Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. 

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Duyên và Nợ

Trong thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau. Lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ con nữa. Họ đem lòng yêu nhau vì thấy có cái gì đó quyến luyến đối với họ.

ĐỨC THẾ TÔN CHUYỂN PHÁP LUÂN

“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu”. Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khó mà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…

TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo ( Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao?

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

QUẢNG NGÃI - "quê mía xứ đường"

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê mía xứ đường". Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh quý giá nhất của Đại Thừa. Chính bộ kinh nầy do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng ngay sau khi Ngài thành Chánh giác. Trong khoảng 49 ngày ngồi tư duy dưới gốc cây Bồ đề, Ngài ở trong định “Hải Ấn Tam Muội” và hiện ra thân tướng Pháp Thân Đại Nhật Như Lai mà nói ra bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy để hóa độ cho các vị Bồ tát từ ngôi Sơ Địa trở lên. Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày, nhưng Ngài nói ở đây là nói trong thiền định bởi vì 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời thường thì tất nhiên quá ngắn ngủi. Còn 21 ngày của tư duy thiền định thì thật lớn lao không thể nào tính được. Một tâm niệm trong thiền định, Bồ Tát có thể cứu độ được vô số chúng sanh. Cũng vì ý nghĩa quá cao siêu đó nên Kinh nầy đã không được cho phổ biến mà đem đi cất giữ tại cung điện của Long Vương. Cho mãi đến khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, thì có Bồ tát Long Thọ ra đời. Vì do lòng khao khát cầu Chánh pháp, Ngài đã dùng thần thông xuống tận Long Cung và lưu lại đây trong 90 ngày để đọc tụng sao chép và mang về san định lại rồi cho phổ biến bộ kinh vĩ đại nầy.

GIÁO LÝ NGHIỆP

A- Dẫn nhập
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their karma are the beings, heir of the karma. The karmar is their womb from which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. 

Điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín

Một bài thuốc dân gian đã có tác dụng với rất nhiều người trong điều trị gai cột sống. Đó là bài thuốc trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín. Hãy kiểm chứng nhé.

Tông chỉ chung của Đạo Phật là phá chấp

Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật dù liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa đều là phương tiện để hướng tới một tâm thái, một hành động giác ngộ mà chúng ta tạm gọi là tông chỉ của Đạo Phật, nó có thể diễn tả đầy đủ và chính xác chỉ bằng hai chữ “phá chấp”. Nếu hiểu được ý nghĩa của hai chữ này thì hiểu được Đạo Phật, còn nếu không thì chỉ là đàm huyền luận diệu một cách vô bổ, thực tế chỉ là đứng ngoài cửa chứ chưa vào nhà.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (3)

NGƯỜI MỸ VÀ NIỀM TIN VÀO CÕI GIỚI MÀ LINH HỒN ÐẾN SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay một số lớn người Mỹ có thái độ và niềm tin về những gì sẽ xảy đến với bản thân họ sau khi chết có rất nhiều thay đổi sâu xa.
Sau khi một số y bác sĩ trình bày những bài thuyết giảng, những bài báo và cả luận án cũng như nghiên cứu về vấn đề kề cận với cái chết, các nhà báo bất đầu đổ xô đi săn lùng những đề tài vừa kể.  Năm 1982, viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về những hiện tượng của vấn đề cận tử.  Kết quả, viện này đã tham khảo được 8 triệu người Mỹ đã có lần Chết đi và Sống lại.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (2)

NGƯỜI CHẾT THƯỜNG THẤY LẠI BẠN BÈ NGƯỜI THÂN ÐÃ QUA ÐỜI TRƯỚC ÐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Họ sẽ thấy nhiều hình ảnh tùy vào nghiệp lực mà họ đã gây ra lúc còn sống như trước đó đã tạo nhiều nghiệp ác thì họ sẽ thấy những hình ảnh ghê rợn, có khi thấy người bị họ tàn hại trước đó xuất hiện đòi mạng hay kêu van.  Nếu khi sống họ đã làm việc thiện thì sẽ thấy cảnh an lạc, thanh tao, êm ả...
 Nhiều người có lần chết đi sống lại đã kể rằng, họ đã thấy những người bà con, bè bạn xuất hiện - và những người này là những người đều đã chết cả rồi.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP

LỜI MỞ ÐẦU
Kính thưa quý vị độc giả

Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện…

Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả… Đó là chuẩn bị lúc Lâm chung!.

Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết.

TIẾP XÚC VỚI CHÍNH MÌNH

Có bao giờ em tự mình tiếp xúc với chính mình? Tiếp xúc với chính mình là một vấn đề thường được bàn trong tôn giáo. Và như em đã biết, mỗi tôn giáo có cách tiếp xúc khác nhau với nhiều mục đích khác nhau.

Tâm Thức, Không Gian Ba Chiều

Tâm thức là bao gồm Trí tuệ, Tâm trí và Tiềm thức.
1
Trí tuệ là sự tiếp thu tri thức của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học kinh doanh, khoa học chính trị, khoa học con người và khoa học tâm linh,... Đồng thời là sự hấp thụ những trải nghiệm của đời sống, niềm hân hoan của thành công, nỗi cay đắng của thất bại. Tất cả theo thời gian, năm tháng những tri thức và những trải nghiệm ngấm vào máu thịt, thấm đẫm trong từng tế bào, không chỉ chứa đựng trong bộ óc mà còn tràn đầy trong trái tim, hình thành và hun đúc nên thành bản lĩnh trí tuệ. Trí tuệ là cái bên trong của con người, nó từ bên ngoài rồi trở thành một phần của cái bên trong.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tây phương với Đông phương đối thoại và cùng tiến

1- Khoa học đối thoại với Phật giáo
Nửa cuối thế kỷ 20, chúng ta chứng kiến điều không thể tránh: sự chạm mặt , sự gặp gỡ, phản biện, học hỏi nhau ở đỉnh cao của văn hóa và văn minh Tây phương và Đông phương. Đã qua rồi những thế kỷ Tây phương xâm chiếm Đông phương làm thuộc địa, mặc dù cũng nhờ cuộc tiếp xúc “bất đắc dĩ” đó mà Tây phương cũng bắt đầu hiểu Đông phương. Cũng trong thế kỷ 20, những khuyết điểm của văn hóa Tây phương càng bộc lộ trên mặt xã hội, văn hóa. Cho nên càng về sau, các cuộc đối thoại giữa hai nền văn minh càng xảy ra thường xuyên hơn.

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO

Trí tuệ Phật giáo là một khái niệm rất quan trọng vì đó là cứu cánh của toàn thể việc tu tập, tuy nhiên khái niệm này lại thường hay bị lạm dụng và hiểu sai. Mục đích của bài viết này là cố gắng nêu lên một vài đặc tính khác biệt giữa Trí tuệ Phật giáo và trí thông minh thông thường, sau đó sẽ trình bày một số định nghĩa về Trí tuệ tìm thấy trong kinh sách nêu lên tính cách phức tạp của khái niệm này trên phương diện thuật ngữ và sau đó là các cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái và học phái. Trong phần kết luận sẽ xin đề nghị một thí dụ nhỏ về cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống hằng ngày. 

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

TÌM HIỂU Thượng Mã Phong

1. Thượng mã phong

Thượng mã phong có nghĩa là “bị phong trên lưng ngựa”. Theo dân gian Việt Nam thì có hai loại phong. Thứ nhất là bệnh gì xẩy ra bất thình lình, làm chết người bất thình lình (bất đắc kỳ tử) thì bảo là trúng gió. Ví dụ lên cơn đứng tim (heart attack), đứt gân máu não lăn đùng ra chết thì cho là bị trúng gió, bị tê liệt thần kinh mặt (Bell’s palsy) làm méo miệng cho là do trúng gió… Muốn rủa ai cho chết tươi thì bảo họ bị trúng gió, là "phải gió" (thằng phải gió, đồ phải gió mắc toi)…Loại thứ hai là các thứ bệnh "oái oăm" khó trị thì gọi là phong như phong cùi, phong tình, phong giật, phong ngứa, phong đòn gánh…

Thế giới ta đang sống là ứng dụng của Tâm bất nhị

Lời nói đầu : 

Năm 676, sư Huệ Năng đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu (nay là chùa Quang Hiếu), chùa này do vị sư người Thiên Trúc là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) lập trong thời Lưu Tống ( nhà Tống thuộc Nam Triều trong thời đại Nam Bắc Triều, do Lưu Dũ sáng lập, không phải nhà Tống của Triệu Khuông Dận). Bồ Đề Đạt Ma cũng có đến đây vào năm 520. Huệ Năng đến gặp lúc Ấn Tông Pháp Sư đang giảng Kinh Niết Bàn, lúc ấy có gió thổi, lá phướn trước chùa lay động. 

Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo

I. QUAN ÐIỂM ÐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO

1. TÔN GIÁO NÀY LÀ GÌ?
Mỗi người phải có một tôn giáo, nhất là người quan tâm đến năng lực trí tuệ. Người không tuân theo những nguyên tắc đạo lý trở nên nguy hiểm cho xã hội. Chắc chắn những nhà khoa học và tâm lý học trong khi mở rộng chân trời trí thức, họ vẫn không thể cho chúng ta biết mục đích cuộc đời, điều mà chỉ có tôn giáo có thể làm được. Con người phải chọn một tôn giáo hữu lý và có ý nghĩa theo nhận thức của mình mà không lệ thuộc chỉ về niềm tin, truyền thống, tập tục và lý thuyết. Không ai có quyền bắt người khác chấp nhận một tôn giáo. Không nên lợi dụng nghèo khổ, mù chữ hay dùng những xúc cảm để quyến rũ người ta chấp nhận một tôn giáo. Lựa chọn tôn giáo phải hoàn toàn tự do.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

SƠ LƯỢC VỀ KINH DỊCH

Thật thú vị khi vào cuối thiên niên thứ II sau Công nguyên, một bộ sách ra đời từ thời tối cổ là Kinh dịch lại được đông đảo bạn đọc hăm hở tìm đọc lại. 

Dạo một vòng các hiệu sách lớn, ta thấy hàng loạt cuốn sách mới in mạng tên Dịch học của các nhà cổ học đáng kinh như Phan Bội Châu, Bửu Cẩm, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương… nhìn sang Trung Quốc ta bắt gặp nhiều sách mới lạ như Thần mật bát quái, bát quái với doanh thương, bát quái với y học, bát quái với quân sự, Chu dịch dự đoán và khá nhiều bài khảo cứu quan hệ giữa dịch học với thiên văn, với giáo dục, với văn học, với kiến trúc, với số học… Thú vị nhất là trên lá quốc kỳ của Hà Quốc, một con rồng lực lưỡng mới nổi lên cõi Bắc Á, phấp phới hình đồ bát quái với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm :bất học dịch, bất đắc nhập các": không biết dịch, miễn tham gia chính phủ.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY

Chắc các bạn đã một lần từng nghe những câu chuyện Huyền thoại, hay những câu chuyện về các Thày Địa lý trên đường đi tìm LONG MẠCH -HUYỆT VỊ. Những câu chuyện rất thú vị của cô ANN NGUYEN trong Diễn đàn Thần bí. Ngoài ra, các bạn nếu đi nhiều nơi cũng thấy nhiều sự kỳ lạ của môn Phong thủy, nhất là Âm trạch. 

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

YÊN BÁI - vùng Tây Bắc

Nhà thờ Nghĩa Lộ 
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Hiện nay, toàn tỉnh có 740.905 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), gồm 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

CHỐNG BÃO HAY TRÁNH BÃO

Ảnh minh hoạ - Internet
Trong văn hoá ứng xử với môi trường của đồng bào Nam bộ có từ rất hay: "Sống chung với lũ"! Có lẽ đây là từ được đúc kết qua hàng trăm năm của đồng bào ta. Lũ lụt, bão tố đã xuất hiện hàng ngàn năm trên đất nước Việt thân yêu, điều này đã được dẫn chứng trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh". Lũ lụt, bão tố là quy luật của thiên nhiên và cũng một phần cũng do con người gây ra.

AN GIANG - Tây Nam bộ

Núi Cấm
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, ở ngã ba sông Mê Kông. An Giang có địa hình khá đặc biệt: núi giữa đồng bằng. Vừa có sông, vừa có núi, vừa có đồng bằng, đây là địa mạo tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

CHUYỆN CHỤP HÌNH HỒN MA?!


Từ những bức ảnh chụp tại ngôi nhà ma Đà Lạt, bức ảnh ở những điểm đen về giao thông, nhà tang lễ… đã mở ra một đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình “người âm”. Đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình “người âm” (ta còn gọi là hồn ma) đã được đưa vào chương trình nghiên cứu của TT Nghiên cứu Tiềm năng con người. Khoảng 1.000 tấm ảnh đưa về nhưng vẫn không ai khẳng định có hay không việc chụp hình “người âm”.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

TỬ CẤM THÀNH - KÌ QUAN THẾ GIỚI

1. Tử Cấm Thành 

Tử Cấm Thành xây dựng năm 1406 (năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời Minh) trải qua 14 năm mới hoàn thành. Năm 1421, hoàng đế Vĩnh Lạc dời quốc đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh, hao tốn lớn nhân lực và vật lực để xây dựng nên quần thể kiến trúc tương xứng với sự tôn nghiêm của hoàng gia. Năm 1644, quân Thanh lật đổ triều Minh, Tử Cấm Thành rơi vào cảnh cướp bóc. Hoàng đế triều Thanh lên ngai vàng, họ xây lại Tử Cấm Thành, đưa nó trở lại vẻ huy hoàng.

Đức Phật dạy La-hầu-la như thế nào?

Lần đầu tiên Đức Phật trở về thăm quê hương Ca-tỳ-la-vệ kể từ khi thành đạo là vào năm La-hầu-la lên bảy tuổi. Khi Đức Phật đến thăm hoàng cung, công chúa Da-du-đà-la đưa La-hầu-la đến gặp Ngài và dạy: “Này La-hầu-la, Ngài chính là cha của con. Con hãy đến xin Ngài ban cho con phần tài sản của con”. Cậu bé La-hầu-la làm theo lời mẹ, đến đảnh lễ ra mắt Đức Phật. Nhưng khi đến gần Đức Phật, chiêm ngưỡng thân tướng trang nghiêm và dung mạo uy nghi của Ngài, La-hầu-la quên bẵng lời mẹ dặn. Cậu chắp tay cung kính và bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Sa-môn, chỉ cái bóng của Ngài thôi cũng làm cho con mát mẻ an vui”. Thế rồi cậu bé cứ quấn quýt bên chân Đức Phật cho đến khi Ngài thọ trai xong và rời khỏi hoàng cung trở về nơi lưu trú trong ngự uyển.

HỒ TÂY

Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500ha với chu vi là 18km. Con đường vòng quanh hồ dài 17km, qua các làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Tân, làng Bưởi... Hồ nằm ở vị trí phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội, bên cạnh là Hồ Trúc Bạch, giữa là đường Thanh Niên (trước có tên là đường Cổ Ngư) như một chiếc cầu bắc ngang qua giữa hai hồ nước. Hai bên đường là những hàng cây toả bóng mát mặt hồ. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.

Kiến thức & trí tuệ

Giác Ngộ - Nhiều người lẫm lẫn kiến thức và trí tuệ. Theo Phật pháp, kiến thức là hiểu biết của con người sinh ra do nghe, thấy, suy nghĩ. Vì vậy, hiểu biết này là hiểu biết thông thường của con người nhờ học mà có được.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

NHỮNG NGỌN ĐÈN BIỂN VIỆT NAM

Việt Nam hiện có 79 ngọn đèn biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và trên hầu hết các đảo thuộc lãnh hải Việt Nam. Đó là những công trình lặng lẽ, cô đơn mà hùng tráng được vận hành bởi những số phận cũng lặng lẽ, cô đơn và hùng tráng không kém.

Kinh Nhân Quả Ba Đời

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?". Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả". Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

SÔNG HỒNG - chiến tích xưa

Sông Hồng là nơi chứng kiến biết bao chiến công hiển hách của dân tộc ta thuở trước. Tháng 4 năm 1285, Trần Nhật Duật đã đánh tan đoàn thuyền của giặc Nguyên Mông ở cửa Hàm Tử, mở đường cho đại quân ta giải phóng Thăng Long. Cũng trong năm này, Trần Quang Khải đập nát quân Nguyên Mông ở Bến Chương Dương.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

PHÚ YÊN - ĐIỂM HẸN

I. Vị trí địa lí

Phú yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.278km2; dân số khoảng 770.000 người; có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm. Êđê, Ba Na...Phú yên, phía Bắc giáp Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

MŨI CÀ MAU

Mũi Cà Mau thường được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.

Vị trí

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

KIÊN GIANG - giàu đẹp

Kiên Giang là vùng đất nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc, là một trong những trọng điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của đồng bào: Kinh, Hoa, Khơ me... Tỉnh lị của Kiên Giang là Rạch Giá, ngoài ra còn có thị xã Hà Tiên và 8 huyện đất liền cùng 2 huyện đảo.

KHÁI NIỆM VỀ "THỂ DẠNG TRUNG GIAN" GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH TRONG PHẬT GIÁO

Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạn hay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyên nhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cái nhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối với sự sống và cái chết của từng cá thể. 

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

ĐÀ NẴNG - thành phố của tương lai

1. Giới thiệu 

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng còn là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ). Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. 

Albert Einstein với Thượng đế và Phật giáo

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết.thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.(Albert Einstein) 

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

VÀO THIỀN

Dẫn nhập

Một trong những sáng tạo độc đáo có thể được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử toàn nhân loại chính là Thiền học. Sở dĩ có thể nói như thế, là vì trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thiền đã và đang mang lại cho nhân loại những giá trị tốt đẹp có ý nghĩa đối với mọi dân tộc và mọi thời đại. Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính... Tất cả chúng ta đều bình đẳng và có cơ hội như nhau khi đến với thiền. Sự phát triển mạnh mẽ của thiền trong những năm gần đây ở các nước phương Tây đã chứng minh điều này. Thiền không chỉ là “tinh hoa văn hóa phương Đông” như đã được thừa nhận từ lâu, mà đang dần dần trở nên quen thuộc và phát triển ngay trong lòng những xã hội công nghiệp hiện đại náo nhiệt nhất, mặc dù điều này có vẻ như một nghịch lý khi so sánh với tính chất tĩnh lặng từ nhiều thế kỷ qua khi thiền phát triển ở các nước phương Đông.

"Hào quang" của cơ thể sống chính là "hồn

Những khám phá dưới đây sẽ cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn hơn về linh hồn.

4/7 phần của cơ thể thuộc về linh hồn
GS. TSKH. Đoàn Xuân Mượu, nguyên Viện trưởng Viện Văcxin, tác giả cuốn sách "Khoa học và vấn đề tâm linh" khẳng định, linh hồn là bất tử và tồn tại sau khi chúng ta chết. Dựa trên các quan điểm của triết học Đông Tây, kết hợp với các bí truyền cổ đại, những trải nghiệm bất khả trị của các tôn giáo, tín ngưỡng thế giới... đã khẳng định cấu tạo con người gồm 7 phần gồm: Thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần. Trong đó, chỉ có thể xác là hữu hình, 6 phần còn lại là năng lượng không đặc như thể xác. Phần nữa loãng hơn là năng lượng về linh cảm, đây là những cái xếp vào năng lượng chưa phải tế vi.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Chữ Việt cổ đã được giải mã?

Chiều 29-1-2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ. 

Thăm ngôi làng ‘xuất khẩu’ virus Ebola ra thế giới

Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.

KIM TỰ THÁP AI CẬP

Các công trình có hình kim tự tháp được xây dựng ở nhiều nền văn minh trên thế giới. Nhưng các kim tự tháp nổi tiếng nhất vẫn là các kim tự tháp Ai Cập bởi nó đã được xây dựng với kiến trúc độc đáo và đồ sộ cách đây gần 5.000 năm. Công trình này được xây dựng trong thời gian ngự trị của triều đại Paraoh Khufu từ năm 2589 đến 2566 trước công nguyên.

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (5)

PHẦN IX: THAY LỜI KẾT

Khoa học (theo một nghĩa rộng) đã, đang, và sẽ không ngừng đi tới (cũng gọi là “tiến bộ”). Sự “đi tới” ấy có thể xem như một tiến trình tự nhiên trong hiện tượng sinh tồn có chu kỳ của vạn vật.
Nói là “tự nhiên” vì khởi thủy không phải do sinh vật có trí khôn, biết rồi đòi tiến bộ, thì nó mới đi tới, cũng không phải do không biết, rồi không đòi tiến bộ, mà nó đứng lại một chỗ, mà nó “đi tới” chỉ vì nó có sự luân chuyển “lột xác”, để sống tiếp trong biến hóa.
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật(1)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (3)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (4) 

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (4)

PHẦN VII: LÝ NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA

Lý nhân quả trong nhà Phật không phải là một tín điều (doctrine). Nó không tượng trưng cho cán cân công bằng thưởng phạt, của một linh quyền tạo hóa toàn năng nào cả. Nó cũng không phải là một giáo thuyết (enseignements religieux), do vị “giáo chủ” là đức Phật sáng chế ra, để làm cho nền tảng cho những lập luận giảng đạo, dựa trên luật vay trả, hằng mong ước của con người. Mà lý nhân quả trong nhà Phật là một tiến trình tự nhiên của phản ứng lý hóa, nghĩa là một nguyên hành khoa học thuộc về tâm và vật.
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (3)

PHẦN V: TÁI SINH QUA BIỆT NGHIỆP (cá nhân) VÀ CỘNG NGHIỆP (xã hội)
Theo nhà hiền triết Hobbes (1586-1678) thì: Con người khôn ngoan, “có khiếu chỉ huy” thời xưa (chậm tiến, phong kiến) chỉ sống với mục đích duy nhất là bắt kẻ khác phải phục tùng, để thoả mãn quyền lực của mình, và “hòa bình xã hội chỉ có thể có, khi nào mọi kẻ khác cam phận tước bỏ tất cả quyền lợi chính đáng của họ, để phục vụ và dâng trọn quyền hành cho mình”.
Rồi ông kết luận: “Mỗu con người, nếu ‘khôn ngoan’ sẽ là một con sói dữ đối với đồng loại”.
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)

PHẦN III: TIỀM LỰC TINH THẦN QUA TỪ TRƯỜNG VẬT LÝ

Năm 1970, một nhà phân tâm học người Âu, ông Pierre Wiel đã đưa ra một bản kê khai 5 khả năng của tinh thần con người như sau:
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)
1- Khả năng thức tỉnh (hay giác ngộ): Dù sống trong môi trường nào, con người không sớm thì muộn, cũng tự phân biệt được thiện ác.

2- Khả năng siêu việt: Mỗi cá nhân đều nghĩ rằng mình có tiềm lực vượt lên khỏi tính phàm, để trở thành siêu nhân hay thánh nhân.

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)

Lời nói đầu

Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học. Tựu trung tất cả đều hướng về sự sống và tiềm lực tái sinh sau khi chết, theo nhà Phật.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Những Người Chết Sống Lại

Lời dịch giả: 
Sau cuốn “Embraced by the Light” dẫn đầu về số bán, lại có các cuốn “Saved by the Light”, “Closer to the Light”, “Into the Light”, “Life after life”, “Reflection on the after life”, “Life at Death”, “Return from Death”,… cuốn nào cũng bán rất chạy, phá kỷ lục trong các loại sách tâm linh và lôi kéo theo nhiều cuộc tranh luận hết sức sôi nổi. Chi tiết các cuốn sách trên không khác nhau bao nhiêu, ai cũng kể rằng sau khi chết họ thấy mình được bao trùm trong một luồng ánh sáng êm dịu, tinh khiết, và được hướng dẫn về tinh thần. Tất cả đều kết luận rằng chết không phải là điều ghê gớm đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ mà chỉ là một sự “chuyển tiếp” giữa các kiếp sống, một kinh nghiệm tâm linh mà những ai trải qua sẽ không thể quên được. Mặc dù những cuốn sách trên ghi nhận hàng trăm những trường hợp người chết sống lại, chúng tôi chỉ lựa chọn một vài trường hợp đặc biệt để cống hiến quý vị độc giả…