Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

4 THIỀN VÔ SẮC.

Hôm nay, Định Quang tuyên thuyết tóm lược trải nghiệm về 4 thiền vô sắc thông qua lăng kính khoa học tự nhiên, để những ai có căn tánh thuộc lĩnh vực này có thể phát huy tiến trình tâm linh cao thượng của mình.
- Không vô biên xứ: không chấp trước bất cứ thứ gì đã biết, hướng tâm đến cấu trúc hay nội tại của vũ trụ, chứng ngộ hư không là vô biên. Tức là, về mặt tự nhiên, nội tại của vũ trụ là một trường duy nhất, liên tục, không bị giới hạn, không bị khuyết. Trường này là trường hư không, còn gọi theo tên khoa học là chân không tuyệt đối. Mọi sự vật hiện tượng, và không gian trong vũ trụ đều có thể tánh giống nhau là hư không. 
- Thức vô biên xứ: trên cở sở chứng đắc trí tuệ ở bậc thiền không vô biên xứ như đã nêu trên, ta tuệ tri như thật, thức là vô biên. Thức là một loại thông tin, được định dạng và lưu trữ bởi tướng trạng của hư không. Nội tại của vũ trụ là một trường duy nhất và liên tục, thức theo đó cũng vô biên, không có giới hạn.
- Vô sở hữu xứ: bỏ qua sự chấp thủ trí tuệ đã đạt được ở bậc thiền thức vô biên xứ, không bị mắc kẹt bởi sự chi phối của tuệ này, hướng tâm đến sự vật, hiện tượng câu hội với trí tuệ đã đạt được ở bậc thiền không vô biên xứ, với ý nghĩ "tại sao lại như vậy", tức là, "vũ trụ là một trường hư không duy nhất và liên tục, như thế nào là sự vật hiện tượng như thế này, như thế này", ta tuệ tri được hạt vật chất sơ cấp tối hậu (loại vật chất cơ bản tác thành vũ trụ và vạn vật), tuệ tri được quy luật phân bố của hư không trong hạt vật chất sơ cấp và các thuộc tính của chúng. Từ đó biết rõ: trong vũ trụ không có bất cứ vật gì như các giác quan đã cung cấp cho biết, dù giác quan đó của bất kỳ chúng sinh nào.
- Phi tưởng phi phi tưởng xứ: trên cơ sở trí tuệ đã đạt được ở bậc thiền vô sở hữu xứ, tuệ tri được tính bất định của mọi sự vật hiện tượng, của sự phân bố hư không trong trường hư không, trong hạt sơ cấp cùng với hình dạng và vị trí của nó, và sự lan truyền về sự bất định này (sóng điện từ), ta biết rõ mọi thứ không có tướng trạng, mà cũng không phải không có tướng trạng.
---
Đối chiếu.
- Hai bậc thiền đầu, tương ứng không định. Hai bậc thiền sau, tương ứng vô tướng định.
- Thành tựu tuệ ba bậc thiền đầu, tương ứng Bát nhã Ba la mật đa.
- Chứng đắc bốn bậc thiền này, là đã có tuệ về ba hữu vi tướng gồm sanh hiện, diệt hiện, trụ biến đổi và ba tuệ vô vi tướng gồm bất sanh, bất biệt, bất biến.
- Thành tựu tuệ bốn bậc thiền này là sự thấy vô thượng về vô thường, khổ, Không, vô ngã, tánh Không, khổ tập, khổ diệt, nhưng chưa thấy đạo lộ diệt khổ.
v.v.
Nguyện cho công đức này lan truyền khắp tất cả, nhân thiên đều thâm nhập, nhờ đó mà thành tựu chánh đẳng chánh giác.
Nam mô tất cả Phật Pháp Tăng tột hư không khắp pháp giới.
SƯ ĐỊNH QUANG

Không có nhận xét nào: