Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

MANTRA (THẦN CHÚ) LÀ GÌ?

Trong tiếng Sanskrit, « man » nghĩa là « tâm trí » còn « tra » nghĩa là « giãi bày ». « Mantra » có thể hiểu là một số tên gọi và âm tiết thần thánh được sử dụng trong thờ phụng linh hồn theo quan niệm Hindu và Phật giáo.


Trong đạo Hindu, câu thần chú là tên gọi Thần thánh hay gọi hóa thân của thần thánh được « chela » hay đệ tử chọn để thờ phụng. « Chela » được khai tâm đi vào con đường tinh thần cùng với câu thần chú, nắm giữ điều cơ bản trong lời dạy của Guru. Câu thần chú được giữ bí mật. Suy ngẫm về câu thần chú làm cho trí tuệ khai thông, dẫn đến sự giác ngộ.

Trong đạo Phật, man tra là một hay nhiều âm tiết tượng trưng cho các thế lực vũ trụ, các khía cạnh thuộc đức Phật hay tên đức Phật. Câu thần chú được lặp đi lặp lại trong thiền định, trong Vajrayana (Kim Cang thừa hay Mật tông kinh ?) Phật giáo được được hiện bằng sự hình dung và tư thế cơ thể.

Cùng với việc được phổ biến trong đạo Hindu và đạo Phật, câu thần chú cũng được sử dụng trong các tôn giáo khác, như đạo Do Thái, Kito giáo và đạo Islam. Tên Thánh thần hay nhiều thánh thần là những câu thần chú tác động mạnh, và một câu cầu nguyện chính thức hóa (chẳng hạn như « Hail Mary » hay « Our Father who art in heaven ») về cơ bản là câu thần chú. Kinh Cựu Ước cung cấp tên gọi Thiên Chúa tác động mạnh nhất là Yahweh, được gọi là Tetragrammaton (tượng trưng bằng các chữ Do Thái YHVH) được kính sợ đến mức trong thời cổ đại chỉ có những giáo sĩ cấp cao mới được quyền nói trong ngày Yom Kippur, Ngày Xá Tội, ngày lễ tôn giáo Do Thái linh thiêng nhất. « Adoinai » và « Elohim » là những tên gọi thay cho Yahweh.

Câu thần chú cũng có khả năng rung động. Cầu nguyện một câu thần chú hay trầm tư mặc tưởng về câu thần chú cũng giúp cá nhân đạt đến trạng thái ý thức thay đổi, trong đó nhận thức được bản chất thật sự của tâm trí, sự kết hợp giữa tâm trí với Đấng Thượng Trí. Đức lama Anagarika Govinda định nghĩa câu thần chú là « công cụ tư duy », « sự vật tạo thành hình ảnh suy nghĩ » (Foundations of Tibetan Mysticism, 1969). Theo Govinda, câu thần chú là kiến thức, chân lý vượt quá sự đúng sai, thực thể vượt khỏi suy nghĩ và hồi tưởng. Những gi câu thần chú thể hiện bằng âm thanh sẽ tồn tại và lưu truyền.

Có 3 cách để sử dụng câu thần chú : bằng lời, nửa bằng lời và im lặng. Bằng lời, trong đó một người bất kỳ có thể nghe được câu thần chú, được một số người cho đó là hình thức thấp nhất, trong khi lặp lại trong im lặng là hình thức cao nhất. Những giáo phái khác, chẳng hạn như giái phái Krishna cho rằng câu thần chú bằng lời có tác động mạnh hơn. Trong hình thức nửa bằng lời, thanh âm rung động nhưng không nghe được âm thanh.

Phát âm đúng, đúng ngữ điệu của câu thần chú có ý nghĩa quan trọng nhất, tạo thành sự rung động mạnh, đến lượt sự rung động này ảnh hưởng đến sự rung động của vạn vật trong vũ trụ, bao gồm thánh thần và những sinh vật linh hồn cấp thấp hơn. Câu thần chú được xem là biểu hiện của shabda hay âm thanh thiêng liêng, có thể dùng để tạo thành hay phá hủy. Khái niệm này cũng được tìm thấy trong lý thuyết âm nhạc của Hy Lạp cổ đại trong đó chủ âm của một cơ thể sống, cơ thể hay chất cụ thể được sử dụng để phân tích, làm tan chủ âm. Sức mạnh câu thần chú nổi tiếng nhất khi được người tập du già và thầy tu khổ hạnh vận dụng đạt những kfy công tâm lý động học chẳng hạn như kiểm soát thời tiết, di chuyển đồ vật từ xa, apport, và thân xác bay bổng. Người tập du già Tây Tạng Milarepa được đồn rằng đã sswr dụng câu thần chú tạo ra mưa đá tiêu diệt kẻ thù của dòng họ mình. Để sử dụng sức mạnh thần thánh trong mục đích xấu, Milarepa phải ăn năn cả năm trời.

Một số giáo phái Phật giáo cho rằng phát âm không quan trọng bằng dự định và cách tập câu thần chú thích hợp. Điều này có thể là vì nhiều câu thần chú trong đạo Phật không thể giải thích được, với nhiều bản dịch thô từ tiếng Sankrit cổ.

Câu thần chú linh thiêng nhất trong đạo Hindu là Om, thực thể tối cao, âm thanh được tạo thành từ vũ trụ. Trong số những biến thể của câu thần chú Om là « Om, Tat, Sat Om » trong Hindu giáo mang nghĩa « Hỡi người tự hiện hữu » và trong đạo Phật « Om mani padme hum » nghĩa là « viên ngọc Hoa sen » hay « thực thể tối cao là viên ngọc hoa sen của sự hợp nhất ». « Om mani padme hum » còn được gọi là câu thần chú « Mani » do nhiều Phật tử đọc hàng ngày với nhiều mục ddichss khác nhau : làm bùa hộ mạng chống lại điều xấu và vận rủi, tạo điều kiện gột rửa và tẩy uế thể xác, chữa bệnh và trong giáo phái Tịnh Độ tông là tìm cách đến Đất lành sau khi chết. Sự lặp lại Om trong thiền định tạo ra ánh sáng và sức mạnh tinh thần, tẩy uế cơ thể và giúp loại trừ sự không hài hòa.

Trong Phật giáo Tây Tạng 6 âm tiết « Om mani padme hum » có nghĩa là một người có thể chuyển hóa thể xác, tinh thần và lời nói ô uế của mình thành thể xác, tinh thần và lời nói được tôn vinh của đức Phật bằng cách đi theo con đường hiệp nhất không thể phân chia giữa phương pháp và hiểu biết. « Om » tượng trưng cho thể xác, tinh thần và lời nói, « mani » có nghĩa là viên ngọc tương trưng cho phương pháp giác ngộ, « padme » có nghĩa là « hoa sen » tượng trưng cho sự hiểu biết và « hum » tượng trưng cho sự không thể phân chia. Câu thần chú « Hum » cũng có thể so snash với Om và đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ Tantra. Câu thần chú này kết hợp với cơ thể bên dưới, nhất là chakra (luân xa) gốc nơi có kundalini ngự trị, sẵn snagf được đánh thức khi có câu thần chú đúng.

Từ thời Ai Cập và Assyrria cổ đại, các nhà ma thuật đã sử dụng câu thần chú để gọi hồn và yểm bùa. Câu thần chú là « tên gọi sức mạnh » được lưu truyền từ người Ai Cập, người theo thuyết Ngộ đạo và người Do Thái cổ. Nhiều tên gọi sức mạnh là tên Thiên chúa thực sự, bí mật, chẳng hạn như Yahweh hay Adonai, hoặc những âm tiết vô nghĩa rút ra từ những chữ đầu trong các đoạn Kinh thánh khác nhau. Những chữ này dùng để gọi hồn và dùng làm bùa hộ mạng chống lại vận rủi.

Tín đồ đạo Hindu và đạo Phật nói chung sử dụng câu thần chú làm bùa hộ mạng để bảo vệ chống lại bệnh tật, điều xấu và vận rủi. Ở Sri Lanka các thầy phù thủy cũng sử dụng câu thần chú bí mật, cùng với bài hát, gõ trông, khiên vũ, dầu chữa bệnh, để trục xuất ma quỷ ám ảnh, gây bệnh và vận rủi.

Nhà ma thuật người Anh trong thế kỷ 20 Aleister Crowley nghĩ ra câu thần chú AUMGN, sự mở rộng câu thần chú Om mà ông cho là công thức bí mật vũ trụ. Crowley cho rằng sự rung động âm thanh AUMGN tác động mạnh đến mức một nhà ma thuật sử dụng chúng có khả năng kiểm soát được các thế lực trong vũ trụ.

Trích TỪ ĐIỂN TÔN GIÁO VÀ CÁC THỂ NGHIỆ

Không có nhận xét nào: