thể có được quá khứ và tương lai).
Tức là, khái niệm Thời Gian theo cách hiểu thông thường (thời gian tịnh tiến) chỉ tồn tại khi tập hợp Vật Chất / Năng Lượng bị mất cân bằng và chuyển động / rung động. Và Thời Gian Tịnh Tiến là một tập hợp được tạo thành từ chuỗi các Không Gian hình thành từ sự vận động của Vật Chất. Nếu chia ra, thì mỗi không gian đó là 1 phần tử thuộc tập hợp thời gian tịnh tiến. Nếu tất cả đứng yên, thì chỉ có 1 loại thời gian gọi là hiện tại, nếu tất cả chuyển động, thì có thêm 2 loại thời gian khác là quá khứ và tương lai.

- Phap Khong Chan Nhu:
Không gian và thời gian không phải là hai mặt đối lập nhau mà là một cặp đối xứng. Trong chú giải về không gian, thời gian là gì đã trích dẫn trong bình luận số 5 ở trên đã ghi rõ không gian và thời gian là hai mặt của một giá trị của mỗi tồn tại.
Về đối xứng, trong phần chú giải bài Sự kiện khởi nguyên Vũ Trụ có nêu:
1.. Cặp đối xứng là cặp đối tượng được sinh khởi từ () hoặc được sinh khởi từ một tồn tại mà tồn tại đó không thay đổi khi sinh khởi cặp đối tượng đó, biểu hiện sự tồn tại của nhau, khi tác hợp đồng nhất với nhau thì hủy diệt lẫn nhau trở thành () và không để lại bất cứ tàn dư nào, và: cái này sinh nên cái kia sinh, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt.
Và qwerty87 có muốn nghĩ thế nào đi chăng nữa cũng phải lưu ý 2 điểm quan trọng sau đây:
1. Giả định rằng có trường hợp Vũ Trụ không có sự vận động. Khi đó không có bất cứ nhận biết nào xảy ra. Mọi giác quan đều không hoạt động, suy nghĩ không hoạt động, ý thức không hoạt động, não bộ không hoạt động,... tất cả đều không hoạt động. Vậy, qwerty87 làm sao "biết" có cái gì tồn tại, ngay cả chính bản thân mình cũng không biết mình có tồn tại hay không, thì căn cứ vào đâu để khẳng định khi đó có tồn tại không gian. Chỗ này hơi trừu tượng một chút nhưng suy ngẫm sẽ hiểu thấu.
2. Sự thật, Vũ Trụ luôn mở rộng từ khi nó được khởi sinh và không bao giờ ngừng mở rộng. Nội tại Vũ Trụ luôn luôn giãn nỡ. Vì vậy Vũ Trụ luôn vận động. Mặt khác, trong bài Nhận xét Nguyên lý bất định của Heisenberg đã xác nhận mọi hạt sơ cấp (phần tử) trong Vũ Trụ luôn luôn biến động. Vì vậy, không có trường hợp không có sự vận động xảy ra. Nghĩa là, không có trường hợp thời gian không tồn tại mà không gian lại tồn tại. Cái này sinh nên cái kia sinh, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt.

