Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ

Suốt hai ngàn năm người Việt đã cho chữ Tâm vào lòng tiếng Việt như thế nào? [Tâm huyết, tâm hồn, tâm linh, tâm thư, tâm tình, tâm tính, tâm địa, tâm trạng, tâm tư, tâm thần, tâm lý, tâm niệm, tâm giao, tâm đầu ý hiệp / quyết tâm, vô tâm, đồng tâm, lưu tâm, tận tâm, ác tâm, thiện tâm, thâm tâm, tiểu tâm...] [mượn xài chừng 25 chữ,] trong khi đó, vẫn nói 250 cách khác nhau với chữ lòng, rứt ruột đẻ ra!

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

NÚI TẢN SÔNG HỒNG - ĐẠI LONG MẠCH CỦA NƯỚC VIỆT

Quốc gia nào cũng có con sông hoặc ngọn núi làm biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc mình, là điểm tựa, là niềm tin cho dân tộc ấy giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Notre Dame de Paris bốc cháy

Hỏa hoạn thiêu rụi nóc nhà thờ Notre Dame de Paris đã bị dập tắt vào khoảng ba giờ sáng nay. Lính cứu hỏa vẫn tiếp tục làm việc để bảo đảm không còn một ngọn lửa nào có thể bùng cháy trở lại. Việc trước mắt là điều tra nguyên nhân hoả hoạn và gây quỹ tái thiết một kỳ công của nghệ thuật kiến trúc ra đời từ thế kỷ 12.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

LÀNG CỔ TRUNG KIÊN

Làng Trung Kiên hay còn gọi là làng Hoàng Lao, xưa nữa là làng Kẻ Lau (1) là một trong 3 làng cổ xưa của xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nghi Thiết là xã bán đảo diện tích không rộng chỉ 6,06 km²; dân số 6.288 người, mật độ 873 người/km² (thống kê năm 2013). Nghề chính của làng là đóng thuyền, làm mộc gia dụng và đánh bắt hải sản. Làng nằm ở bờ Bắc tả ngạn sông Cấm; trước mặt là sông, sau lưng là cánh đồng lúa; phía Bắc sau cánh đồng lúa là biển cả.

TÂM LINH VIỆT

Từ xưa, tộc Việt đã có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các bậc thánh thần. Việc thờ cúng của người Việt được truyền từ đời này sang đời khác. Có lẽ thế, người Việt từ thuở ấu thơ đã được sống trong một thế giới thiêng liêng - đời sống tâm linh.

PHÁT HIỆN LỖ ĐEN

"Khoa học, con người bình thường thì chưa nhìn thấy, chưa biết. Nhưng cái thấy biết không chỉ nhờ vào nghiên cứu, thí nghiệm hoặc bằng các giác quan, các công cụ khoa học. Trong Phật Giáo thì sự thấy biết có thể thấu triệt Vũ Trụ nhân sinh bằng con đường giác ngộ, chứ không bằng các con đường thông qua vật chất là nghiên cứu, thí nghiệm, suy nghĩ, các giác quan, các công cụ khoa học. Sự nhận biết Vũ Trụ thông qua con đường vật chất không bao giờ thấy biết được thật tướng của vật chất và chúng sinh." (Phật Pháp Thường Trụ).

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

SỰ THẬT VỀ LỖ ĐEN.

"Khoa học, con người bình thường thì chưa nhìn thấy, chưa biết. Nhưng cái thấy biết không chỉ nhờ vào nghiên cứu, thí nghiệm hoặc bằng các giác quan, các công cụ khoa học. Trong Phật Giáo thì sự thấy biết có thể thấu triệt Vũ Trụ nhân sinh bằng con đường giác ngộ, chứ không bằng các con đường thông qua vật chất là nghiên cứu, thí nghiệm, suy nghĩ, các giác quan, các công cụ khoa học.
Sự nhận biết Vũ Trụ thông qua con đường vật chất không bao giờ thấy biết được thật tướng của vật chất và chúng sinh." (Phật Pháp Thường Trụ)

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

THẬP ĐẠI CHÂN NGÔN DUY NGÃ SỞ HỮU THUYẾT (5 phẩm)

"Đã là Phật tử nhất định phải biết Đức Phật như thế nào. Hãy tận thu những gì tôi truyền đạt trong bộ pháp này. Nam mô thập phương tam thế nhất thiết Chư Phật tác đại chứng minh!".
(Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School). Quan điểm nầy chính xác về phương diện giáo lý, có nhiều điểm tương đồng mạnh mẽ tồn tại giữa Phật giáo Đại Thừa và Đại Chúng Bộ, tuy nhiên về phương diện khác, nhiều tư tưởng quan yếu của Phật giáo Đại Thừa được căn cứ trên giáo lý của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvāstivādin School). Điều này quá hiển nhiên từ sự khảo xác những giáo lý cốt lõi được trình bày trong Đại Trí Độ Luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra) của ngài Long Thọ (Nāgārjuna), phần lớn những tư tưởng cương yếu bắt nguồn từ Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Ngoài ra, một sự kiện nổi bật khác nữa là, Duy Thức Tông (Yogācāra School) đã vay mượn nhiều khái niệm của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Như vậy, rõ ràng Phật giáo Đại Thừa và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ có mối quan hệ lịch sử mật thiết về phương diện giáo lý.

Phật giáo, Y học & Sức khỏe

Theo Đạo Phật, Giáo Pháp tinh khiết và kỳ diệu là loại y dược toàn hảo nhất cho một tâm trí suy nhược, cũng như một cơ thể đau yếu.

I. Mở Đầu

Từ buổi sơ khai ở cõi trần gian, sinh, lão, bệnh, và tử đã không thể nào tránh khỏi. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) biết được chân lý này khi Ngài mạo hiểm vượt ra khỏi cung điện và đến viếng thăm một khu vực nghèo nàn trong thị trấn. Ở nơi đây, giữa những kẻ ăn xin, người bệnh tật, và lớp tuổi già yếu, Ngài đã trực tiếp thấy được những thực tế của cuộc đời. Ngay lập tức, một niệm mong muốn khởi sinh trong tâm để giúp đỡ họ giảm bớt nỗi đau đớn và niềm khốn khổ. Vì thế, Ngài đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa và trở thành một vị đạo sư, với hy vọng rằng bằng chính thiền định và tu dưỡng, Ngài có thể tìm ra giải pháp cho những kẻ nghèo nàn và đau yếu.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Cần phân biệt rõ tín ngưỡng dân gian và Phật giáo

"Không học kinh nikaya, các vị cứ thích nói tùy tiện, Phật thuyết mà nói Phật không thuyết thì Phật nói người đó xuyên tạc Như Lai." - (Thanh Hao LE - trích dẫn).
---
"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai."
(Trích Phẩm người ngu - Chương 2.Hai Pháp - Tăng chi bộ)

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

KHẢO VỀ THÂN TRUNG ẤM

Này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt (1).

Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế. Trường hợp Tỳ-kheo Sāti, hiểu sai về sự vận hành của thức (2), Tỳ-kheo Ariṭṭha hiểu sai về pháp (3)… là những ví dụ tiêu biểu.

TỔ CON BỌ NGỰA - THUỐC QUÝ

Đây là tổ con bọ ngựa trên cây hay gặp. Ai chưa biết nay em giới thiệu cho biết. Đơn giản vậy nhưng nó là thuốc quý. 

Cháu em chảy mủ tai đau sốt mang đến bệnh viện, bác sĩ nói bị viêm tai trong. Cháu nằm viện gần 1 tháng chỉ đỡ sốt chứ mủ tai vẫn chảy. Bác sĩ cho thuốc về tự uống và nhỏ tai.

TÌM HIỂU 12 NHÂN DUYÊN

Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Khái quát Tam Nguyên Luận

Nền Văn minh Phương Đông đã trải qua chí ít trên dưới 3000 – 5000 năm hình thành và phát triển, kinh qua cả một chặng đường Lịch sử bền bỉ và lâu dài mà người Phương Đông Cổ đại đã tạo dựng cho mình một Nền tảng vững chắc khó có thể sánh được. Không những vậy, nhiều Trường phải Học thuật của Phương Đông Cổ đại cũng lần lượt được ra đời. Các Trường phái Học thuật đã kế thừa và phát huy Nền tảng Khoa học Lý luận của Triết học Phương Đông để tạo ra những bước ngoặt mới trong từng thời đại của Lịch sử cũng như song song tồn tại và tương trợ cho nhau cùng đạt được những thành quả đáng trân trọng.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

VẬT LÝ HỌC LƯỢNG TỬ VÀ PHẬT GIÁO

LTS : Giáo sư Phạm Xuân Yêm, nhà vật lý học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, hiện là Giáo sư Vật lý tại Đại học Paris 6, tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu, viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, những năm gần đây, ông thường về quê nhà công tác tại các trung tâm nghiên cứu khoa học. Tiếp sau phát biểu của Giáo sư Thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, VHPG trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc phát biểu của ông trong thảo luận bàn tròn: “Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và của Phật giáo”.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH NAN Y

(Thiền... )
Phần lớn bệnh tật của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, không phải là bẩm sinh, không phải sinh ra đã có sẵn, cũng chẳng phải số mệnh đã an bài. Bệnh tật đến với chúng ta phần lớn đều do lối sống không phù hợp với tự nhiên, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc, dẫn đến lục phủ ngũ tạng bị hư tổn, hay do tư tưởng tiêu cực lâu ngày mang lại..vv..

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

VONG LINH VÀ CÕI VÔ HÌNH

Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng về cõi vô hình. Khác với những đạo sĩ khác phái đoàn đã gặp, ông này không phải người Ấn mà là một người Ai cập. Ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ, xây dựa vào vách núi.
Hamud không hề tiếp khách, nhưng trước sự giới thiệu của bác sĩ Kavir, ông bằng lòng tiếp phái đoàn trong một thời gian ngắn. Vị pháp sư có khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và một thân hình mảnh khảnh. Ông ta khoác áo choàng rộng và quấn khăn theo kiểu Ai cập.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

PHÁP HÀNH VÀ LUẬT, AI CÓ THỂ TUYÊN BỐ

Qua nhiều ngàn năm, không có pháp giải thoát để cho nhân loại áp dụng. Khi pháp và luật chưa được tuyên bố bởi Như Lai, bậc Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thế gian Giải, các du sĩ, tu sĩ, bà la môn đã áp dụng pháp và luật được truyền thừa và của các Tổ hay của các nhà thông thái, các nhà tiên tri. Khi họ thành tựu trong pháp và luật đó, họ đã tuyên bố: ta đã giải thoát, ta đã đạt chân lý tối thượng, ta đã đạt niết bàn tịch tĩnh.

Kinh Phạm Võng

Trích Kinh Phạm Võng (Trung Bộ Kinh Tập 1)

5. - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

PHẨM NGƯỜI NGU

CHƯƠNG BA: BA PHÁP

I. PHẨM NGƯỜI NGU

§ 1-10. NGƯỜI NGU

1. Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khơi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

1. Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng (1), Người Tỉnh Thức Bình Yên (2) soi sáng như thật rằng tự tịnh của năm hợp thể (3) đều là Không (4), liền thoát ly mọi khổ ách.
2. Này người con dòng Sari (5), hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể. Hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc (6), niệm tự (7) và tư duy (8) và ý thức (9) đều là như vậy.
3. Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không, nó không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

CHÉP TẶNG CÁC CHỊ EM NHỮNG CÂU KIỀU HAY NHÂN 8-3

1- Lạ gì bỉ, sắc, tư, phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

2- Ðau đớn thay phận đàn bà, (Câu thứ 83 - ứng với ngày 8/3)
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

HẠNH PHÚC

"Khi tôi già rồi, tôi sẽ tìm một nơi như vậy, không cần quá xa hoa, không cần quá rộng lớn, một căn phòng, một vườn hoa, trà nhạt cơm đạm, an hưởng chặng đường còn lại, đây mới chính là những tháng ngày hạnh phúc!"

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

MANTRA (THẦN CHÚ) LÀ GÌ?

Trong tiếng Sanskrit, « man » nghĩa là « tâm trí » còn « tra » nghĩa là « giãi bày ». « Mantra » có thể hiểu là một số tên gọi và âm tiết thần thánh được sử dụng trong thờ phụng linh hồn theo quan niệm Hindu và Phật giáo.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Chuyển Pháp Luân

Nầy chư khất sĩ, (con đường ấy (trung đạo) nằm trong 4 chân lý vô song):

Chân lý vô song (thứ nhất), là sự chịu đựng khổ lẫn vui (Dukkha)*: 
sinh là khổ lẫn vui, già (trưởng thành) là khổ lẫn vui, bệnh là khổ, tử là khổ, lo âu thương tiếc là khổ, buồn rầu, không an, bất bình (mất thăng bằng) là khổ, ghét mà gần là khổ, thương phải xa là khổ, muốn không được là khổ.
Chịu đựng khổ với vui là vướng trong chấp thủ ngũ uẩn.

KINH CHÁNH TRI KIẾN

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

9. Kinh Chánh tri kiến
(Sammàditthi sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

TA

Không đến không đi,
Xuyên qua tất cả,
Trùm khắp Vũ trụ,
Đó chính là Ta.

(Pháp Không Chân Như)

NGÔN NGỮ VIỆT.

Cảm ơn tác giả bài viết. Tôi xin chép bài này làm tư liệu. Tại sao cùng một dân tộc lại có hệ thống ngữ âm khác nhau vậy? Tôi đang chứng minh rằng: Bởi nước Văn Lang chia làm 15 bộ và phát triển độc lập 2262 năm ở Nam Dương tử. Do đó tạo ra những ngữ âm khác nhau. Khi Văn Lang sụp đổ ở Nam Dương tử. Nhưng người dân Việt, từ các vùng miền khác nhau với phương ngữ của họ, tỵ nạn xuống mảnh đất Việt Nam hiện nay, nên họ còn giữ ngữ âm từ ngàn xưa đó.

Những trường hợp bất thường

‎If the rumors of Confusion hill (California) and Magnetic hill (Canada) are correct then you can consider this case to explain.
---
[ ]
---
Ảnh (Vietnamese in pictures):
- Gravitational acceleration and bubble level is changed abnormally: Gia tốc trọng trường và bọt thủy chuẩn bị thay đổi bất thường.
- Elementary particle (original material particle): Hạt cơ bản (hạt vật chất cội gốc).

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

Thiền Tứ Niệm Xứ

Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ. 
Mục Lục: 
[1] Vài lời cùng bạn đọc 
[2] Mở đầu 
[3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh 
[4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông 
[5] Thiền và Tịnh Ðộ 
[6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo 
[7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ 
[8] Kết luận 
[9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm 

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

NHỮNG QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

1- Vấn đề dùng đũa.
* Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. 
* Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
* Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
* Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
* Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT

Những ai bắt đầu, đang và đã tu theo Phật, nếu chưa đi ngang qua (thành tựu) con đường này thì hãy đi ngang qua con đường này, chớ nên bỏ qua hoặc rẽ con đường khác (1).

Nếu chưa đi ngang qua, hãy bắt đầu trở lại để đi ngang qua.

Chân Như thuyết giảng, trình bày cho nhiều, đủ các thể loại, thì cũng chỉ để chư vị hiểu rõ tại sao phải chọn mục đích giải thoát, hiểu rõ con đường giải thoát, có niềm tin bất động với Phật - Pháp - Tăng liên tục trong đời và các kiếp còn lại ở trong bất kỳ thế giới nào trong Vũ trụ (nếu đời này chưa giải thoát), thuần thục con đường này.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

PHÁP TU THÂN HÀNH NIỆM

PHÁP TU THÂN HÀNH NIỆM. Chư vị hãy cố gắng thực hành.
PHẦN 2: TRÍCH KINH TRUNG BỘ - 119. Kinh thân hành niệm.
(Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch Việt)
---
Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

HẠT VI TRẦN VÀ LỖ ĐEN

"Ông chỉ nên biết rõ hạt vi trần thì như thế nào, có tính chất như thế nào, nguyên lý tạo tác như thế nào? Bấy nhiêu đó thì ông đã hiểu rõ Vũ Trụ này như lòng bàn tay vậy. Từ đó ông cũng thấu hiểu được lời Phật dạy giúp ông tu hành." (Pháp Không Chân Như)

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

MONG MUỐN CHÂN CHÍNH

"Tất cả lời dạy của Phật không bao giờ là thứ làm vướng mắc sự tăng trưởng hướng đến mục đích tối thượng của chúng ta. Trong đó mong muốn chân chính là một pháp quan trọng. Chỉ trừ khi chúng ta thực hành không đúng hoặc hiểu sai. Các bạn không nên lo lắng nó làm vướng mắc sự tăng trưởng và thành tựu cứu cánh. Khi bạn càng đến gần với mục đích của bạn thì hành trang của bạn để đến mục đích sẽ tự giảm dần đi. Và khi bạn đạt được mục đích thì đồng thời hành trang đó không còn nơi bạn." (Lê Thanh Hảo)
***

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

SỐNG KHÔNG TIẾT KIỆM

Sống không tiết kiệm.
Từ 1 đến 5 tuổi, sống trong ngây thơ, chẳng làm được gì. Từ 5 đến 23 tuổi, suốt ngày vùi đầu vào sách vở, chẳng làm được gì. Từ 23 tuổi đến nay theo đuổi công danh, sự nghiệp, tiền tài cũng chỉ để nuôi cái thân, làm thỏa mãn cái tâm ham muốn, có tiền, có danh cũng chỉ để nuôi thân này thân kia, thỏa mãn cái tâm ham muốn, cũng chẳng được gì vì nó sẽ không còn. Nó được sinh ra, chính nó phục vụ cho nó và biến mất. Sống lãng phí quá.
***

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Nhận thức lại về Bách Việt

Hà Văn Thùy

Không biết từ bao giờ, tôi được tiền nhân và sách vở dạy rằng, thoạt kỳ thủy đất của người Hán chỉ ở phía Bắc sông Dương Tử. Còn phía nam là giang sơn của nòi giống Bách Việt, là đất phát tích của trăm dòng Việt từ thời Xích Quỷ, Hồng Bàng tới Nam Việt. Sau đó người Hán xâm chiếm, Hán hóa các tộc Bách Việt, chỉ duy nhất Lạc Việt giữ được giang sơn Việt Nam, làm đất hương hỏa của trăm dòng Bách Việt… Niềm tin thời thơ trẻ được tôi mang theo gần suốt cuộc đời và trong thời gian đầu của hành trình tìm lại nguồn cội, tôi vẫn tin như vậy. Chỉ khi khảo cứu tới tận cùng lịch sử phương Đông, tôi mới nhận ra sự thật không phải thế. Bài này được viết ra để trình với bạn đọc mong sửa chữa sai lầm từ quá khứ.

* * *

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Những người thích làm vườn sẽ sống lâu hơn bình thường

Nhà nghiên cứu Dan Buettner đã thử nghiệm 5 địa điểm trên toàn quốc gia có tuổi thọ cao nhất: Okinawa - Nhật Bản; Icaria - Hy Lạp; Loma Linda - California và Sardinia ở Ý.

Những người sống lâu ở những địa điểm trên đều sống ở những nơi "Màu xanh da trời" tức là luôn hoà hợp với thiên nhiên, đều có thói quen tập thể dục hằng ngày, và chế độ ăn uống nhiều rau củ, quả. Nhưng rồi Buettner chia sẻ một bất ngờ khác về thói quen để sống lâu điểm chung của những người này - chính là Làm Vườn. Họ đều làm vườn, trồng rau từ những năm 90, 80, thậm chí trước đó nữa.

Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

Nguyễn Huệ Chi

Đột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn – phương pháp duy lý cổ điển (1) của phương Tây.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

BÀI 46. THIỀN NƠI THỰC TẠI

Người thật, việc thật, thành tựu thật. (Lê Thanh Hảo)

Biết bao sự tranh cãi đàm luận về các cảnh giới thiền chứng ,người tu tập nên có nội tâm nhẹ nhàng .... Chứng gọi vậy chứ chẳng chứng gì cái vốn sẵn có do ái dục vô minh che khuất, hết che mờ thì tánh sáng hiện ra. Ai dính mắc tự trói mình. 
Chứng là chứng kiến tiến trình tâm... thật thấy, thật biết, cái thấy biết không nằm trong học cao hiểu rộng, không thuộc ý thức, tưởng, hành suy diễn...

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

“YÊU THƯƠNG CHO ĐI ĐỂ NHẬN LẠI”

Qua chia sẻ của TS. sinh học chúng ta có thể thấy điều quyết định thọ mệnh dài hay ngắn của đời người không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và vận động, mà còn là điều ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người. Đó chính là: tôn trọng, giúp đỡ người khác, biết ơn, bao dung, hài hước, tâm thái hòa ái tích cực vui vẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật dưỡng sinh của cổ nhân, đó là sống hiền hòa thuận với đất trời, với tự nhiên.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

CHÚT HIỂU BIẾT VỀ HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG

Hơn 20 năm trước tôi sống ở Hà Nội, có ý định xuất gia đi tu. Anh Phan Duy Nhân, khi ấy đang làm Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, người am hiểu hơn ai hết về tình hình chùa chiền sư sãi. Tôi hỏi anh ở miền Bắc có vị sư nào tốt chỉ tôi đến xin làm đệ tử. Anh lắc đầu. Không rõ cái lắc đầu đó hàm ý bảo miền bắc không có vị sư nào tốt hay là hàm ý khuyên tôi không nên đi tu. Tôi không hỏi thêm, nhưng đã bỏ ý định cạo đầu vào chùa, mà vào “tu” ở báo Thanh Niên với anh Nguyễn Công Khế.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

BÀI TẬP ĐẦU TIÊN TRONG ĐẠO PHẬT.

Tu tập theo đạo Phật, cơ bản và là chặng đường đầu tiên mà chư vị phải thực hành đó là tu tập làm người có đạo đức tốt và không làm hại mình, không làm hại người, không làm hại các loài hữu tình.