Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

NHÂN DUYÊN GIỮA CON NGƯỜI VỚI THIÊN GIỚI

Để đi vào chủ đề về nhân duyên giữa con người với thiên giới thì chúng ta cùng truy tìm về nguồn gốc của nhân loại trên hành tinh này trước nhé. Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong tâm trí rất nhiều người, tuỳ thuộc vào mỗi Tôn Giáo và các tư tưởng khác nhau mà sẽ có sự giải thích khác nhau. Vậy hãy cùng xem thử việc này sẽ được giải thích như thế nào theo quan điểm Phật Giáo . Để bài viết trở nên dễ hiểu mời các bạn cùng nhìn vào ảnh phía dưới để nắm được sơ qua về vũ trụ quan Phật Giáo. Lưu ý là mình cũng chỉ biết thuật lại theo như trong Kinh Tạng và chú giải nên các bạn có tin hay không thì mình cũng chịu vì nhiệm vụ của mình trong bài viết này chỉ đơn giản là làm mọi thứ trở nên ngắn gọn tối đa hết mức có thể và dễ hiểu hơn hết mức có thể cho các bạn khi đọc mà thôi.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

KINH ĐỊNH - Samadhi Sutta

Này các Tỷ-kheo, thông minh, thường niệm, hãy tu tập vô lượng định. Với ai thông minh thường niệm, tu tập vô lượng định, tự mỗi người ấy khởi lên năm trí. Thế nào là năm?
Định này hiện tại lạc và tương lai có quả dị thục lạc, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
Định này thuộc bậc Thánh, không thuộc vật chất, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.

NGỒI THIỀN THEO LỜI PHẬT DẠY

Trong những bài giảng của Phật còn lưu lại, có bốn bài giảng được những người học Thiền ở nhiều quốc gia và nhiều thế hệ xem như bảo vật. Ba bài (Tứ niệm xứ, Thân hành niệm và Quán niệm hơi thở) Đức Phật nói về phương pháp và kết quả của Thiền, bài còn lại (Đại kinh Saccaka) nói về sự chứng ngộ của chính Đức Phật.
Qua kinh nghiệm thiền tập và tâm chân thành học hỏi lời Phật, người học Thiền thấy muốn Thiền và thụ hưởng được kết quả tốt đẹp của Thiền, ngồi thiền phải được ưu tiên thực tập.

Phát triển tâm định (bằng niệm hơi thở)

Phát triển tâm định (Jhanas) được Đức Phật vô cùng khích lệ. Bởi vì tâm định là nền tảng của con mắt tuệ (Chánh kiến), con mắt nhìn thấy sự thật vô thường, vô ngã, giúp con người giải thoát sầu, bi, khổ, ưu, não ngay trong kiếp sống. Kinh Định (Samadhi Sutta)[1] đã ghi lại lời khuyến khích của Phật: “Này các Tỳ-kheo, hãy tu tập định. Sau khi đắc định, vị Tỳ-kheo sẽ tuệ tri các pháp như chúng thực sự là”.

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

PHI CHÁNH ĐẠO.

Chúng Sinh chúng mình không phải là bậc A La Hán, không phải là bậc A La Hán, Độc Giác Phật, không phải là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Biến Tri... Phật, Thế Tôn.
Mong cho tôi khi về già không có rơi vào tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát; Không xuyên tạc, không hạ thấp giá trị giác ngộ của đức Phật toàn giác Gotama, giáo huấn và chúng Tăng đệ tử của Ngài, để cho chúng mình không rơi vào sự từ bỏ ba ngôi quý báu này mà tin vào tư duy Chúng Sinh của mình để dẫn dắt mình.

THẾ NÀO THÌ MỚI GỌI LÀ PHẬT

Thế nào thì mới gọi là Phật. Một kẻ đạt được mười món sau thì mới gọi là Phật: 
Một là, tồn tại không cấu uế.
Hai là, tiếp xúc mọi vị trí trong Vũ Trụ.
Ba là, biết rõ bản thể vật chất thì như thế nào.
Bốn là, biết rõ bản thể hữu tình thì như thế nào.
Năm là, biết rõ bản tánh của bản thể vật chất.
Sáu là, biết rõ bản tâm của bản thể hữu tình.
Bảy là, biết rõ nguyên lý hình thành mọi pháp trong Vũ Trụ.
Tám là, biết rõ tác dụng của mọi pháp trong Vũ Trụ.
Chín là, biết rõ tương quan của các pháp.
Mười là, biết dụng pháp. 
(Sư Quang Vô Sắc)

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

DẤU ẤN CỦA TIẾNG VIỆT TRÊN ĐẤT TRUNG HOA

Các sinh viên Khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) vào những năm 90 của thế kỷ 20, đều được học khá kỷ hai giáo trình: Kinh Thi và Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (tác giả Trần Ngọc Thêm). Cả hai giáo trình đều cho rằng Kinh Thi là của người Việt cũng như Kinh Dịch và học thuyết âm dương ngũ hành là của tộc Việt. Sau này, tiếp nhận nhiều nguồn tài liệu khả tín, chúng tôi tin rằng đây là sự thật; chí ít, thì cũng thuộc linh hồn Việt mà truyện cổ tích "Hồn Trương Ba da Hàng Thịt" là một dẫn dụ.