- Qwerty87
Không gian và thời gian không phải là hai mặt đối lập nhau mà là một cặp đối xứng. <= Đoạn này anh nói hơi trừu tượng, không đối lập mà đối xứng??? Em tạm thời chưa hiểu ra. Còn về 2 điểm quan trọng mà anh nói:
1. Giả sử tại điểm vũ trụ cân bằng và ngừng vận động toàn bộ, thì dĩ nhiên cũng không ai có ý thức và nhận thức về bất kỳ điều gì. Nhưng ý ở đây là em hiện đang có nhân thức, và nhìn về lúc đó, nên nhận thấy lúc đó vẫn có thời gian, nhưng là thời gian hiện tại, 1 tập hợp vật chất hay 1 vật chất duy nhất không biến đổi, và nó đang có hiện tại của nó.
2. Em đồng ý với quan điểm vũ trụ luôn mở rộng ra vô tận không lúc nào ngừng nghỉ, nên vũ trụ luôn có thời gian tịnh tiến. Tuy nhiên, ở đây em đang dùng phân tích kiểu như dùng kính hiển vi mới hiểu rõ một vật bé nhỏ. Tức là, nếu lấy ra 1 không gian trong tập hợp thời gian tịnh tiến đó và giữ yên nó, thì không gian đó vẫn tồn tại, nhưng chỉ còn thời gian hiện tại của nó.
Em xin nói thêm là em có được một thông tin mà em tin tưởng được, đó là không có quá khứ và tương lai, đó chỉ là khái niệm cấp thấp của thực tại giác quan, chứ không phải của sự thực, mà trong sự thực chỉ có cái gọi là ngay bây giờ, vì thực sự khi nhìn toàn cảnh vũ trụ, thì không có gì chuyển động cả, do vũ trụ là vô tận và giãn nở không ngừng, nở cả về lẫn vật chất/năng lượng, bản thân mọi người cũng nở ra với một tốc độ đều như nhau, nên không ai thấy được cái nở ra đó, vì cái gì cũng nở đều hay co đều thì lấy hệ quy chiếu nào để mà so, đó là về sự vận động xoắn ra, nở ra.
Còn cái ta gọi là vận động chuyển động giữa vật này với vật khác cũng chỉ là tương đối, khi so với tâm vũ trụ hay hệ quy chiếu nào đó, thật ra có thể xem mọi thứ đang đứng yên một chỗ và chỉ còn 1 thì, là thì hiện tại. Giống như ta đủ lớn để thấy cái bàn đứng yên, nhưng các electron của cái bàn thì chuyển động quanh hạt nhân của nó với tốc độ chóng mặt (và chỉ chóng mặt khi so với hệ quy chiếu của hạt nhân mà thôi), nếu ta đủ lớn như hàng googol^googol chiều dài năm ánh sáng, ta thấy chả còn thứ gì chuyển động so với ta cả, lúc đó nhìn vào bức tranh vũ trụ, mọi thứ đang ở thì hiện tại, đang đứng yên so với ta. Cho nên mới cần hiểu, quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là tương đối, phải xem ta đứng đâu để mà nói, cấp bậc của mình nếu càng cao thì càng tiệm cận với sự thật...
Dĩ nhiên em biết là còn nhiều chỗ bị sai, nhưng hiện nghĩ bằng trí tuệ thông thường nên chỉ nghĩ được đến đó, và chắc trong tương lai sẽ dùng đến một cách tiếp cận khác,

- Phap Khong Chan Nhu:
1. qwerty87 cho rằng nhờ hiện tại qwerty87 đang có nhận thức nên nhận thức về sự kiện "thời gian không tồn tại" trong tương lai khi mà Vũ Trụ không có bất cứ sự vận động. Nghĩ như vậy thì qwerty87 cho rằng sự kiện "thời gian không tồn tại" đó trong bao lâu? Nếu cho rằng sự kiện đó có bao lâu tức là nói có thời gian chứ sao nói là không có sự tồn tại thời gian. Còn nếu nói sự kiện đó không có bất cứ khoảng thời gian nào thì có nghĩa là từ lúc nó bắt đầu không tồn tại đến khi nó tồn tại trở lại là trùng nhau. Trùng nhau như vậy thì trước sự kiện đó và sau sự kiến đó thời gian đều diễn ra liên tục.Thời gian diễn ra liên tục thì sao lại nói là có sự kiện không tồn tại thời gian? Vì vậy bất kỳ ai, nhỏ hay lớn, đang ở quá khứ, hiện tại hoặc tương lại đều không thể nhận thức được sự kiện không tồn tại thời gian. Và vì vậy nếu nói có sự kiện không tồn tại thời gian là không đúng.
2. Về sự vận động, dù ở cấp vi mô hay vĩ mô cũng là vận động. Một ai đó thấy mọi thứ đứng yên là vì người đó không thấy chứ không phải mọi thứ đứng yên. Tôi không quan tâm về hệ quy chiếu, đó là mặt thuần túy của toán học nên nó mang tính tương đối. Vận động là sự thay đổi vị trí so với chính nó giữa thời điểm đầu và thời điểm ngay sau đó, là sự thay đổi hình dạng và thể tích so với chính nó giữa thời điểm ban đầu và thời điểm ngay sau đó. Đó là vận động có tính tuyệt đối.
Trong sự vận động, một sự vận động từ vị trí A ban đầu và sau đó ở vị trí B khác vị trí A, một sự vận động từ thể tích V1 ban đầu và sau đó có thể tích V2 khác V1. Nếu cho rằng không có quá khứ, tương lai mà chỉ có hiện tại, tức thời gian ngừng trôi. Chứ chỉ có hiện tại mà nói là thời gian vẫn trôi là vô lý. Thời gian ngừng trôi thì làm sao vị trí A khác vị trí B được, V1 khác V2 được.
Mặt khác, Vũ Trụ ngày một lớn. Không có quá khứ thì không có Vũ Trụ. Không có quá khứ tức không có tương lai vì hiện tại là tương lai của quá khứ. Không có tương lai cũng không có Vũ Trụ. Nghĩa là thời gian không trôi thì không có Vũ Trụ, đồng nghĩa không có bất cứ tồn tại.
3. qwerty87 ví dụ ta đủ lớn để nhìn thấy mọi thứ đang đứng yên. Sự thật có kẻ lớn như Vũ Trụ (xem thêm tại Sự kiện khởi nguyên Vũ Trụ - phần tử phi vật chất). Nhưng nó không có nghĩa là nhìn thấy mọi thứ đang đứng yên. Nội tại Vũ Trụ vẫn vận động như ở mục 2 trong bình luận này. Khi một sự tồn tại trong kẻ đó chuyển dịch từ A đến B, thay đổi từ V1 sang V2 thì sự vận động đó cần có thời gian như phân tích ở mục 2. Mặt khác, kẻ đó cũng lớn dần theo thời gian. Ví dụ kẻ đó nhận thức được thì kẻ đó biết mọi thứ trong kẻ đó như một nhân chứng lịch sử. Đó là chuyên bình thường.Còn nếu thời gian ngừng trôi thì không có quá khứ, tức là kẻ đó cũng không tồn tại như Vũ Trụ không tồn tại.
Tóm lại, mọi thứ đều có quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Qwerty87:
Em xin lấy một ví dụ để nói về ý thứ 2, đó là một nguyên tử với các electron quanh nhân. Bản thân nó vốn có vận động của đám mây electron quanh nhân, có sự dịch chuyển theo một quỹ đạo nhất định, chia nhỏ các vị trí của electron thì thấy khác nhau, nhưng nhìn bao quát thì nó cứ lặp đi lặp lại từ A sang B, C, D, E rồi lại từ E về A, tiếp tục như thế chẳng thay đổi gì, vậy không phải là nhìn chung thì vận động đó cũng có thể xem như chẳng vận động đó sao? Vậy có thể nói là Vận động tuyệt đối của vũ trụ là sự rung động tại chỗ của cái duy nhất, và do tại chỗ chứ không đi đâu ngoài nó, nên về bản chất, cái thứ đó chẳng vận động, chẳng đi đâu, vì sau khi nó xoắn nở ra, nó lại xoắn co vào, rồi lại xoắn nở ra...âm, dương liên miên không ngừng nghỉ, chỉ có những gì bên trong nó thay đổi vị trí với nhau, chỉ là sự rung động tại chỗ. Điểm này em cũng muốn nói là vũ trụ không chỉ có phình ra, mà còn có giai đoạn thu vào...kiểu như Orange Theory http://www.tinhte.vn/threads/su-van-dong-tuyet-doi-cua-vu-tru.2284131/ , mỗi một chấm trong video có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, hoặc các hành tinh, các thiên hà thu nhỏ cũng như thế cả, nó có thể khác khi phân tích sâu, nhưng khi bao quát, thì thấy cái thứ đó nó cứ mãi như thế, ở yên đó, chẳng đi đâu. Cũng như một hạt vi tế từ khai thiên lập địa, nó mà thấy xung quanh thì các hạt vi tế vẫn là các hạt vi tế, chả có gì thay đổi, vì bọn nó có tuổi cũng như không tuổi, chẳng già, chẳng bệnh, không sinh, không diệt, cứ thế mãi, thì quá khứ và tương lai của bọn nó, cũng chỉ bằng với hiện tại, nó bất tử nên có thứ gì mà nó chẳng đi qua, có thứ gì mà nó chẳng biết, một sự tồn tại mà chẳng có gì mới mẻ và chẳng có gì thay đổi khác đi, mà cứ lặp đi lặp lại cùng một kiểu, thì phải chăng xét đến tổng thể bọn nó chỉ có một hiện tại, đó là cái hiện tại của một thứ chu kỳ không đổi, vì không thay đổi nên trước cũng như sau, sau cũng như trước đó chăng?! Ý em muốn nói, thời gian vốn chỉ là một khái niệm, và nó chỉ có ý nghĩa khi ta đang trong trạng thái phân tách, mất cân bằng. Còn quá khứ của vũ trụ cũng chính là tương lai của nó, sự việc sẽ như một chu kỳ âm dương, nếu hiểu vậy thì vũ trụ chỉ có một vận động là âm dương, và thì hiện tại của nó chính là chu kỳ âm dương, bao hàm cả quá khứ và tương lai trong đó.
Em cũng hiểu câu tướng tại tâm sinh là ý muốn nói mọi vật tưởng chừng như bên ngoài kia không liên quan đến mình, nhưng nó hình thành bởi chính tâm mình, có liên quan và tồn tại song song với tâm mình, chứ nó không tồn tại khách quan, giống như khoa học lượng tử khám phá ra 2 hạt tồn tại và biến mất song song vậy. Còn mình không nhận ra điều đó, là vì mình tâm mình đang bị phân tách, rời khỏi cái thứ đó. Bởi vậy khi tâm không, hòa nhập làm một, mình nhận ra thì ra là do mình..., tất cả là do mình gây nên.
Cũng có một số người nghĩ rằng, do mình ngưng nghĩ, thì mình không còn cảm thấy gì cả, còn những thứ kia vẫn tồn tại khách quan bên ngoài mình, ko liên quan đến mình, nghĩ như vậy chắc là một sai lầm lớn hay một điều rất chính xác đây ???
Nói chung trí em còn chưa thông, chắc đến đây nên dừng lại là được rồi...sorry anh. Thì ra càng phân tích càng thấy mình ngu đi. Thà không suy nghĩ biết đâu lại hiểu hết.

- Phap Khong Chan Nhu:
Tư duy của qwerty87 rất tuyệt. Chỉ do chưa thấu triệt rốt ráo Vũ Trụ nên còn thiếu các chỗ chưa thấu triệt. Nên khi diễn đạt, các chỗ chưa thấu triệt nó làm cho diễn đạt có sai sót, có mâu thuẫn là vậy. Chứ những ý đúng của qwerty87 cũng như tư duy suy luận rất sâu, trên đời người như vậy không nhiều. qwerty87 có khả năng rất biết chịu lắng nghe, là ưu điểm vượt trội hơn người. Hy vọng qwerty87 nếu tinh tấn thì còn tiến xa hơn nhiều.
Chúc qwerty87 thành tựu viên mãn.
(Người thấy mình ngu là người sáng suốt vì người sáng suốt mới nhìn thấy lỗi của mình)

- Qwerty87:
Cảm ơn anh đã khen ngợi, em thấy em cũng như mọi người khác thôi à. Nói chuyện với anh xem như hai anh em cũng có duyên . Nhưng chắc trong tương lai sẽ có người khác chỉ rõ những chỗ em chưa hiểu rõ...Em tìm hiểu thực ra cũng chỉ là vì ý thích, mà em chắc chắn ai cũng có ý thích này, không ít thì nhiều. Mà anh cho em hỏi là anh đang dạy bên chuyên ngành nào ? Tại em thấy trong profile của anh có thông tin là Giáo Viên.

- Phap Khong Chan Nhu:
Trường Đạo, ngành Giác Ngộ.
Trong các bài viết tôi đăng trong tinhte.vn đã nói rõ chân tướng của Vũ Trụ rồi. qwerty87 cần tìm hiểu thêm điều gì nữa?

- Qwerty87:
Có lẽ em cần đọc thêm...Vậy cho em hỏi thêm là anh có kinh nghiệm hay trải nghiệm gì về thiền định bao giờ chưa?
- Phap Khong Chan Nhu:
Theo qwerty87 thì các bài viết mà tôi đã đăng là sản phẩm nghiên cứu hay từ đâu?

- Qwerty87:
Cái đó, em không dám đoán bừa, vì cũng chưa đọc hết bài của anh...Nhưng theo những gì em biết thì để có thể viết những chủ đề này, chỉ có người giỏi thiền định và định lực đủ sâu mới viết ra gần với sự thật hoặc đúng sự thật được. Và thường thì tự mình định tâm tìm ra được thì tự mình sẽ cảm thấy tin tưởng hơn, và sẽ nói về vấn đề đó bằng vốn ngôn ngữ hiện tại của chính mình, người thông thạo ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn nữa trong việc diễn tả lại điều mình đã biết bằng cách lựa chọn ngôn từ phù hợp với trình độ tri thức hiện tại của người nghe, làm người nghe dễ nắm bắt hơn. Nhưng con người vốn tính đa nghi, sẽ khó mà tin ý kiến từ người khác đưa ra, trừ phi làm cái gì đó mà mắt họ thấy được hoặc tự bản thân họ (với trình độ tri thức nhất định của họ) chứng minh được ngay họ mới tin. Em không biết như Stephen Hawking có biết thiền hay không, nhưng thấy ông ấy ngồi xe thế biết đâu cũng biết. Chứ nếu đơn thuần là tra cứu và nghiên cứu thì sẽ kém chính xác và sẽ còn sơ hở, vì nhiều lý do, giống như em là tra cứu và nghiên cứu, tuy có chút hiểu biết, nhưng cũng giống thầy bói mù xem voi, có thể đem ra ứng dụng được, nhưng chỉ một góc nào đó, và ứng dụng từ cái thiếu sót thì dĩ nhiên là sẽ không ổn định, bền vững và hoàn hảo được.
Đọc mấy bài viết của anh, em hiểu những vấn đề anh diễn đạt nhưng không đủ sâu, vì em chưa nắm bắt được hết vốn từ của anh, thêm nữa, em bị dị ứng với các công thức toán học với các ký hiệu phức như ký hiệu tích phân, trí của em không hình dung nó mạch lạc và xuyên suốt được. Do lúc nhỏ học toán dở, chỉ học cách giải toán để đi thi, nên sau này quên luôn, những cái như +,-,x,/, lũy thừa, giai thừa thì còn nhớ vì ứng dụng được, cái khác thì quên hết cả, đơn giản là ít dùng thì quên thôi anh, trăm hay không bằng tay quen, cho nên mới có nhiều người làm ở nhiều chuyên ngành chứ ít ai làm được đa ngành. Bây giờ đụng đến đó là giống như gặp một đoạn sông mà không biết bơi vậy, thành ra cần mất thời gian tìm hiểu lại, nếu xui gặp trúng chỗ tìm hiểu không ra thì phải có thầy giỏi, nếu không thì mất rất nhiều thời gian, không hiệu quả. Là vậy đó anh.

- Phap Khong Chan Nhu:
Khi một người muốn diễn đạt một vấn đề gì cho cả cộng đồng thì phải diễn đạt đầy đủ vì cộng đồng có người này người kia. Người có kiến thức khoa học chuyên sâu thì họ cần phải biết quá trình tạo ra kết quả. Ví dụ như sử dụng tích phân để lập ra công thức ứng dụng. Tích phân là phép toán cần thiết và áp dụng nhiều trong khoa học. Còn người không chuyên sâu thì họ chỉ cần đọc kết quả, công thức ứng dụng. Ví dụ như khi tính thể tính một hình cầu, họ không cần biết quá trình lập ra công thức đó, họ chỉ cần sử dụng công thức V = 4pi.R^3/3. Cho nên khi đọc bài viết, các phép toán không hiểu được thì không cần phải hiểu vì muốn hiểu được nó cần phải học một quá trình lâu dài. Bỏ qua như vậy không làm cho người đọc giảm đi sự hiểu tổng quan về một bài viết. Ví dụ như một người không biết gì về toán nhưng khi đọc " hạt sơ cấp phân bố vật chất nhiều nhất ở tâm và phân bố giảm dần khi càng xa tâm" thì đã hiểu được quy luật phân bố. Các phép toán chỉ vì mục đích ứng dụng. Muốn ứng dụng thì phải có nó. Nói suông thì không ứng dụng được xét về khoa học. Chính vì con người đa nghi nên phải đưa nó vào ứng dụng khoa học, đó là cách làm cho con người tin. Thời đại khoa học phát triển mà chỉ nói suông, không có ứng dụng nào cho khoa học thì không thuyết phục.
Nói đơn giản thì dễ hiểu. Người nghe sẽ hiểu được nó nhưng thật sự chưa hiểu thấu triệt. Vì nói đơn giản không bao giờ mô tả được rốt ráo bản chất của vấn đề. Sự hiểu đó là ngộ nhận, lầm tưởng là đã hiểu.
Nói cụ thể thì khó hiểu. Người nghe khó hiểu được nó nhưng khi đã hiểu là hiểu thấu triệt. Sự hiểu đó là ngộ, hiểu không lầm.

- Qwerty87:
Anh có thể kể về một ứng dụng cụ thể dựa trên những gì mà anh đã ngộ ra được không? Em đọc nhiều rốt cục cũng chỉ để làm ra một cái gì đó hữu ích thật sự...chứ chưa đến mức mong cầu giác ngộ rốt ráo tất cả vấn đề.

- Phap Khong Chan Nhu:
Đã là Sự Thật Về Vũ Trụ thì có vô lượng ứng dụng.
Vì vậy mà không thể kể ra cho hết. Và nó được ứng dụng mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, để Qwerty87 hiểu thêm về lợi ích bất khả tư nghị của nó, tôi liệt kê dưới đây các ứng dụng quan trọng mà cả thế giới hiện nay đã và đang rất cần, cũng là các đề tài mà báo chí và khoa học luôn nhắc đến.
+ Giúp cho con người biết Vũ Trụ từ đâu mà có.
+ Giúp cho con người biết con người từ đâu mà có.
+ Giúp cho con người biết Vũ Trụ là trường hay là số.
+ Giúp cho con người biết thế nào là hạt sơ cấp.
+ Giúp cho con người biết Vũ Trụ được cấu trúc như thế nào.
+ Giúp cho con người biết Vũ Trụ luôn mở rộng và không bao giờ ngừng mở hộng hoặc bị co lại.
+ Giúp cho con người biết sự thật về cấu trúc các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
+ Giúp cho con người biết sự thật về lỗ đen.
+ Giúp cho con người biết nguyên lý cấu trúc của các hệ vật chất tồn tại quanh khối tâm.
+ Giúp cho con người biết sự thật về ánh sáng.
+ Giúp cho con người biết vạn vật không hấp dẫn.
+ Giúp cho con người biết mọi tư tưởng, ý thức, suy nghĩ, hành động của con người đều ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại và toàn thể Vũ Trụ.
+ Giúp cho con người biết một số hằng số vật lý không phải là hằng số.
+ Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Thuyết tương đối rộng của Einstein, Thuyết Big Bang.
+ Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Thuyết mô hình chuẩn, Lý thuyết dây, Lý thuyết hấp dẫn, Lý thuyết siêu hấp dẫn, Lý thuyết U của vật lý hạt cơ bản.
+ Giúp cho con người biết, ngoài các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev được cấu tạo từ các hạt proton và electron nhỏ bé, còn có vô lượng loại hạt nguyên tử được cấu tạo từ các hạt siêu lớn hoặc siêu bé. Nghĩa là trong Vũ Trụ, còn có vô lượng loại vật chất không giống như ở hệ Mặt Trời và thân thể sinh vật trên Trái Đất lẫn con người không thể hấp thu được nó (không thể sống bằng các vật chất đó).
+ Giúp cho con người giải thích vô số hiện tượng vật lý tự nhiên trong Vũ Trụ.
+ Giúp cho con người thống nhất lớn được các lực tương tác cơ bản gồm lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu thành một lực duy nhất.
+ Giúp cho con người biết rõ càn khôn Vũ Trụ.
+ Là nền tảng cho khoa học phát triển đúng hướng với các kết quả không nhầm lẫn trong tương lai.
+ Là nền tảng cho tâm linh nhân loại.

- Qwerty87
Nếu thật sự phát triển sâu về hiểu biết khoa học mà vẫn giữ được kết nối tâm linh thì đúng là cái em đang tìm kiếm. Nhưng chắc là phải học thêm rất lâu.
(Nguồn: https://tinhte.vn/threads/su-kien-khoi-nguyen-vu-tru.2294973/)
___________________________

PHỤ LỤC 2:  KHÔNG GIAN

Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề không gian. 

Không gian là một khái niệm đã tồn tại trong tâm thức của con người. Nhờ khái niệm không gian, con người mới hiểu biết những thứ xung quanh. Con người rời khỏi khái niệm đó cũng giống như người không có tâm thức. Và con người cũng không thể tự mình dứt trừ khái niệm đó ra khỏi tâm thức của mình.

Ví như chư vị nhìn một cái bàn, chư vị liền nhận thức cái bàn có bề dọc cỡ chừng này, bề ngang cỡ chừng kia. Ví như chư vị nhìn một vật, chư vị liền nhận thức nó đang cách mình một khoảng cách, tức là nhìn thấy khoảng cách. Khái niệm cỡ chừng này, cỡ chừng kia, hoặc cho đây là một khoảng cách là khái niệm về không gian và nó có sẵn trong tâm thức của chư vị.

Nếu như khái niệm không gian không có sẵn trong tâm thức của chư vị thì khi chư vị nhìn một vật, chư vị sẽ không có nhận thức rằng vật đó to cỡ này, đang cách mình một khoảng cách. Tương tự như vậy, khi chư vị nhìn cái thước, chư vị sẽ không biết cái thước có bề rộng, cái thước có hai đầu được.

Vì vậy, tôi hỏi chư vị, chư vị có thể tách khái niệm không gian ra khỏi nhận thức của mình hay không, có thể là tạm tách được không?

Chân Như Tuệ Quang: Dạ thưa Sư phụ, không thể tách hoặc tạm dừng khái niệm không gian nhận thức ạ

Chân Như Vô Ngại: Thưa Sư phụ, con nghĩ khi có nhận thức thì không thể tách khái niệm không gian ra khỏi nhận thức được. Khi không có nhận thức như khi ngủ sâu thì khái niệm về không gian không tồn tại ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Như vậy, nếu tôi đem một vật ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian thì chư vị có thể nhận thức vật ấy có chân không mà không có không gian hay không?

Chân Như Tuệ Không: Dạ, không thể nhận thức vật ấy có chân không mà không có không gian.

Chân Như Tuệ Quang: Dạ không thể biết được khi không có khái niệm về không gian trong thân ta của ta ạ.

Chân Như Vô Ngại: Dạ. Không thể nhận thức được ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Như chư vị nói khi tôi đem một vật ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian thì chư vị không thể nhận thức vật ấy có chân không mà lại không có không gian. Chính vì thế, không có vật nào đem ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian.

Chân Như Vô Ngại: Con chưa hình dung được đoạn này ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Vì không gian là thuộc tính của chân không. Muốn hiểu nó, phải để trên bàn hai thứ: một thứ là chân không, một thứ là không gian để đối chiếu mà hiểu. Nhưng chư vị không tách chúng ra được trong nhận thức của mình thì làm gì có vật nào có chân không, không có không gian để ví dụ.

Chân Như Vô Ngại: Dạ. Con cám ơn Sư phụ. Con hiểu rồi ạ. Nam mô Phật.

Phap Khong Chan Nhu: Cho nên cho dù có một người biết thật không gian là thuộc tính của chân không thì việc giải thích về không gian cho con người hiểu là một việc khó làm.
Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng giải thích. Tôi biết rằng những gì tôi giải thích về không gian không làm hiện rõ không gian là thuộc tính của chân không nhưng qua đó, chư vị quán về nó, chư vị sẽ biết.
Khi chư vị nhìn thấy vật vì chư vị có khái niệm về khoảng cách, tức từ biên bên này của vật đến biên bên kia của vật. Khi chư vị nhìn thấy vật này, vật kia vì giữa chúng có khoảng cách dù ít dù nhiều. Nếu nó trùng nhau hoàn toàn và chính mình không phân biệt biên bên này biên bên kia của chúng thì không thể nhìn thấy chúng huống chi là phân biệt chúng là hai.
Điều đó có nghĩa rằng, chư vị nhìn thấy khoảng cách là nhờ có hai thứ làm đối tượng lẫn nhau.
Ví như chư vị nhìn cái thước, chư vị thấy cây thước dài chừng này (không cần biết là dài như thế nào, miễn là hiểu là có dài) là vì chư vị nhờ hai thứ làm đối tượng lẫn nhau. Hai thứ đó là đầu bên này và đầu bên kia cây thước. Nếu chư vị chỉ nhận biết một đầu mà không nhận biết đầu còn lại cây thước thì khái niệm dài không có.
Chư vị hiểu không?

Han Eun Hee: Dạ, thưa ngài! Con hiểu đoạn này ạ.

Chân Như Vô Ngại: Dạ. Con hiểu thưa Sư phụ.

Quảng Pháp: Bạch sư phụ, con hiểu ạ. Nam mô Sư phụ.

Chân Như Tuệ Không: Dạ, con hiểu được ạ.

Chân Như Bồ Đề: Nam Mô Phật!

Phap Khong Chan Nhu: Ví như chư vị nhìn một vật thấy nó cách mình một khoảng (không cần biết khoảng ấy đo bằng bao nhiêu mét, miễn hiểu được là có cách nhau một khoảng) là vì chư vị có hai thứ là đối tượng lẫn nhau. Hai thứ đó chính là chư vị và vật ấy.
Nếu chư vị nhận thức được mình mà không nhận thức được vật, hoặc ngược lại thì chư vị không có khái niệm giữa chư vị và vật có cách nhau được.
Vậy thì tôi hỏi chư vị, giả định rằng chư vị chỉ có con mắt là nhận biết được từ bên ngoài, ngoài ra không có giác quan khác giúp nhận biết từ bên ngoài, giả định rằng mắt của chư vị chỉ nhìn thấy bên ngoài, không nhìn thấy mình, giả định rằng xung quanh là một môi trường chân không có mật độ như nhau, thì chư vị có thấy không gian hay không?

Quảng Pháp: Bạch sư phụ, theo con là không.

Han Eun Hee: Dạ, con nghĩ là không thấy ạ.

Chân Như Vô Ngại: Dạ. Con nghĩ là có thể thấy không gian ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Chân Như Vô Ngại, có nhận biết về khoảng cách mới nhận biết có không gian. Trường hợp ở trên, ông thấy khoảng cách ấy ở đâu?

Chân Như Vô Ngại: Khoảng cách của trường chân không con thấy. Con có thể thấy ở hai nơi trong trường chân không có khoảng cách ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Hai nơi ấy là gì, ông có thể chỉ ra được không?

Chân Như Vô Ngại: Dạ, khi mắt con hướng đến một điểm bất kỳ rồi hướng đến một điểm khác thì sẽ thấy có khoảng cách, mặc dù không biết chính xác khoảng cách là bao nhiêu, nhưng sẽ biết là hai điểm đó khác nhau ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Ông lấy gì để phân biệt điểm này và điểm kia. Nó là hai chấm màu đen trong chân không hay là hai thứ gì vậy? 
Chân Như Vô Ngại không thể chỉ ra hai thứ để phân biệt chúng với nhau được. Bởi vì hai thứ ấy do tưởng thức có sẵn trong ông xuất hiện chứ chẳng phải nó truyền từ bên ngoài vào. Vì bên ngoài không có hai thứ ấy.

Chân Như Vô Ngại: Vì khi mắt thấy đó là trường chân không có mật độ như nhau, như vậy phải biết vùng này với vùng kia có mật độ như nhau chứ ạ.

Phap Khong Chan Nhu: Khi một trường chân không có mật độ như nhau thì ông không thể thấy trường chân không được. Ông thấy là nhờ có ánh sáng. Ánh sáng chính là sự thay đổi mật độ chân không tại nơi mắt của ông, tức là không đồng mật độ. Đồng mật độ thì không thể thấy ánh sáng được.
Khi mật độ chân không không đồng nhau, ta có thể thấy không gian do xuất hiện sự sai biệt giữa chỗ này và chỗ kia.

Chân Như Vô Ngại :Sư phụ cho con hỏi, nếu như ta mở mắt trong đêm tối, bóng tối đó cũng là một ví dụ mật độ chân không không đều nhau ạ?

Phap Khong Chan Nhu: Đúng vậy, cũng như ta nhắm mắt lại, với giả định như trên.
Ví như ta nhìn lên bầu trời thấy có mây, có sao, có cây xung quanh dưới mặt đất (nhìn thử đi nhé các vị), khi ấy ta thấy có không gian. Có mây, có sao, có cây xung quanh là nhờ mật độ chân không khác nhau. Nhận thức không gian xuất hiện là do mật độ chân không khác nhau như vậy. Nên tôi nói không gian là thuộc tính của chân không.

Quảng Pháp: Bạch sư phụ, sự thật là không có không gian, vì mắt ta tiếp nhận ánh sáng lan truyền từ các vật đến khác nhau nên ta nhận thức vật xa, gần và nảy sinh ra khái niệm về không gian thôi. Con hiểu vậy có đúng không thưa sư phụ?

Phap Khong Chan Nhu: Đến đệ nhất nghĩa đế thì không có nói. Đã thế đế thì không thể nói không.
Không có chân không thì không có không gian. Khi chân không trương nở thì có được không gian lớn chừng ấy. Khi chân không co lại thì có được không gian nhỏ chừng ấy. Chứ không phải không gian có sẵn rồi chân không co giãn không làm thay đổi không gian.

Han Eun Hee: Nam mô Phật! Về mục này chúng con xin được có thời gian để suy ngẫm quán chiếu thêm. Bài giảng hôm nay giúp chúng con giải đáp nhiều thắc mắc, riêng về phần nói về ánh sáng là sự thay đổi mật độ chân không, thì riêng điều này con nghĩ rằng cũng là một điều kinh điển so với sự hiểu biết đương thời ngày nay. Bây giờ cũng đã khuya con nghĩ chúng ta nên tạm nghỉ. Kính chúc ngài luôn an lạc, tự tại và chúc mọi người đang theo dõi an lạc hạnh phúc!

Phap Khong Chan Nhu: Han Eun Hee! Đó là những tuyên bố vô song. (Trừ chư Phật, đại bồ tát).
Đúng vậy, chư vị hãy quán chiếu để nhận lấy ý nghĩa của không gian. Nếu có vướng mắc trong quán chiếu thì hãy hỏi. Chúc chư vị an lành.

Phap Khong Chan Nhu (Thuyết giảng vào lúc 21giờ ngày 18-5-2016)
Tại: https://www.facebook.com/events/

Hoàng Lạc (kết tập)

Không có nhận xét nào: