Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Thăm ngôi làng ‘xuất khẩu’ virus Ebola ra thế giới

Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.

Trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định vào ngày 26/8/1976 ở một ngôi làng hẻo lánh, cách dòng sông Ebola, Congo khoảng 96km về phía Nam. Nạn nhân đầu tiên của Ebola trên thế giới là một hiệu trưởng địa phương có tên Mabalo Lokela.

Quang cảnh làng Yambuku năm 1976

Trước khi nhiễm bệnh, Mabalo đã có chuyến công tác dọc theo sông Ebola ở biên giới các quốc gia Trung Phi với một nhóm người dân làng Yambuku từ ngày 12 – 22/8-1976.

Đến ngày 26/8, Mabalo ngã bệnh và ban đầu người ta cho rằng đó là bệnh sốt rét tái phát. Thế nhưng, đến ngày 5/9, tình trạng của Mabalo trở nên nguy kịch, ông bị xuất huyết tràn lan trên cơ thể và qua đời ngày 8/9 năm đó.

Nữ y tá bên cạnh các ngôi mộ chôn nạn nhân Ebola ở làng Yambuku

Trong vòng 1 tuần Mabalo phát bệnh, nhiều trường hợp khác đã bị lây nhiễm ở bệnh viện. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới – WHO, đa số các trường hợp bị lây nhiễm là do ‘tiếp xúc với người bị bệnh hoặc dùng lại kim tiêm cũ đã qua sát trùng’.

Theo phong tục địa phương, trong các nghi thức an táng người chết, những người phụ nữ trong gia đình như mẹ, vợ, chị em gái sẽ phải rửa sạch thi thể của Mabalo trước khi chôn cất. Với sự nguy hiểm của virus Ebola, những người này đều bị lây nhiễm và chết ngay sau đó.

Xác các bệnh nhân bị vất ngoài đường vì người nhà sợ sẽ lây sang mình

Trong đợt dịch Ebola đầu tiên này, 318 người đã bị nhiễm bệnh, trong đó có 280 người chết ở Congo và 284 trường hợp nhiễm, 151 người chết ở một khu vực của Sudan. Đối với làng Yambuku, họ đã phải đóng cửa bệnh viện sau khi trận dịch quét qua vì có 11 trong số 17 nhân viên y tế đã chết.

Sau đó, dưới sự trợ giúp của WHO, các ổ dịch đã được cách ly trong các cộng đồng địa phương, quá trình khử trùng được thực hiện triệt để. Trong quá trình khống chế dịch bệnh năm đó, các chuyên gia đã được không quân Congo huy động trực thăng để đến các điểm nóng.

(Theo VTC)

Không có nhận xét nào: