Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

2. VẬT CHẤT CƠ SỞ & PHI VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ

(Tham khảo bài trước: 1. Sự Kiện Khởi Nguyên Vũ Trụ.)
Phân loại tập phi vật chất Ā và tập phản phi vật chất A: 
Phần tử của tập này có tính đối xứng với phần tử tương ứng của tập kia. Phần tử của tập này có tính phân tranh thì phần tử của tập còn lại có tính hòa hiệp. Tập chứa phần tử có tính phân tranh được gọi là tập phản phi vật chất A, và sẽ được gọi là tập vật chất A. Tập chứa phần tử có tính hòa hiệp được gọi là tập phi vật chất Ā.
Mỗi phần tử là một phần tử cơ sở, tồn tại độc lập, không bị đồng hóa hoặc chia tách:
Mỗi phần tử phi vật chất Āj là một phần tử cơ sở của tập phi vật chất Ā, là một tồn tại độc lập trong tập phi vật chất Ā. Mỗi phần tử Āj sở hữu bỡi chính nó, luôn luôn tồn tại nó một cách riêng biệt trong tập phi vật chất Ā. Không có sự kết hợp giữa các phần tử trong tập phi vật chất Ā mà sự kết hợp đó để trở thành một phần tử khác của tập phi vật chất Ā, tức không có sự đồng hóa giữa các phần tử thành một phần tử của tập phi vật chất Ā. Không có sự tách một phần tử Āj trong tập phi vật chất Ā thành nhiều phần tử của tập phi vật chất Ā.
Mỗi phần tử vật chất Aj là một phần tử cơ sở của tập vật chất A, là một tồn tại độc lập trong tập vật chất A. Mỗi phần tử Aj sở hữu bỡi chính nó, luôn luôn tồn tại nó một cách riêng biệt trong tập vật chất A. Không có sự kết hợp giữa các phần tử trong tập vật chất A mà sự kết hợp đó để trở thành một phần tử khác của tập vật chất A, tức không có sự đồng hóa giữa các phần tử thành một phần tử của tập vật chất A. Chỉ có sự kết hợp giữa các phần tử của tập vật chất A tạo thành tập con của tập vật chất A. Không có sự tách một phần tử Aj trong tập vật chất A thành nhiều phần tử của tập vật chất A. Chỉ có sự tách một tập con của tập vật chất A thành các tập con nhỏ hơn hoặc thành các phần tử ban đầu của tập vật chất A.
Mỗi phần tử là một trường liên tục, không có cấu trúc nội tại, đồng nhất với không gian và thời gian vũ trụ: 
Mỗi phần tử trong tập phi vật chất Ā là một trường liên tục phi vật chất Ā, không có cấu trúc nội tại, đồng nhất với không gian và thời gian vũ trụ. Không gian của phần tử Āj là không gian mà tại mọi điểm trong đó đều tồn tại phi vật chất Ā thuộc sở hữu của phần tử Āj. 
Mỗi phần tử trong tập vật chất A là một trường liên tục vật chất A, không có cấu trúc nội tại, trong điều kiện không bị phân tranh (xem thêm mục phần tử có tính phân tranh) thì nó có không gian đồng nhất với không gian vũ trụ và có thời gian đồng nhất với thời gian vũ trụ. Không gian của phần tử Aj là không gian mà tại mọi điểm trong đó đều tồn tại vật chất A thuộc sở hữu của phần tử Aj.
Đồng nhất với không gian và thời gian vũ trụ là một thuộc tính cố hữu của mỗi phần tử. Trong điều kiện không gian của một phần tử không đồng nhất với không gian vũ trụ thì nó luôn có khuynh hướng đồng nhất với không gian vũ trụ. 
Trong bất cứ thời điểm của thời gian vũ trụ, mọi điểm trong không gian vũ trụ đều tồn tại vật chất A và phi vật chất A.
Các đại lượng biểu thị cho một phần tử: (*)
Năng phần: Năng phần của một vùng không gian là tổng giá trị phi vật chất Ā (hoặc tổng giá trị vật chất A) trong vùng không gian đó. Mỗi phần tử có một đại lượng biểu thị cho nó, được gọi là năng phần của phần tử. Năng phần của một phần tử phi vật chất Āj là tổng giá trị phi vật chất Ā của phần tử Āj. Năng phần của một phần tử vật chất Aj là tổng giá trị vật chất A của phần tử Aj. 
Năng phần của mỗi phần tử thì không đổi.
(Chữ “năng” không có nghĩa là năng lượng).
Mật độ năng phần: Mật độ năng phần của một vùng không gian là đại lượng đo bằng tỷ số giữa năng phần của vùng không gian đó và thể tích của vùng không gian đó. Mật độ năng phần của phần tử là đại lượng đo bằng tỷ số giữa năng phần của phần tử và thể tích không gian của phần tử đó. 
Cường độ năng phần: Cường độ năng phần tại một điểm là giá trị phi vật chất Ā (hoặc giá trị vật chất A) tại điểm đó. Cường độ năng phần của phần tử phi vật chất Āj tại điểm X là giá trị phi vật chất Ā tại điểm X nằm trong không gian của phần tử phi vật chất Āj. Cường độ năng phần của phần tử vật chất Aj tại điểm Y là giá trị vật chất A tại điểm Y nằm trong không gian của phần tử vật chất Aj.
Phần tử có tính hòa hiệp (là phần tử của tập phi vật chất Ā): 
Phần tử có tính hòa hiệp không phân tranh bất cứ không gian nào của phần tử có tính hòa hiệp khác hoặc của phần tử có tính phân tranh.
Phần tử có tính phân tranh (là phần tử của tập vật chất A): 
Tính phân tranh của phần tử có ba đặc tính cố hữu ràng buộc bao gồm đặc tính phân bố có tâm, đặc tính phân tranh, đặc tính cân bằng tĩnh. 
(Nội dung trình bày dưới đây về các đặc tính này không phân biệt về trình tự trước sau giữa các đặc tính). 
Đặc tính phân bố có tâm: Mỗi phần tử có tính phân tranh đều có tâm, tức là tại đó có cường độ năng phần lớn nhất, và cường độ năng phần giảm dần đều theo một quy luật khi càng cách xa tâm. (Xem hình minh họa H2).


Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng phân bố có tâm. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.
Đặc tính phân tranh: Mỗi phần tử đều có tính phân chia không gian và tranh giành không gian. (Xem hình minh họa H3).


Phân chia không gian có nghĩa là có mặt ranh giới để phân biệt không gian giữa các phần tử. Vật chất A thuộc sở hữu của phần tử này không nằm trong không gian của phần tử kia. Mặt ranh giới không gian giữa các phần tử có tính phân tranh được gọi là mặt phân cách giữa các phần tử. Tại mọi điểm trên mặt phân cách giữa hai phần tử, cường độ năng phần của phần tử này độc lập với cường độ năng phần của phần tử kia, tức không cộng hưởng, không chồng chất. Mặt phân cách có hai loại: mặt khép kín và mặt hở.
Tranh giành không gian có nghĩa là phần tử này chen lấn hoặc và chiếm lấy không gian của phần tử kia do sự chênh lệch cường độ năng phần tại mỗi điểm ở mặt phân cách và do sự chênh lệch mật độ năng phần của hai không gian tương tứng, theo chiều hướng sao cho giữa các phần tử đạt được sự cân bằng về cường độ năng phần tại mỗi điểm ở mặt phân cách và cân bằng về mật độ năng phần của hai không gian tương ứng. Hai không gian tương ứng là phần không gian của phần tử này và phần không gian của phần tử kia được xét cùng vị trí đồng nhất với không gian biểu kiến giao nhau giữa hai phần tử. Quá trình phân tranh kết thúc khi: cân bằng về cường độ năng phần tại mỗi điểm trên mặt phân cách, cường độ năng phần tại mọi điểm của mỗi phần tử không còn thay đổi, và cân bằng về mật độ năng phần của hai không gian tương ứng. 
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng phân tranh. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh. 
Đặc tính cân bằng tĩnh: Trạng thái ban đầu khi sinh khởi của mọi phần tử đều là trạng thái cân bằng tĩnh, tức là trạng thái mà tâm của nó trùng với trọng tâm không gian của nó và không có bất cứ biến động nội tại. Trạng thái của mọi phần tử trong điều kiện chưa từng phân tranh và chưa từng bị phân tranh là trạng thái cân bằng tĩnh. (Xem hình minh họa H4).


Khi phân tranh và bị phân tranh, không gian của phần tử bị biến dạng, cho nên phần tử không còn ở trạng thái cân bằng. Vì vậy, khi phân tranh và bị phân tranh, để trở về trạng thái cân bằng, cường độ năng phần tại mọi điểm trong không gian của phần tử này phân bố lại, đồng thời tâm ở vị trí cũ dịch chuyển về trọng tâm không gian đã bị biến dạng của phần tử. Khi không gian của phần tử bị biến dạng, nếu tâm của nó không nằm ở vị trí trọng tâm của không gian đã bị biến dạng thì tâm của nó luôn ở trạng thái dịch chuyển về vị trí trọng tâm của không gian đã bị biến dạng của phần tử. Khi phần tử này nằm bên trong phần tử kia thì phần tử này tham gia sự cần bằng của phần tử kia. 
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng trở về trạng thái cân bằng tĩnh. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.
----------------
Chú thích:
(*): “Năng Phần” là một từ ngữ không có trong từ điển ngôn ngữ của nhân loại. “Năng phần” là đại lượng vật lý biểu thị cho giá trị vật chất. Các đại lượng vật lý biểu thị cho giá trị vật chất thì tỷ lệ thuận với nhau như: khối lượng, năng lượng. Vì vậy, có thể sử dụng năng lượng hoặc khối lượng để thay thế cho “Năng Phần”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý sự khác biệt sau đây:
Đối với khối lượng thì chưa từng có khái niệm một vật có thể tích V = 0 mà có khối lượng. Khi một vật có khối lượng m và có thể tích V = 0 thì không thể tính mật độ khối lượng (p = m/0) hoặc tính trọng lượng riêng (d = mg/0) hoặc tính khối lượng riêng (p = m/0). Khi tính toán hoặc gọi tên thì giá trị vật chất tại một điểm được gọi là “cường độ năng phần” tại điểm đó, hoặc gọi là “cường độ khối lượng” tại điểm đó, hoặc gọi là “cường độ năng lượng” tại điểm đó. Khi một vật có khối lượng m tồn tại dưới dạng một điểm có thể tích V = 0 thì điểm đó có “cường độ khối lượng” là m. 
Tổng độ lớn “cường độ khối lượng” tại mọi điểm thuộc sở hữu của một vật là khối lượng của vật đó, cũng được gọi là năng phần của vật đó.
Tổng độ lớn “cường độ năng lượng” tại mọi điểm thuộc sở hữu của một vật là năng lượng của vật đó, cũng được gọi là năng phần của vật đó.

Pháp Không Chân Như
2 Vat chat co so & phi vat chat trong vu tru.pdf
https://drive.google.com/file/d/0B39chnnAyT5AY1hBVzE3N0

https://tinhte.vn/threads/vat-chat-co-so-va-phi-vat-chat-trong-vu-tru.2295002/
http://voer.edu.vn/m/vat-chat-co-so-phi-vat-chat-trong-vu-tru/9e88f061
_____________________________________


PHỤ LỤC

Cái gì trong ảnh? Đó chính là một hạt vật chất - hạt chủ của hệ Mặt Trời.
(Ảnh của Nasa)



Các phần tử vật chất (hạt sơ cấp) sắp xếp đan xen lẫn nhau.
(Ảnh: bức xạ nền do BICEP2 phát hiện)


Mỗi hệ vật chất tồn tại quanh khối tâm (nguyên tử, hệ Trái Đất, hệ Mặt Trời, Thiên Hà, ...) do một hạt vật chất làm chủ.



Đoạn clip này sẽ giúp các bạn hình dung tốt hơn về phần tử chủ của hệ Mặt Trời.

Không có nhận xét nào: