Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

(68) VỀ CHÂN KHÔNG

Pháp Không Chân Như: Chư Phật tử! Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy:
"Từ một thể chơn tâm không khác, vì vọng niệm phân biệt, có năng sở, bỉ thử sai khác, nên hiện ra có hư không và thế giới. Nhơn có hư không thế giới nên mới có chúng sanh. Đã có thế giới và chúng sanh lăng xăng đối đãi nhau, nên khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt: Tốt, xấu, phải chẳng v..v... Vì thế mà sanh ra đủ các phiền não trần lao nhiễm ô. Cái có hình tướng và sanh diệt là thế giới, cái không hình tướng và yên tịnh là hư không, khác với hư không, thế giới là chúng sanh vậy"...
"Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo, bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanh có hư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướng ngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư không này. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không thời không có những sự đến, đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng sống chẳng lớn. Do nghĩa này nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đều có hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ tát thấy được phần ít như châu kim cương."
Những từ và những cụm từ sau đây thì Phật thường dùng:
- Phật tánh.
- Chân Như.
- Niết Bàn.
- Hư Không.
- Không và Tánh Không.
- Mười phương hư không hay hư không trùm khắp giáp cả mười phương.
- Trùm khắp hư không.
Đây là những từ, cụm từ mà từ sau khi thời của Phật đến nay, chưa có ai thấu biết được. Vì thế, các khế kinh mà Phật dạy cho chư Bồ tát như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Bát Nhã,... thì từ sau thời Phật đến nay, chưa có ai thấu hiểu được.
Nay tôi đã dùng phương tiện ngôn ngữ thời đại này, dụng cái biết của con người thời đại mà giảng bày cho chư Phật tử hiểu biết chân chánh về sự thật của Vũ Trụ Nhân Sinh.
Vậy tôi hỏi chư Phật tử, trước đây chư Phật tử hiểu như thế nào về các từ và cụm từ đó. Bây giờ, chư Phật tử hiểu như thế nào về các từ và cụm từ đó?
Từ Kính! Tôi hỏi cô, trước khi giãn nở, bản thể vật chất chừng ấy kích thước, chừng ấy chân không. Sau khi giãn nở thì nó lớn hơn nhưng cũng chừng ấy chân không. Vậy sau khi giãn nở lẽ ra bên trong nó, chân không bị đứt, bị tách, bị gián đoạn nhưng chân không trong nó lại không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn, nó vẫn tương tục là vì nguyên nhân gì?
Quảng Pháp: Con bạch thầy, khi bản thể vật chất giãn nở, chất liệu của nó không bị đứt gãy vì: Chất liệu của mọi bản thể là CHÂN KHÔNG, chân không này thì khác với chân không theo định nghĩa của khoa học vì chân không này có CƯỜNG ĐỘ. Vì khối lượng của một bản thể vật chất là bất biến, tức mỗi bản thể sở hữu 1 lượng chân không bất biến nên khi nó tăng thể tích thì nó giảm mật độ (cường độ) chân không.
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp! Như ông nói khi bản thể vật chất giãn nở thì mật độ chân không của nó giảm, tức là cường độ chân không tại mỗi vị trí thuộc bản thể sẽ giảm thì đúng rồi. Nhưng tại sao cường độ chân không tại mỗi vị trí lại giảm được, nó lấy cái gì để mà giảm. Nếu nói do bản tánh phân bố có tâm nên chân không sẽ phân bố lại thì nó lấy cái gì để phân bố lại? Còn lượng cường độ chân không đã bị giảm kia thì nó ở đâu. Tại sao nó có thể ở đó được? Mặt khác, sau khi cường độ chân không giảm rồi thì lẽ ra tại vị trí đó và vị trí kế cận sẽ bị tách ra, bị đứt lìa, bị gián đoạn do kích thước của bản thể tăng. Vậy lấy chân không ở đâu ra để phủ lấp và bằng cách nào để phủ lấp làm cho chân không được tương tục?
Quảng Pháp! Nếu nói chân không tương tục là bản tánh của nó cho nên nó không bị đứt, không bị tách, không bị gián đoạn thì lẽ ra bản thể vật chất sẽ không thể giãn nở ra được. Vậy sao lại nói tánh giãn nở là tánh của bản thể?
Quảng Pháp: Bạch thầy, theo con hiểu thì mỗi bản thể vật chất ví như một quả bóng, chỉ khác là bề mặt ngoài của nó thì không giống như vỏ quả bóng, vỏ quả bóng có lực liên kết còn bề mặt ngoài của vi trần thì không có, nó giãn nở hay co lại là do lực tương tác tại các bề mặt tiếp xúc. Lượng chân không ví như lượng hơi đã được bơm vào trong quả bóng. Nếu như không có các lực tương tác này thì 1 vi trần sẽ giãn nở ra đến vô cùng (có thể vi trần chủ của Vũ Trụ thì đang như vậy). Nếu nói lượng chân không trong 1 vi trần đang giãn ra sẽ bị đứt gãy thì chất liệu đó phải là những thứ vô thường chứ không phải thứ thường hằng như CHÂN KHÔNG này.
Pháp Không Chân Như: Quảng Pháp! Quả bóng giãn ra là do lượng không khí bên trong tăng lên. Trong khi bản thể vật chất thì lượng chân không bất tăng bất giảm.
Không có gì khó. Khó bởi vì chưa biết, chưa hiểu. Chư vị hãy đọc kỹ lại năm món (https://hoangvanlac31.blogspot.com/2015/10/thap-ai-chan-ngon-duy-nga-so-huu-thuyet.html) mà tôi đã giảng. Chỗ nào không hiểu thì trích ra để hỏi.
Những câu hỏi của tôi ở trên là để tôi biết chư vị đã hiểu đến đâu.
Khi hiểu thấu rồi, bất kỳ khế kinh nào, chư vị cũng hiểu rõ ý Phật, bất kỳ những điều con người không rõ, chư vị đều rõ, bất kỳ những điều khoa học không giải thích được, chư vị đều giải thích được. Khi đó, nếu đem cộng tất cả trí của thiên nhân cũng không bằng sợi lông của chư vị. Vì trí của chư vị có được là chân trí.
Khi có được chân trí, chư vị sẽ tự tại, buông xả, tinh tấn hành pháp và hoằng pháp không chướng ngại, giúp mình, giúp người thoát khỏi mọi khổ ách, đạt được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Quảng Pháp: Bạch Thầy, con đã hiểu.
(Hoàng Lạc: kết tập)

Không có nhận xét nào: