Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

(74) GIẢI ĐÁP: VỀ NHẤT THIẾT TRÍ

TÂM PHÁP THỨ NHẤT
Bao nhiêu vi trần trong Vũ Trụ,
Bấy nhiêu Phật tánh cùng Như Lai.
---
Chú thích:
- Vi trần: tại đây, là hạt vật chất cội gốc.
TÂM PHÁP THỨ HAI
Vũ Trụ bao la vô cùng tận,
Vô số Phật tánh và Như Lai.
Mỗi một chúng sinh một Phật tánh,
Mỗi một Phật tánh tự trang nghiêm
Trùm khắp Vũ Trụ, không thời gian,
Tất cả Phật tánh đều như thế,
Tất cả Như Lai đều như thế.
Phật tánh, Như Lai đồng chẳng khác
Cùng duy nhất chất liệu quang minh.
Quang minh Như Lai tràn đầy khắp,
Không thiếu sót ở vị trí nào
Trong không gian Vũ Trụ bao la,
Tất cả Như Lai đều như thế,
Tất cả Phật tánh đều như thế.
Bất cứ nơi đâu trong Vũ Trụ
Đầy đủ quang minh chư Như Lai,
Đầy đủ quang minh chư Phật tánh,
Nay tôi ngưỡng mộ chư Như Lai,
Nay tôi ngưỡng mộ chư Phật tánh.
TÂM PHÁP THỨ BA
Vũ Trụ vô số hạt vi trần,
Vi trần vô số trong thế giới,
Thế giới vô số trong vi trần,
Tất cả vi trần thành Vũ Trụ.
Chất liệu vi trần: trường tương tục,
Không gian là chất liệu vi trần,
Chất liệu vi trần là không gian,
Tất cả vi trần đồng chẳng khác,
Cùng một chất liệu là không gian.
Một hạt vi trần một không gian,
Độc lập riêng biệt chẳng chung phần,
Biến chuyển liên tục hình dạng, thể,
Bất khả luận bàn tướng dạng chi,
Bất khả xác định thể bao nhiêu,
Tất cả vi trần đều như thế.
Tất cả vi trần kết tương tục
Chẳng chừa cho có chỗ trống không.
Không gian là một trường tương tục,
Vũ Trụ là một trường tương tục:
Trường chất liệu vi trần vô số.
Một hạt vi trần một khối lượng,
Độc lập riêng biệt chẳng chung phần,
Bất tăng, bất giảm, bất khả diệt,
Tất cả vi trần đều như thế.
Vô số vi trần bình đẳng lượng,
Vô số vi trần bất đồng lượng,
Vô số vi trần khối lượng bé,
Lượng bé tận số bất khả định,
Vô số vi trần khối lượng lớn,
Lượng lớn tận số bất khả định.
---
Quảng Pháp
: Bạch Thầy! Mỗi vi trần chiếm một không gian riêng trong Vũ Trụ, có vi trần vô cùng nhỏ, có vi trần vô cùng lớn có phải không ạ? Nhưng sao trong 1 vi trần lại có vô số thế giới là sao hả thầy? Mô Phật.
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp, đúng vậy. Mỗi vi trần chiếm một không gian riêng trong Vũ Trụ. Có vi trần vô cùng nhỏ về khối lượng, nhưng nó có thể là vô cùng nhỏ về thể tích, cũng có thể có thể tích rất lớn. Có vi trần vô cùng lớn về khối lượng, nhưng nó có thể là vô cùng nhỏ về thể tích, cũng có thể có thể tích rất lớn. 
Quảng Pháp! Trong một vi trần có vô số thế giới vì trong vi trần đó có vô số vi trần.
Quảng Pháp: Bạch Thầy! Vậy Trái Đất của chúng ta cũng nằm trong 1 vi trần? Không gian xung quanh Trái Đất cũng là không gian của vi trần đó? Và vi trần đó lại nằm trong 1 vi trần lớn hơn phải không Thầy? 
Pháp Không Chân Như: Ôi, Quảng Pháp, ông khéo hiểu được tâm pháp của tôi. Thật tuyệt. Tôi chúc mừng Quảng Pháp. Tôi ngưỡng mộ ông.
Quảng Pháp: Thầy khen, con xấu hổ lắm. Thầy giảng nói rõ như vậy thì con mới hiểu được chứ, có phải con tự hiểu được đâu. Bạch thầy! Vậy, nếu khoa học hiện đại tiến bộ thì có thể đưa con người ra khỏi vi trần mà Trái Đất của chúng ta đang ở trong nó không? Có phải bề mặt ngoài của bầu khí quyển Trái Đất chính là bề mặt ngoài của vi trần chứa Trái Đất không? 
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp! Ý của ông hỏi khoa học tiến bộ có thể đưa con người ra khỏi hạt vi trần Trái Đất là gì. Ông hỏi khoa học có thể chế tạo ra tàu vũ trụ bay ra khỏi hạt vi trần Trái Đất được hay không, hay là đưa con người đến nơi khác ở, hay ý gì vậy?
Quảng Pháp, ranh giới giữa hạt vi trần hệ Mặt Trời và hạt vi trần hệ Trái Đất là bề mặt của hạt vi trần hệ Trái Đất. Xác định chính xác vị trí bề mặt này thì khoa học và con người không thể xác định như tâm pháp đã tuyên bố ở trên. Tuy nhiên có thể xác định vùng không gian chứa bề mặt đó bằng thí nghiệm đơn giản. Dùng một vật đặt và di chuyển nó, khi nó chịu lực hút về Trái Đất thì nó còn nằm trong hạt vi trần hệ Trái Đất, khi nó chịu lực hút về Mặt Trời thì nó đang nằm trong hạt vi trần hệ Mặt Trời. Cứ di chuyển vật đó và dần dần thu hẹp phạm vi vùng không gian đó, cuối cùng sẽ được vùng không gian chứa bề mặt đó. Quảng Pháp! Ông phải biết hình dạng, thể tích của hạt vi trần biến chuyển liên tục như tâm pháp đã tuyên bố. Điều đó có nghĩa rằng ngay sau khi xác định được vùng chứa bề mặt thì vị trí bề mặt và hình dạng bề mặt đã bị thay đổi.
Quảng Pháp! Ông hiểu như vậy có đúng, có thiếu sót. Sau đây là đính chính sự thiếu sót của ông.
Vi trần chứa Trái Đất, đặt tên cho nó là vi trần hệ Trái Đất. Vi trần chứa Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt trời, đặt tên cho nó là vi trần hệ Mặt Trời.
Vi trần hệ Trái Đất, không gian của nó bao trùm từ tâm Trái Đất đến bề mặt bao quanh và được giới hạn bởi bề mặt bao quanh và các bề mặt trong của nó.
Bề mặt bao quanh của nó là bề mặt tiếp xúc với hạt vi trần hệ Mặt Trời, tức tiếp xúc với bề mặt trong của hạt vi trần hệ Mặt Trời. Khí quyền có thể tồn tại bên ngoài bề mặt bao quanh vi trần hệ Trái Đất, tức thuộc vi trần hệ Mặt Trời. Không thể khẳng định rằng Khí quyển chỉ tồn tại trong vi trần hệ Trái Đất. Khí quyển hoàn toàn có thể đi ra khỏi bề mặt bao quanh vi trần hệ Trái Đất nếu khí quyển nở ra sao cho mật độ khối lượng của vi trần khí quyển thấp hơn mật độ khối lượng của vi trần hệ Trái Đất tại các điểm trên bề mặt bao quanh.
Tuy nhiên nếu tiến hành thí nghiệm như phần trả lời của tôi ở bình luận trước thì có thể chọn vùng biên của bầu khí quyển làm vị trí xuất phát thí nghiệm xác định vùng chứa bề mặt bao quanh vi trần hệ Trái Đất. Vì vùng này lân cận hoặc chứa bề mặt bao quanh vi trần hệ Trái Đất.
Bề mặt trong của vi trần hệ Trái Đất chính là tất cả các bề mặt mà nó tiếp xúc với các hạt vi trần khác bên trong nó (bên trong bề mặt bao quanh vi trần hệ Trái Đất). Các hạt vi trần bên trong nó là gì? Đó là tất cả hạt vi trần cấu thành vật chất của Trái Đất, bao gồm không khí, nước, đất, đá, kim loại, phi kim, chất hữu cơ, chất vô cơ, tất cả nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn Mendeleev, cơ thể con người, động vật, thực vật,... Những vi trần này gọi là vật chất bồi tụ trong vi trần hệ Trái Đất.
Quảng Pháp! Một điều quan trọng ông phải biết rằng, trong không khí ở Trái Đất, nếu rút sạch không khí thì nơi đó không phải là trống không mà là trường chất liệu của vi trần hệ Trái Đất. Nếu đào một hố sâu vào lòng đất và rút sạch mọi thứ trong hố đó kể cả không khí nếu có thì hố đó không phải là trống không mà là trường chất liệu của vi trần hệ Trái Đất.

(Hình minh họa đính kèm: Không gian màu nóng xem như của vi trần hệ Mặt Trời, không gian màu lạnh xem như của vi trần hệ Trái Đất. Vùng chứa hai màu nóng lạnh là vùng chứa bề mặt bao quanh vi trần hệ Trái Đất. Ngày nay người ta gọi không gian màu lạnh trong hình là vùng từ trường Trái Đất. Thực chất đó là trường chất liệu của vi trần hệ Trái Đất.)

Quảng Pháp: Bạch Thầy! Thầy cho con hỏi chỗ này: Những hạt vi trần lớn như hạt vi trần hệ trái đất và hạt vi trần hệ mặt trời con đã hiểu ý Thầy giảng giải. Giờ con muốn hỏi là: Những vật chất nhỏ hơn, ví như trước mặt con có hòn đá, thể tích 1m3, thì hòn đá đó nằm trong hạt vi trần chứa 1 mình nó (độc lập riêng biệt chẳng chung phần với vi trần hệ trái đất) hay nó vẫn chỉ là vật chất bồi tụ bên trong vi trần hệ trái đất (tức không nằm trong 1 vi trần độc lập). Mong thầy hoan hỉ giảng giải cho con chỗ này. A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp, một vật ví như hòn đá thì nó được cấu thành từ các vi trần loại khối lượng bé. Những hạt vi trần này đang nằm trong bề mặt bao quanh của vi trần hệ Trái Đất. Nó là vật chất bồi tụ. Hòn đá đó không phải đang nằm trong bề mặt bao quanh của vi trần có thể tích 1m3. Nhưng phần Mặt Trăng mà mọi người nhìn thấy được thì đang nằm trong bề mặt bao quanh của vi trần hệ Mặt Trăng. Nói là vi trần hệ Mặt Trăng vì bên trong bề mặt bao quanh vi trần này có rất nhiều vi trần khác bồi tụ. Ví như cái trứng, vi trần hệ Mặt Trăng dụ cho lòng đỏ, vi trần hệ Trái Đất dụ cho lòng trắng.
Tôi hỏi Quảng Pháp, nếu một vi trần lớn như vi trần hệ Trái Đất, vi trần hệ Mặt Trời nhưng không có vật chất bồi tụ thì nó là cái gì? Con người đã từng thấy một phần của nó hay chưa?
Quảng Pháp: Theo con hiểu thì vi trần hệ Trái đất, vi trần hệ Mặt trời nếu không có vật chất bồi tụ thì nó vẫn là nó, thường hằng như vậy vì số lượng và khối lượng của các vi trần là bất tăng bất giảm bất khả diệt. Còn con người đã từng thấy một phần của nó hay chưa, thì theo con hiểu là chưa. Chẳng biết con hiểu vậy, chỗ nào đúng, chỗ nào sao, mong Thầy giảng giải. A Di đà Phật.
Con bạch Thầy: Vậy theo cái biết của con người, có phải trong không gian, cứ thấy cái nào quay xung quanh cái nào thì vi trần chứa cái đó ở trong bề mặt bao quanh vi trần kia?
Pháp Không Chân Như: "Con bạch Thầy: Vậy theo cái biết của con người, có phải trong không gian, cứ thấy cái nào quay xung quanh cái nào thì vi trần chứa cái đó ở trong bề mặt bao quanh vi trần kia?". Đúng vậy, Quảng Pháp.
Quảng Pháp, nếu một hạt vi trần lớn như vi trần hệ Trái Đất, hệ Mặt Trời mà không có vật chất bồi tụ thì nó chính là Lỗ Đen. Phần Lỗ Đen mà con người thấy chính là phần gần trung tâm của hạt, phần ngoài con người không thể nhìn thấy được.
Tại sao con người chỉ thấy Lỗ Đen khi có một sao sáng đi qua đằng sau nó so với vị trí người nhìn, còn khi không có sao sáng đi qua đằng sau thì không thể nhìn thấy? Quảng Pháp! Tại vì nó không có vật chất bồi tụ nên con người không bắt gặp được bức xạ do các vật chất bồi tụ phát ra, vậy nên không thấy khi không có sao sáng đi qua đằng sau. Khi có sao sáng đi qua đằng sau vi trần này thì vùng trung tâm của nó có mật độ đậm đặc đã làm cho ánh sáng "không xuyên qua được" nên người quan sát nhìn thấy một vùng tối xuất hiện, họ gọi vùng tối mà họ nhìn thấy đó là Lỗ Đen.
Bất kỳ vật chất nào rơi vào bên trong bề mặt bao quanh của hạt vi trần Lỗ Đen này thì sẽ chịu lực tương tác của vi trần Lỗ Đen đó.
Quảng Pháp: Bạch thầy, con hiểu chỗ này.
Pháp Không Chân Như: Tốt lắm Quảng Pháp. Có phản bác hoặc nghi ngờ gì thì cứ nói ra nhé. Học Phật pháp chớ để những thứ đó trong tâm.
Quảng Pháp: A Di Đà Phật. Con bạch Thầy: Những dạng vật chất bồi tụ bên trong vi trần hệ Trái Đất ví dụ như nước là gồm hàng tỷ tỷ tỷ vi trần chứa nước? Như khoa học hiện đại đã xác định được đến đơn vị là Nguyên tử nước. Vậy 1 nguyên tử nước có phải là nằm trong 1 hạt vi độc lập chưa? Mong Thầy giảng giải cho con chỗ này. A di đà Phật.
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp! Nước ở Trái Đất gồm vô số vi trần cấu thành chứ không phải gồm vô số vi trần chứa nước. Đơn vị nhỏ nhất của nước là phân tử nước H2O bao gồm nguyên tử hiđrô (H) và nguyên tử oxy (O). Không nên gọi là nguyên tử nước mà gọi là phân tử nước H2O. Phân tử H2O này không phải là một vi trần.
Ông không nên tốn thời gian tìm hiểu từng vi trần một. Vì sao vậy? Vì có vô số vi trần. Không ai có đủ thời gian, có đủ phương tiện để tìm hiểu từng vi trần mà không sót vi trần nào. Nó cũng không đem lại lợi ích giải thoát cho hành giả. Càng để tâm vào đó thì càng khó giải thoát vì tâm ham muốn tăng trưởng.
Ông chỉ nên biết rõ hạt vi trần thì như thế nào, có tính chất như thế nào, nguyên lý tạo tác như thế nào? Bấy nhiêu đó thì ông đã hiểu rõ Vũ Trụ này như lòng bàn tay vậy. Từ đó ông cũng thấu hiểu được lời Phật dạy giúp ông tu hành.
Tuy vậy, ở góc độ xác lập niềm tin, tôi chỉ cho ông biết một vài hạt vi trần. Các nguyên tử được liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev, nhớ rằng tôi đang nói "các nguyên tử được liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev", thì hạt vi trần cấu thành chúng chính là hidrô đơn (H) và electron (e). Hidrô đơn cũng chính là hạt proton trong nguyên tử, cũng chính là hạt nguyên tử. Đối với các nguyên tử có hạt nhân và có electron thì hạt nhân nằm bên trong bề mặt bao quanh của hiđrô. Electron cũng nằm trong bề mặt bao quanh của hiđrô. Không gian bao phủ của nguyên tử chính là không gian của hidrô.
Vậy hạt nhân gồm những gì? Khoa học cho rằng hạt nhân bao gồm proton và nơtron. Không phải vậy. Proton chính là hiđrô, là hạt vi trần chủ của nguyên tử. Ví như vi trần hệ Mặt Trời là vi trần chủ của hệ Mặt Trời. Nơtron và electron đang nằm bên trong bề mặt bao quanh của Proton, tức hiđrô. Vậy nơtron bao gồm những gì? Nơtron chính hiđrô có electron. Tức electron nằm bên trong bề mặt bao quanh của hidrô, hệ này gọi là nơtron, nhưng nó đang ở trạng thái có co lại, tức có mật độ cao hơn hidrô và electron ở trạng thái nguyên tử (trạng thái bình thường). Tất cả nguyên tử trong bảng tuần hoàn Mendeleev hiện nay chỉ có hai loại hạt vi trần cấu thành nên chúng đó là hiđrô và electron.
Quảng pháp, cấu trúc nguyên tử mà tôi vừa khai thị cho ông thì rất khác với kết quả khoa học hiện nay, ông có nghi ngờ gì không?
Quảng Pháp: Con bạch Thầy: Thầy giảng giải rất rõ ràng và hợp lý, con không có nghi ngờ gì cả. Con cũng chỉ cần hiểu biết rõ về 1 vi trần ở trạng vô cùng nhỏ để đả thông được cả Tâm pháp này của Thầy. Con cảm ơn Thầy. A Di Đà Phật.
(Biên tập: Hoàng Lạc)

Không có nhận xét nào: