Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Cái gì bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Từ trường Trái Đất - chưa chính xác.
Bầu khí quyển Trái Đất - chưa chính xác.
Đó chính là phần tử chủ (hạt cơ bản, hạt sơ cấp, hạt thứ cấp) của Trái Đất. Không gian vật chất của phần tử chủ đã bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Nó làm giảm cường độ bức xạ của Mặt Trời, ngăn chặn gió Mặt Trời. Phần tử chủ bảo vệ vật chất trong hệ Trái Đất không bị Mặt Trời hút ra khỏi nó. Nó làm cho các vật chất có mật độ khối lượng cao hơn mật độ khối lượng tại vùng rìa của nó không thể thoát ra khỏi hệ Trái Đất.

Sự thật về cấu trúc của nguyên tử

Cho đến nay, mọi người vẫn cho rằng hạt nhân nguyên tử (đã biết trong bảng tuần hoàn) bao gồm hạt neutron và hạt proton.
Sự thật, nguyên tử chính là proton, kích thước nguyên tử là kích thước proton. Proton là phần tử chủ của nguyên tử. Khối tâm nguyên tử - hạt nhân chỉ có neutron.
Hạt nhân nguyên tử là các hạt neutron. Mỗi hạt neutron bao gồm 1 electron và 1 proton, nó chính là nguyên tử Hidro đang ở trạng thái mật độ khối lượng cao.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Nhắn nhủ Người chưa trưởng thành, Tu sĩ chưa trưởng thành.

Các vị nên lo tu làm người tử tế trước. Trước là làm người tử tế, tức là Nhân đạo. Khi Nhân đạo còn chưa làm được, há có thể tu được Thiên đạo, Thánh đạo, Phật đạo sao.
Giờ mình tu Nhân đạo không xong mà mộng mị lầm tưởng là mình tu Thánh đạo, Phật đạo nên lại tưởng có lòng từ, chánh tri kiến, chánh tư duy để khuyên dạy người.

VŨ TRỤ CHỈ CÓ VẬY THÔI

Vũ Trụ chỉ có vậy thôi, ngoài Phật tánh (Phật) và chân không thì không có bất cứ thứ gì khác. Chân không và mọi sự vật, hiện tượng trong Vũ trụ (mười phương pháp giới) là một; một là tất cả, tất cả là một. Chư vị bám chấp vào các thứ cũng chính là bám chấp vào chân không, khác chi kẻ dùng tay cố nắm giữ hư không.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

PHÁP TU THÂN HÀNH NIỆM.

 Chư vị hãy cố gắng thực hành.
---
PHẦN 1: 
TRÍCH KINH TĂNG CHI BỘ - Chương Một pháp - Phẩm Thiền định (2).
(Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch Việt)
---
1. Như một ai, này các Tỷ-kheo, với tâm biến mãn cùng khắp biển lớn, có thể bao gồm tất cả con sông bé nhỏ đổ vào biển cả, cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, cũng bao gồm tất cả thiện pháp, gồm những pháp thuộc về minh phần.

ĐỒNG NHẤT THỂ

Lời Nói Đầu 

Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Eninstein từ Tây sang.’

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

CÁI BIẾT KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ

Kinh Tứ Niệm Xứ trong Trung bộ kinh 10 và Trường bộ kinh 22 là hai bản kinh thường được đọc. “Con đường duy nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn”còn được lập lại lần cuối cùng trong kinh Đại-bát Niết-bàn trước khi Thế Tôn nhập diệt.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ LA GI NÊN ĐẶT Ở ĐÂU?

1. Dời đô
Nước Việt có nhiều cố đô: Hoa Lư, Huế, Thăng Long,... Chứng tỏ nước ta đã nhiều lần dời kinh đô. Tức đã nhiều lần dời trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá và kinh tế của quốc gia. Việc dời đô với mục đích làm cho quốc gia thăng hoa, phát triển, giàu mạnh, hướng về nhân dân. Địa phương (tỉnh, huyện) cũng vậy. Trung tâm hành chính của địa phương nên đặt ở đâu để bộ máy nhà nước kiến tạo làm việc năng động, sáng tạo, phục vụ dân.

PHÁP NGỮ GIÁC NGỘ

Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Phương pháp đó không hay. Trái lại, nếu trong khi học mà ta cảm thấy càng ngày càng nhẹ nhàng hơn thì như thế chúng ta đang theo đúng đường. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.

NÓI VỀ LỖI CỦA NGƯỜI KHÁC

Tất cả chúng ta trước khi nói về lỗi của người khác, phải biết rõ ta nói như vậy là ta nhân danh tư cách gì. Nếu ta không thể biết ta nhân danh tư cách nào là phù hợp để nói về lỗi của người khác, thì im lặng là cách giữ gìn nhân cách đạo đức cho chính mình. Bằng không, ta sẽ tự hủy hoại nhân cách của chính mình. Bởi vì khi ấy, ta nhân danh tâm xấu xa của chính mình để nói về lỗi của người.
Sư Quang Vô Sắc

HAM MUỐN

Ham muốn không biết đủ, luôn là khuynh hướng gây hại hoặc phá hoại.
Khi chúng ta hành động để đáp ứng lòng ham muốn không biết đủ, chính là lúc chúng ta ra sức gây hại hoặc phá hoại.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

4 THIỀN VÔ SẮC.

Hôm nay, Định Quang tuyên thuyết tóm lược trải nghiệm về 4 thiền vô sắc thông qua lăng kính khoa học tự nhiên, để những ai có căn tánh thuộc lĩnh vực này có thể phát huy tiến trình tâm linh cao thượng của mình.
- Không vô biên xứ: không chấp trước bất cứ thứ gì đã biết, hướng tâm đến cấu trúc hay nội tại của vũ trụ, chứng ngộ hư không là vô biên. Tức là, về mặt tự nhiên, nội tại của vũ trụ là một trường duy nhất, liên tục, không bị giới hạn, không bị khuyết. Trường này là trường hư không, còn gọi theo tên khoa học là chân không tuyệt đối. Mọi sự vật hiện tượng, và không gian trong vũ trụ đều có thể tánh giống nhau là hư không. 

Lý và Sự

Lý và Sự không hai, cũng chẳng phải một. Không có Lý thì chẳng có Sự. Vì có Lý, vì duyên là quy luật tương hỗ tự nhiên nơi Lý, thuộc về Lý, y cứ Lý và duyên này, mà khởi Sự.

DỤC ÁI

Đến với đạo Phật vì để đoạn tận tham, sân, si. Không có mục đích nào khác.
Chúng ta cùng tìm hiểu về tham. Nếu đến đạo Phật mà vẫn có khuynh hướng duy trì tham, nuôi dưỡng hay tăng trưởng tham, không có khuynh hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh... thì chúng ta không hiểu đúng về đạo Phật.
Tham có ba mức độ từ thô đến tế. Dục ái, sắc ái và vô sắc ái. Ở đây chúng ta tìm hiểu về mức độ thô nhất, đơn giản nhất của tham đó là dục ái hay tham dục.

Chúng ta nương tựa vào ai?

Sau thời kỳ đức Thế Tôn tại thế, có nhiều vị đạo sư không khéo thuyết pháp. Quý ngài chỉ hướng dẫn mọi người bằng chính cái pháp, cái cảnh, cái căn cơ mà quý ngài đang hành, đang trú, đang có, sự chứng ngộ cao nhất của quý ngài (tức là cảnh giới, căn cơ của quý ngài). Trong khi con người có căn cơ sai biệt, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện. Trong khi mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Chỉ có một bài thuốc kê toa cho bách bệnh trong thiên hạ. Cho nên thực tế hiếm có người theo đó mà được thành tựu.

KHẢ NĂNG NẮM GIỮ ĐƯỢC GÌ?

Hãy dành thêm thời gian suy tư về mọi thứ mà ta đã thấy, đang thấy, về tính chất không thường tồn của nó, nhận thấy được nó thay đổi và biến hoại, để trau dồi cái nhìn khách quan, không bị rơi vào hệ lụy.
Nhận thấy tính chất không thường tồn của vạn sự, để trang bị cho mình một khả năng sẵn sàng, định tĩnh trước các thay đổi sẽ xảy ra.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

(74) GIẢI ĐÁP: VỀ NHẤT THIẾT TRÍ

TÂM PHÁP THỨ NHẤT
Bao nhiêu vi trần trong Vũ Trụ,
Bấy nhiêu Phật tánh cùng Như Lai.
---
Chú thích:
- Vi trần: tại đây, là hạt vật chất cội gốc.

(73) KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “TỘI LỖI CHƯA TRẢ XONG”

Thiện Công: Kinh Na Tiên - Phần 3 giảng về lửa Địa Ngục có ghi: 
Vua Di Lan Đà hỏi Tỳ Kheo Na Tiên:
- Lửa thế gian không nóng bằng lửa địa ngục các ngài còn nhấn mạnh thêm rằng: ném một cục đá nhỏ vào lửa thế gian, dù lửa đó cháy từ tối đến sáng, đá kia cũng không tiêu nhưng một tảng đá lớn ném vào lửa địa ngục, chỉ trong chốc lát tiêu mất.

(72) PHÁP HỌC

Sau khi đọc SÁU MƯƠI TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ, đạo hữu Sau Anh nhận xét: Lợi ích gì mà tìm hiểu xa vời. "Pháp của ta thiết thực hiện tại có quả tức thời, chỉ người trí tự giác hiểu".
Hoàng Lạc: Sau Anh thân! Đây là Pháp không những có quả "thiết thực hiện tại" mà còn có quả lớn nữa!

Chìa khóa vạn năng.

Đức Phật có rất nhiều bài thuyết giảng trợ giúp nhân thiên nhổ tận gốc tham sân si và vô minh, vượt thoát bộc lưu luân hồi sinh tử, tùy theo lợi căn của từng người.
Tuy nhiên, cả thảy chung quy chỉ là một lộ trình xuyên suốt, rõ ràng. Như thế nào là một lộ trình xuyên suốt?
Đoạn tận gốc rễ tham sân si và vô minh, vượt thoát bộc lưu luân hồi sinh tử, là mục đích cuối cùng, kết quả cuối cùng, không còn gì khác phải làm thêm.

Điều kiện tốt khi tập thiền định:

- Môi trường thanh vắng; => Các căn môn dễ đóng => Tham dục, sân hận, trạo cử, hoài nghi dễ đoạn diệt.
- Không đang hiềm hận, bực tức, sầu bi, ưu não; Ít công ít việc; Ít tiếc công tiếc việc, tiếc của; Ít tham tình dục; Ít thương tiếc, nhớ nhung; => Tham, sân, trạo cử dễ đoạn diệt.

HÀNH TINH được hình thành, tồn tại và di chuyển ổn định lâu dài trên quỹ đạo là nhờ nguyên nhân gì?

Hành tinh được hình thành không phải bắt nguồn từ lực hấp dẫn của những đám mây. Hành tinh được hình thành nhờ lực hấp dẫn của những đám mây chỉ là do sự tưởng tượng của các bạn mà ra, sự thật không xảy ra như vậy. Các đám mây, cho dù có hình thành, thì nó cũng không có bất cứ tương tác đẩy hay hút trực tiếp nào với vật chất rời rạc xung quanh đám mây. Các bạn, không có cách nào để hiểu và lý giải được lực hút ban đầu để hình thành hành tinh từ đâu mà có, đã tưởng tượng ra sự hình thành một đám mây để có khối lượng lớn ban đầu, từ đó có lực hút các vật xung quanh do lực hấp dẫn. Rõ ràng là các bạn đã tưởng tượng như vậy để xây dựng lý thuyết hình thành hành tinh, các sao và thiên hà, nhưng nó không đúng với sự thật của tự nhiên.

(71) TỨ NIỆM XỨ - CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT

Nguyễn Sinh: Nhờ Thầy hướng dẫn cho con và các huynh đệ: Tu tập cách nào để thấy Tánh? Và muốn biết mình (ta, tôi) là ai phải làm sao? Xin Thầy hướng dẫn đơn giản để ai cũng có thể thực hành được. 

(70) PHÁP VÔ VI LÀ GÌ?

Nam mô Phật! Bạn Phuoc Tho Ngo hỏi trong hội chúng này(*) "Pháp vô vi là gì?". Sư xin giải đáp câu hỏi này:
Tự nhiên, vạn pháp không phải hữu vi mà cũng chẳng phải vô vi. Nó là nó vậy.
Nói có pháp hữu vi, có pháp vô vi, vì rằng có bạn, có tôi, có chúng ta.
Vì rằng với bạn, với tôi, với chúng ta, sáu căn này nhận diện các pháp có sai khác so với sự thật về chính pháp ấy.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

(69) ÂN ĐỨC CỦA CHÚNG SINH

"Vật thực ta ăn hôm nay là nhờ ân đức của chúng sinh mà có, chẳng phải tự nhiên xuất hiện ở đời để ta có cái ăn. Chúng ta đã thọ nhận nhiều ân đức của chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay bởi các mối quan hệ thân bằng quyến thuộc, ân nhân chằng chịt trong luân hồi."

(68) VỀ CHÂN KHÔNG

Pháp Không Chân Như: Chư Phật tử! Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy:
"Từ một thể chơn tâm không khác, vì vọng niệm phân biệt, có năng sở, bỉ thử sai khác, nên hiện ra có hư không và thế giới. Nhơn có hư không thế giới nên mới có chúng sanh. Đã có thế giới và chúng sanh lăng xăng đối đãi nhau, nên khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt: Tốt, xấu, phải chẳng v..v... Vì thế mà sanh ra đủ các phiền não trần lao nhiễm ô. Cái có hình tướng và sanh diệt là thế giới, cái không hình tướng và yên tịnh là hư không, khác với hư không, thế giới là chúng sanh vậy"...

KHẢ NĂNG CHÂN LÝ

Thế giới thực trạng mà ta đang sống, loài người đang sống, đang chết và đang vượt qua. Một cơ may, bất cứ kẻ nào có thể nhận diện được sự thật. Nhận diện dưới lòng sâu, sau những bóng đen của âm thanh. Thấy được dưới đáy hộp của tri thức hình tượng. Biết được những lảm nhảm bất tận của cuộc đời. Những xung lực của xúc giác, những hủy diệt và không hy vọng như tiếng độc âm trong đêm tối trời của loài cú và một đóa hoa hồng trắng tinh trong cơn mộng.

KHÔNG PHẢI LÀ TÂM

Những điều gì hiểu biết mà ta thường thường khẳng định tích luỹ làm tư duy ở đây tôi “không được phép trình bày”. Nếu tôi có những quá trình kiến thức, tôi sẽ thấy rõ, đây là Kiến thức. Tôi không thể xác định từ ký ức làm chứng tín cho một thực tại.

SỐNG LÀ BẤT TỬ

Như một cái gì “đã qua” mà bây giờ còn đọng lại, như chính nó. Đó là cảm giác. Sự kiện đã qua mà tâm lý thì luôn là hiện tại. Bởi lẽ là một “dữ kiện tâm” nên bạn luôn nghĩ là như thật.
Cái thật là một cảm xúc mà cảm xúc thì không có quá khứ hay vị lai. Nếu bạn từ cảm súc đó mà biết rõ tự thân cảm xúc thì bạn không có quá khứ để đến đây. Sau cảm xúc tự thân này bạn không còn ảo tưởng về tương lai.

KIẾN TÁNH

Kiến tánh không phải là một chuyện xa vời, không phải là một lý thuyết suông. Vì trong đời sống không có một phút giây nào mà bạn không có nó. Như sau một giấc ngủ ngon, vừa thức dậy, bạn đã chạm với nó rồi. Vừa mở mắt, bạn đã có nó ngay… khi mắt chạm sự vật, giây phút đầu tiên trong ngày bạn đã có nó. Mắt bạn và sự vật đều vô tư, như khi nhìn một đoá hoa, hoa và bạn đều thong dong, tự tại như nhau. Tuy nhiên, cái vô tư lập tức biến mất ngay khi một ý niệm hay phân biệt khởi lên nơi bạn và cái thong dong tự tại cũng liền chấm dứt.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

TIẾNG THUẦN VIỆT MẤT DẦN, DO BỊ CHỤP MŨ LÀ "KỴ HÚY"!

* Đây, đơn cử một trường hợp: người dân miền Nam, và một số tỉnh miền Trung đến nay vẫn quen gọi "BÔNG" (thay vì "hoa"), bị suy diễn là do "kỵ húy" bà vợ vua Minh Mệnh tên "Hoa". Kỳ thực, "BÔNG" là âm thuần Việt, có mặt trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt từ lâu...!

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

(67) VỀ NIỆM PHẬT

Chân Như Bửu Hạnh: Nam mô Phật! Thưa Thầy con có 3 câu hỏi:
1. Vì sao niệm "Nam mô A Di Đà Phật" và Tứ niệm xứ có tác dụng khác nhau?
2. Niệm "Nam mô A Di Đà Phật" có cần niệm đến vô niệm tự niệm không?
3. Con cần Thầy nói rõ niệm Phật nhất tâm bất loạn là như thế nào?

(66) THUYẾT BIG BANG THÌ SAI LẦM.

Tùng Bách: Nam Mô Phật! Dạ, thưa Thầy thuyết Big Bang có sai lầm không?
Pháp Không Chân Như: 
Tùng Bách! Thuyết Big Bang thì sai lầm. Trong thuyết này có những sai lầm chủ yếu như sau:
- Thiếu vắng tâm linh. Bất kỳ lý thuyết nào hay công bố nào về sự khởi sinh và hình thành của Vũ trụ mà thiếu vắng tâm linh của chính họ thì đều sai lầm.
- Không chỉ ra được điểm kỳ dị đã khởi sinh như thế nào.
- Quan niệm vật chất, không gian, chân không là ba thứ khác nhau. Chính quan niệm này đưa đến nhiều sai lầm và bế tắc của khoa học.

(65) THỂ TÁNH RỐT RÁO CỦA VẬT CHẤT

Liên Lưu: Thể tánh rốt ráo của vật chất có trùm khắp Vũ Trụ không?
Chất liệu của mỗi thể tánh vật chất là gì? Thể tánh của lửa là thuộc tính lửa sinh ra?

(64) VÔ THỦY VÔ CHUNG

Tùng Bách: Nam Mô Phật! Bạch Thầy! Con mong Thầy hoan hỉ giải đáp cho con câu "Phật pháp nói Vũ Trụ không có khởi đầu, không có kết thúc. Vậy tuyên bố số 56 có khác không ạ?". Vì con không thể tìm đoạn kinh nào nói như vậy cả (phần vì kinh Phật rất nhiều, phần khả năng tìm kiếm cũng hạn hẹp). Con mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy.

(63) ĐÃ LÀ SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ THÌ CÓ VÔ LƯỢNG ỨNG DỤNG.

Qwerty87: Thầy có thể kể về một ứng dụng cụ thể dựa trên những gì mà Thầy đã ngộ ra được không? Qwerty87 đọc nhiều rốt cục cũng chỉ để làm ra một cái gì đó hữu ích thật sự chứ chưa đến mức mong cầu giác ngộ rốt ráo tất cả vấn đề.