Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

SÔNG HƯƠNG - NÚI NGỰ

Huế đẹp chính là sông Hương. Gọi là sông Hương, vì từ xa xưa dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm, nên khi vào thành phố Huế dòng sông mang theo hương thơm của cây cỏ tự nhiên. Sông Hương dài 80 km bắt nguồn từ dải Trường Sơn hùng vĩ, chạy quanh co uốn khúc qua núi, rừng trùng điệp mới đổ vào phá Tam Giang trước khi ra cửa biển Thuận An.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

TÂY BA LÔ ĐẾN VIỆT NAM

Phần đông khách du lịch nước ngoài có nhu cầu nghỉ ngơi ở những nơi phong cảnh đẹp và khí hậu tốt. Do đó, mặt trời, núi non, sông hồ, cát biển đối với họ cực kỳ quan trọng. Những thứ này ở ta, một nước nhiệt đới có nhiều, không thiếu. 

NHỮNG ÂM HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG THI CA TRUYỆN KIỀU

Ngoài việc chịu ảnh hưởng thuyết nhân quả và nghiệp báo nhà Phật, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy âm hưởng Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng đến thiên tài. Nguyễn Du ngoài rung cảm thi ca, còn có rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thơ gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:
“Ai ngờ lại hợp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”
(3177-3178)

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

TÌM HIỂU NHỤC NHÃN, HUỆ NHÃN VÀ THIÊN NHÃN

PHẦN MỘT

TIẾT I: CẤU TRÚC & NHIỆM VỤ CỦA MẮT NGƯỜI
I. CẤU TRÚC CỦA MẮT
II. VẬT LÝ QUANG HỌC THỊ GIÁC
III. HỆ THỐNG THẦN KINH THỊ GIÁC
IV. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MẮT 
V. SINH LÝ VÀ SỰ CẤU TẠO CỦA MẮT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA
TIẾT II: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MẮT
TIẾT III: NĂNG LỰC CỦA MẮT TRÁI
_____________________________________

MẮT NGƯỜI

Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Trong văn học, mắt thường được gọi là cửa sổ tâm hồn. 

Loại thảo dược mọc nhiều ở Việt Nam chứa chất kháng ung thư

1. Mô tả:

Cây dừa cạn hay còn có tên gọi khác là rau dừa, cây hoa trường xuân, tứ thời hoa, bông dừa, cây sừng dê, cây nhật tân, cây hoa hải đăng … tùy theo từng địa phương.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Phật giáo hướng dẫn và chỉ đạo thế kỷ 21

Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của tôn giáo, khi những phần tử trí thức đối với khoa học cuối cùng bị tuyệt vọng nên chuyển hướng sang Phật giáo để truy cầu chân đế nhân sinh, chúng ta phải đáp ứng thế nào để thỏa mãn nguyện vọng ấy của họ. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm túc đối với người mang trọng trách hoằng pháp cần nên chuẩn bị. Ngoài ra, các vấn đề trong xã hội đều là vấn đề của con người, mà vấn đề con người tức là vấn đề tâm thức. 

Vũ Trụ - Tính Không

Họ là Vô Ngã, Họ là Bản Ngã Cao cấp. Nói một cách khác Họ có Cơ thể Năng lượng Cao cấp. Cơ thể đó, Tâm thức đó, Trí huệ đó, Linh hồn đó,... hoặc là một cách gọi nào khác; nếu có cơ chế, nếu có cấu trúc; thì nó sẽ là: Tần số dao động rất cao, có khối lượng vô cùng bé (coi như bằng Không), có Độ Căng cực kỳ lớn (lớn hơn nhiều Độ Căng Planck) và Năng lượng là khổng lồ; tất cả sẽ vượt qua các thang đo hiện hữu. Vâng sẽ phải là như vậy. Sẽ phải là như vậy, nó mới thấy được Tính Không, thấy được Chuỗi. Họ tồn tại ở cả những Không Thời gian cao hơn rất nhiều so 11 chiều Không Thời gian của Lý thuyết M.

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu: Bản dịch “Kinh Tế học Phật giáo” này là bài thứ ba trong loạt bài “Giới thiệu về tư tưởng của kinh tế gia E F Schumacher”, như đã được trình bày qua tác phẩm thời danh “Small is Beautiful” xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1973, sau đó đã được liên tiếp tái bản tại nhiều nơi, đặc biệt là ở Mỹ. Ðó là chưa kể đến nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. 

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN PHẬT GIÁO

Tu hành trong Phật giáo là nhằm giác ngộ. Giác ngộ là thân chứng bản chất của vũ trụ vạn vật là không, không có gì cả, như hư không vô sở hữu (không có thật) chấm dứt sinh tử tức là chấm dứt cái vòng luân hồi đó bằng cách giác ngộ, tức là phá vỡ cái nguồn gốc của nó, tức là phá vỡ vô minh. Giống như khi ta tắt máy vi tính thì mọi hiện tượng trên màn hình đều chấm dứt, không có gì là thật cả. Cái Chân Như, Bản lai diện mục giống như hư không vô sở hữu, nhưng chỉ vì nhất niệm vô minh mà hình thành cả vũ trụ vạn vật. Nhất niệm vô minh tương đương với hành vi mở máy vi tính, bỗng nhiên xuất hiện một thế giới ảo. Còn giác ngộ thì giống như tắt máy, chấm dứt suy tưởng, vô niệm, không còn cái gì hiện hữu. Tuy nhiên hành giả cũng không được chấp Không. Không chấp Có, chẳng chấp Không, đó là cảnh giới bình thường : thấy núi là núi, thấy nước là nước, mọi sự vật vẫn bình thường, đó là thế lưu bố tưởng, nhưng không còn cố chấp nữa. Không cố chấp thì tâm sẽ an, thân sẽ không bệnh. Cái ảo cũng có rất nhiều công dụng, không việc gì phải bỏ. Chẳng hạn các hiện tượng trên máy vi tính là ảo nhưng công dụng thì rất lớn, nhưng đã biết ảo thì không nên cố chấp.

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,

GIỚI THIỆU SÁCH BÙA NGẢI VÀ PHÙ THUẬT VIỆT NAM

Cuốn Phù Thuật Việt Nam mới xuất bản của bác sĩ Lê Văn Lân mang một tựa đề thật thu hút. Đề tài này tự nhiên hấp dẫn bởi lẽ nhiều người đã từng nghe đồn đại từ lâu nên cũng tò mò cần biết xem nó là cái gì. Có phải là chuyện gợi ra những mê tín dị đoan hoang mang hay là một vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc?

BA HẠNG NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

Trong quyển sách nổi tiếng Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã chia người đời thành 3 hạng dựa trên nhận thức của họ về thế giới, và dựa trên sự ứng xử của họ đối với Đạo. Ông nói :

上士聞道,勤而行之;Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi

中士聞道,若存若亡;Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong

下士聞道,大笑之。不笑不足以為道 Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

LỰC HỌC THÍCH CA ĐỐI CHIẾU VỚI CƠ HỌC NEWTON VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

Lực học là môn nghiên cứu tác động của lực đối với vật chất, thuật ngữ thông dụng gọi là Cơ học (Mechanics) hoặc có khi gọi là Động lực học (Dynamics). Cơ học cổ điển của Newton, ta tạm gọi là cấp độ I của lực học, hay lực học Newton, chủ yếu nghiên cứu tác dụng của lực đối với cố thể vật chất. Cố thể vật chất là vật chất ở thể rắn có một khối lượng đủ lớn để con người có thể cảm nhận được, còn đối với vật chất cực vi như nguyên tử (atom) hay các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) thì Newton chưa có điều kiện nghiên cứu tới. Đối với các hạt vật chất cực vi này thì có môn Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) nghiên cứu chúng. Cơ học lượng tử có 3 vấn đề khác hẳn cơ học cổ điển :

Trí Huệ, Không Gian Bốn Chiều

1
Mới đây trên mạng internet có một câu chuyện rất cảm động. Ở Nhật bản, sau sự kiện động đất và sóng thần có hàng triệu người có cuộc sống khó khăn, có hàng trăm ngàn người bị đói và phải sống bằng đồ cứu trợ. Một người Nhật bản gốc Việt nhìn thấy một em bé Nhật bản khoảng 9 tuổi, đứng trong hàng dài người xếp hàng nhận đồ cứu trợ. Người này, động lòng trắc ẩn, tặng em bé một cái bánh, mong rằng sẽ giúp em đỡ được cơn đói. Nhưng em bé, đã từ từ bước lên phía đầu hàng, bỏ cái bánh vào trong hộp của những người đang phát chẩn, và nói rằng: "Để cho công bằng". Rồi mệt mỏi, em bé trở về vị trí đang xếp hàng. 9 tuổi. Em bé còn rất nhỏ, chưa có nhiều Tri thức và càng chưa có nhiều Trí tuệ. Nhưng tại sao em bé lại có một hành vi chứa đựng một hàm lượng Văn hoá quá cao như vậy? Đó chính là Trí huệ.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Những bài thuốc làm mát gan

Cà gai leo
Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều bài thuốc quý từ cỏ cây, hoa trái giúp giải độc và điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh gan do rượu.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Phòng chống ung thư với 10 loại thực vật trong tự nhiên

Ung thư là căn bệnh nan y nguy hiểm mà khi nhắc đến ai cũng phải e dè bởi đã có không ít trường hợp và những câu chuyện đau lòng trong nhiều năm qua liên quan đến căn bệnh này,nhưng chúng ta có thể phòng chống nó bằng 10 loại thực vật có trong tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều rau và trái cây giúp phòng ngừa ung thư phổi, miệng, thực quản, dạ dày và ung thư ruột kết do chúng chứa những hợp chất tự nhiên chống oxy hóa và hóa chất thực vật.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TẬP QUÁN (THÓI QUEN) CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ĐỐI VỚI VŨ TRỤ VẠN VẬT ?

Trẻ em từ nhỏ đã được dạy tập luyện các thói quen tốt như làm vệ sinh khi ngủ dậy, tập thể dục buổi sáng, rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn, chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ và người chung quanh v.v…Các thói quen tốt hình thành một nếp sống có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Rồi các thói quen khác như xây dựng nhà cửa, trang phục quần áo, chế biến ẩm thực, sáng tác thơ, nhạc, họa v.v…hình thành nếp sống văn hóa của một dân tộc. Nhưng trừ các bậc thánh trí, ít ai ngờ rằng tập quán còn có ý nghĩa cực kỳ sâu xa hơn nữa, nó hình thành nên mọi thứ, bao gồm cả vật chất, thế giới, văn hóa và tinh thần. Bài này có mục đích nghiên cứu ý nghĩa sâu xa nhất của tập quán.

Albert Einstein và đạo Phật

Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau:

Núi cao chi mấy núi ơi

Tề thiên sau khi nhảy ra khỏi lò bát quái của Lão quân, như mãnh hổ thoát cũi sổ chuồng, mặc sức vận dụng hết phép thần thông tài nghệ đánh phá cung Trời đến nỗi:

Thiên cung đại náo phen này,
Thiên binh thần tướng bó tay chịu lùi.

“Thượng đế bèn sai ngay Du dịch Linh quang và Dực thánh Chân quân sang phương Tây mời Phật tổ tới bắt yêu quái.” Gặp Phật, Tề thiên hỏi, thì “Như lai cười, nói: Ta là Phật A di đà Thích ca Mâu ni...” [TDK I 1982: 169].

Để ý cách xưng hô ở đây rất thâm thúy. Tại sao phải dùng đến bốn danh xưng: Phật tổ, Như lai, A di đà, Thích ca?

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Nền y học của đông y và tây y khác nhau ở điểm nào

Đối tượng nghiên cứu của Đông y và Tây y đều là sự sống, sức khỏe và bệnh tật của con người. Mục đích của cả hai nền y học đều là tìm ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên trên thực tế do hoàn cảnh lịch sử, sự khác biệt về văn hóa và phương pháp nhận thức (nhận thức luận) nên đã hình thành những hệ thống lý luận và phương pháp thực hành khác nhau.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

LUẬN VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NHỮNG CÁCH CẢI SỐ PHẬN

Khoa tử vi phương Đông đã tổng kết và ước lượng số mệnh con người qua hàm số sau: Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh. Thiên mệnh là người sinh ra bị chi phối bởi: ngày, giờ, tháng, năm, các vì sao chiếu lúc sinh ra và phúc của tổ tiên. Theo đó, Địa mệnh là môi trường xã hội và Phong Thủy nơi sinh sống. Nhân mệnh là phần nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tu tâm dưỡng tính của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

LUẬN BÀN VỀ SÁU NẺO LUÂN HỒI

Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp nối theo nhau như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp này là quả của kiếp trước và là nhân cho kiếp sau. Tất cả đều do nghiệp lực quyết định, nghĩa là do những việc thiện hay ác mà chúng sinh ấy làm trong kiếp trước đó. Có thể nói chúng sinh bị luân hồi trong 6 nẻo, còn gọi là lục đạo luân hồi.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

QUAN ĐIỂM VỊ NHÂN

Ngoài hiện tượng toàn đồ, một trong những xu hướng mới nữa của nền văn minh Tây phương hiện nay, nhằm tiến sát đến nền văn minh Đông phương, là quan điểm vị nhân (antropique).

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Mẹo dân gian giúp tỉnh rượu trong 10 phút

Dân gian có 1 bài thuốc rất hay để giải rượu, trừ say là sau khi uống rượu lấy 10 lá bỏng rửa sạch, nhai và nuốt trực tiếp.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

CÁC DẠNG THỨC THÔNG TIN

Bài này có ý nghĩa sâu xa hơn tên tựa bài. Tựa bài có vẻ cũng giống như một bài báo bình thường, nhưng trên blog này các bài viết thường đi xa hơn những nhận thức phổ thông của con người, các bài viết thường đề cập đến thắng nghĩa đế chứ không dừng lại ở tục đế.

NHỮNG ĐIỀU CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP

Stephen Hawking 
Giáo pháp của Đức Phật nói rằng vũ trụ vạn vật, không gian, thời gian, số lượng vật chất chỉ là ý thức, là cảm giác, chứ không có thật, thế gian chỉ là huyễn ảo. Bát nhã ba la mật đa tâm kinh nói : “Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…” 

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông

Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này. Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của hành giả Tịnh Độ tông.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

LƯỢC QUA LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CON NGƯỜI

(The Human Energy Field)
Mặc dầu các nhà thần bí không nói đến Trường Năng Lượng hay hình thái Bioplasma, truyền thống của họ qua 5.000 năm trên khắp bốn phương vẫn phù hợp với những quan sát mà các nhà khoa học bắt đầu tiến hành gần đây. 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bật mí bài thuốc trị ung thư “chắc chắn khỏi”

Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Mười đặc điểm của Phật giáo

Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

Nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông.

ĐẮM THEO CA KHÚC CỦA ANH

"Bạc phơ Hạ trắng tái tê
Để cho Biển nhớ gọi về tên Anh
Tình sầu nào có trôi nhanh

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Thiên địa vạn vật đồng nhất thể 天地萬物同一體 hay vi nhất thể 為一體 là một khái niệm đã có từ lâu trong Đạo học và Triết học cả phương đông lẫn phương tây. Ở phương đông, Lão Tử, Đạo Đức Kinh nói “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” 道生一,一生二,二生三,三生万物” tức là nói Đạo là nguồn gốc của vạn vật, như vậy vạn vật xuất phát từ một thể đồng nhất là Đạo. Ở phương tây, Parmenides và học trò là Zénon cũng có cùng nhận định như vậy. Parmenides là triết gia Hy Lạp cổ đại sống vào đầu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại làng Elea (nay là thành phố Elea ở phía nam nước Ý). Tác phẩm duy nhất được biết đến của ông là một bài thơ, tựa đề Bàn về tự nhiên, hiện chỉ còn một phần bài thơ tồn tại cho đến ngày nay. Trong bài thơ này, Parmenides nêu ra hai quan điểm về thực tại. Một là “Con đường của chân lý” (“the way of truth”), ông giải thích thực tại là đơn nhất, thay đổi không thể xảy ra, sự tồn tại là vĩnh viễn, đồng nhất, cần thiết và không thay đổi. Hai là “Con đường nhận thức” (“the way of opinion”), ông giải thích hình tướng của vạn vật trong của thế giới, trong đó các chức năng cảm giác là ảo tưởng dẫn đến những nhận thức sai lầm và lệch lạc. Học trò của Parmenides là Zénon đã cụ thể hóa nhận thức của thầy trong các nghịch lý (paradoxes) trong đó có đề cập đến mũi tên thật ra không chuyển động nên không bao giờ bay đến đích (đã giới thiệu ở một bài trước).

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu ở phía Nam kinh thành để thờ vị tổ khai sáng nho học là Khổng Tử. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lại cho lập tại đây nhà Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng thái tử. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của nước ta. Đến đời Trần được đổi tên là Viện Quốc Học, với thành phần được mở rộng, thu nhận cả con em quan lại trong triều và cả con em học sinh giỏi thường dân. Đến đời Lê, Viện quốc học được đổi thành Thái học.

Biểu tượng văn hóa dân tộc qua góc nhìn của Dịch lý

(ĐHVH) - Bản chất văn hoá Việt Nam nằm trong vũ trụ quan truyền thống dân tộc và có chung nguồn gốc với vũ trụ quan truyền thống Á Đông, mà dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần Việt hoá theo dân tộc tính của mình. Muốn trở về cội nguồn để thấy được nền tảng tinh thần dân tộc, chúng ta phải tìm về cái nôi tinh thần văn hoá truyền thống Á Đông.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

QUẢNG NINH - PHONG THỦY VÀ CHIẾN TRẬN TÂM LINH.

Quảng ninh nằm vào phần đuôi của Đại Long mạch xuất phát từ phía Tây Bắc - dãy núi Thiên Sơn gần biên giới Trung-Nga ở vùng Tân Cương. (Lấy theo ý của Tubinh - gia gia), nhưng khi vào tới Trung quốc, Việt Nam, nó bắt đầu từ Phía Tây và mang hành Kim, sắc trắng ( 4, 9 ). Chính vì vậy mà cái đuôi của nó được gọi là BẠCH LONG VĨ (Đuôi con Rồng trắng). Các mỏ than tại vùng Đông triều - Quảng ninh, người ta coi đó là phần chứa phân của Rồng (Long mạch). Riêng vịnh Hạ long, một Di sản Thiên nhiên của Thế giới, thực chất được sinh ra từ những dư khí của Long mạch này khi ra tới biển và trồi lên thành vô vàn hòn đảo lớn nhỏ. Như vậy, nhìn toàn thể vùng đất của Quảng ninh là một vùng không ổn định, nằm trên đuôi của Đại long mạch (Đuôi Rồng).

Hãy bảo vệ trái tim của chúng ta

Từ trong bào thai cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, trái tim không hề ngơi nghỉ. Mỗi ngày, tim của chúng ta co bóp tới 100.000 nhịp để bơm gần 7.500 lít máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Một khối lượng công việc lớn như thế đối với một trái tim khỏe mạnh đã là quá vất vả rồi, còn đối với một trái tim bệnh tật ốm yếu thì làm sao mà cáng đáng nổi công việc quá nặng nhọc này? Hiểu như thế thì bạn, tôi và tất cả mọi người phải tìm mọi cách mà bảo vệ trái tim của chúng ta đi chứ!

ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI?

Đức Phật A Di Đà 
TTđTD - Ngày nay với việc phát minh ra máy vi tính, con người đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những hiện tượng ảo trên màn hình vi tính như : hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chữ viết v.v… chỉ là trùng trùng duyên khởi của điện tử (electron) quy về hai trạng thái của dòng điện, có dòng điện chạy qua (số 1), không có dòng điện chạy qua (số 0), từ đó hình thành kỹ thuật số theo hệ thống nhị phân, và phát triển thành công nghệ thông tin với vô số ứng dụng như hiện nay.

Nghiệp và Vô thức

Nghiệp

Nghiệp, tiếng phạn là karma, nhiều khi phiên âm là yết ma. Khái niệm “nghiệp” bắt đầu từ triết học Ấn độ. Ấn giáo và Phật giáo đều xử dụng khái niêm này. Nghiệp chính là nhân. Có nhân thì có quả. Có nghiệp thì có nghiệp quả. Nhân định hướng cho quả. Lực định hướng gọi là nghiệp lực. Quả riêng của một người gọi là biệt nghiệp, quả chung của một nhóm người gọi là cộng nghiệp. Khi ta sinh ra đời, ta được một thân thể kèm theo một nơi chốn, một cộng đồng, một xã hội để sống. Thân thể ta có được gọi là chánh báo, nơi chốn hoặc hoàn cảnh ta sinh sống gọi là y báo. Nghiệp đời trước tạo ra chánh báo và y báo đời này. Trong cuộc sống, nghiệp là lực thôi thúc bên trong khiến ta đi tới quyết định không cưỡng lại được. Nghiệp quyết định sự chọn lựa của ta.

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

Xã hội vật chất và sự gắn kết với tự nhiên

Trong một xã hội ngày càng phát triển về mặt vật chất, con người đang cảm thấy lạc lõng giữa vô vàn phương tiện mà chính mình đã tạo ra. Người ta cảm thấy đánh mất sự gắn kết với thiên nhiên, với vũ trụ, và thậm chí với chính bản thân. Sự phát triển nào cũng có sự thoái trào của nó, vật chất cũng vậy. Khi bị bủa vây giữa muôn trùng công việc, giữa những suy nghĩ bề bộn, những toan tính trong việc thăng tiến, giác quan của con người với cuộc sống gần như mất đi. Người ta có thể nhốt mình giữa bức tường kín, đọc các báo cáo kinh tế với đầy rẫy những con số, xem những video sex, bật loa hết cỡ để nghe những ca khúc đang thịnh hành. Nhưng liệu họ có thể duy trì việc đó trong bao năm?

VẬT LÝ - PHẬT HỌC - VŨ TRỤ

Trong những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của Phật giáo. Người phương Tây thường coi Phật giáo là một ngành triết học. Thiên văn học nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, sự sinh tử của những vì sao và nguồn gốc của sinh vật trên trái đất, thậm chí cả khả năng có sự sống trên những hành tinh khác. Do đó thiên văn học là một đối tượng hấp dẫn đối với các nhà Phật giáo, các nhà siêu hình học và triết học...

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

ĐỨC TIN, KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Frédéric Hatier biên soạn
Hoang Phong chuyển ngữ

Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nào cũng được.
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách theo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (1)

TTđTD - Muốn thoát khổ thì phải tìm gốc của khổ, như muốn giết giặc thì phải biết sào huyệt của giặc; như muốn thường trụ an vui thì phải gieo nhân thường trụ an vui. Thế cho nên phải tìm gốc, tìm nguyên nhân vì sao chúng ta lại luân hồi sanh tử và vì sao mà Đức Phật lại được thường trụ an vui? Trước khi đưa A-nan vào chánh pháp, Đức Phật muốn A-nan nhận ra chỗ hiểu của A-nan là đúng hay sai? Nên ngài vặn hỏi câu này câu kia, để A-nan thấy bịnh của mình. Bây giờ A-nan xin cầu pháp giải thoát luân hồi sanh tử? Thế thì Đức Phật hỏi vì sao A-nan đang bị luân hồi ngay trong đời hiện tại này?

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Vô minh trong cõi Ta-bà

Không nhiều người tin nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới viên mãn của trái đất, có những nền văn minh khác đạt đến cực thịnh và đã tàn lụy. Ngành khảo cổ học tìm thấy nhiều hiện vật minh chứng cho một trình độ siêu việt, có niên đại trước lúc trái đất hình thành. Chiểu theo chu trình phát triển, điều đó thường hằng diễn ra trong tam giới.

CHÚNG TA CÓ THỂ HOÀN TOÀN DỰA VÀO KHOA HỌC CHĂNG?

Xe tự hành Pathfinder trên Sao Hỏa 
Tất cả chúng ta phải tri ân các khoa học gia vì nhờ có nghiên cứu của họ mà loài người chúng ta được thừa hưởng rất nhiều tiện nghi trong cuộc sống : nhà cửa đẹp đẽ để ở, quần áo, giày dép, cơm thực phẩm để ăn, nước uống, xe cộ đi lại, phương tiện thông tin liên lạc tiện lợi, dịch vụ y tế để trị bệnh, phương tiện giải trí…nói chung là nhiều không thể kể xiết. Nhiều người tin rằng chỉ có khoa học là phương tiện duy nhất có thể giải quyết tất cả mọi nhu cầu của loài người, nên chỉ cần dựa dẫm vào khoa học là đủ.

NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

NGHỆ AN

1. Vị trí địa lí 

Nghệ An là tỉnh có diện tích (16.87 km2) lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 3.113.055 người. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Khơ Mú, Sán Dìu, H'mông bên cạnh dân tộc chính là người Kinh.

NIẾT BÀN VÀ CHÁNH BIẾN TRI

Dẫn nhập
Người tu hành theo Phật giáo có cứu cánh là Niết Bàn (sa. nirvāṇa) . Niết Bàn có nhiều nghĩa, nghĩa đen là thổi tắt, thường được dịch nghĩa là tịch diệt, vô sanh, giải thoát. Thật ra mục đích của tu hành là phát hiện ra Tâm bất nhị, không còn tương đối. Tâm đó vốn vô sanh vô diệt, là bản thể của pháp giới, của vũ trụ vạn vật. Niết Bàn cũng chính là một thuộc tính hay một trạng thái của Tâm bất nhị. Tâm là bất khả tư nghị, bởi vì cái mà ta có thể suy nghĩ được, nói được, không còn là bất nhị, mà đã phân cực thành hai : chủ thể (ta) và đối tượng (bên ngoài của ta). Ta (ngã) bao gồm thân thể bằng vật chất (ngũ uẩn) và bát thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác thân thể, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. Bên ngoài của ta bao gồm thế giới được cho là khách quan, trong đó có sơn hà, đại địa, cầm thú, cá tôm, nhà cửa, xe cộ, vật dụng, tiền tài, thực phẩm v.v…

Đức Phật Trong Cái Nhìn Của Các Nhà Khoa Học

1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật

Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức]

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

MỖI NGƯỜI TRONG CHÚNG TA LÀ MỘT VỊ Y SĨ

Đức Phật Dược Sư và Nghiệp chữa bệnh 
Dịch sang tiếng Việt: Mỹ Thanh

Một nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Đây là cách mà bà ta sử dụng để làm giảm nỗi đau :

Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California, để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sanh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn.