Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ

Suốt hai ngàn năm người Việt đã cho chữ Tâm vào lòng tiếng Việt như thế nào? [Tâm huyết, tâm hồn, tâm linh, tâm thư, tâm tình, tâm tính, tâm địa, tâm trạng, tâm tư, tâm thần, tâm lý, tâm niệm, tâm giao, tâm đầu ý hiệp / quyết tâm, vô tâm, đồng tâm, lưu tâm, tận tâm, ác tâm, thiện tâm, thâm tâm, tiểu tâm...] [mượn xài chừng 25 chữ,] trong khi đó, vẫn nói 250 cách khác nhau với chữ lòng, rứt ruột đẻ ra!

Qua 2000 năm, con số tiếng đôi ghép với tâm chỉ bằng 10 % ghép với chữ lòng, kể cũng lạ, vì nhiều người cứ la hoảng là có quá nhiều tiếng Tàu trong tiếng Việt! nhưng khi hỏi là bao nhiêu % thì không ai biết cả, người thì nói 30%, người thì nói 50%, thử hỏi, đã có ai đếm xem có cả thảy bao nhiêu tiếng Việt gốc và mượn của Tàu bao nhiêu tiếng Tàu gốc thì họ cũng không biết, rồi lại hỏi vậy chứ tiếng Tàu có bao nhiêu chữ gốc cái đã, và người Việt đã mượn bao nhiêu % của tiếng Tàu đó? thì họ cũng không biết luôn thành thử ông nói gà bà nói vịt, chỉ là đoán mò mà không chịu đếm cho chắc, vì ngôn ngữ cũng là một khoa học mà không khoa học nào qua mặt được sự đếm cái gì mình muốn. Một tiếng cũng như một đơn vị ngôn ngữ, sao lại chẳng đếm được rồi từ đó mới có thể nói có sách mách có chứng được chớ!

Bao nhiêu tiếng ghép với lòng trong tiếng Việt? xin đừng đoán, ta hãy đếm xem: 

an lòng, ấm lòng, ép lòng, ức lòng, ướm lòng, ưng lòng, yếu lòng
bạc lòng, bằng lòng, bấn lòng, bận lòng, bên lòng, bền lòng, biển lòng, bão lòng, buộc lòng, buồn lòng, buông lòng, bực lòng
cách lòng, cam lòng, cảm lòng, cầm lòng, có lòng, cực lòng
chạnh lòng, chao lòng, chiều lòng, chịu lòng, chung lòng, chuyển lòng, chuyện lòng, chút lòng
dằn lòng, dặn lòng, dâng lòng, dọn lòng, dốc lòng, dối lòng, dứt lòng
đành lòng, đau lòng, đáy lòng, đặt lòng, đầu lòng, đem lòng, đẹp lòng, để lòng, định lòng, đo lòng, đoạn lòng, đói lòng, đổi lòng, đồng lòng, động lòng, được lòng
ghi lòng, gởi lòng, gợi lòng, gượng lòng
giàu lòng, giận lòng, giục lòng, giữ lòng
hả lòng, hai lòng, hài lòng, hẹn lòng, hẹp lòng, hỏi lòng, hổ lòng, hồi lòng, hợp lòng, hứng lòng, hương lòng
kềm lòng
khó lòng, khổ lòng, khơi lòng, khứng lòng
lạc lòng, lạnh lòng, lấy lòng, lót lòng, lợn lòng, lửa lòng
mảnh lòng, mát lòng, mặc lòng, mếch lòng, mềm lòng, mất lòng, mệt lòng, một lòng, mở lòng, muỉ lòng, muôn lòng
não lòng, nao lòng, nát lòng, nặng lòng, nằm lòng, nén lòng, nẻo lòng, nể lòng, no lòng, nóng lòng, nỗi lòng, nới lòng, nở lòng, nung lòng, nửa lòng, nuối lòng, nức lòng
nhắn lòng, nhẫn lòng, nhẹ lòng, nhiều lòng, nhọc lòng, nhủ lòng, nhụt lòng
ngã lòng, ngay lòng, ngầm lòng, ngẫm lòng, nghẹn lòng, nghĩ lòng, nghịch lòng, nghiêng lòng, ngỏ lòng, ngỡ lòng, nguyền lòng, nguyện lòng, nguôi lòng, nguội lòng,
ngược lòng, ngượng lòng
phải lòng, phát lòng, phật lòng, phỉ lòng, phiền lòng, phím lòng, phụ lòng
quyết lòng!
rắp lòng, rầu lòng, riêng lòng[lòng riêng], rối lòng, rộn lòng, rộng lòng, rốt lòng,
ru lòng, rủ lòng
sẵn lòng, sầu lòng, se lòng, sinh lòng, sóng lòng, sổ lòng, sờn lòng, sướng lòng
tạ lòng, tấc lòng, tận lòng, tấm lòng, tê tái lòng, tiếng lòng, toại lòng, toan lòng,
tỏ lòng , tơ lòng, tủi lòng, tự lòng
thay lòng, thẳng lòng, thật lòng[thiệt lòng, thực lòng], thẹn lòng, theo lòng, thể lòng, thêm lòng, thiếu lòng, thỏa lòng, thuận lòng, thuộc lòng, thuyền lòng, thử lòng, thừa lòng
trái lòng, trao lòng, trào lòng, trọn lòng, trong lòng, trở lòng
vào lòng, vẹn lòng, vui lòng, vuốt lòng, vỡ lòng, vừa lòng, không vừa lòng, vững lòng
xao lòng, xấu lòng, xiêu lòng, xót lòng, xuôi lòng

Chà! cả thảy là 192! cộng thêm với các tiếng ghép mà lòng đứng trước để nói lên một tình cảm, mà các nhà ngôn ngữ học thường gọi là classifiers, thí dụ như: lòng dạ, lòng riêng, lòng thành, lòng trần, lòng nuối tiếc, lòng tiếc thương, lòng cha mẹ, lòng người, lòng ngay thẳng, lòng tốt, lòng xấu, lòng ruột, lòng chung thủy, lòng gian dối, lòng nham hiểm, lòng ác độc,lòng thành tín, lòng nao nức, lòng thương, lòng yêu quý, lòng quý mến, lòng cảm phục, lòng lo lắng, lòng ganh ghét... còn rất nhiều nữa, bạn đọc hãy kiếm thêm cho vui lòng... thì có thể đến trên 250 chữ! [nên nhớ là không dùng chữ tâm mà hòng thay thế cho chữ lòng trong những thí dụ trên đây được đâu nhé!] hai chữ đó nó kỵ nhau, không hợp nhau!

Mặc dầu qua hơn 2000 năm, ông bà ta cũng coi tâm như đứa con nuôi, nhưng xem lòng mới là đứa con rứt ruột đẻ ra và thương nó nhiều hơn mười mấy lần !

Nguyễn Hy Vọng M.D.

Không có nhận xét nào: