Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Chuyển Pháp Luân

Nầy chư khất sĩ, (con đường ấy (trung đạo) nằm trong 4 chân lý vô song):

Chân lý vô song (thứ nhất), là sự chịu đựng khổ lẫn vui (Dukkha)*: 
sinh là khổ lẫn vui, già (trưởng thành) là khổ lẫn vui, bệnh là khổ, tử là khổ, lo âu thương tiếc là khổ, buồn rầu, không an, bất bình (mất thăng bằng) là khổ, ghét mà gần là khổ, thương phải xa là khổ, muốn không được là khổ.
Chịu đựng khổ với vui là vướng trong chấp thủ ngũ uẩn.

Và nầy chư khất sĩ,
Chân lý vô song (thứ hai) là nguồn gốc dục vọng (Dukkhasamudayo) dẫn tới tái sinh vui khổ, song hành với hưởng thụ và khao khát.
Luôn luôn thèm khát hướng về cảnh giới.
Là những cảnh giới gì?
Là cảnh dục, cảnh hữu, cảnh phi hữu.

Nầy chư khất sĩ,
Chân lý vô song (thứ ba) là sự diệt chịu đựng khổ vui (Dukkhanirodho) dứt dục vọng, tận trừ khao khát, xa lìa tham ái, dứt bỏ, không để dư sót, giải thoát, tránh xa mọi vướng mắc trong tạng thức.

Nầy chư khất sĩ,
Chân lý vô song (thứ tư) là con đường (phương pháp) dẫn đến diệt chịu đựng vui khổ (Dukkhanirodhagàmini patipadà).

Ấy là Bát Chánh Đạo (hay con đường có 8 chi, nhận ra 4 chân lý vô song ấy).
(Đường 8 chi) như thế nào?
Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

(Kinh Chuyển Pháp Luân).

Không có nhận xét nào: