Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Phật giáo thuộc về duy vật Khoa học hay duy Tâm?

TTđTD - Duy tâm có thể rơi vào Triết học: Vừa tìm vừa nói. Duy vật có thể rơi vào Khoa học: Vừa nói vừa tìm. Duy tuệ thì phải thấy được như thật rồi mới có thể nói được. Một phen hạ thủ công phu dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ vẹn toàn, chẳng duy tâm mà cũng chẳng duy vật. Phật giáo không đơn thuần thuộc riêng trường phái nào ở trên cả. Mà là Phật giáo là một ngành Triết học cao siêu, Phật giáo là một môn Khoa học phát triển tâm linh, là một ý thức hệ căn bản làm nền tảng của một số tôn giáo khác phát triển từ Ý thức hệ Phật giáo.

Từ trước đến nay có nhiều quan điểm cho rằng Phật giáo thuộc về trường phái duy tâm và điều này có thể dẫn đến sự hiểu biết chưa trọn vẹn về những tinh tế của triết lý Phật giáo. Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức.

Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng: 

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể qui định.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...

Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, (tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như Plato và Hegel) ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan.

Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm.

Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng Đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Á là chủ nghĩa duy tâm Phật giáo.

Mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất

Trong quá khứ đã có nhiều nhà học thuật bỏ công ra tìm hiểu xem giữa tinh thần và thế giới bên ngoài (vật chất) có mối quan hệ ra sao, cái nào quan trọng và có ảnh hưởng hơn?

Rất nhiều thuyết đã được đưa ra và tựu chung lại chúng được chia ra làm 2 trường phái:

* Phái duy vật cho rằng thứ duy nhất có thể tồn tại trong vũ trụ là vật chất, và mọi vật được sinh ra từ sự tương tác của vật chất.

Với lý lẽ vật sinh ra vật các nhà duy vật phủ nhận sự tồn tại của một Thượng Đế sáng tạo và xác nhận tâm chẳng qua là sự tương tác lý hóa từ bộ óc.

Với họ, thế giới phải được cảm nhận bởi 5 giác quan và những thứ vô hình như linh hồn, Thượng Đế… chỉ là sự phản ánh sai lệch và bệnh hoạn, hoang tưởng từ bộ óc.

Từ đó, phái duy vật tin rằng con người chỉ hạnh phúc khi được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu và sở thích về vật chất. Do đó, vật chất quyết định ý thức.

* Theo phái duy tâm, sự vật từ tâm mà ra, vật chất chỉ có khi nào được tâm biết tới và ý thức quyết định vật chất.

Cùng xác nhận tâm là bản thể tự nhiên, chủ nghĩa duy tâm lại chia ra thành 2 quan niệm là chủ quan (vô thần) và khách quan (hữu thần).

- Phía chủ quan cho rằng, thế giới bên ngoài tồn tại đến từ những cảm nhận của 5 giác quan và một cái ý thức xử lý thông tin của một cá nhân. Họ không chấp nhận sự tồn tại của một thế giới vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người, không có gì gọi là linh hồn, thánh thần, thượng đế… Tóm lại là họ không tin vào sự tồn tại hiện hữu của thế giới siêu hình, vô hình...

- Theo quan niệm duy tâm khách quan, Thượng Đế sáng tạo ra vạn vật, con người là một sản phẩm của Đấng tối cao gồm thể xác và linh hồn. Khi người ta chết đi thể xác tan rã, còn linh hồn trở về thiên đường hay địa ngục.

Người duy tâm khách quan vẫn tin có Thượng đế và các vị thần có quyền năng ban phát ân huệ và ra tay trừng phạt. Con người muốn bớt đau khổ thì phải sống trọn vẹn theo những gì mà các Đấng tối cao mong muốn.

Với niềm tin vào sự tồn tại hiện hữu của Thượng đế, thánh thần, ma quỷ, linh hồn… những người theo phái này thường là những tín đồ của các tôn giáo.

Đau khổ đến từ đâu?

Vậy thật ra những quan niệm đầy rắc rối giữa tinh thần và vật chất có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người chúng ta?

Con người đã đau khổ rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và chắc chắn là ở cả trong tương lai. Họ buồn bã về mọi vấn đề từ nội tâm, mối quan hệ cá nhân, xã hội… và thường là không biết là vì sao? Khi sự đau khổ mang bối cảnh xã hội và hơi rộng lớn thì các nhà học thuật (triết gia) liền nhảy vào cuộc giải thích và đưa ra con đường cứu khổ.

Phái duy vật thì cho rằng xã hội bất bình đẳng giai cấp, giàu bóc lột nghèo, quyền lợi không đồng nhất… và cách để thoát khổ là tạo ra một xã hội bình đẳng và cân bằng.

Phái duy tâm chủ quan thì tố sự gò ép của xã hội truyền thống, sự thiếu thỏa mãn về tự do cá nhân… là nguyên nhân của đau khổ và để mỗi cá nhân tự do trong sự nhận thức của họ là con đường để giải phóng con người.

Phái duy tâm khách quan thì nói Thượng đế đày ải con người do những tội lỗi về đạo đức của họ và cách để thoát khổ là phải cam chịu và duy trì thực hành những lời răn dạy của Đấng tối cao để được cứu rỗi.

Con đường riêng của Phật giáo 

Đa số những người thường nghiêng về quan điểm xác định tư tưởng Phật giáo thuộc về trường phái duy tâm nhưng liệu điều này có đúng?

Phật giáo thừa nhận thế giới vật chất được cấu tạo bởi bốn nguyên tố chính nhưng không có sự tác động của ngoại giới để sinh ra vật khác.

Phật giáo thừa nhận sự tồn tại của tâm và sự sao chụp thế giới bên ngoài của tâm qua 5 giác quan (ngũ căn).

Tuy không xác nhận có một Thượng đế với quyền năng sáng tạo vạn vật nhưng Phật giáo thừa nhận có thế giới của chư thiên, ngạ quỹ, địa ngục…

Với quan niệm lấy tâm làm trung tâm, Phật giáo xem sự đau khổ của mỗi con người đến tự sự phản ánh sai lệch của tâm với thế giới vật chất và nó chỉ chấm dứt khi tâm cắt đứt sự liên lạc với bên ngoài qua 5 giác quan.

Thêm nữa, sự đau khổ còn đến từ Nghiệp do hành động và suy nghĩ của mỗi cá nhân trong nhiều kiếp sống trước. Cho nên, mỗi cá nhân chỉ có thể tự cứu khổ cho mình thông qua việc chấm dứt các hành vi bất thiện và đoạn tuyệt với mọi suy nghĩ có gốc gác từ 3 độc tham sân.

Duy tâm là tin tưởng rằng vạn vật do một thượng đế tạo ra. Do đó cứ tin là được. 

Duy vật là tin rằng vật chất có trước, tuân theo các định luật vật lý, rồi con người dựa theo đó mà phát triển tư tưởng. Nó quyết định tư tưởng của con người.

Phật giáo nói "Nhất thiết duy tâm tạo", vậy là duy tâm à?

Phật giáo đề cao luật nhân quả là một định luật vật lý, thuộc duy vật. Định luật này nói rằng "Bất cứ cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó". 

Vậy Phật giáo có phải thuộc về duy vật à? Không, Phật giáo không thuộc trường phái nào ở trên cả. 

Phái duy tâm thì nói "Hết thảy do thượng đế tạo ra" và cho rằng tất cả đều là thật. Phật giáo nói rằng "Nhất thiết duy tâm tạo", nhưng cũng nói rằng "Thế giới này là huyễn, như hoa đốm trong hư không" cho nên không phải là duy tâm.

Cũng thế Phật giáo nói rằng "Thế giới này không có thật, như hoa đốm trong hư không" tất nhiên là phủ nhận vật chất, vậy Phật giáo cũng không phải duy vật.

Vậy Phật giáo theo trường phái nào? 

Ngoài có và không, Phật giáo quan niệm Pháp giới này được nhận ra, nhờ các thức (Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý ) và được duy trì nhờ Mạt na thức và Alaya thức. Vậy thì thế giới này hiện hữu do "Duy thức".

Còn đạo Phật chỉ cho con người đến chân lý tuyệt đối, đến chân như, đến bản lai diện mục, là thanh tịnh pháp thân, là pháp tánh của vạn pháp. cái chân như đó nằm ngoài duy thức, (nhưng tạo ra thức).

Duy tâm có thể rơi vào Triết học. Vừa tìm vừa nói.

Duy vật có thể rơi vào Khoa học. Vừa nói vừa tìm.

Duy tuệ thì phải thấy được như thật rồi mới có thể nói được. Một phen hạ thủ công phu dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ vẹn toàn, chẳng duy tâm mà cũng chẳng duy vật.

Như đã nói trên là Phật giáo không thuộc trường phái nào ở trên cả.

Phật giáo không đơn thuần thuộc riêng trường phái nào ở trên cả. Mà là Phật giáo là một ngành Triết học cao siêu, Phật giáo là một môn Khoa học phát triển tâm linh, là một ý thức hệ căn bản làm nền tảng của một số tôn giáo khác phát triển từ Ý thức hệ Phật giáo.

Ý thức hệ Phật Giáo 

Chúng ta lại có dịp ngồi yên và thử nghiệm vài điều về ý thức Phật Giáo. Phật giáo là gì? Duy tâm hay Duy vật, hay thuộc vào một hệ thống lý triết học nào?

Phật giáo có phải là một môn khoa học, một môn nhân bản học, hay thuộc một trường phái chính trị nào?

Nếu nhìn sâu, thì chúng ta biết, Phật giáo không thuộc một ý thức hệ nào. Nói rõ hơn, Phật giáo chính là những lời dạy dỗ của người đi trước để lại cho các thế hệ đi sau với những nội dung hướng con người đến cái chân thật, cái đẹp và cái hiền lành không gây khổ não.

Tất cả giáo khoa Phật giáo đều mang Ba dấu tích ấn chứng là Phật giáo – Vô Thường, Vô Ngã và Niết Bàn. Hơn thế nữa, thực tập Vô thường trước hết phải nói rằng đó là một định, hay gọi là định vô thường.

Nguyên tắc định là có tuệ, nhờ thực tập định vô thường mà ta có được cái tuệ giác về vô thường. Từ đó, vô ngã và niết bàn cũng nằm trong này và được hiểu như một phương pháp tu tập, chứ không phải là một loại triết học lý luận.

Phật giáo, không thuộc vào một phạm vi ý thức hệ nào mà Phật giáo nằm rải rác khắp nơi các trong dòng chảy của nhân loại.

https://hoangvanlac31.blogspot.com/
Theo: ue.vnweblogs.com

Không có nhận xét nào: