Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Khái quát Tam Nguyên Luận

Nền Văn minh Phương Đông đã trải qua chí ít trên dưới 3000 – 5000 năm hình thành và phát triển, kinh qua cả một chặng đường Lịch sử bền bỉ và lâu dài mà người Phương Đông Cổ đại đã tạo dựng cho mình một Nền tảng vững chắc khó có thể sánh được. Không những vậy, nhiều Trường phải Học thuật của Phương Đông Cổ đại cũng lần lượt được ra đời. Các Trường phái Học thuật đã kế thừa và phát huy Nền tảng Khoa học Lý luận của Triết học Phương Đông để tạo ra những bước ngoặt mới trong từng thời đại của Lịch sử cũng như song song tồn tại và tương trợ cho nhau cùng đạt được những thành quả đáng trân trọng.

Giới thiệu khái quát
Triết học Phương Đông cũng đã từng được đúc kết từ vài nghìn năm trước Công Nguyên nên nó trở thành một Hệ thống Lý luận Triết học rất đồ sộ và uyên bác, tiêu biểu là các Học thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái. Bộ ba Học thuyết này chính là Nền tảng của toàn bộ Tư tưởng Triết học Phương Đông và cũng là Nền tảng cơ bản của tất cả các Học thuật Phương Đông Cổ đại.
Vì xuất phát từ một nguồn gốc và bắt đầu từ một Nền tảng chung cho nên các Học thuật Phương Đông Cổ đại gần như giống nhau, nếu không nghiên cứu kỹ thì khó mà phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Ví dụ, khi nghiên cứu về Tứ Trụ và Kinh Dịch đều thấy rằng phần lớn các ‘Nguyên lý’ của Tứ Trụ và Kinh Dịch đều nhấn mạnh ba Học thuyết cơ bản của Triết học Phương Đông là Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái nên không hiểu được trọng tâm của Kinh Dịch hay Tứ Trụ đang muốn nói về điều gì... nếu không nghiên cứu kỹ
Chính vì thế, Công trình này nghiên cứu với ba mục đích gồm:
Làm rõ sự khác nhau và giống nhau giữa các Học thuật tiêu biểu của Phương Đông Cổ đại;
Nêu ra nét đặc trưng (trọng tâm) của mỗi Học thuật cũng như xu hướng phát triển và mục đích hướng tới của mỗi Học thuật;
Diễn đạt nội dung các Tư tưởng của các Học thuật Phương Đông Cổ đại bằng Tư duy Toán học cũng như bằng những Quan điểm Khoa học Hiện đại để minh chứng rằng các Học thuật Cổ đại Phương Đông rất có cơ sở Khoa học. Không những vậy, còn chứng minh được rằng Triết học Phương Đông cũng như các Học thuật Cơ đại của Phương Đông từng đạt được những thành quả Khoa học vượt trước thời gian mà cho đến nay Khoa học Hiện đại vẫn còn đang ‘ngủ mê’.
Tựu trung lại, Công trình này thâu tóm lại tất cả những Tư tưởng Khoa học tinh tuý nhất của Phương Đông Cổ đại và phát triển thành những Tư duy mới cho Khoa học Hiện đại.
Công trình nghiên cứu này bắt đầu được nghiên cứu và biên soạn từ năm 1987 cho đến nay, trải qua 17 năm, đã đến giai đoạn hoàn thiện và trở thành môt Học thuyết mới đuợc gọi là Khoa học Hệ thống.
1./. Quan điểm
Công trình nghiên cứu này được thực hiên trong suốt 17 năm qua với mục đích nghiên cứu hợp nhất hai nền Khoa học bao gồm Khoa học Hiện đại và Khoa học Phương Đông Cổ đại (Học thuật Phương Đông Cổ đại).
Để có thể làm được điều đó, các Tư tưởng của các Học thuật Phương Đông Cổ đại cũng như Triết học Phương Đông đều được Toán học hoá và được diễn đạt bằng các Cơ sở Lý luận của Khoa học Hiện đại.
2./. Phạm vi nghiên cứu
Khoa học Cổ đại Phương Đông vốn dĩ là một Hệ thống Tư duy Khoa học rất thâm sâu và vô cùng uyên bác. Vì lẽ đó, Công trình nghiên cứu này cũng được thừa hưởng và lĩnh hội được đầy đủ những thành quả Vĩ đại của nó mà có thể bao quát được mọi lĩnh vực Khoa học từ những nghiên cứu về Vũ trụ học, Thiên văn học, Lý thuyết Hạt... và những lĩnh vực Khoa học liên quan về Xã hội cũng như con người...
Nói tóm lại, Công trình này xứng đáng là một Hệ thống Khoa học chung cho mọi Lĩnh vực Khoa học, vừa có tính Tư duy trừu tượng và biện chứng của Triết học nhưng cũng vừa có tính cụ thể của Khoa học Thực nghiệm và có tính chặt chẽ của Khoa học Lý thuyết.
Nó xứng đáng là Khoa học Hệ thống để trở thành Kim chỉ nam cũng như Lý thuyết chung cho mọi Lĩnh vực Khoa học có thể có trên Trái đất này.
3./. Phương pháp luận trong nghiên cứu
Để có thể hợp nhất được hai Hệ thống Khoa học (Khoa học Hiên đại và Khoa học Cổ đại), Công trình này đã phải dày công nghiên cứu cả hai Nền Văn minh đó và đã phát hiện được những bí quyết cơ bản để hiểu được những Ý nghĩa Khoa học cũng như những Qui ước của Khoa học Cổ đại tương ứng với những ý nghĩa của Khoa học Hiện đại.
Trên thực tế, có thể chứng minh được rằng nền Khoa học Hiện đại được bắt nguồn từ Nền Văn minh Cổ đai của Phương Đông từ rất lâu nhưng có rất nhiều Thuật ngữ của Khoa học Phương Đông không được dịch sang các ngôn ngữ Phương Tây một cách đúng nghĩa nên người Phương Tây không thể hiểu được toàn bộ ý nghĩa diễn đạt của nó và trở nên mơ hồ khó hiểu đối với người Phương Tây.
Không những vậy, Tư duy của Phương Đông là Tượng hình và cũng có nghĩa là truyền đạt và nhận thức theo nguyên tắc Hình học Trực quan. Ví dụ, biểu tượng của Học thuyết Âm – Dương rất đơn giản chi là một Hệ được hợp bởi Nghi Âm và Nghi Dương được biểu thị giống như hai con cá (được gọi là các Âm – Dương) nhưng hàm ý diễn đạt của nó vô cùng thâm nho.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về các ý nghĩa diễn đạt theo phương pháp Hình học Trực quan của nó, Công trình này đã rút ra được 108 Nguyên lý và 108 Định luật cơ bản cho phép có thể áp dụng được cho Khoa học và Công nghệ Hiện đại.

Tam Nguyên Luận - Quyển 1

Trong hơn 40 năm qua, nền Khoa học Lý thuyết của Thế giới gần như bị chững lại, nền Khoa học Thế giới đang lâm vào tình trạng thoái trào giống như đầu Thế kỷ 20. Thay vào đó, nền Công nghệ trên Thế giới đang đưa ra những nỗ lực cuối cùng để lấp kín những khe hở còn lại của Khoa học Lý thuyết và tương lai ảm đạm cho thấy rằng Nhân loại đang tiến dần vào những ngõ cụt cuối cùng của Khoa học!
Cần phải tạo ra những sự đột phá mới về mặt Lý thuyết để mở ra những con đường mới cho nền Văn minh của Nhân loại: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nền Khoa học Thế giới được bắt đầu từ nền Văn minh Cổ đại của Phương Đông (sau các cuộc Thập Tự Chinh ở Thế kỷ 16, người Phương Tây đã tàn phá Phương Đông và mang về Phương Tây những thành quả Khoa học của Phương Đông để vận dụng và sáng tạo thêm) nhưng do sự bất đồng về ngôn ngữ cũng như nhiều bất cập khác nên đã gây ra “Tam sao thất bản”: Nền Văn minh Phương Đông bị biến dị rất nhiều ở Phương Tây và trở thành nền Khoa học Hiện đại của Thế giới ngày nay.
Công trình nghiên cứu này một lần nữa làm rõ mối liên hệ giữa hai nền Văn minh Cổ đại(Phương Đông) và Nền Văn minh Hiện đại (Phương Tây) để nối liền hai nền Văn minh cũng như tạo ra những đột phá mới cho nền Khoa học Hiện đại của Thế giới và góp phần xây đắp thêm cho nền Văn minh Nhân loại. 
Hơn thế nữa, Công trình nghiên cứu này thống nhất tất cả các Lĩnh vực Khoa học Lý thuết thành một Lý thuyết chung để có thể đơn giản hoá các nghành Khoa học, tránh được sự dàn trải quá rộng của Lý thuyết cho phép có thể phối hợp được giữa các Lĩnh vực Khoa học khác nhau một cách thuận tiện và đơn giản.
Trên cơ sở của Lý thuyết chung, những nghành chuyên sâu khác cũng sẽ được vận dụng trên cùng nguyên tắc một cách linh hoạt.
Công trình này được hình thành và phát triển dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đó là cơ sở của toán Logic hoá, Lượng tử hoá và Xác suất hoá nên được gọi là Tam Nguyên Luận;
Xét về mặt liên kết Khoa học thì nó cho phép phối hợp chặt chẽ khăng khít mọi Lĩnh vực Khoa học thành một Hệ thống Khoa học thống nhất nên nó còn được gọi là Khoa học Hệ thống;
Cũng như, nó là Lý thuyết chung cho mọi Lĩnh vực Khoa học vì thế nó cũng còn được gọi là Đại Pháp Toàn Thư.
Công trình này (Tam Nguyên Luận hay là Đại Pháp Toàn Thư hoặc cũng là Khoa học Hệ thống) xứng đáng với tầm cỡ của một Học thuyết lớn về Khoa học. Nó sẽ hợp nhất toàn bộ các Lĩnh vực Khoa học thành một cũng như thống nhất Nền Văn minh Phương Đông với Nền Văn minh Phương Tây làm một để phát huy thành sức mạnh tổng hợp của Nền Văn minh Nhân loại, một Nền Văn minh chung của cả loài người trên toàn Thế giới, không còn ranh giới phân biệt giữa Phương Đông và Phương Tây.
Trên tất cả những hoài bão mà tác giả đã từng ấp ủ ròng rã gần 20 năm trời, hơn một nửa cuộc đời mà tác giả đã từng trải qua: Công trình này đã vắt kiệt sức lực và trí tuệ của người đã viết ra nó. Vì nó mà tác giả đã không có tuổi trẻ và cả tuổi thanh xuân của mình.
Tuổi thiếu thời của tác giả đã không được hồn nhiên vô tư như bao bạn trẻ cùng trang lứa mà chỉ cặm cụi miệt mài với những trang sách. Ở tuổi 16, những cuốn sách gối đầu giường không phải là những truyện tranh thiếu nhi hay những tiểu thuyết lãng mạn mà là những tác phẩm Khoa học nổi tiếng của Leb Landao, Companhet, Lipsit, Capixta, Paul Dirac...
Sự thành công của Tam Nguyên Luận một phần nhờ vào sự may mắn của tác giả đã có cơ may lĩnh hội được những Tư duy Khoa học tiến bộ, một phần cũng nhờ có cơ duyên tương ngộ và nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà Khoa học danh tiếng của Việt nam và của Thế giới và một phần bằng chính công sức lao động chân chính mà tác giả đã đánh đổi...
Tam Nguyên Luận sẽ còn phải gặp rất nhiều trở lực trên con đường ‘chinh phục Thế giới’ của nó nhưng dẫu sao nó cũng đã rất may mắn được sự giúp đỡ không mệt mỏi và sự khích lệ của nhà Vật lý Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử hàng đầu Thế giới của Cộng hoà Liên bang Đức, Giáo sư Tiến sỹ Wanter Bruch (từng là cha đẻ của Hệ truyền hình màu PAL, hiện đang là Giáo sư giảng dạy và nghiên cứu về Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử của Khu Đại học Tự do Tây Berlin – Cộng hoà Liên bang Đức) và Giáo sư Tiến sỹ Rudolf Gorrenflo, Chuyên gia Giáo dục hàng đầu của Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt nam (hiện là Giáo sư chuyên giảng Toán tại Khu Đại học Tự do Tây Berlin – Cộng hoà Liên bang Đức, từng là cộng tác viên với Viện Toán học Việt nam, từng là đồng nghiệp của Giáo sư Toán học Hoàng Tuỵ).
Và sự cổ vũ của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Tuệ, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà nội cùng nhiều nhà Khoa học hàng đầu của Việt nam như Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu và Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện Vật lý.
Đặc biệt, Công trình này đã nhận được sự xem xét đánh giá và khen ngợi của nhà Giáo sư Viện sỹ Đào Vọng Đức (nguyên Viện trưởng Viện Vật lý) cũng như của Giáo sư Hoàng Tuỵ (Viện Toán học Việt nam).
Đây là lần đầu tiên, Tam Nguyên Luận chính thức được ‘khai sinh’ trong chính giới Khoa học, với một mong mỏi sẽ được sự đón nhận nhiệt thành của Quí vị đọc giả gần xa. Tác giả biết ơn chân thành và sâu sắc!

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Không có nhận xét nào: